Chấm dứt nghĩa vụ chung thủy

Một phần của tài liệu nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 38)

5. Cơ cấu luận văn

2.4.2Chấm dứt nghĩa vụ chung thủy

hôn, một người đã chết bằng cái chết sinh học hay cái chết về mặt pháp lý - chết do tòa án tuyên bố một người đã chết, quan hệ hôn nhân của họ bị hủy bằng một bản án, một quyết định có hiệu lực của tòa án.

Trường hợp ly hôn là chấm dứt quan hệ giữa vợ và chồng khi hai người còn sống, có thể việc ly hôn này do một bên yêu cầu hoặc do cả hai bên thuận tình ly hôn, được Tòa án nhân dân công nhân bằng một bản án hoặc quyết định thuận tình ly hôn hay nói một cách khác ly hôn là việc chấm dứt quan hệ giữa vợ chồng về nhân thân và tài sản về mặt pháp lý. Chấm dứt hôn nhân do ly hôn là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng. Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài. Mục đích hôn nhân không đạt được thì tòa án quyết định cho ly hôn và trong trường hợp vợ (chồng) của một người bị tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án cũng giải quyết cho ly hôn. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 85 quy đinh như sau: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn”, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Điều 51 cũng có quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Cha, mẹ ,người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức không thể, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ”. Điều 55 thuận tình ly hôn “Trong trường hợp vợ, chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.

Như vậy quan hệ giữa vợ chồng chấm dứt bằng con đường ly hôn được tính từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày vợ chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với người khác. Điều 57 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định như sau:

Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật”.

Theo đó hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, và tạo thành gia đình, cùng chung sống và chia sẻ. Hôn nhân xác định quan hệ nhân thân giữa hai cá nhân: vợ và chồng. Nếu một trong hai cá nhân là vợ hoặc chồng đó chết điều đó có nghĩa một trong hai chủ thể của quan hệ hôn nhân không còn tồn tại thì quan hệ hôn nhân tất yếu sẽ chấm dứt. Bên cạnh một cái chết sinh học, pháp luật còn quy định cái chết mang tính chất suy đoán. Tuyên bố một người đã chết là việc Tòa án ra quyết định tuyên bố một người đã chết theo yêu cầu của những người có quyển và lợi ích liên quan khi có căn cứ mà pháp luật quy định. Theo Điều 81 của Bộ luật dân sự năm 2005, một người nếu sau ba năm kể từ ngày tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật, bị mất tích trong chiến tranh, bị tai nạn, thiên tai, thảm họa....mà sau một thời hạn luật định vẫn không có tin tức gì để biết là còn sống, thì tòa án quyết định tuyên bố một người là đã chết. Sau khi tuyên bố của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hôn nhân của vợ (chồng) bị tuyên bố chết đương nhiên chấm dứt. Điều 65 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 “Hôn nhân chấm dứt tại thời điểm vợ hoặc chồng chết. Trong trường hợp tòa án tuyên bố là vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án”. Như vậy, khi một trong hai bên vợ chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, thì một trong hai chủ thể của quan hệ hôn nhân không tồn tại. Khi đó quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt và (vợ) chồng còn sống được phép kết hôn với người khác.

Tuy nhiên cần xét đến trường hợp vợ (chồng) là người bị tuyên bố trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu cuả người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan, thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố là người đó đã chết và khôi phục lại nhân thân cho người đó, khi đó nếu vợ (chồng) người bị tuyên bố chết chưa kết hôn với người khác thì hôn nhân của họ đương nhiên được khôi phục lại, nhưng nếu vợ (chồng) của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ

hôn nhân sau vẫn có hiệu lực pháp luật Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có đưa ra các quy định cụ thể quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố mà đã chết trở về. Như vậy người viết nhận thấy rằng trong trường hợp một người tuyên bố đã chết trở về thì quan hệ nhân thân của họ sẽ được khôi phục, tuy nhiên trong trường hợp người nếu có vợ (chồng) của người đó đã xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp với một người khác thì quan hệ hôn nhân giữa người bị Tòa án tuyên bố chết trở về sẽ không được khôi phục. Và trong trường hợp đó do quan hệ hôn nhân của họ không còn tồn tại như vậy nữa như vậy nghĩa vụ chung thủy của vợ (chồng) sẽ không được đặt ra trong trường hợp này. Mà chỉ ràng buộc nghĩa vụ này về mặt pháp lý đối với quan hệ hôn nhân xác lập sau nhằm xây dựng gia đình bền vững.

Tóm lại, khi vợ (chồng) đã ly hôn hoặc một trong hai bên vợ (chồng) đã chết đối với cái chết sinh học, trường hợp vợ (chồng) của người bị tuyên bố đã chết trở về mà vợ (chồng) của người tuyên bố đã chết trở về đó đã kết hôn hợp pháp với người khác thì những trường hợp vừa nêu trên quan hệ vợ chồng của họ chấm dứt theo qui định của pháp luật, khi đó họ có quyền kết hôn với người khác. Điều này được ghi nhận trong việc xác định tình trạng hôn nhân khi đăng kí kết hôn, theo quy định tại Điều 67 Nghị định 158/2005/NĐ-CP; “Trong trường hợp người yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ, có chồng nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, thì phải xuất trình trích lục bản án, quyết định đã có hiệu lực của pháp luật của Tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao giấy chứng từ”. Nghĩa vụ chung thủy chỉ tồn tại khi quan hệ hôn nhân còn tồn tại.

2.5 Chế tài vi phạm nghĩa vụ chung thủy 2.5.1 Chế tài hành chính

Theo Nghị định 110/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã tại khoản 1 Điều 48 quy định hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn thì phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng một trong các hành vi sau:

a)Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c)Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà

mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

Như vậy theo quy định nêu trên thì những người đang có vợ hoặc đang có chồng- tức việc kết hôn của họ là hợp pháp được pháp luật công nhận mà khi đó quan hệ hôn nhân của họ chưa chấm dứt bởi các trường hợp ly hôn, một người đã chết bằng cái chết sinh học hay cái chết về mặt pháp lý -chết do tòa án tuyên bố một người đã chết hoặc quan hệ hôn nhân của họ chưa bị hủy bằng một bản án, quyết định hiệu lực bằng một bản án. Mà khi đó họ lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác ngoài cuộc hôn nhân đang tồn tại chính thức, việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng đó chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền 1.000.000 đến 3.000.000 đồng. Khoản 2 Điều 48 cũng có quy định phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách ,pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản.

Qua đó người viết nhận thấy rằng pháp luật quy định sự chế tài nhằm điều chỉnh những hành vi của người cố ý vi phạm một cách triệt để như ngoài xử lý hành vi của những người kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với một người khác ngoài vợ (chồng) mình, thì chính bản thân người đã kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đó đã có vợ (chồng) và việc chung sống đó là họ biết rõ người mình sẽ và sắp kết hôn hoặc chung sống với bản thân họ, người đó đã có gia đình, nhưng họ vẫn cố tình kết hôn và chung sống như vợ chồng với người đó. Việc chung sống này vẫn chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, thì cả hai người này bị chế tài hành chính về hành vi vi phạm của mình. Bên cạnh việc áp dụng hình thức xử phạt hành chính bằng tiền như trình bày thì người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khác như buộc chấm dứt hôn nhân trái pháp luật đó.

2.5.2 Chế tài hình sự

Điều 147 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Đây là biện pháp nghiêm khắc điều chỉnh hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng.

Tại khoản 1, người nào đang có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mình biết rõ là đang có vợ có chồng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý vi hành chính về hành vi này mà còn vi phạm,thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm, là tội phạm ít nghiêm trọng. Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 1 Điều 147 (BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009) nếu người phạm tội chưa gây hậu quả nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng thì tòa án có thể áp dụng biện pháp cảnh cáo. Chỉ áp dụng hình phạt tù, nếu đã bị xử phạt hành chính, vừa gây hậu quả nghiêm trọng, có nhiều tình tiết tăng nặng, không hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ.

Khoản 2, trong trường hợp người phạm tội chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đã bị tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ hôn nhân một vợ một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Tuy nhiên, khi xử phạt tòa án cũng xem xét nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng thì tòa án có thể áp dụng bộ luật hình sự dưới 6 tháng hoặc chuyển sang cải tạo không giam giữ, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng không có tình tiết giảm nhẹ thì hình phạt đến 3 năm tù (mức cao nhất của khung hình phạt).

Như vậy tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là hành vi của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có vợ, có chồng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Điều luật quy định vi phạm chế độ

hôn nhân một vợ và hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một chồng. Nhưng không vì thế mà cho rằng nếu người phạm tội có hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng thì định tội là: vi phạm chế độ một vợ một chồng, vì dù chỉ hành vi vi phạm chế độ một vợ (đang có vợ mà kết hôn với người khác) thì cũng là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Chế độ một vợ một chồng là nguyên tắc của hôn nhân tiến bộ.

Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng quy định tại Điều 147 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 là tội được quy định tại Điều 144 Bộ luật hình sự 1985, nhưng tại Điều 147 của Bộ luật hình sự năm 1999 có sửa đổi bổ sung nhiều so với Điều 144 của Bộ luật hình sự năm 1985, đặc biệt là quy định thêm tình tiết yếu tố định tội và ranh giới với hành vi vi phạm.

Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm: cũng như các chủ thể của tội phạm khác thì chủ thể của tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng cũng phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ nhu về độ tuổi là từ 16 tuổi trở lên ( vì tội này là tội phạm ít nghiêm trọng), năng lực chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12, 13 của Bộ luật hình sự 1999 ( sửa đổi bổ sung năm 2009). Người phạm tội phải là người đang có vợ có chồng hoặc một trong hai người phải là người có vợ hoặc đang có chồng. Như vậy nếu trong trường hợp những người chung sống như vợ chồng trái pháp luật mà họ còn chung sống với nhiều người khác nữa thì họ sẽ không thuộc sự điều chỉnh của luật trog trường hợp này, vậy trường hợp này giống như tình trạng đa thê hoặc đa phu gây ảnh hưởng trật tự xã hội theo cách hiểu thông thường, tuy nhiên không hiểu theo định nghĩa của luật về trường hợp này vì đa thê hay đa phu có thể họ được một cách hợp pháp kết hôn ( được pháp luật công nhận) cho họ có nhiều vợ hoặc nhiều chồng.

Hậu quả của tội phạm này là hậu quả nghiêm trọng, nếu hậu quả gây ra chưa nghiêm trọng mà người phạm tội cũng chưa bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng thì cũng chưa cấu thành tội phạm này.

Hậu quả nghiêm trọng do hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng gây ra là những thiệt hại như: Người vợ hoặc người chồng hợp pháp phải bỏ việc, phải tốn kém tiền của để lo giải quyết, hàn gắn quan hệ vợ chồng hoặc do quá uất ức với hành

vi vi phạm của người chồng hoặc người vợ mà sinh ra bệnh tật, tự sát, con cái phải nheo nhóc bỏ học đi lang thang. Hoặc do hành vi vi phạm chế độ hôn nhân “một vợ một chồng” mà người vợ hoặc người chồng còn lại dẫn đến hành vi phạm tội khác như giết người, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, hủy hoại hoặc cố ý là hư hỏng tài sản của họ hoặc của người thân họ, hoặc xảy ra các cuộc đánh ghen thường xuyên.

Hậu quả nghiêm trọng có thể là dấu hiệu cấu thành tội phạm độc lập, nhưng có thể

Một phần của tài liệu nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 38)