Chế tài hình sự

Một phần của tài liệu nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 43)

5. Cơ cấu luận văn

2.5.2Chế tài hình sự

Điều 147 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Đây là biện pháp nghiêm khắc điều chỉnh hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng.

Tại khoản 1, người nào đang có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mình biết rõ là đang có vợ có chồng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý vi hành chính về hành vi này mà còn vi phạm,thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm, là tội phạm ít nghiêm trọng. Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 1 Điều 147 (BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009) nếu người phạm tội chưa gây hậu quả nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng thì tòa án có thể áp dụng biện pháp cảnh cáo. Chỉ áp dụng hình phạt tù, nếu đã bị xử phạt hành chính, vừa gây hậu quả nghiêm trọng, có nhiều tình tiết tăng nặng, không hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ.

Khoản 2, trong trường hợp người phạm tội chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đã bị tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ hôn nhân một vợ một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Tuy nhiên, khi xử phạt tòa án cũng xem xét nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng thì tòa án có thể áp dụng bộ luật hình sự dưới 6 tháng hoặc chuyển sang cải tạo không giam giữ, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng không có tình tiết giảm nhẹ thì hình phạt đến 3 năm tù (mức cao nhất của khung hình phạt).

Như vậy tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là hành vi của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có vợ, có chồng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Điều luật quy định vi phạm chế độ

hôn nhân một vợ và hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một chồng. Nhưng không vì thế mà cho rằng nếu người phạm tội có hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng thì định tội là: vi phạm chế độ một vợ một chồng, vì dù chỉ hành vi vi phạm chế độ một vợ (đang có vợ mà kết hôn với người khác) thì cũng là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Chế độ một vợ một chồng là nguyên tắc của hôn nhân tiến bộ.

Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng quy định tại Điều 147 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 là tội được quy định tại Điều 144 Bộ luật hình sự 1985, nhưng tại Điều 147 của Bộ luật hình sự năm 1999 có sửa đổi bổ sung nhiều so với Điều 144 của Bộ luật hình sự năm 1985, đặc biệt là quy định thêm tình tiết yếu tố định tội và ranh giới với hành vi vi phạm.

Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm: cũng như các chủ thể của tội phạm khác thì chủ thể của tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng cũng phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ nhu về độ tuổi là từ 16 tuổi trở lên ( vì tội này là tội phạm ít nghiêm trọng), năng lực chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12, 13 của Bộ luật hình sự 1999 ( sửa đổi bổ sung năm 2009). Người phạm tội phải là người đang có vợ có chồng hoặc một trong hai người phải là người có vợ hoặc đang có chồng. Như vậy nếu trong trường hợp những người chung sống như vợ chồng trái pháp luật mà họ còn chung sống với nhiều người khác nữa thì họ sẽ không thuộc sự điều chỉnh của luật trog trường hợp này, vậy trường hợp này giống như tình trạng đa thê hoặc đa phu gây ảnh hưởng trật tự xã hội theo cách hiểu thông thường, tuy nhiên không hiểu theo định nghĩa của luật về trường hợp này vì đa thê hay đa phu có thể họ được một cách hợp pháp kết hôn ( được pháp luật công nhận) cho họ có nhiều vợ hoặc nhiều chồng.

Hậu quả của tội phạm này là hậu quả nghiêm trọng, nếu hậu quả gây ra chưa nghiêm trọng mà người phạm tội cũng chưa bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng thì cũng chưa cấu thành tội phạm này.

Hậu quả nghiêm trọng do hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng gây ra là những thiệt hại như: Người vợ hoặc người chồng hợp pháp phải bỏ việc, phải tốn kém tiền của để lo giải quyết, hàn gắn quan hệ vợ chồng hoặc do quá uất ức với hành

vi vi phạm của người chồng hoặc người vợ mà sinh ra bệnh tật, tự sát, con cái phải nheo nhóc bỏ học đi lang thang. Hoặc do hành vi vi phạm chế độ hôn nhân “một vợ một chồng” mà người vợ hoặc người chồng còn lại dẫn đến hành vi phạm tội khác như giết người, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, hủy hoại hoặc cố ý là hư hỏng tài sản của họ hoặc của người thân họ, hoặc xảy ra các cuộc đánh ghen thường xuyên.

Hậu quả nghiêm trọng có thể là dấu hiệu cấu thành tội phạm độc lập, nhưng có thể chưa cấu thành tội phạm nào. Có thể có nhiều ý kiến khác nhau về hậu quả nghiêm trọng của hành vi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, nhưng qua thực tiễn xét xử có thể coi hậu quả nghiêm trọng do hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng gây ra những trường hợp sau:

- Gây chết người (kể cả người chết do hành vi giết người)

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tỉ lệ thương tật từ 21% trở lên

- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50.000.000 trở lên

- Gây dư luận xấu về các mặt văn hóa, xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, quản lý xã hội, quản lý nhà nước.

Điều luật chỉ quy định gây hậu quả nghiêm trọng mà không quy định gây hậu quả rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng như không vì thế mà cho rằng nếu vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì chưa cấu thành tội phạm. Như vậy thì hậu quả vừa là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc. Nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính thì hậu quả không phải bắt buộc, nhưng nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính thì hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của loại tội phạm này.

Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là do cố ý - tức người phạm tội nhận thức rõ việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác là hành vi vi phạm chế

độ hôn nhân một vợ một chồng, thấy rõ được hậu quả nghiêm trọng nhất định xảy ra và có thể xảy ra, mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc bỏ mặt cho hậu quả đó xảy ra. Đối với tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng người phạm tội thường bỏ mặt cho hậu quả nghiêm trọng xảy ra, miễn là được chung sống như vợ chồng với nhau là được.

CHƢƠNG 3

THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CHUNG THỦY CỦA VỢ CHỒNG TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

3.1 Thực tiễn, nguyên nhân, hậu quả của sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng

Đạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội.

Ngày nay, mối quan hệ vợ chồng trong xã hội đã có sự biến đổi sâu sắc. Khi khái niệm hôn nhân đánh mất dần giá trị “thiêng liêng” của nó thì cũng là lúc xu hướng tự do trong tình yêu lên ngôi mạnh mẽ. Rời bỏ các quy tắc truyền thống, ngoại tình giờ đây đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Trong xã hội ngày nay, hiện tượng ngoại tình không còn bị lên án khắt khe như trước đây nữa. Bơi thế, đó không còn là nguyên nhân chính dẫn tới sự ly hôn. Hơn nữa, sự khác biệt trong việc phán xét giữa hành vi ngoại tình của người đàn ông với người phụ nữ cũng giảm nhẹ. Trước kia, phụ nữ ngoại tình bị coi là một lỗi lầm nặng nề, nhiệm vụ của họ là chăm sóc gia đình và chồng con nên sẽ là vô cùng xấu xa, tội lỗi nếu họ có nguy cơ vướng vào một mối quan hệ với người đàn ông khác. Nhưng hiện nay, thực tế đã thay đổi với sự ra đời của các biện pháp tránh thai trong quan hệ tình dục, khiến tỉ lệ ngoại tình tăng cao không riêng gì giới nào. Tuy vậy, đối với nhiều nền văn hóa mang nặng tính truyền thống, họ vẫn có những hình phạt dành cho tội ngoại tình, đặc biệt là với phụ nữ. Ngoại tình có thể là sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy ở Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 trong khi đó trên thực tế pháp luật không hề điều chỉnh tình trạng này khi chưa đến mức độ đáp ứng

đủ điều kiện về vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, dù rằng khả năng dẫn đến ly hôn rất cao.

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Ly hôn do ngoại tình 2164 2982 3799 3531 3660 4188

Tổng số vụ ly hôn 50120 53834 53698 61216 65336 65587

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân Tối cao về tỉ lệ ly hôn do nguyên nhân ngoại tình từ năm 2000 đến 2005, số vụ ly hôn do ngoại tình đứng thứ hai sau nguyên nhân mâu thuẫn, đánh đập, bạo hành.(11)

Nguyên nhân của sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng lý giải theo góc độ xã hội, ngoại tình là do những biến động trong nền kinh tế thị trường và trong xã hội đang phát triển đã cho hệ thống những chuẩn mực xã hội có nhiều thay đổi. Trong đó, chuẩn mực đạo đức xã hội trong hôn nhân đã có phần giảm bớt, giá trị lớn lao - nhất là về mặt tinh thần của gia đình cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Cộng theo nhiều chương trình giải trí thử thách đam mê, khiến người ta coi trọng tự do cá nhân, sống theo cảm xúc nhất thời, coi nhẹ nền tảng gia đình và không để tâm đến ranh giới chuẩn mực của hôn nhân. Có nhiều yếu tố dẫn đến chồng hay vợ có những mối quan hệ ngoài cuộc hôn nhân chính thức, có thể là do vợ chồng do đặc điểm công việc, họ ít có thời gian củng cố và vun đắp tình cảm vợ chồng - tình cảm gia đình mà từ đó người vợ hoặc người chồng còn lại cảm thấy rằng gia đình không còn là nơi họ có thể xây dựng một mái ấm hạnh phúc được nữa.

Hậu quả của sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng: sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng có một ảnh hưởng nhất định đến tình cảm của vợ chồng, làm tổn thương cho người vợ người chồng còn lại, mất đi sự tin tường giữa vợ và chồng vì cảm thấy sự tin tưởng bỗng dưng bị phản bội đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân dán tiếp dẫn đến ly thân, ly hôn. Khi sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

_______________ 11

vợ chồng xảy ra bất cứ trong trường hợp nào cũng ảnh hưởng đến tâm lý của nhữngngười thân trong gia đình, trực tiếp và chịu ảnh hưởng lớn nhất vẫn là con cái bên cạnh đó cũng gây ra sự bất ổn về trật tự xã hội.

3.2Bất cập từ những quy định của pháp luật

3.2.1 Bất cập trong chế tài về xử lý vi phạm hành chính

Pháp luât là tiêu chí đánh giá hành vi vi phạm pháp luật hay không vi phạm pháp luật. Song, chính pháp luật chưa hoàn thiện đã làm cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn. Có những hành vi ở ranh giới tội và không có tội thì việc áp dụng pháp luật thực hiện ranh giới đó là rất quan trọng và không đơn giản, và đôi khi cách áp dụng cụ thể đó được địa phương này chấp nhận nhưng địa phương khác lại không chấp nhận, hoặc có sự áp dụng không thống nhất giữa các cấp do pháp luật quy định không rõ ràng. Dù biết rằng nguyên tắc pháp chế là thống nhất, song không phải mọi người, mọi nơi, mọi cấp điều có sự nhận định giống nhau. Sự vi phạm nghĩa vụ chung thủy thì rất đa dạng nhưng theo quy định của pháp luật thì chỉ khi nào vi phạm đó bị chế tài hành chính hay hình sự trong trường hợp quan hệ với người khác có đầy đủ các đặc điểm về nội dung của quan hệ vợ chồng, thì không đáp ứng được các đặc điểm về nội dung vừa nêu thì dù có vi phạm nghĩa vụ chung thủy như thế nào đi nữa thì cũng sẽ không bi xử phạt hay chế tài đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy. Tuy nhiên, hiện nay mức xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm nghĩa vụ chung thủy khi thỏa các điều kiện về nội dung của vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là chưa thỏa đáng Nghị định 110/2013 quy định: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đối với các hành vi sau: Đang có vợ có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ có chồng hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ. Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác. Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ”. Vấn đề vi phạm hành chính không phải là chuyện dễ bởi hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy này là lén lút, rất khó để phát hiện để xử phạt hành chính. Đồng thời nếu

hành vi đó đã đáp ứng được các điều kiện để xử phạt hành chính về hành vi đó của họ thì việc áp dụng mức xử phạt hành chính do pháp luật quy định lại thiếu tính chặt chẽ không đủ sức răng đe.

Ví dụ chứng minh: Là một đại gia kếch xù, ở tuổi 50, người đàn ông tên Phùng B, đủ sức cưới thêm 2 cô vợ nữa, dù trước đó anh ta đã có 3 vợ. Mà 5 người vợ đều cưới hỏi đoàn hoàn , ở 5 tỉnh khác nhau và dĩ nhiên cũng ở 5 địa điểm xa nhau. Khi một trong 5 bà vợ của Phùng B phát hiện mình bị lừa, họ làm đơn kiện Phùng B vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Phùng B bị ra tòa phải nộp phạt, bồi thường rồi chịu hình phạt cảnh cáo với những lời cam kết, Phùng B cười to với cái chuyện quá nhỏ này. Chia cho người vợ này chút tài sản, Phùng B có cơ hội thoát một người đàn bà, càng dễ bề anh ta đi lấy thêm vợ nữa.

Một phần của tài liệu nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng trong luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 43)