0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nội dung của nghĩa vụ chung thủy

Một phần của tài liệu NGHĨA VỤ CHUNG THỦY CỦA VỢ CHỒNG TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM (Trang 28 -28 )

5. Cơ cấu luận văn

2.2 Nội dung của nghĩa vụ chung thủy

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “ Vợ chồng chung thủy, yêu thương ,quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, cùng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững”. Điều 19 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng có quy định: “ Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình” ở Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có thêm khoản 2 quy định cụ thể nghĩa vụ của vợ chồng: “Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác”.

Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, chung thủy với nhau. Tuy nhiên pháp luật không định nghĩa cụm từ: “chung thủy” là như thế nào? Nhưng quan điểm của người viết hiểu theo tinh thần của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định thì nghĩa vụ chung thủy này là những hành vi mà người chồng (vợ) phải thực hiện thể hiện trách nhiệm của mình nhằm thể hiện tình cảm trước sau như một về cả mặt tình cảm, tình dục và tâm lý chỉ với người vợ hoặc người chồng của mình mà thôi nhằm thực hiện thể hiện trách nhiệm đối với gia đình. Để góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc và bền vững. Bên cạnh mang lại sự tin tưởng của vợ và chồng đối với nhau tạo không khí gia đình hạnh phúc, ấm áp cho người vợ (chồng) mình, đồng thời xây dựng nên một bức tường vững chắc góp phần làm giảm sự vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cũng như phòng tránh căn bệnh thế kỉ AIDS mà một trong những nguyên nhân là do vi phạm nghĩa vụ chung thủy.

Với mục đích của hôn nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững và để đạt được mục đích đó thì điều cơ bản là hai người trong quan hệ hôn nhân phải yêu thương nhau, chung thủy với nhau, quý trọng nhau, chăm sóc giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Cơ sở xác lập quan hệ vợ chồng cũng có thể xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ họ yêu thương nhau, hiểu nhau và thông cảm cho nhau và khi họ quyết định xác lập quan hệ hôn nhân và trở thành vợ chồng của nhau khi đó tình cảm yêu thương đó vẫn

được duy trì trong suốt thời kì hôn nhân. Đó không chỉ đòi hỏi về pháp luật mà còn là yêu cầu của đạo đức. Sự xuất phát từ tình yêu thương ấy mà vợ chồng giữ lòng chung thủy với nhau, tình cảm của họ trước sau như một. Yêu thương không phải là điều kiện đủ của chung thủy bởi tho F.Engesl: “ bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ”, thế nhưng trong quan hệ đạo đức Việt Nam thì yêu thương không phải là điều kiện cần của chung thủy vì nếu như không còn yêu thương nhau thì vợ chồng vẫn có thể chung thủy đối với nhau. Chính hai yếu tố yêu thương và chung thủy đã giúp cho vợ chồng chung sống hạnh phúc và la cơ sở duy trì quan hệ hôn nhân bền vững.

Bên cạnh đó quy định về nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong mối quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, vì pháp luật quy định đây là nghĩa vụ của cả vợ và chồng mà không phải là nghĩa vụ riêng của vợ hoặc của chồng như quan niệm trong thời phong kiến nữa. Nghĩa vụ này được pháp luật quy định và xem như là một trách nhiệm của vợ chồng đối với nhau theo quan niệm về mặt đạo đức. Sự quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ, chồng trong các quan hệ nhân thân, đồng thời ngăn chặn vợ chồng có quan hệ nam-nữ bất chính bảo vệ hạnh phúc gia đình.

2.3 Giới hạn của nghĩa vụ chung thủy và sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy

Dẫu sao sự không chung thủy không nhất thiết phải gắn tới mối quan hệ xác thịt. Nếu coi thái độ không chung thủy như là sự thách thức, sự coi thường đối với lòng tin, lòng tận tụy trong quan hệ hỗ tương, thì việc một người công nhiên yêu một người khác (dù không có quan hệ xác thịt) trong khi vợ (chồng) mình vẫn hết lòng với mình, với gia đình, cũng có thể là biểu hiện của sự không chung thủy.

Với quy định của luật xuất phát từ nguyên tắc mệnh lệnh bắt buộc thì vợ chồng không thể thỏa thuận về việc giới hạn nghĩa vụ yêu thương và chung thủy (đúng hơn là giới hạn của nghĩa vụ chung thủy), nói rõ hơn, vợ chồng không được phép giao kết rằng mỗi người đều có quyền tự do quan hệ xác thịt với người khác, tự do yêu thương người khác không phải chồng hoặc vợ mình. Luật hiện hành không có quy định cụ thể

ở điểm này, nhưng chắc chắn, tất cả những thỏa thuận cho phép vợ, chồng quan hệ xác thịt, yêu thương bừa bãi đều vô hiệu do trái với đạo đức xã hội.

Tình yêu thương của vợ chồng không giống như tình yêu thương giữa cha mẹ và con, những người có quan hệ huyết thống nói chung, cũng như giữa những người bạn, những người đồng nghiệp. Đó là tình cảm gắn bó giữa hai con người khác giới trong cuộc sống chung. Yêu thương là điều kiện đủ của chung thủy bởi theo F.Engels, “Bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ”. Thế nhưng trong quan niệm về đạo đức Việt Nam yêu thương không phải là điều kiện cần của chung thủy vì cũng có thể nói: nếu như không còn yêu thương nhau, vợ chồng vẫn có thể chung thủy đối với nhau. Hơn nữa không thể áp đặt nghĩa vụ yêu thương đối với vợ chồng (nghĩa là không thể buộc người vợ phải yêu thương người chồng và ngược lại), nhưng hoàn toàn có cơ sở để áp đặt nghĩa vụ chung thủy (nghĩa là buộc người vợ không được phản bội người chồng và ngược lại), ta sẽ thấy không thể có sự áp đặt nghĩa vụ chung thủy mang tính chất như một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong khung cảnh luật và đạo đức hiện nay.

Luật không định nghĩa cụm từ chung thủy, vây có nghĩa rằng cũng không có khái niệm pháp lý về sự không chung thủy. Ở điểm này thì tục lệ phải can thiệp. Có thể dễ dàng chấp nhận rằng hành vi ngoại tình là biểu hiện của sự không chung thủy.

Theo Đại từ điển tiếng Việt, Ngoại tình có nghĩa là có quan hệ yêu đương bất chính khi đã có vợ hoặc chồng. Có các dạng ngoại tình như ngoại tình trong tư tưởng, ngoại tình có mối quan hệ xác thịt với một người khác ngoài chồng hoặc vợ. Nhưng tùy vào trường hợp mà xét rằng những hành vi ngoại tình đó có vi phạm nghĩa vụ chung thủy hay không. Vấn đề ngoại tình và vi phạm nghĩa vụ chung thủy chỉ đặt ra khi 1 hoặc cả 2 bên đã có quan hệ hôn nhân hợp pháp mà có quan hệ với một người khác. Nếu đã ly dị, hoặc quan hệ hôn nhân không hợp pháp, vấn đề này sẽ không được đặt ra.

Tuy nhiên, nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm 1 Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cần chú ý:

1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử lý theo Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác(8).

Khác với chế độ đa thê thời phong kiến, pháp luật hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa ghi nhận và bảo hộ hôn nhân trên cơ sở tự nguyện và một vợ một chồng và đây được xem là nguyên tắc chủ đạo trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Tuy nhiên do hoàn cảnh đất nước bị chia cắt nên thực tế vẫn tồn tại một số trường hợp hôn nhân một chồng nhiều vợ hay một vợ nhiều chồng và như thế nghĩa vụ chung thủy cũng chưa đảm bảo được thực hiện, và đây được xem là trường hợp ngoại lệ của hôn nhân một vợ một chồng:

Trƣờng hợp cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc

Trải qua các giai đoạn lịch sử đã chứng minh được một cuộc hôn nhân hạnh phúc chỉ khi nam nữ sống thành một đôi, cho đến ngày nay vấn đề này luôn luôn nhận được sự quan tâm và pháp luật bảo hộ. Trong khung cảnh luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được thừa nhận là một nguyên tắc cơ bản nhất, được ghi nhận tại khoản 2 Điều 4 và khoản 2 Điều 10 luật hôn nhân và gia đình năm 2000, luật nghiêm cấm những hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người đang có vợ có chồng và đồng thời cũng đặt ra những chế tài xử lý những vi phạm nhằm bảo vệ hôn nhân hợp pháp. Tuy nhiên, do hoàn cảnh đất nước từng bị chiến tranh, hai miền đất nước bị chia cắt. Nhiều cán bộ, bộ đội miền Nam đã có vợ hoặc có chồng ở miền Nam khi tập kết ra Bắc(năm 1954) lại lấy vợ hoặc chồng khác.Khi đất nước thống nhất (30/04/1975) họ trở về đoàn tụ với gia đình tạo thành một người có hai vợ hoặc hai chồng.Trên nguyên tắc việc có thêm vợ, chồng của họ là vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng theo tinh thần chung của các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Trước tình hình đó các nhà làm luật đã đưa

_______________ 8

ra các giải pháp cụ thể như sau:

- Do đây không phải là ảnh hưởng của chế độ hôn nhân phong kiến mà do hoàn cảnh bị tác động bởi chiến tranh đất nước bị chia cắt vì thế các đương sự rất cần sự quan tâm và được bảo vệ quyền lợi chính đáng và nhất là phụ nữ và trẻ em, nên đây không bị coi là kết hôn trái pháp luật. Vì vậy, khi giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình của các đối tượng nói trên, các Tòa án nhân dân cần thấy đầy đủ tính chất đặc biệt của loại tranh chấp này.

- Cần nhận thấy đây là hậu quả của chiến tranh, một vấn đề xã hội phức tạp, vấn đề hạnh phúc gia đình nhất là của người vợ và con cái. Khi giải quyết phải xem xét một cách thận trọng, thấu tình đạt lý. Phải vận dụng nguyên tắc cơ bản của nguyên tắc hôn nhân và gia đình cho sát với các đặc điểm nói trên, hết sức tránh áp dụng pháp luật một cách máy móc(9).

Bên cạnh đó, thông tư 60/TATC ngày 22/02/1987 của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao còn hướng dẫn các tòa địa phương như sau: “khi giải quyết phải xem xét một cách thận trọng, thấu tình, đạt lí. Tòa án nhân dân trước hết phải giải thích cho các đương sự nhận thức rõ hoàn cảnh đặc biệt của đất nước và tình hình thực tế của gia đình họ, mặc dù không muốn vậy. Do đó mỗi người cần phải suy nghĩ tìm cho mình một giải pháp tốt nhất, ít tổn thất và hợp tình hợp lý nhất. Nếu cả hai người vợ vẫn tha thiết gia đình sum họp thì khuyên họ bàn bạc thu xếp sao cho ổn thỏa”. Chủ trương này tòa án duy trì trong cả trong khung cảnh luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (xem nghị quyết số 02 đã dẫn). Vốn bản chất của hôn nhân xuất phát từ tình yêu mà bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được nhưng đây là do điều kiện khách quan mang lại, mà khi đó có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của các cặp vợ chồng này, tuy nhiên các nhà làm luật đã dung hòa giữa đạo đức và pháp lý tạo điều kiện cho các đương sự tự thỏa thuận tìm ra các giải pháp tốt nhất cho họ.

Nói chung với loại án kiện này, giữa tòa án nhân dân và đương sự trước hết nên

_______________

9Xem: Thông tư 60/TATC ngày 22/02/1978 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao.

xem xét ở khía cạnh tình cảm vì đây là một vấn đề xã hội phức tạp. Tòa án xem xét giải quyết trên sự thỏa thuận với nhau giữa các đương sự. Như vậy thì giữa các đương sự chẳng hạn như hai người vợ cần có sự thông cảm hoàn cảnh của nhau, nhất là phải suy nghĩ đến quyền lợi của những đứa con. Đối với người chồng, cần phân tích cho họ thấy rõ trách nhiệm của họ trong việc giải quyết gia đình sao cho có nghĩa có tình với cả hai người phụ nữ trong bất kể tình hình nào cũng phải thấy hết trách nhiệm của cha mẹ và quan tâm đầy đủ đến quyền lợi của con cái.

Qua thực tế cuộc sống, nếu phát sinh những khó khăn, mâu thuẫn họ không tự giải quyết được, phải đưa lại tòa án thì tòa án sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể khi đó để giải quyết. Nếu một trong hai người vợ tự nguyện ly hôn, tòa án sẽ xem xét nếu họ thật sự tự nguyên và kiên quyết xin ly hôn thì tòa giải quyết theo yêu chính đáng của họ, đồng thời giải quyết thỏa đáng vấn đề về con cái, tài sản.

Thông tư 60 quy định trường hợp công nhận hôn nhân hợp pháp trên cơ sở xem xét đến hoàn cảnh đặc biệt của chiến tranh, yêu cầu ổn định quan hệ gia đình phù hợp với đạo lý và giải quyết hậu quả đặc biệt của chiến tranh. Vấn đề đặt ra là trường hợp cán bộ, bộ đội đã có quan hệ hôn nhân ở miền Bắc vào miền Nam chiến đấu thì có được công nhận quan hệ hôn nhân mới của họ là hợp pháp theo quy định của thông tư 60 hay không ?

Theo người viết thì các đối tượng này không phải là chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư 60. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt do hoàn cảnh đặc biệt của chiến tranh và yêu cầu nhiệm vụ công tác mà có cơ sở xem xét giống như quy định tại thông tư 60, thì người viết cũng cho rằng cũng cần công nhận quan hệ hôn nhân mới của họ là hợp pháp (cùng với quan hệ hôn nhân có trước ở miền Bắc).

Như vậy trong khung cảnh luật hiện hành vẫn thừa nhận hôn nhân vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng, do khách quan mang lại không theo ý chí của các nhà làm luật, nó được ghi nhận là một trường hợp ngoại lệ. Nhưng từ sự công nhận trường hợp ngoại lệ này đôi khi dẫn đến những hậu quả mà bản chất của hôn nhân là không hướng tới, cho nên các nhà làm luật và cả đương sự phải biết dung hòa đạo đức và

pháp lý để dung hòa được tình cảm vợ chồng.

Trƣờng hợp xác lập hôn nhân trƣớc ngày 25/03/1977 ở miền Nam

Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 ra đời, đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong công tác lập pháp của Nhà nước ta. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chế độ hôn nhân đa thê, đặc trưng cơ bản của hôn nhân lạc hậu chính thức bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, nhằm góp phần xây dựng chế độ hôn nhân gia đình xã hội chủ nghĩa, góp phần ổn định xã hội. Tuy nhiên Luật hôn nhân và gia đình được ban hành ở miền Bắc và chỉ có giá trị pháp lý từ vỹ tuyến 17 trở ra, khi đó miền Nam vẫn đang tồn tại chế độ hôn nhân đa thê phong kiến. Xuất phát từ tính cần thiết phải có một đạo Luật quy định một cách cụ thể điều chỉnh quan

Một phần của tài liệu NGHĨA VỤ CHUNG THỦY CỦA VỢ CHỒNG TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM (Trang 28 -28 )

×