5. Cơ cấu luận văn
2.4.1 Thời điểm phát sinh nghĩa vụ chung thủy
Thời điểm phát sinh nghĩa vụ chung thủy theo tinh thần của Luật là kể từ khi có “hôn nhân hợp pháp”. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không quy định thời điểm phát sinh nghĩa vụ chung thủy, nhưng theo người viết thời điểm phát sinh nghĩa vụ chung thủy có thể hiểu là thời điểm “hôn nhân hợp pháp” bắt đầu, “hôn nhân hợp pháp” là hôn nhân đảm bảo về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. Điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 như sau:
- Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam nữ kết hôn phải tuân theo các điều kiện như sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định - Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng kí đúng quy định sẽ không có giá trị pháp lý. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định: Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Trong trường hợp nam, nữ với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác định từ thời điểm đăng kí kết hôn. Đây là thời điểm phát sinh nghĩa vụ chung thủy giữa vợ và chồng. Từ khi đăng ký kết hôn thì nam, nữ chính thức là vợ chồng hợp pháp. Bản chất của quan hệ vợ chồng là tình yêu và nghĩa vụ, chính vì vậy trong quan hệ vợ chồng cả hai bên đều mong muốn thể hiện tình yêu và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhau, điều đó thể hiện sự chung thủy. Nếu một trong hai bên vợ, chồng hoặc cả hai bên lại thể hiện tình yêu với người khác, thực hiện nghĩa vụ với người khác đó là biểu hiện của sự không chung thủy. Hiện nay pháp luật đã quy định một số chế tài kèm theo khi vợ chồng nghĩa vụ chung thủy. Tóm lại khi đã là vợ chồng thì có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ nhau công việc trong gia đình.