xác định thời kỳ hôn nhân trong luật hôn nhân và gia đình việt nam

47 1.4K 0
xác định thời kỳ hôn nhân trong luật hôn nhân và gia đình việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ----- ----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA: 2012-2015 Đề tài: XÁC ĐỊNH THỜI KỲ HÔN NHÂN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ MỸ LINH Bộ môn: Luật Tư pháp VÕ THỊ KIM HOA MSSV: S120022 Lớp: Luật bằng 2- Đồng Tháp Cần Thơ, 11/ 2014 Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ---- ---- ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN ---- ---- ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam MỤC LỤC ---- ---- Trang PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do nghiên cứu .......................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 1 3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2 5. Kết cấu đề tài................................................................................................................. 2 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI KỲ HÔN NHÂN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM ........................................................................ 4 1.1. Một số khái niệm chung về hôn nhân ........................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm hôn nhân ............................................................................................ 4 1.1.2. Khái niệm kết hôn ............................................................................................... 5 1.1.3. Khái niệm chấm dứt quan hệ hôn nhân .............................................................. 6 1.2. Khái niệm thời kỳ hôn nhân ..................................................................................... 7 1.3. Sơ lược lịch sử phát triển của quy định về xác định thời kỳ hôn nhân .................. 8 1.3.1. Luật cổ và tục lệ ................................................................................................... 8 1.3.2. Luật cận đại trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ...................................... 10 1.3.3. Luật hiện đại sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ........................................ 10 1.3.3.1. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 ........................................................ 10 1.3.3.2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 ........................................................ 11 1.3.3.3. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ........................................................ 12 1.3.3.4. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ........................................................ 12 1.4. Ý nghĩa của việc xác định thời kỳ hôn nhân .......................................................... 12 1.4.1. Xác định thời gian phát sinh, chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ chồng ..... 13 1.4.2. Xác định thời gian phát sinh, chấm dứt quan hệ tài sản giữa vợ chồng .......... 13 1.4.3. Xác định cha mẹ cho con .................................................................................. 14 CHƯƠNG 2: CÁC CĂN CỨ XÁC ĐỊNH THỜI KỲ HÔN NHÂN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM ...................................................................... 16 2.1. Xác định thời kỳ hôn nhân trong trường hợp có đăng ký kết hôn ........................ 16 2.1.1. Xác định thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân................................................... 16 2.1.2. Xác định thời điểm chấm dứt thời kỳ hôn nhân ............................................... 17 2.1.2.1. Xác định thời điểm chấm dứt thời kỳ hôn nhân do ly hôn ............................. 17 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2.1.2.2. Xác định thời điểm chấm dứt thời kỳ hôn nhân do vợ, chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết .............................................................................................. 18 2.2. Xác định thời kỳ hôn nhân trong các trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn được đồng hóa là hôn nhân hợp pháp ............... 20 2.2.1. Quy định của pháp luật về chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được đồng hóa là hôn nhân hợp pháp ......................................................................... 20 2.2.2. Thời điểm bắt đầu và kết thúc thời kỳ hôn nhân trong các trường hợp chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được đồng hóa là hôn nhân hợp pháp ............................................................................................................................ 21 2.2.2.1. Xác định thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân ............................................... 21 2.2.2.2. Xác định thời điểm chấm dứt thời kỳ hôn nhân............................................. 23 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH THỜI KỲ HÔN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN ............ 26 3.1. Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về xác định thời kỳ hôn nhân ......... 26 3.1.1. Xác định thời kỳ hôn nhân trong trường hợp chuyển hóa quan hệ pháp luật từ hôn nhân trái pháp luật sang hôn nhân hợp pháp ...................................................... 27 3.1.1.1. Xác định thời kỳ hôn nhân khi có sự chuyển hóa từ hôn nhân vi phạm độ tuổi kết hôn sang hôn nhân hợp pháp .............................................................................. 27 3.1.1.2. Xác định thời kỳ hôn nhân khi có sự chuyển hóa từ hôn nhân vi phạm chế độ một vợ một chồng sang hôn nhân hợp pháp .............................................................. 30 3.1.2. Xác định thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân trong trường hợp chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn ............................................................................ 32 3.1.3. Xác định thời điểm chấm dứt thời kỳ hôn nhân trong trường hợp vợ hoặc chồng bị tuyên bố là đã chết ................................................................................................... 34 3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về xác định thời kỳ hôn nhân .......................................................................................................................... 35 3.2.1. Các giải pháp về mặt lập pháp ........................................................................... 36 3.2.2. Các giải pháp về công tác hướng dẫn và thi hành pháp luật............................. 37 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 39 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Gia đình hình thành, tồn tại và phát triển qua các giai đoạn, nó mang những chức năng tự nhiên và xã hội riêng biệt mà các thiết chế xã hội khác không có. Các chức năng của gia đình hình thành gắn liền với sự phát triển của loài người và được chính con người xã hội hóa chúng. Và khởi nguồn để hình thành nên một gia đình là việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai người nam và người nữ. Hôn nhân là một hiện tượng xã hội, là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà được pháp luật thừa nhận để xây dựng gia đình và chung sống với nhau suốt đời. Sự liên kết đó phải dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, sự liên kết bền vững trên cở sở tình yêu thương, quý trọng lẫn nhau và nó tồn tại trong suốt thời kỳ hôn nhân. Do đó, thời kỳ hôn nhân đã trở thành một chế định được quy định trong hệ thống pháp luật về Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Bên cạnh đó, khi quan hệ hôn nhân tồn tại thì các quan hệ về nhân thân và tài sản giữa vợ chồng được hình thành theo trên cơ sở đó phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau. Tuy nhiên làm thế nào để xác định chính xác thời điểm phát sinh và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đó theo đúng tinh thần của pháp luật là một vấn đề thật sự đáng quan tâm. Từ quan hệ hôn nhân làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, và sau đó là giữa cha mẹ và con cái. Việc quy định thời kỳ hôn nhân là căn cứ quan trọng xác định quyền và nghĩa vụ nhân thân như nghĩa vụ chung thủy, yêu thương giúp đỡ nhau của vợ chồng. Đây chính là quyền và nghĩa vụ quan trọng và chính yếu nhất của mục đích hôn nhân. Thời điểm bắt đầu của thời kỳ hôn nhân cũng chính là thời điểm hình thành khối tài sản chung từ con số không. Bên cạnh đó xác định thời kỳ hôn nhân còn làm cơ sở để xác định quan hệ cha mẹ và con trong giá thú, quyền được đại diện cho nhau, quyền thừa kế của vợ chồng và những quyền và nghĩa vụ khác nữa. Do đó việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về xác định thời kỳ hôn nhân nhằm làm cho mọi người hiểu rõ và góp phần nâng cao ý thức pháp luật trong việc chấp hành những quy định của pháp luật. Đặc biệt nghiên cứu các quy định của pháp luật về cách xác định thời kỳ hôn nhân còn nhằm nâng cao hiệu quả công tác xét xử của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp hôn nhân và gia đình nói chung và tranh chấp liên quan đến việc xác định các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân nói riêng là vô cùng cần thiết. Từ những lý do cơ bản nêu trên, người viết đã lựa chọn đề tài “Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Người viết chọn đề tài “Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” nhằm có điều kiện tìm hiểu sâu hơn các quy định của pháp luật để có thể áp GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 1 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam dụng chính xác theo đúng tinh thần của pháp luật. Từ đó tìm ra những giải pháp để có thể góp phần hoàn thiện luật pháp tốt hơn. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên luận văn cần phải giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hôn nhân và thời kỳ hôn nhân: quan niệm về hôn nhân, những yếu tố tác động đến việc xác định thời kỳ hôn nhân và cách xác định thời kỳ hôn nhân trong các trường hợp: có đăng ký kết hôn, chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn nhưng được đồng hóa là hôn nhân hợp pháp. - Đánh giá thực trạng công tác xác định thời kỳ hôn nhân trong việc giải quyết các vấn đề về tài sản và con cái của vợ chồng trong các vụ án hôn nhân và gia đình, các quy định của pháp luật cũng như việc áp dụng các quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vấn đề. - Đưa ra phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật Hôn nhân và gia đình về cách xác định thời kỳ hôn nhân. 3. Phạm vi nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này người viết tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, những căn cứ xác định thời kỳ hôn nhân và thực trạng công tác xác định thời kỳ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Từ đó tìm ra những điểm bất cập, chưa hợp lý; trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất của bản thân, đồng thời rút ra những kinh nghiệm cho bản thân nhằm phục vụ tốt hơn cho việc công tác sau này. Thời gian thực hiện: đề tài này được nghiên cứu thực hiện trong thời gian từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014 4. Phương pháp nghiên cứu Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp này, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết, đồng thời kết hợp với các phương pháp như quy nạp, diễn dịch, phương pháp nghiên cứu trên tài liệu, sách vở bình luận khoa học về hôn nhân và gia đình, phương pháp sưu tầm, tổng hợp thông tin qua các bài viết trên các tạp chí của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân và các công trình nghiên cứu chuyên ngành khác. 5. Kết cấu đề tài Đề tài nghiên cứu bao gồm các phần: mục lục, phần mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo. Nội dung đề tài được chia làm ba phần: Chương 1: Khái quát chung về thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Trong phần này người viết sẽ trình bày một cách chung nhất về hôn nhân và thời kỳ hôn nhân từ những khái niệm: một số khái niệm chung về hôn nhân, khái niệm thời kỳ hôn GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 2 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam nhân, từ đó thể hiện rõ ý nghĩa của việc xác định thời kỳ hôn nhân giữa vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình. Bên cạnh đó người viết cũng trình bày một cách sơ lược về lịch sử phát triển của quy định về xác định thời kỳ hôn nhân. Ở phần lịch sử phát triển người viết chia ra các giai đoạn: từ luật cổ và tục lệ Việt Nam đến luật cận đại trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, đến luật hiện đại sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Chương 2: Các căn cứ xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Trong phần này, người viết sẽ trình bày những căn cứ xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm chấm dứt thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình. Người viết sẽ dựa trên căn cứ có đăng ký kết hôn và không có đăng ký kết hôn để xác định thời kỳ hôn nhân trong những trường hợp cụ thể. Chương 3: Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về xác định thời kỳ hôn nhân và giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật. Ở phần này, người viết sẽ trình bày thực trạng công tác áp dụng quy định của pháp luật về xác định thời kỳ hôn nhân, những điểm còn hạn chế và đưa ra những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu đề tài mặc dù được sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn và sự cố gắng của bản thân nhưng không thể không có những thiếu sót, hạn chế nhất định và kiến thức của bản thân còn hạn chế. Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, nhận xét của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 3 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI KỲ HÔN NHÂN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM Vào thời điểm hiện nay, con người vẫn coi hôn nhân là sự kiện trọng đại, thiêng liêng và gia đình là phương thức sinh sống quan trọng nhất của hầu như tất cả mọi người. Hôn nhân chính là cơ sở để hình thành quan hệ giữa vợ chồng trước pháp luật, và trên cơ sở đó quyền và nghĩa vụ của vợ chồng phát sinh và tồn tại suốt thời kỳ hôn nhân. Sau đây là một vài vấn đề lý luận về thời kỳ hôn nhân trong pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. 1.1. Một số khái niệm chung về hôn nhân 1.1.1. Khái niệm hôn nhân Hôn nhân và gia đình là một hiện tượng liên quan chặt chẽ tới toàn bộ hệ thống xã hội và là một trong những biểu hiện sắc thái văn hóa của con người. Hôn nhân dẫn đến sự tạo lập hạt nhân gia đình mới, hoặc làm thay đổi quy mô hình thái cấu trúc cũ của gia đình. Hơn nữa hôn nhân còn ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên, liên tục đến đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội. Tùy thuộc vào điều kiện xã hội và những yếu tố văn hóa mà hôn nhân diễn ra theo nhiều hình thái khác nhau, vừa phản ánh quy luật chung nhất sự phát triển của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử, vừa mang những đặc thù văn hóa dân tộc. Vì vậy, vấn đề hôn nhân và gia đình luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học thuộc lĩnh vực xã hội - nhân văn.1 Thực tế cho thấy quan hệ hôn nhân là một quan hệ xã hội, là một hiện tượng mang tính giai cấp, ở xã hội nào thì có hình thái hôn nhân xã hội đó và chế độ hôn nhân nhất định. Ở chế độ phong kiến thì có hôn nhân phong kiến, ở chế độ xã hội chủ nghĩa có hôn nhân xã hội chủ nghĩa. Hôn nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là sự liên kết tự nguyện, bình đẳng, sự liên kết bền vững trên cở sở tình yêu thương, quý trọng lẫn nhau. Các hình thái hôn nhân và gia đình này phản ánh bản chất xã hội mà hình thái hôn nhân và gia đình đó đang tồn tại, một xã hội không bình đẳng sẽ có cuộc sống hôn nhân bất bình đẳng, ngược lại một xã hội bình đẳng sẽ tạo ra một cuộc sống hôn nhân bình đẳng. Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học luật Hôn nhân và gia đình nói riêng, việc đưa ra khái niệm đầy đủ về hôn nhân có ý nghĩa rất quan trọng. Theo nghĩa thông thường thì hôn nhân là việc trai lấy vợ, gái lấy chồng, trai gái lấy nhau làm vợ chồng. Trong pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành, khái niệm hôn nhân đã được các nhà làm luật đã quan tâm hơn. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành quy định tại Khoản 6 Điều 8: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ chồng sau khi đã kết 1 Đặng Thị Kim Oanh, Đặc tính của Hôn nhân dưới góc nhìn nhân học, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tập 9, 03/2006, trang 220 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 4 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam hôn”. Hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000 là sự kết hợp giữa người nam và người nữ tuân theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn, thủ tục đăng ký kết hôn, cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Theo sự giải thích của Tiến sĩ luật học Nguyễn Ngọc Điện thì:“Hôn nhân là sự kết hợp giữa hai người, một nam và một nữ để chung sống, để dành cho nhau sự giúp đỡ và hỗ trợ cần thiết”.2 Như vậy, hôn nhân theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ và hòa thuận.3 1.1.2. Khái niệm kết hôn Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.4 Gia đình là hệ quả tất yếu của hôn nhân, là bước phát triển tiếp theo của hôn nhân, gia đình chỉ được phát triển tốt đẹp nếu hôn nhân được hình thành hợp pháp và cuộc sống hôn nhân đạt được mục đích của nó. Hôn nhân là sự liên kết suốt đời của vợ chồng. Hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu nam và nữ, giữa vợ và chồng chính là điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự liên kết đó được hạnh phúc và lâu dài. Vì vậy để có được nền tảng vững vàng cho hôn nhân thì hôn nhân phải được pháp luật công nhận dưới hình thức pháp lý đó chính là đăng ký kết hôn. Kết hôn là một trong các quyền của cá nhân và được ghi nhận tại Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn”. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã quy định về chế định kết hôn nhưng không giải thích cụ thể về thuật ngữ “kết hôn”. Khắc phục điều này, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã đưa ra định nghĩa kết hôn cụ thể tại Khoản 2 Điều 8: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì nam nữ kết hôn được coi là hợp pháp và được pháp luật bảo hộ khi đảm bảo các yếu tố sau: 2 Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập I – Gia đình, nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2004, trang 24 3 Nguyễn Văn Cừ, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, Hà Nội, 1994, trang 14 4 Lời nói đầu, Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 5 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam - Phải thể hiện ý chí mong muốn được kết hôn, ý chí mong muốn đó được thể hiện bằng lời khai của họ trong tờ khai đăng ký kết hôn cũng như trước cơ quan đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. - Việc kết hôn phải được Nhà nước thừa nhận. Hôn nhân chỉ được Nhà nước thừa nhận khi việc xác lập quan hệ hôn nhân, cụ thể là kết hôn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Vậy kết hôn là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và trình tự thủ tục đăng ký kết hôn. Chỉ khi nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì họ mới trở thành vợ chồng và bắt đầu thời kỳ hôn nhân. Quan hệ hôn nhân mà vi phạm các quy định điều kiện về nội dung và hình thức của việc kết hôn thì không được coi là một quan hệ hôn nhân và không thể làm phát sinh các quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng. 1.1.3. Khái niệm chấm dứt hôn nhân Quá trình chung sống của các cặp vợ chồng là quá trình gắn kết giữa hai con người có những hoàn cảnh, môi trường giáo dục, tâm lý và tính cách khác nhau. Nếu không có sự nỗ lực hòa nhập từ hai phía để giữ gìn sự ổn định, vun đắp hạnh phúc chung thì thường sẽ không tránh khỏi những va chạm, mâu thuẫn xung đột và hậu quả xấu nhất là dẫn đến hôn nhân bị chấm dứt. Các trường hợp chấm dứt hôn nhân theo quy định được xếp thành hai nhóm: - Vợ và chồng ly hôn. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân ngay trong lúc cả vợ và chồng đều còn sống. Đây là biện pháp cuối cùng mà luật cho phép thực hiện trong trường hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài mà không thể khắc phục bằng bất kỳ biện pháp nào khác. Ly hôn là mặt trái của quan hệ hôn nhân, là việc bất đắc dĩ không thể thiếu được khi quan hệ vợ chồng đã thực sự đỗ vỡ và không thể nào hàn gắn được. Nguyên nhân của sự tan rã có rất nhiều: bất đồng ý kiến kéo dài, quan niệm sống khác nhau, ngoại tình, một trong hai người mất tích,…Theo quy định của pháp luật thì “Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng”.5 Tuy nhiên nếu dựa trên câu chữ của luật thì có thể hiểu nhầm là chỉ cần công nhận bằng quyết định hoặc bản án thì vấn đề ly hôn có hiệu lực. Nếu không phải là người hiểu biết pháp luật thì nhìn vào Điều luật thì sẽ không biết được thời điểm có hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án. Để câu chữ của luật rõ ràng, áp dụng thống nhất khi giải quyết mâu thuẫn thì Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định cụ thể hơn câu chữ của luật. Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Vì vậy thời kỳ hôn nhân chỉ thực sự kết thúc khi có quyết định hoặc 5 Khoản 8 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 6 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật. Và chỉ có Tòa án mới là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phát quyết chấm dứt thời kỳ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết của Tòa án thể hiện dưới hình thức: bản án hoặc quyết định. - Vợ hoặc chồng chết hoặc bị tuyên bố là đã chết (gọi chung là chết) Nếu hôn nhân là sự kiện bình thường, là thời điểm đầu tiên của hôn nhân thì trường hợp vợ hay chồng chết là thời điểm cuối cùng tất yếu của hôn nhân.6 Đối với trường hợp tuyên bố chết, theo quy định tại Khoản 1 Điều 82 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì “Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người chết”. Ngày chấm dứt thời kỳ hôn nhân chính là ngày chết hoặc ngày tuyên bố chết có hiệu lực pháp luật. Trường hợp không xác định được ngày chết thì ngày chết là ngày bản án hoặc quyết định liên quan có hiệu lực pháp luật.7 Tuy nhiên nếu một người bị tuyên bố là đã chết thì quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng đương nhiên được chấm dứt, người vợ hoặc chồng có quyền kết hôn với người khác, thì lần kết hôn sau là kết hôn hợp pháp. Nhưng nếu một người bị tuyên bố là đã chết mà trở về, nếu người vợ hoặc chồng chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục. 1.2. Khái niệm thời kỳ hôn nhân Quan hệ pháp luật hay quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng được phát sinh do sự kiện kết hôn và hành vi pháp lý đi đăng ký kết hôn. Nội dung quan hệ pháp luật giữa vợ chồng bao gồm các quan hệ nhân thân và tài sản, chính là nội dung các quyền và nghĩa vụ, mà quyền và nghĩa vụ về nhân thân là nội dung chủ yếu trong quan hệ vợ chồng, các quyền này được phát sinh trong thời kỳ hôn nhân. Theo từ điển Tiếng Việt: “Thời kỳ là khoảng thời gian được phân chia ra theo một sự việc hay một sự kiện nào đó”. Theo Khoản 7 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000:“Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được ghi nhận tại Khoản 13 Điều 3: “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định câu chữ của luật rõ ràng hơn, tuy xét về bản chất là không có sự hiểu không thống nhất cách xác định thời kỳ hôn nhân “được” tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Nhà làm luật mong muốn làm rõ câu chữ của luật, áp dụng theo đúng tinh thần của pháp luật. Kết hôn được xem là bước khởi đầu cho đời sống vợ chồng, khoảng thời gian từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân được gọi là thời kỳ hôn nhân. Như vậy đăng 6 7 Nguyễn Văn Cừ, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, Hà Nội, 1994, tr. 165 Xem thêm quy định tại Khoản 2, Điều 81 Bộ luật Dân sự năm 2005 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 7 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam ký kết hôn là nghi thức duy nhất làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Muốn trở thành vợ chồng, nam nữ phải xin đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền. Chỉ khi nào cơ quan đăng ký đăng ký việc kết hôn cho họ, ghi vào sổ và trao giấy chứng nhận kết hôn thì giữa họ mới phát sinh quan hệ vợ chồng. Trong thời kỳ này các quan hệ về nhân thân và các quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng phát sinh và được pháp luật bảo vệ tại Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 tại Khoản 2 Điều 36: “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em”. Tuy nhiên, từ các quy định của Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội ngày 09 tháng 6 năm 2000 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Nghị quyết 35/2000/QH10) có thể suy ra hai trường hợp đặc biệt mà thời kỳ hôn nhân được tính theo cách khác, đó là trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 mà không đăng ký kết hôn và trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trong khoảng thời gian từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà đăng ký kết hôn trong khoảng từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003 (thời kỳ hôn nhân được tính từ ngày quan hệ vợ chồng thực tế được xác lập đến ngày chấm dứt hôn nhân). Như vậy việc đưa ra khái niệm rõ ràng về thời kỳ hôn nhân là căn cứ quan trọng trong việc xác định các quan hệ pháp luật hôn nhân giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con và là cơ sở để xác định thời điểm phát sinh cũng như chấm dứt các quan hệ đó, góp phần làm cho công tác áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về hôn nhân được thống nhất và hoàn thiện hơn. 1.3. Sơ lược lịch sử phát triển của quy định về xác định thời kỳ hôn nhân 1.3.1. Luật cổ và tục lệ Quan hệ hôn nhân và gia đình qua các truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, Tiên Dung - Chữ Đồng Tử,… cho thấy, hôn nhân được cử hành qua hôn lễ, con gái được cưới về nhà chồng và cũng có việc thách cưới, người con gái cũng có vai trò chủ động trong hôn nhân và vẫn được tôn trọng trong gia đình.8 Nhưng chưa quy định cụ thể và rõ ràng về thời kỳ tồn tại quan hệ hôn nhân là khoảng thời gian nào. Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các quan hệ hôn nhân và gia đình ảnh hưởng nặng nề tư tưởng Nho giáo. Nho giáo trở thành tử tưởng thống trị trong xã hội. Một trong những mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong xã hội là quan hệ phu phụ hay quan hệ vợ chồng. Quan hệ này phát sinh và tồn tại trong suốt thời kỳ hôn nhân, nhưng lại chưa được quy định cụ thể trong Bộ Hình Thư của vua Lý Thái Tông năm 1042 (Luật thành văn đầu tiên của nước ta), trong Bộ Hình Thư chỉ có quy định các trường hợp cấm kết hôn. Cho đến thời kỳ Lê sơ, Bộ luật Hồng Đức tên gọi thông dụng của Bộ Quốc triều hình luật được khởi thảo dưới thời vua Lê Thái Tổ, tiếp tục được bổ sung dưới các triều Lê Thái 8 Đại học Cần Thơ, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, trang 27 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 8 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Tông, Lê Nhân Tông và được hoàn chỉnh dưới thời vua Lê Thánh Tông. Là một bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: lĩnh vực luật hình sự, luật tố tụng, luật dân sự, luật hành chính và có hẵn một chương quy định về hôn nhân và gia đình chính là Chương Hộ hôn gồm 58 điều, điều chỉnh các vấn đề: hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân gia đình và các tội phạm trong lĩnh vực này. Pháp luật nhà Lê đã quy định những quyền và nghĩa vụ cơ bản của vợ chồng như: nghĩa vụ đồng cư, nghĩa vụ phù trợ, nghĩa vụ trung thành và nghĩa vụ tòng phu. Hình thức thể hiện các chế độ hôn nhân của Bộ Quốc triều hình luật cũng rất tiến bộ. Các hình thức và thủ tục kết hôn cũng như chấm dứt hôn nhân được quy định rõ ràng. Tuy không định nghĩa hay quy định cụ thể về thời kỳ hôn nhân nhưng có thể hình dung được thời kỳ hôn nhân qua các quy định liên quan. Điều 314 Luật Hồng Đức quy định: “Việc đăng ký kết hôn chỉ được coi là hợp pháp khi được sự đồng ý của hai bên cha mẹ, có việc trao đổi sính lễ trước sự có mặt của họ hàng hai bên”.. Và hôn nhân chỉ có giá trị pháp lý từ sau lễ đính hôn (hiệu lực của đính hôn nảy sinh từ khi nhà trai đặt đồ sính lễ và nhà gái nhận) được quy định tại Điều 315 Luật Hồng Đức:“Gã con gái đã nhận đồ sính lễ mà lại thôi không gã nữa thị phải phạt 80 trượng…Còn người con gái phải gã cho người hỏi trước”. Như vậy, đính hôn là hình thức tiên quyết của kết hôn. Chỉ khi thành hôn thì cuộc hôn nhân mới có giá trị thực tế, mà không cần phải lập văn tự hôn thú, có lẽ nhà làm luật dành quy định này cho phong tục tập quán điều chỉnh. Và hôn nhân chấm dứt khi xảy ra một trong hai trường hợp: do một bên vợ hoặc chồng chết trước, do ly hôn. - Hôn nhân chấm dứt do vợ hoặc chồng chết trước. Bộ luật Hồng Đức không có một điều nào quy định trực tiếp nhưng có hai điều khoản gián tiếp quy định về trường hợp này. Theo tinh thần được quy định tại Điều 2 và Điều 230, nếu người vợ chết trước thì quan hệ hôn nhân chấm dứt ngay. Ngược lại, nếu người chồng chết trước, quan hệ hôn nhân chưa chấm dứt ngay mà vẫn tồn tại trong thời gian vợ để tang chồng, hôn nhân chỉ chấm dứt ngay sau khi mãn tang chồng. Do đó, thời kỳ hôn nhân có thể hiểu được tính từ ngày sau lễ đính hôn đến ngày vợ chết hoặc ngày vợ mãn tang chồng nếu chồng chết. - Hôn nhân chấm dứt do ly hôn. Bộ luật Hồng Đức quy định có ba nhóm ly hôn: buộc phải ly hôn vì hôn nhân quy phạm các quy định cấm kết hôn, ly hôn do lỗi của người vợ và ly hôn do lỗi của người chồng được quy định tại các điều 308, 310, 317, 318, 323, 324 và điều 334. Thủ tục ly hôn cũng rất đơn giản là 2 bên vợ chồng viết giấy, viết giấy giáp lai và cùng ký, sau đó mỗi bên giữ một tờ. Việc ly hôn được sự đồng ý của hai bên vợ chồng và được chứng nhận bằng văn bản, không cần sự cho phép của nhà chức trách. Vậy căn cứ xác định thời kỳ hôn nhân trong giai đoạn này là thời điểm hôn nhân có giá trị pháp lý chính là thời điểm sau lễ đính hôn và hôn nhân chấm dứt do ly hôn, một trong hai người chết. Nếu chồng chết thì thời kỳ hôn nhân kết thúc khi vợ mãn tang chồng, ngược lại nếu vợ chết thì thời kỳ hôn nhân chấm dứt ngay khi người vợ chết. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 9 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Đến Bộ Hoàng Việt Luật Lệ một thành tựu điển hình trong hoạt động lập pháp của triều Nguyễn, có tính khái quát cao và phân ngành rõ ràng hơn so với Quốc triều hình luật. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một bộ luật thống nhất từ Đàng trong đến Đàng ngoài được ban hành, bao gồm 398 điều, chia thành 22 quyển. Bộ luật này đã tiếp tục kế thừa và phát triển những quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về hôn nhân nói riêng đã quy định về thủ tục ly hôn. Về thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân được quy định giống như Bộ luật Hồng Đức. Việc chấm dứt thời kỳ hôn nhân cũng được quy định tương tự, tuy nhiên có quy định cụ thể thủ tục ly hôn đều phải trình lên quan ty, không được tự tiện; hai bên có thể làm “Tư ước” hoặc “Văn thư” thì mới được chấp nhận. Do đó việc chấm dứt thời kỳ hôn nhân do ly hôn phải được sự chấp nhận của cơ quan chức trách, thì mới có giá trị pháp luật. 1.3.2. Luật cận đại trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, nên chế độ hôn nhân gia đình là công cụ pháp lý của nhà nước thực dân phong kiến được ban hành dựa trên những phong tục tập quán lạc hậu của xã hội phong kiến nhằm mục đích củng cố và bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến. Pháp luật về hôn nhân và gia đình trong thời kỳ này có đặt ra các vấn đề phát sinh trong thời kỳ hôn nhân và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt thời kỳ hôn nhân nhưng vẫn chưa đưa ra được khái niệm cụ thể về thời kỳ hôn nhân. Vì vậy để có căn cứ xác định thời kỳ hôn nhân thì phải thông qua các điều luật quy định gián tiếp có liên quan đến thời điểm bắt đầu và kết thúc của thời kỳ này. Chẳng hạn như về thủ tục kết hôn được quy định tại Điều 77, Điều 78 Bộ Dân luật Bắc kỳ: việc kết hôn phải do hai bên nam nữ bằng lòng và phải được khai với chính quyền (hộ lại) thì mới có giá trị. Về tiêu hôn và ly hôn thì tại các Điều 82, 86, 87, 116,117, 118, 119, 120 của Bộ Dân luật Bắc kỳ và chỉ có Tòa án mới có quyền quyết định. 1.3.3. Luật hiện đại sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 1.3.3.1. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mới được thành lập chưa kịp xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình thì phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp lần thứ 2 kéo dài 9 năm. Nhà nước chưa có điều kiện để xây dựng pháp luật mới về hôn nhân và gia đình, vì vậy pháp luật của chế độ củ ở ba miền tạm thời được áp dụng. Đến năm 1946 Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời ghi nhận quyền bình đẳng của nam nữ tại Điều 9: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” chính là cơ sở pháp lý đầu tiên để xác lập các quan hệ về hôn nhân trong chế độ mới. Hòa bình được lặp lại năm 1954, Miền bắc được giải phóng và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đây là giai đoạn đẩy mạnh vận động xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới, tập trung vào việc bài trừ, xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 10 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam gia đình phong kiến. Đến năm 1959 Luật Hôn nhân và gia đình còn gọi là đạo luật số 13 về hôn nhân và gia đình được Quốc Hội khóa I, kỳ họp thứ 11 chính thức thông qua ngày 29/12/1959 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/01/1960, luật này gồm 6 chương, 35 điều. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có một văn bản pháp luật chỉ quy định riêng về gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 được xây dựng và thực hiện với hai nhiệm vụ cơ bản: xóa bỏ tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu và xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới của chế độ xã hội chủ nghĩa. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 không có một điều khoản nào định nghĩa trực tiếp về thời kỳ hôn nhân. Nhưng trên tinh thần của luật thì có thể hiểu được thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ hôn nhân. Thông qua các điều luật quy định về việc kết hôn và ly hôn. “Việc kết hôn phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán của bên người con trai hoặc bên người con gái công nhận và ghi vào sổ kết hôn. Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp luật”.9 Ly hôn do hai bên thuận tình ly hôn hay do một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn đều phải được sự công nhận của tòa án. Đối với trường hợp hoặc vợ hoặc chồng chết thì đương nhiên thời kỳ hôn nhân sẽ chấm dứt. Vì khi hôn nhân còn tồn tại thì vợ chồng là một, khi hôn nhân chấm đứt do có người chết thì vợ chồng chỉ còn một người; nếu hôn nhân chấm dứt do ly hôn thì đúng là có hai người nhưng không phải là vợ chồng. Vậy có thể hiểu thời điểm bắt đầu của thời kỳ hôn nhân chính là thời điểm việc đăng ký kết hôn được ghi vào sổ kết hôn tại cơ quan hành chính có thẩm quyền, thời điểm kết thúc thời kỳ hôn nhân là thời điểm một trong hai bên vợ hoặc chồng chết hoặc là thời điểm Tòa án công nhận việc ly hôn. 1.3.3.2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 Với thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 30 tháng 4 năm 1975 thống nhất hai miền Nam – Bắc, trước công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ đất nước nói chung và việc xây dựng Nhà nước và pháp luật nói riêng được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Đánh dấu sự đổi mới chính là Quốc hội cho ra đời bản Hiến pháp 1980, đây là bản hiến pháp đầu tiên thống nhất hai miền. Và Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 được Quốc Hội khóa VII, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1986 trên cơ sở kế thừa và phát triển những quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, tiếp tục xây dựng và củng cố gia đình xã hội chủ nghĩa. Luật gồm 10 chương, 57 điều được xây dựng và thực hiện với nguyên tắc hôn nhân và gia đình tự nguyện và tiến bộ; một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con; bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Về thời kỳ hôn nhân Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 cũng ghi nhận tương tự Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Tức là thời kỳ hôn nhân bắt đầu được tính kể thời điểm việc đăng ký kết hôn được ghi vào sổ kết hôn và kết thúc do một trong hai bên vợ chồng chết hoặc được Tòa án công nhận việc ly hôn của vợ chồng. 9 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 11 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 1.3.3.3. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Ngày 09/6/2000 Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Hôn nhân và gia đình mới thay thế Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 gồm 13 chương và 110 điều và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2001. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được ban hành trên cơ sở kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm hoàn thiện pháp luật về hôn nhân và gia đình, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Thời kỳ hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là “khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt quan hệ hôn nhân”.10 Vậy thời kỳ hôn nhân theo luật hiện hành được tính từ ngày vợ chồng hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền và kết thúc khi quan hệ hôn nhân chấm dứt do ly hôn hoặc vợ hoặc chồng hoặc chết sinh học hoặc chết pháp lý. Bên cạnh đó theo quy định tại Nghị quyết số 35/2000/QH10 có quy định thêm hai trường hợp xác định thời kỳ hôn nhân trong trường hợp không có đăng ký kết hôn được đồng hóa là hôn nhân hợp pháp. Đó là thời kỳ hôn nhân được xác định kể từ thời điểm bắt đầu xác lập quan hệ chung sống như vợ chồng trên thực tế đến ngày chấm dứt quan hệ hôn nhân. 1.3.3.4. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời và được áp dụng gần 14 năm, do đó có những quy định không phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội đòi hỏi cần phải có những quy định mới sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực trạng xã hội. Chính vì vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã được thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII và chính thức có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2015. Thời kỳ hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được quy định tại Khoản 13 Điều 3 “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”. Việc quy định thời kỳ hôn nhân theo Luật mới 2014 không có gì khác so với Luật hiện hành. 1.4. Ý nghĩa thực tiễn của việc xác định thời kỳ hôn nhân Hôn nhân là sợi dây pháp lý liên kết giữa người nam và người nữ, kể từ đây họ là vợ là chồng của nhau và giữa họ phát sinh những quan hệ pháp lý được luật Hôn nhân và gia đình bảo vệ. Họ sẽ có những quyền, nghĩa vụ mà chỉ khi họ là vợ và chồng của nhau mới có như quyền đại diện cho nhau, quyền của chủ sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng, quyền được hưởng cấp dưỡng, các quyền khác và phải thực hiện nghĩa vụ như nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái. Hôn nhân sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lý về mặt nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng, vì vậy việc xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của thời kỳ hôn nhân là cần thiết. 10 Khoản 7 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 12 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Việc xác định thời kỳ hôn nhân chính là căn cứ quan trọng trong việc xác định khoảng thời gian phát sinh, tồn tại hay chấm dứt các quan hệ pháp luật sau: 1.4.1. Xác định thời gian phát sinh, chấm dứt quan hệ nhân nhân giữa vợ chồng Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là mối quan hệ thiêng liêng mà về bản chất là không vụ lợi, sẵn sàng chia sẻ và hy sinh và là nền tảng để xây dựng một gia đình hạnh phúc.11 Các mối quan hệ nhân thân này gồm: - Nghĩa vụ yêu thương và chung thủy với nhau: cơ sở xác lập quan hệ vợ chồng là tình yêu giữa nam và nữ và được quy định tại Điều 18 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Khi nam nữ yêu thương nhau, hiểu nhau thì họ quyết định xác lập quan hệ hôn nhân để trở thành vợ chồng của nhau, tình cảm yêu thương đó được duy trì trong suốt thời kỳ hôn nhân và là cơ sở duy trì quan hệ hôn nhân bền vững. - Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ về mọi mặt: lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng; tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng được quy định từ Điều 19 đến Điều 22 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Các nhóm quyền và nghĩa vụ này phát sinh dựa vào sự kiện kết hôn (trừ trường hợp chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn nhưng thỏa điều kiện để được đồng hóa là hôn nhân hợp pháp), và kết thúc dựa vào thời điểm chấm dứt hôn nhân. 1.4.2. Xác định thời gian phát sinh, chấm dứt quan hệ tài sản giữa vợ chồng Quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản chung Theo quy đinh tại Khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung”. Còn theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và những thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”. Đây là nhóm tài sản chủ yếu của vợ chồng, gắn liền với việc phát sinh quan hệ nhân thân giữa vợ, chồng và cùng tồn tại với sự tồn tại của quan hệ hôn nhân. Khối tài sản chung của vợ chồng được sinh ra từ thời kỳ hôn nhân. Chính từ ngày kết hôn khối tài sản chung bắt đầu tích tụ từ con số không. Có thể nhận thấy rằng sự hình thành và phát triển của khối tài sản chung gắn liền với hôn nhân, nếu không có hôn nhân thì không có tài sản chung, hôn 11 Nguyễn Thanh Tâm, Ly hôn – nghiên cứu các trường hợp Hà Nội, Nhà xuất bản khoa học xã hội – trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Hà Nội, 2002, trang 98 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 13 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam nhân càng dài thì khối tài sản chung càng có điều kiện tốt về thời gian để phát triển lớn mạnh.12 Quyền thừa kế của vợ chồng Vợ chồng có quyền thừa kế di sản của nhau khi một bên chết. Việc thừa kế có thể theo di chúc, theo pháp luật và thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Vợ chồng là hàng thừa kế thứ nhất của nhau theo pháp luật, cùng với cha, mẹ và con của người chết. Để được thừa kế di sản của nhau tại thời điểm vợ hoặc chồng chết, hai người vẫn được pháp luật thừa nhận là vợ chồng của nhau, tức là thời kỳ hôn nhân còn tồn tại giữa hai người. Đại diện cho nhau giữa vợ chồng Trong thời kỳ hôn nhân vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ đại diện cho nhau trong một số trường hợp vợ chồng không thể bài tỏ được ý chí của mình. Việc đại diện cho nhau có thể là: vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của vợ chồng như: bán tài sản chung của vợ chồng; là người giám hộ khi một bên vợ, chồng bị mất năng lực hành vi dân sự, bên vợ hoặc chồng còn lại có đủ điều kiện để làm người giám hộ. 1.4.3. Xác định cha mẹ cho con Xác định cha mẹ cho con được tiến hành theo hai trường hợp: xác định cha mẹ cho con khi giữa cha mẹ tồn tại mối quan hệ hôn nhân hợp pháp và xác định cha mẹ cho con khi giữa cha mẹ không tồn tại mối quan hệ hôn nhân hợp pháp. Khi giữa cha mẹ tồn tại hôn nhân hôn pháp thì việc xác định con chung hay con trong giá thú của vợ chồng được tiến hành theo phương pháp suy đoán pháp lý. Việc xác định cha mẹ cho con được quy định tại Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng”. Như vậy căn cứ xác định con chung là dựa vào thời kỳ hôn nhân của cha mẹ. Việc xác định con chung của vợ chồng trên cơ sở suy đoán có thể xuất hiện hai trường hợp: Thứ nhất, Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân: Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thuộc một trong hai trường hợp sau: - Con do người vợ có thai và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân: trong trường hợp này đứa trẻ đương nhiên là con chung của vợ chồng, trừ trường hợp người chồng có chứng cứ khác chứng minh rằng đứa trẻ đó không phải là con của mình. - Con do người vợ có thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân: đứa trẻ này vẫn được xác định là con chung của vợ chồng vì nó thỏa mãn được quy định tại Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, trừ 12 Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập II – Các quan hệ tài sản giữa vợ chồng, Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2004, trang 41 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 14 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam trường hợp người chồng không thừa nhận đứa trẻ đó là con của mình, tuy nhiên người chồng cũng phải có chứng cứ chứng minh. Thứ hai, Con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt. Trường hợp này đứa trẻ được mang thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng được sinh ra khi người chồng của mẹ đứa trẻ đã chết hoặc đã ly hôn với người mẹ của đứa trẻ. Người chồng đã chết hoặc ly hôn này được suy đoán là cha của đứa trẻ. Theo khoản 2 Điều 21 của Nghị định 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 10 năm 2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Nghị định 70/2001/NĐ-CP) có quy đinh cụ thể: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người”. Bên cạnh đó việc xác định chính xác thời kỳ hôn nhân còn là căn cứ để xác định các hành vi vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình như: vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng và bạo hành gia đình. Thứ nhất, nếu giữa nam và nữ thời kỳ hôn nhân còn tồn tại thì về mặt pháp luật họ vẫn là vợ chồng của nhau. Vì vậy nếu họ kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác: người chưa có vợ có chồng hoặc người đã có vợ có chồng thì họ đã vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng chính là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Thứ hai, nếu hai người vẫn còn tồn tại quan hệ vợ chồng thì mọi hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm lẫn nhau thì sẽ vi phạm tội ngược đãi hành hạ vợ, chồng. Những hành vi này sẽ bị xử lý hành chính, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến xử lý hình sự. Vì vậy việc xác định thời kỳ hôn nhân rất có ý nghĩa về mọi mặt trong đời sống xã hội. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 15 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam CHƯƠNG 2 CÁC CĂN CỨ XÁC ĐỊNH THỜI KỲ HÔN NHÂN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM Thông qua cơ sở lý luận Chương 1 đã cho thấy việc xác định thời kỳ hôn nhân có ý nghĩa rất quan trọng. Chính vì vậy cần tìm hiểu chính xác những quy định của pháp luật để hiểu và áp dụng đúng theo tinh thần của pháp luật. Tại Chương này, trên cơ sở luật thực định, luận văn đi sâu phân tích các quy định của pháp luật về các căn cứ xác định thời kỳ hôn nhân. Người viết trình bày hai căn cứ để xác định thời kỳ hôn nhân: có đăng ký kết hôn và không có đăng ký kết hôn nhưng được đồng hóa là hôn nhân hợp pháp. 2.1. Xác định thời kỳ hôn nhân trong trường hợp có đăng ký kết hôn Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành thì thời kỳ hôn nhân bắt đầu được tính từ khi kết hôn tức là ngày Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn – nơi cư trú của vợ hoặc chồng ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho hai vợ chồng và chấm dứt phụ thuộc vào sự kiện làm cơ sở để chấm dứt quan hệ hôn nhân: một bên vợ hoặc chồng chết hoặc bị tuyên bố là đã chết hoặc ly hôn (từ khi phán quyết của Tòa án có hiệu lực pháp luật). 2.1.1. Xác định thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân Để xác định chính xác thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân trong trường hợp vợ chồng có đăng ký kết hôn thì cần xác định thời điểm ghi vào Sổ đăng ký kết hôn hay sổ hộ tịch và giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Hộ tịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính Phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (Nghị định158/2005/NĐ-CP) là: “những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết”. Cũng theo Nghị định thì thủ tục đăng ký kết hôn là một trong các thủ tục đăng ký hộ tịch của cá nhân và Giấy chứng nhận kết hôn cũng là một trong các loại giấy tờ hộ tịch của cá nhân. “Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó”.13 Theo quy định về đăng ký kết hôn tại Khoản 1 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành thì việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền – Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện theo một nghi thức do pháp luật quy định. Mọi nghi thức kết hôn khác như tổ chức lễ cưới tại gia đình, kết hôn theo phong tục tập quán, tiến hành theo nghi lễ tôn giáo tại nhà thờ mà không có Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thì không được công nhận là hợp 13 Khoản 1 Điều 5 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính Phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 16 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam pháp có giá trị pháp lý, hai bên không phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa vợ chồng với nhau. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành và Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Nghi thức đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật: “Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt của hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên”. Như vậy đăng ký kết hôn là một thủ tục, một nghi thức do pháp luật quy định như là một điều kiện về mặt hình thức nhằm công nhận việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam nữ là hợp pháp. Muốn trở thành vợ chồng, nam nữ phải xin đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức nói trên. Vì vậy, hiệu lực của hôn thú hay nói chính xác là thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân được xác định là ngày vào Sổ đăng ký kết hôn. 2.1.2. Xác định thời điểm chấm dứt thời kỳ hôn nhân Theo quy định tại Khoản 7 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành:“Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”. Ngày chấm dứt hôn nhân được xác định trong các trường hợp sau: - Khi vợ hoặc chồng còn sống, thì hôn nhân chấm dứt bằng ly hôn, tính từ thời điểm phán quyết về ly hôn của Tòa án có thẩm quyền có hiệu lực. - Trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết (khi quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật). 2.1.2.1. Xác định thời điểm chấm dứt thời kỳ hôn nhân do ly hôn Nếu kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng thì ly hôn là hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của hôn nhân, nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân thực tế đã đỗ vỡ, quan hệ vợ chồng đã hoàn toàn mất hết ý nghĩa. Ly hôn được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành là: “Là sự chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng”.14 Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là: “việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Hậu quả của việc ly hôn sẽ kéo theo sự chấm dứt hoàn toàn của quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Thời điểm có hiệu lực của việc ly hôn là thời điểm có hiệu lực của bản án, quyết định cho ly hôn của Tòa án. Như vậy, thời kỳ hôn nhân chỉ chấm dứt khi có bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án. Tòa án ra bản án ly hôn hoặc quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn phải thông qua thủ tục theo quy định của pháp luậtvề tố tụng. Kể từ thời điểm thụ lý cho đến trước thời điểm bản án ly hôn hoặc quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn của đương sự của tòa án 14 Khoản 8 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 17 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam có hiệu lực pháp luật thì về mặt pháp lý thì các bên vẫn có quan hệ vợ chồng, thời kỳ hôn nhân chưa chấm dứt. Về thời điểm có hiệu lực của bản án ly hôn, quyết định công nhận sự thuận tình của đương sự thì Bộ luật Tố tụng dân sự quy định như sau: - Đối với bản án ly hôn thì theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004: “…Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật; đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật”. Như vậy theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án nếu không có kháng cáo, kháng nghị cùng cấp; 45 ngày kháng nghị cấp trên thì bản án có hiệu lực pháp luật cũng chính là thời điểm quan hệ hôn nhân giữa hai người chính thức không còn tồn tại trước pháp luật. Nếu bản án bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì bản án có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án phúc thẩm.15 Có thể nói nếu bản án bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời kỳ hôn nhân giữa nam và nữ chưa được chấm dứt, lúc này hai bên vẫn còn ràng buộc quyền và nghĩa vụ pháp lý với nhau. Và chỉ chấm dứt quan hệ hôn nhân kể từ ngày tuyên án bản án phúc thẩm của Tòa án. - Đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được quy định tại Điều 188 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004: “1. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. 2. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.” Tóm lại, khi phán quyết ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn. Về mặt pháp luật họ không còn là vợ chồng với nhau, các ràng buộc về quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên chính thức chấm dứt hoàn toàn. Các bên vợ, chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với người khác. 2.1.2.2. Xác định thời điểm chấm dứt thời kỳ hôn nhân do vợ hoặc chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết Nếu kết hôn là sự kiện pháp lý liên kết những cá nhân độc lập với nhau trở thành một nhằm mục đích chung sống với nhau suốt đời, xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, thì cái chết là một sự biến làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Khi một trong hai bên vợ hoặc chồng chết hoặc bị tuyên bố là đã chết thì quan hệ hôn nhân đương nhiên chấm dứt. Ngoại lệ, theo Điều 83 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “khi Tòa án hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết theo quy định tại 15 Khoản 1 Điều 245, Khoản 1 Điều 252 và Khoản 6 Điều 279 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 18 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Điều 83 của Bộ luật Dân sự năm 2005 mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục”. Trong trường hợp này phải có sự đồng thuận giữa hai bên. Việc một bên chết trước bằng cái chết sinh học thì thời điểm chết được ghi trong giấy đăng ký khai tử. Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Mục 3 Nghị định 158/NĐ-CP thì: đăng ký khai tử là việc cơ quan nhà nước công nhận về mặt pháp lý sự kiện chết và thời điểm chết của một cá nhân có ý nghĩa quan trọng làm chấm dứt, thay đổi các quan hệ pháp luật của cá nhân đó. Giấy chứng tử đòi hỏi ghi nhận chính xác về thời điểm chết của một cá nhân với những thông tin như sau: “Đã chết vào lúc…giờ... phút, ngày….tháng…. năm…”. Tương tự như vậy, trong Sổ đăng ký khai tử cũng có mục yêu cầu ghi rõ: giờ, phút, ngày, tháng, năm chết của người được đăng ký khai tử. Từ đó có thể thấy việc xác định và ghi chính xác thời điểm cá nhân chết rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến những quan hệ như thừa kế, quan hệ hôn nhân của người đã chết với người còn sống. Việc Tòa án tuyên bố một người là đã chết, thì cái chết pháp lý này cũng có giá trị ngang bằng với cái chết sinh học. Khi đó các quan hệ về hôn nhân và gia đình, quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người chết. Cho nên khi Bản án hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân giữa bên còn sống với bên đã chết hoàn toàn chấm dứt. Thủ tục và các quy định về tuyên bố một người là đã chết tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. Thời điểm cá nhân đã chết theo quy định được xác định tùy vào từng trường hợp, Tòa án sẽ xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.16 Theo quy định tại Khoản 1 Điều 81 Bộ luật Dân sự quy định các trường hợp người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết và Khoản 2 quy định tùy từng trường hợp Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết căn cứ vào các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 81 Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên do điều luật không nêu rõ ngày xác định một người đã chết và hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn Điều 81 của Bộ luật dân sự nên dẫn đến có nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 dành hẵn phần quy định riêng về hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết gồm 3 Điều từ Điều 65 đến Điều 67. Cụ thể theo quy định tại Điều 65: “Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án”. 16 Được quy định cụ thể tại Điều 81 Bộ luật Dân sự năm 2005 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 19 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì xác định rõ ngày chấm dứt hôn nhân trong trường hợp bị tuyên bố là đã chết là ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án. Như vậy, thời điểm chấm dứt thời kỳ hôn nhân trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết: phụ thuộc vào sự kiện làm cơ sở để chấm dứt quan hệ hôn nhân. - Trường hợp một trong hai bên vợ hoặc chồng chết: Thời điểm chấm dứt hôn nhân được xác định kể từ ngày chết của một bên vợ hoặc chồng được ghi nhận trong Giấy chứng tử mà cơ quan hộ tịch cấp. - Trường hợp một trong hai bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết, thì thời điểm chấm dứt hôn nhân là ngày được ghi nhận trong quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là đã chết và có hiệu lực khi quyết định của Tóa án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật. 2.2. Xác định thời kỳ hôn nhân trong các trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn được đồng hóa là hôn nhân hợp pháp 2.2.1. Quy định của pháp luật về chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được đồng hóa là hôn nhân hợp pháp Chung sống như vợ chồng là hành vi của hai bên nam nữ, tuy không phải là vợ chồng nhưng đã chung sống với nhau và coi nhau là vợ chồng. Họ liên kết với nhau trên cơ sở tự nguyện và không đăng ký kết hôn. Dưới góc độ pháp lý nếu kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn, thì quan hệ chung sống như vợ chồng là quan hệ vợ chồng không có đăng ký kết hôn. Quan hệ này có thể được xác lập không phù hợp hoặc hoàn toàn phù hợp với các điều kiện kết hôn. Theo quy định tại Điểm d Mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TANDTCVKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 thì nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng được coi là hợp pháp nếu họ thỏa các điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành và thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau; - Việc chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận; - Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; - Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Như vậy việc nam nữ chung sống như vợ chồng là quan hệ được xác lập giữa hai người, một nam và một nữ, có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật, chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 20 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Các trường hợp chung sống như vợ chồng theo quy định tại Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000: - Nam và nữ chung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987, trước ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà có đủ điều kiện kết hôn thì được pháp luật khuyến khích đăng ký kết hôn và không hạn chế thời gian đăng ký việc kết hôn. Nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và giải quyết theo quy định về ly hôn. - Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn được pháp luật công nhận kể từ ngày chung sống đến ngày 01/01/2003, trong thời hạn này nếu có yêu cầu ly hôn thì giải quyết theo quy định của pháp luật về ly hôn. Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng. - Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng kể từ ngày 01/01/2001 ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực mà không đăng ký kết hôn đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. 2.2.2. Thời điểm bắt đầu và kết thúc thời kỳ hôn nhân trong các trường hợp chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được đồng hóa là hôn nhân hợp pháp 2.2.2.1. Xác định thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân Quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng chỉ phát sinh từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kết hôn. Tuy nhiên quan hệ chung sống như vợ chồng thì thời điểm này được tính từ mốc thời gian nào? Vì giữa họ không có Giấy chứng nhận kết hôn. Do đó Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 và Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ (Nghị định số 77/2001/NĐ-CP) có hướng dẫn rất chi tiết về vấn đề này, theo đó thời điểm phát sinh quan hệ hôn nhân để tính thời kỳ hôn nhân như sau: - Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (trước ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệc lực) mà không vi phạm các điều kiện kết hôn chưa đăng ký kết hôn thì được công nhận có quan hệ hôn nhân hợp pháp. Pháp luật khuyến khích các bên đi đăng ký kết hôn và nếu việc đăng ký kết hôn được thực hiện sau khi quan hệ vợ chồng đã được xác lập, thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng), chứ không phải chỉ được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn. Ví dụ: Năm 1985 anh A và chị B chung sống với nhau như vợ chồng có tổ chức lễ cưới nhưng không có đăng ký kết hôn. Đến năm 2005 thì anh A và chị B phát sinh mâu thuẫn nhưng vẫn còn chung sống. Đến ngày 02/5/2005 anh A kết hôn với chị C và có đăng ký kết hôn. Trong trường hợp này hôn nhân giữa A và C là kết hôn trái pháp luật vì vi phạm điều kiện cấm kết hôn: vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Vì anh A chung sống GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 21 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam như vợ chồng với chị B vào năm 1985 phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 35/2000/QH10 được pháp luật thừa nhận là hôn nhân hợp pháp và được công nhận kể từ ngày sống chung (ngày tổ chức lễ cưới). Đến năm 2005 tuy A và B có phát sinh mâu thuẫn nhưng hai người vẫn còn chung sống với nhau vì vậy hôn nhân giữa hai người chưa chấm dứt và được pháp luật bảo vệ. Cho nên việc kết hôn giữa anh A và chị C là kết hôn trái pháp luật, thời kỳ hôn nhân giữa A và B vẫn còn tồn tại. - Đối với trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 (thời gian Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà không vi phạm các điều kiện kết hôn thì phải thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày 01/01/2003 theo quy định tại Điểm b Mục 3 Nghị quyết 35/2000/QH10. Ví dụ: A và B chung sống như vợ chồng vào năm 1990, nằm trong khoảng thời gian từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001. Vào thời điểm này A đang có vợ là chị C (có đăng ký kết hôn hợp pháp và chưa ly hôn). Đến ngày 15/01/2001 thì anh A và chị C ly hôn. Đến ngày 16/02/2001 anh A và chị B đăng ký kết hôn. Tuy nhiên tại thời điểm hai người bắt đầu chung sống như vợ chồng họ đã có hành vi vi phạm pháp luật – vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, Thời điểm khắc phục hành vi vi phạm này là ngày 15/01/2001, nằm ngoài khoảng thời gian quy định theo Nghị quyết 35/2000/QH10. Vì vậy họ chỉ được công nhận có quan hệ hôn nhân hợp pháp kể từ ngày đăng ký kết hôn là ngày 16/02/2001. Nếu tại thời điểm hai bên A và B chung sống như vợ chồng mà không vi phạm các quy định về điều kiện kết hôn thì thời kỳ hôn nhân của họ được tính từ ngày bắt đầu chung sống năm 1990. Trường hợp này cần phân biệt như sau: + Đối với trường hợp họ đã đăng ký kết hôn đến ngày 01/01/2003 thì quan hệ hôn nhân được công nhận là đã xác lập từ ngày các bên bắt đầu chung sống như vợ chồng trên thực tế, chứ không phải ngày họ đăng ký kết hôn. + Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn được thực hiện từ sau ngày 01/01/2003 thì quan hệ hôn nhân được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn, thời kỳ hôn nhân được tính từ thời điểm hoàn tất thủ tục đăng ký việc kết hôn và ghi vào Sổ đăng ký kết hôn theo quy định. Ví dụ: Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 15/02/1988 đến ngày 02/03/2004 mới xin đăng ký kết hôn, đến ngày 09/3/2004 họ mới được đăng ký kết hôn. Sau đó đến ngày 20/10/2013 họ có đơn xin ly hôn, thì quan hệ vợ chồng của họ được công nhận từ ngày 09/3/2004. Thông tư liên tịch số 01/2001/TANDTC-VKSNDTC-BTP nêu rõ những trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng được coi là hợp pháp khi có đủ các điều kiện kêt hôn và thuộc một trong bốn trường hợp sau: - Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau; GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 22 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam - Việc chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận; - Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; - Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Theo đó, thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng được quy định là: ngày họ tổ chức lễ cưới; ngày họ chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận; ngày họ chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; ngày họ bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng xây dựng gia đình. Tuy nhiên việc quy định ngày nam, nữ thực sự bắt đầu chung sống khá trừu tượng không có một sự rõ ràng nhất định. Nếu vợ chồng tự thỏa thuận ngày họ về chung sống với nhau để bảo vệ lợi ích của mình trong mối quan hệ với người thứ ba hoặc có tranh chấp về lợi ích giữa vợ và chồng thì rất có thể thời điểm này là không còn chính xác nữa. Nếu các trường hợp này thực hiện việc đăng ký kết hôn thì theo Điều 3 Nghị định 77/2001/NĐ-CP đã quy định cụ thể các vấn đề này: “Quan hệ hôn nhân của những người đăng ký kết hôn theo quy định tại Nghị định này, được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế. Ngày công nhận hôn nhân có hiệu lực phải được ghi rõ trong Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp”. Kể từ thời điểm hai bên nam nữ chung sống với nhau, giữa họ sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ với nhau theo pháp luật Hôn nhân và gia đình quy định đó là các quyền về nhân thân và tài sản. Ngày, tháng, năm xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế được các bên ghi trong Tờ khai đăng ký kết hôn khi Đăng ký kết hôn. Trong trường hợp vợ chồng không cùng xác định được ngày, tháng xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế, thì cách tính ngày, tháng như sau: - Nếu xác định được tháng mà không xác định được ngày, thì lấy ngày 01 của tháng tiếp theo; - Nếu xác định được năm mà không xác định được ngày, tháng, thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo.17 2.2.2.2. Xác định thời điểm chấm dứt thời kỳ hôn nhân Về mặt pháp lý chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 35/2000/QH10 thì có những trường hợp mặc dù không có đăng ký kết hôn những vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp. Vì vậy, tuy không có đăng ký kết hôn nhưng quy định về chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng hợp pháp tương tự như trường hợp có đăng ký kết hôn. Quan hệ này chấm dứt theo một trong hai con đường sau: 17 Xem thêm Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/20/2001 của Chính Phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 23 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Thời điểm chấm dứt thời kỳ hôn nhân do ly hôn Chung sống như vợ chồng được pháp luật thừa nhận và được đồng hóa là hôn nhân hợp pháp có đăng ký kết hôn nên khi có yêu cầu giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn theo thủ tục chung như đối với trường hợp có đăng ký kết hôn. - Trường hợp chung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 nếu một hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn thì sẽ được giải quyết cho ly hôn và thời kỳ hôn nhân chấm dứt khi quyết định, bản án cho ly hôn có hiệu lực pháp luật. - Trường hợp chung sống như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 nếu một hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn thì sẽ được giải quyết như sau: + Trong thời hạn từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003 nếu có hoặc không có đăng ký kết hôn thì được giải quyết theo thủ tục ly hôn và thời kỳ hôn nhân kết thúc khi quyết định, bản án cho ly hôn có hiệu lực pháp luật. + Sau ngày 01/01/2003 nếu có đăng ký kết hôn thì thời điểm quyết định, bản án cho ly hôn có hiệu lực pháp luật thì cũng là thời điểm chấm dứt thời kỳ hôn nhân. Nếu không có đăng ký kết hôn thì không được pháp luật thừa nhận nên không có thời kỳ hôn nhân tồn tại giữa họ. Thời điểm có hiệu lực của bản án, quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn đã được đề cập đến trong mục 2.1.2.1 xác định thời điểm chấm dứt thời kỳ hôn nhân do ly hôn. Như vậy, thời điểm chấm dứt thời kỳ hôn nhân bằng con đường ly hôn trong những trường hợp chung sống như vợ chồng được xác định kể từ khi bản án ly hôn hoặc quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Thời điểm chấm dứt thời kỳ hôn nhân do vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết Trường hợp một bên chết hoặc bị tuyên bố là đã chết thì quan hệ chung sống như vợ chồng đương nhiên chấm dứt. Cái chết pháp lý ngang bằng với cái chết sinh học. Do các trường hợp chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn theo Nghị quyết 35/2000/QH 10 được pháp luật công nhận là vợ chồng nên quy định về chấm dứt thời kỳ hôn nhân trong trường hợp này được áp dụng tương tự như trong trường hợp có đăng ký kết hôn. Thời điểm chấm dứt thời kỳ hôn nhân trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được xác định như sau: - Nếu một trong hai bên vợ chồng chết (cái chết sinh học) thì thời điểm chấm dứt thời kỳ hôn nhân được xác định kể từ ngày chết của một bên vợ hoặc chồng và được ghi trong Giấy chứng tử và Sổ đăng ký khai tử. - Nếu một trong hai bên vợ chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết theo thủ tục chung về tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm kết thúc quan hệ hôn nhân được xác định là GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 24 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam ngày chết ghi trong quyết định tuyên bố chết của Tòa án và có hiệu lực kể từ khi quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Như vậy, có hai căn cứ để xác định thời kỳ hôn nhân được áp dụng cho các trường hợp có đăng ký kết hôn và không có đăng ký kết hôn nhưng được xem là hôn nhân hợp pháp. Thời kỳ hôn nhân trong trường hợp có đăng ký kết hôn được tính từ lúc hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn tức là vào Sổ đăng ký kết hôn. Còn thời kỳ hôn nhân trong trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn được tính từ thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng trên thực tế: ngày tổ chức lễ cưới; ngày chung sống với nhau được gia đình chấp nhận; ngày chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hay ngày chung sống với nhau, chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Thời điểm chấm dứt hôn nhân của các trường hợp này giống nhau chính là thời điểm ly hôn có hiệu lực pháp luật hay thời điểm một trong hai bên vợ chồng chết hoặc bị tuyên bố là đã chết. Tóm lại, thời điểm phát sinh quan hệ hôn nhân theo nguyên tắc chung được tính từ ngày đăng ký kết hôn. Vấn đề công nhận quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng chỉ là trường hợp ngoại lệ. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 25 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH THỜI KỲ HÔN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN Tại Chương này, luận văn nêu lên thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam trong việc xác định thời kỳ hôn nhân và đề xuất phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình. 3.1. Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về xác định thời kỳ hôn nhân Tại Hội nghị toàn quốc về tổng kết 12 năm thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 của Bộ Tư Pháp ngày 16/04/2013 cho thấy trong quá trình thực thi, Luật đã có tác động tích cực đến việc đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở các quy định cụ thể về chế độ hôn nhân và gia đình; trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình; quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái, giữa các thành viên trong gia đình;…Luật đã góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Về cơ bản, hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã đảm bảo cho Luật Hôn nhân và gia đình đi vào cuộc sống, thống nhất trong áp dụng pháp luật, quyền và lợi ích của người dân về hôn nhân và gia đình được thực hiện và bảo vệ. Tuy nhiên, một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình còn chậm được hướng dẫn thi hành hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn chung chung, chưa cụ thể dẫn tới có nhiều cách hiểu khác nhau trong thực tiễn áp dụng. Phải kể đến một trong số đó là việc xác định thời kỳ hôn nhân. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Việc xác định thời kỳ hôn nhân là cơ sở để xác định nguồn gốc của các loại tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia đình, là căn cứ quan trọng để đánh giá chứng cứ và xác định đường lối giải quyết trong nhiều vụ án hôn nhân và gia đình, tranh chấp dân sự như thừa kế, hợp đồng, các tranh chấp về tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Thời kỳ hôn nhân được thừa nhận về mặt pháp lý từ rất lâu thông qua các quy định gián tiếp có liên quan. Trong quá trình bổ sung và hoàn thiện, sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đánh dấu bước phát triển các quy định có liên quan đến việc xác định thời kỳ hôn nhân. Đặc biệt phải kể đến ý nghĩa của việc đưa ra khái niệm về thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, khái niệm thời kỳ hôn nhân lần đầu tiên được thừa nhận chính thức cho đến nay việc hiểu và áp dụng đúng ý đồ của nhà GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 26 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam làm luật lại không hề dễ dàng. Theo Khoản 7 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành thì: “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”. Khi đọc điều luật thì rất dễ hiễu nhưng nếu xét ở những khía cạnh cụ thể thì quy định của pháp luật hiện hành còn có nhiều điểm chưa được rõ ràng. Thực tế khi giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình các Thẩm phán thường cho rằng việc xác định thời kỳ hôn nhân chỉ có ý nghĩa khi muốn phân biệt chế độ tài sản chung và riêng, nếu không nhằm mục đích phân biệt chế độ tài sản thì việc xác định thời kỳ hôn nhân không có ý nghĩa thực tiễn, không cần thiết nên không được đề cập đến trong các quyết định hoặc bản án giải quyết vấn đề hôn nhân và gia đình của mình. Chính vì vậy đa phần các quyết định, bản án của Tòa án không đề cập đến vấn đề xác định thời kỳ hôn nhân. Sau đây là một vài vướng mắc trong quá trình thực thi: 3.1.1. Xác định thời kỳ hôn nhân trong trường hợp chuyển hóa quan hệ pháp luật từ hôn nhân trái pháp luật sang hôn nhân hợp pháp Kết hôn là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Các điều kiện kết hôn được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành bao gồm điều kiện về nội dung và điều kiện về hình thức. Các điều kiện về: độ tuổi kết hôn, sự ưng thuận hay tự nguyện và không vi phạm các điều kiện cấm kết hôn. Bên cạnh đó còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức hay thủ tục đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân hợp pháp được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Những trường hợp xác lập quan hệ vợ chồng không theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn là hôn nhân trái pháp luật.18 Về nguyên tắc, kết hôn vi phạm một trong các điều kiện kết hôn thì hôn nhân đó là trái pháp luật, khi có yêu cầu thì Tòa án có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật đó, tuy nhiên nguyên tắc nào thì cũng có ngoại lệ. Trong một số trường hợp ngoại lệ theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà các bên không còn vi phạm điều kiện kết hôn, chung sống bình thường, hạnh phúc, có con chung, có tài sản chung không áp dụng quyết định việc hủy việc kết hôn trái pháp luật đó, vì trong một số trường hợp đó quan hệ pháp luật đã chuyển hóa từ hôn nhân trái pháp luật sang công nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp. Vấn đề đặt ra là lúc này thời kỳ hôn nhân được xác định như thế nào, được công nhận kể từ thời điểm nào? 3.1.1.1. Xác định thời kỳ hôn nhân khi có sự chuyển hóa từ hôn nhân vi phạm độ tuổi kết hôn sang hôn nhân hợp pháp Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: “Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”. Theo quy định này thì: “không bắt buộc nam phải đủ từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn; do đó 18 Khoản 3 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 27 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám là kết hôn là không vi phạm điều kiện kết hôn” được hướng dẫn tại Điểm a Mục 1 Nghị quyết số 02/2000/NQHĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Tại Điều 3 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định: “Nam đang ở tuổi hai mươi, nữ đang ở tuổi mười tám thì đủ điều kiện về độ tuổi kết hôn theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Luật Hôn nhân và gia đình”. Như vậy, chỉ cần nam bước sang tuổi hai mươi, nữ bước sang tuổi mười tám là đủ điều kiện kết hôn. Nhưng bước sang tuổi hai mươi, bước sang tuổi mười tám là như thế nào, quy định này vẫn còn chung chung dễ dẫn đến sự nhầm lẫn, áp dụng không chính xác. Chính vì vậy ngày 19/04/2001 Bộ Tư Pháp đã ban hành Công văn số 268/TP-HT quy định về độ tuổi kết hôn đã hướng dẫn rõ ràng và chi tiết tránh sự nhầm lẫn về tuổi kết hôn là: “Nam bước sang ngày hôm sau của ngày sinh nhật lần thứ 19, nữ bước sang ngày hôm sau của lần sinh nhật thứ 17” là đủ điều kiện kết hôn theo luật định. Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nam, nữ kết hôn phải tuân thủ điều kiện về độ tuổi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 là: “Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên”. Quy định về độ tuổi kết hôn theo Luật mới có sự khác biệt so với Luật hiện hành là cụm từ “từ đủ” là nam phải từ đủ hai mươi tuổi, nữ phải từ đủ mười tám tuổi. Việc quy định như vậy để phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và tố tụng có liên quan, theo Luật thì nữ chưa đủ mười tám tuổi vẫn được kết hôn, nhưng theo pháp luật hiện hành, nhiều giao dịch (về bất động sản, tín dụng...) đòi hỏi chủ thể của giao dịch phải là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Bên cạnh đó về tố tụng, khoản 3 Điều 57 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định một cá nhân chỉ có thể tự mình tham gia quan hệ tố tụng khi đã đủ mười tám tuổi trở lên. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, vợ chồng có quyền tự do yêu cầu ly hôn, trong đó có cả trường hợp người vợ chưa đủ mười tám tuổi. Tuy nhiên, quyền tự do ly hôn của người vợ không thể thực hiện nếu đến thời điểm có yêu cầu ly hôn, họ chưa đủ mười tám tuổi. Do đó Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam phải đủ hai mươi tuổi và nữ phải đủ mười tám tuổi mới được kết hôn. Ví dụ: chị Nguyễn Thị A sinh ngày 26/3/1983: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì đến ngày 26/3/2000 chị A tròn 17 tuổi. Từ sau ngày 26/3/2000 coi như chị A bước sang tuổi mười tám và được phép kết hôn. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì đến ngày 26/3/2001 chị A đủ 18 tuổi và chị A được kết hôn theo quy định của pháp luật là từ ngày 26/3/2001. Thực tế tại các địa phương rất nhiều trường hợp việc kết hôn vi phạm độ tuổi kết hôn. Nguyên tắc chung, nam và nữ kết hôn có đăng ký kết hôn, nhưng vi phạm một trong các điều kiện kết hôn thì quan hệ hôn nhân này được xác định là hôn nhân trái pháp luật và sẽ bị hủy. Tuy nhiên theo quy định tại đoạn 4 tiết D1 điểm D mục 2 Nghị quyết số 02/2000/NQHĐTP hướng dẫn cụ thể như sau: “Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 28 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung thì không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn thì Tòa án thụ lý để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung”. Vấn đề đặt ra là tại thời điểm có yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, họ đã đến tuổi kết hôn và chứng minh được cuộc sống bình thường, đã có con chung và tài sản chung thì thời kỳ hôn nhân được xác định từ thời điểm nào. Bởi vì trong trường hợp này luật chỉ quy định nếu xảy ra mâu thuẫn có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và giải quyết việc ly hôn nhưng không có quy định thời kỳ hôn nhân trong trường hợp này được xác định như thế nào? Theo lý giải thì của các nhà nghiên cứu luật thì Hội đồng Thẩm phán không có ý định phân biệt quan hệ hôn nhân theo từng giai đoạn, nên không xác định thời kỳ hôn nhân, không có hướng dẫn về việc xử lý tài sản theo từng giai đoạn.19 Lúc này xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng thời kỳ hôn nhân được xác định kể từ thời điểm họ đủ tuổi kết hôn, không thể căn cứ vào ngày đăng ký kết hôn. Bởi vì khi họ đủ tuổi kết hôn là điều kiện cần và việc chung sống của họ bình thường, có con chung và tài sản chung là điều kiện đủ để công nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp. Nếu tại thời điểm họ có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà họ chưa đủ tuổi kết hôn thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Quan điểm khác cho rằng, thời kỳ hôn nhân vẫn được xác định từ ngày nam và nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn, vì trường hợp này đã có sự kiện chuyển hóa, cho phép công nhận quan hệ hôn nhân của họ là hợp pháp không phải là kết hôn trái pháp luật. Quan điểm này còn cho rằng việc kết hôn trái pháp luật nếu chưa bị hủy thì về nguyên tắc quan hệ đó vẫn là hợp pháp, vì vậy thời kỳ hôn nhân vẫn tồn tại. Mặc dù tại thời điểm kết hôn họ đã vi phạm điều kiện kết hôn về độ tuổi nhưng sự vi phạm này đã được khắc phục. Do đó, cần bảo vệ quyền lợi của họ như quan hệ hôn nhân hợp pháp kể từ thời điểm họ thực hiện việc đăng ký kết hôn. Việc quy định độ tuổi tối thiểu để kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình nhằm đảm bảo cho nam và nữ có những suy nghĩ chín chắn, trưởng thành để quyết định kết hôn. Với hướng dẫn tại tiết D1 điểm D mục 2 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP thì người viết đồng tình với quan điểm thứ nhất. Vì theo Khoản 7 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành thì:“Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”. Thời điểm công nhận quan hệ vợ chồng được xác định kể từ thời điểm đăng ký kết hôn và việc kết hôn này phải được xác lập theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và có đăng ký kết hôn. Trong trường hợp này mặc dù 19 Tiến Long, Duy Kiên, Một số vấn đề về điều kiện kết hôn và hướng xử lý những trường hợp kết hôn vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình hoặc chung sống với nhau như vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và những kiến nghị, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 2, tháng 01/2013, trang 9 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 29 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam nam và nữ có thực hiện việc đăng ký kết hôn theo luật định nhưng tại thời điểm kết hôn họ đã vi phạm điều kiện kết hôn nên hôn nhân của họ là hôn nhân trái pháp luật về mặt pháp luật là sẽ bị hủy. Nếu đến thời điểm yêu cầu hủy việc kết hôn mà họ chưa đủ tuổi thì vẫn hủy việc kết hôn của họ. Tuy nhiên đến thời điểm yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì sự vi phạm đó không còn, họ đã đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo luật định nên pháp luật mới công nhận quan hệ hôn nhân của họ là hợp pháp và không quyết định hủy việc kết hôn. Đó chính là cơ sở xem xét ngày bắt đầu thời kỳ hôn nhân. Chính vì vậy không thể xác định thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân của họ kể từ ngày đăng ký kết hôn được. Khoảng thời gian từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày đủ tuổi để công nhận hôn nhân hợp pháp thì không được công nhận là vợ chồng, giữa họ chỉ là quan hệ dân sự thông thường. Nếu có phát sinh quan hệ tài sản thì tài sản của họ là tài sản chung theo phần vì không được công nhận là vợ chồng nên không được xác định là tài sản chung hợp nhất. Do đó quan hệ tài sản giữa họ sẽ điều chỉnh ở Bộ luật Dân sự và pháp luật có liên quan. Do điểm này luật chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể nên dẫn đến có nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau có thể đúng hoặc không đúng với ý định của nhà làm luật. Do đó cần có những quy định cụ thể và rõ ràng hơn về vấn đề này nhằm làm cho công tác thực thi pháp luật được dễ dàng và thống nhất hơn trong thời gian tới. 3.1.1.2. Xác định thời kỳ hôn nhân khi có sự chuyển hóa từ hôn nhân vi phạm chế độ một vợ một chồng sang hôn nhân hợp pháp Hôn nhân dựa trên nguyên tắc một vợ, một chồng được cụ thể hóa trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tại Khoản 1 Điều 2 phù hợp với quy định của Hiến pháp: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”.20 Hôn nhân một vợ, một chồng lấy tình yêu giữa nam, nữ làm cơ sở xác lập hôn nhân và tình yêu giữa họ là cơ sở để duy trì quan hệ hôn nhân hướng tới sự ổn định, bền vững và hạnh phúc của gia đình. Theo Khoản 1 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định việc kết hôn bị cấm đối với người đang có vợ hoặc có chồng. Theo đó thì những người đang có vợ có chồng bị cấm kết hôn với nhau và cũng bị cấm kết hôn với người chưa có vợ, có chồng. Người đang có vợ, có chồng là những người đã kết hôn theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn, đã đăng ký kết hôn và quan hệ hôn nhân chưa chấm dứt do ly hôn hoặc một trong hai bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Người đang có vợ, có chồng theo hướng dẫn tại tiết C1 điểm C mục 1 Nghị quyết số 02/2000/NQHĐTP là: - Người đã kết hôn hợp pháp với người khác và chưa ly hôn; - Người chung sống với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống mà không đăng ký kết hôn; 20 Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 30 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam - Người đang chung sống với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 và đang chung sống mà không đăng ký kết hôn, áp đụng đến trước ngày 01/01/2003. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP: “Nếu khi một người đang có vợ hoặc có chồng, nhưng tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài mà đã kết hôn với người khác, thì lần kết hôn sau là thuộc trường hợp cấm kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 10. Tuy nhiên, khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật họ đã ly hôn với vợ hoặc chồng của lần kết hôn trước, thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật đối với lần kết hôn sau. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung”.21 Nếu quan hệ hôn nhân hợp pháp đã mâu thuẫn trầm trọng và có yêu cầu ly hôn và được Tòa án chấp thuận thì không nên đặt vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật đối với lần kết hôn sau. Khi còn tồn tại cả hai quan hệ hôn nhân thì quan hệ hôn nhân sau là trái pháp luật, nhưng khi quan hệ hôn nhân hợp pháp đã được Tòa án cho ly hôn, từ khi bản án hoặc quyết định có hiệu lực thì giữa các bên chỉ còn tồn tại một quan hệ hôn nhân. Nếu sau đó quan hệ hôn nhân sau phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ xem xét theo thủ tục chung về ly hôn. Trong trường hợp này quan hệ hôn nhân của họ đã được chuyển hóa từ trái pháp luật sang hôn nhân hợp pháp do: họ đã ly hôn với lần kết hôn trước và mới phát sinh mâu thuẫn. Tuy nhiên trong trường hợp này nhà làm luật đã không đưa ra hướng dẫn về xác định thời kỳ hôn nhân trong trường hợp ngoại lệ này, vì vậy thực tiễn xét xử gặp vướng mắc khi xác định thời kỳ hôn nhân hợp pháp. Vụ dụ: anh Nguyễn Văn A kết hôn với chị Trần Thị D có đăng ký kết hôn vào tháng 3/2010. Sau đó anh A lại kết hôn với chị Lê Thị H vào tháng 01/2012. Tháng 5/2013 anh A ly hôn với chị D. Tháng 2/2014 chị H làm đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn với anh A. Vấn đề đặt ra trong vụ án này là, với sự kiện anh A đã ly hôn với D vào tháng 5/2013 theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP thì Tòa án sẽ thụ lý vụ án ly hôn giữa anh A và chị H theo vụ án ly hôn không theo thủ tục hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, thời kỳ hôn nhân được tính từ thời điểm nào để làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của họ với nhau. Có quan điểm cho rằng, thời kỳ hôn nhân được tính kể từ thời điểm anh A và chị H đăng ký kết hôn là tháng 01/2012. Khi giải quyết yêu cầu xin ly hôn, theo luật định thời kỳ hôn nhân vẫn được tính kể từ thời điểm đăng ký kết hôn đến thời điểm có quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật. Quan điểm thứ hai cho rằng, thời kỳ hôn nhân chỉ được tính kể từ thời điểm anh A và chị D có quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật. Chỉ khi quan hệ hôn nhân đầu tiên được 21 Tiết D3 Điểm D Mục 2 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tóa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 31 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Tòa án xử cho ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì quan hệ hôn nhân giữa anh A và chị H mới thoát khỏi ràng buộc về điều kiện kết hôn vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Người viết đồng tình với quan điểm thứ hai vì việc kết hôn sau chưa bị hủy nhưng về bản chất của việc kết hôn đó là trái pháp luật, vì vậy giữa hai bên không tồn tại thời kỳ hôn nhân, Giấy chứng nhận kết hôn đó không có giá trị pháp lý nên không thể dựa vào ngày đăng ký kết hôn. Nếu công nhận kể từ thời điểm kết hôn thì cũng không hợp lý vì tại thời điểm đó họ đang vi phạm điều kiện kết hôn và nếu công nhận kể từ thời điểm đăng ký kết hôn thì có thể có khoảng thời gian tồn tại song song hai thời kỳ hôn nhân. Ngoài ra theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP tại thời điểm kết hôn mặc dù nam, nữ có vi phạm điều kiện kết hôn nhưng đến thời điểm họ yêu cầu việc hủy việc kết hôn trái pháp luật thì sự vi phạm không còn nữa, thì không áp dụng chế tài hủy hôn trái pháp luật. Tại thời điểm này hôn nhân với lần kết hôn sau mới được công nhận hợp pháp và mới được tính bắt đầu của thời kỳ hôn nhân, nếu đến thời điểm yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật sự vi phạm đó vẫn còn thì đương nhiên hôn nhân đó bị hủy. Cũng tương tự như trường hợp chuyển hóa quan hệ pháp luật từ hôn nhân vi phạm độ tuổi kết hôn sang hôn nhân hợp pháp, trong trường hợp này thì khoảng thời gian từ ngày đăng ký kết hôn đến thời điểm bản án, quyết định ly hôn với lần kết hôn trước có hiệu lực pháp luật thì quan hệ giữa họ là quan hệ dân sự thông thường, không được công nhận là vợ chồng. Khi phát sinh tranh chấp về tài sản thì tài sản của họ sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự vì không được công nhận là vợ chồng hợp pháp trong khoảng thời gian này nên tài sản của họ không được xác định là tài sản chung hợp nhất mà chỉ là tài sản chung theo phần. Trong các trường hợp ngoại lệ này, nhà làm luật cần có những hướng dẫn rõ ràng về thời kỳ hôn nhân được xác định khi nào. Việc quy định rõ ràng sẽ làm cho công tác thi hành pháp luật hay trong công tác xét xử của Tòa án được thống nhất tránh được tình trạng xuất hiện nhiều quan điểm và cách giải quyết khác nhau sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự. Trong thời gian tới nhà làm luật cần cân nhắc và đưa ra hướng dẫn cụ thể cho những trường hợp này. 3.1.2. Xác định thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân trong trường hợp chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn Theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành thì thời kỳ hôn nhân được xác định kể từ thời điểm hai bên nam nữ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Tuy nhiên trường hợp kết hôn mà không có đăng ký kết hôn thì việc xác định thời kỳ hôn nhân lại không dễ dàng. Tại Điều 3 Nghị định số 77/2001/NĐ-CP quy định về việc công nhận ngày hôn nhân có hiệu lực: “Quan hệ hôn nhân của những người đăng ký kết hôn theo quy định tại Nghị định này, được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế”. Cùng vấn đề tại điểm c mục 1 Nghị định số 77/2001/NĐ-CP còn quy định: thời điểm nam nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 32 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống được gia đình chấp nhận, được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Mặc dù vậy trong thực tiễn việc xác định thời kỳ hôn nhân không phải lúc nào cũng suôn sẽ. Trong không ít các trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng không có đăng ký kết hôn, khi có tranh chấp về tài sản giữa vợ hoặc chồng hoặc khi họ có yêu cầu ly hôn thì việc xác định thời điểm nam, nữ bắt đầu chung sống với nhau rất khó, bởi lúc đó người nào cũng muốn được lợi về tài sản. Có thể tài sản của họ được tạo lập ra là trong thời kỳ hôn nhân nhưng do không có một mốc chứng cứ rõ ràng nên họ gian lận về thời điểm chung sống để tài sản đó là của riêng họ, do họ có trước thời kỳ hôn nhân. Hậu quả là người kia phải chịu thiệt, đặc biệt là những người phụ nữ lấy chồng và đóng vai trò là phụ nữ của gia đình, tuy không có công sức tạo dựng tài sản do lao động của mình nhưng giả sử trong trường hợp họ có mối quan hệ vợ chồng ràng buộc về mặt pháp lý thì khi giải quyết vấn đề chia tài sản họ sẽ được pháp luật bảo vệ quyền tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng. Bên cạnh đó khi xác định thời điểm bắt đầu chung sống không dựa vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thông thường họ đưa ra các giấy tờ chứng minh như: sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của con chung của hai người,…hoặc có xác nhận của Ủy ban nhân dân nơi cư trú. Thực tế, có những trường hợp chuyển địa điểm cư trú của hai bên, Ủy ban nhân dân không xác nhận được hoặc không xác nhận thì rất khó khăn để xác định. Thực tế để đương sự lấy được xác nhận của các cơ quan này là không hề dễ dàng, không ít các trường hợp đương sự bị từ chối xác nhận với lý do phải có yêu cầu của Tòa án mới xác nhận, làm cho người dân gặp khó khăn khi khởi kiện. Vụ dụ: anh C và chị T tổ chức đám cưới vào năm 1986 nhưng không có đăng ký kết hôn tại xã M, huyện H, tỉnh NA. Đến năm 2003, anh chị di chuyển nơi cư trú đến huyện K, tỉnh ĐL. Hai người có con chung là cháu H và K, cùng một số tài sản. Năm 2009, anh C ngoại tình và thường xuyên đánh đập vợ và con. Chính quyền địa phương hòa giải nhiều lần nhưng không thành công nên năm 2011 chị T viết đơn gửi Tòa án nhân dân huyện K, tỉnh ĐL yêu cầu ly hôn với anh C. Tòa án nơi các đương sự tạm trú xem xét đơn và yêu cầu chị T có xác nhận là chung sống như vợ chồng vào năm 1986. Ủy ban nhân dân xã nơi chị T tạm trú chỉ xác nhận anh C và chị T chung sống với nhau từ năm 2003, còn trước đó thì không biết. Chị T về địa phương nơi tổ chức đám cưới năm 1986 thì không được xác nhận. Ngoài ra chị T còn xuất trình được Giấy khai sinh của cháu H sinh năm 1990. Như vậy, Tòa án rất khó có căn cứ để thụ lý giải quyết theo các mốc thời gian được quy định tại mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10. Do chưa được quy định rõ những tài liệu nào được xem là chứng cứ để chứng minh được thời gian bắt đầu chung sống trên thực tế. Nên Tòa án thường dựa vào Giấy khai sinh GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 33 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam của con chung, Sổ hộ khẩu và Giấy xác nhận của chính quyền địa phương. Do đó theo người viết cho rằng pháp luật cần quy định cụ thể vấn đề này để các bên dễ dàng và thuận tiện trong việc tìm kiếm và thu thập chứng cứ. Bên cạnh đó còn đảm bảo được quyền lợi của các bên, tránh được tình trạng một bên vì quyền lợi của mình mà cung cấp lời khai, chứng cứ sai lệch làm ảnh hưởng đến quyền lợi bên còn lại. 3.1.3. Xác định thời điểm chấm dứt thời kỳ hôn nhân trong trường hợp vợ hoặc chồng bị tuyên bố là đã chết Thực tiễn xét xử đã và đang đặt ra những vướng mắc nhất định Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết căn cứ vào các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 81 Bộ luật Dân sự năm 2005 như thế nào? Để làm căn cứ xác định thời điểm chấm dứt hôn nhân trong trường hợp một bên bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Ví dụ: anh Nguyễn Văn Hải, là một ngư dân đánh cá trên vùng biển Đà Nẵng. Ngày 28/12/2012, đang đánh cá trên biển thì gặp nạn, tàu bị chìm. Sau khi tổ chức tìm kiếm cứu nạn nhưng vẫn không tìm được anh Hải. Đến ngày 15/02/2014, vợ anh Hải có đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố anh Hải là đã chết và xin ly hôn với anh Hải. Vấn đề đặt ra là hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên Tòa án sẽ xác định ngày chết của anh Hải là ngày nào, trên thực tế đang tồn tại một số quan điểm sau: Quan điểm thứ nhất, trường hợp quy định tại điểm a và điểm d Khoản 1 Điều 81 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết được xác định vào ngày có tin tức cuối cùng của người đó. Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng của người đó thì ngày chết được xác định là ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng của người đó; nếu không xác định được tháng có tin tức cuối cùng của người đó thì ngày chết được xác định là ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng của người đó. Đối với trường hợp nêu tại điểm b và điểm c Khoản 1 Điều 81 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết được xác định là ngày xảy ra tai nạn, thiên tai hoặc ngày chiến tranh kết thúc. Do đó theo quan điểm này thì anh Hải được xác định chết vào ngày 28/12/2012 ngày xảy ra tai nạn. Quan điểm thứ hai cho rằng, căn cứ vào Khoản 2 Điều 81 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết được xác định dựa vào các tài liệu, chứng cứ. Còn nếu không xác định được ngày chết thì là ngày bản án hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố người đó chết có hiệu lực pháp luật. Theo quan điểm này thì việc xác định ngày chết của anh Hải cần dựa trên các tài liệu chứng cứ. Vì theo Khoản 1 Điều 81 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống và sau tai nạn thì không hẳn là ai cũng chết. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 34 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Quan điểm thứ ba thừa nhận, thời điểm chết được xác định theo các trường hợp sau: - Đối với trường hợp đã có quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án thì ngày chết được xác định là ngày kế tiếp sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực pháp luật. - Đối với trường hợp biệt tích trong chiến tranh thì thời điểm chết phải được xác định là ngày kế tiếp sau năm năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc. - Đối với trường hợp bị tai nạn, thảm họa thì thời điểm chết được xác định là ngày kế tiếp sau một năm kể từ ngày bị tai nạn hoặc thảm họa thiên tai. - Đối với trường hợp biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống thì thời điểm chết được xác định là ngày kế tiếp sau năm năm kể từ ngày được xác định là biệt tích. Trong trường hợp này ngày anh Hải chết được xác định là ngày kế tiếp sau một năm kể từ ngày tai nạn chấm dứt 29/12/2013. Theo quan điểm của người viết thì ngày chết sẽ được tính tùy từng trường hợp cụ thể: nếu mất tích trong thảm họa, thiên tai hay biệt tích trong chiến tranh mà sau năm năm chiến tranh kết thúc vẫn không có tin tức xác thực là còn sống thì ngày chết là ngày xảy ra tai nạn, thảm hỏa, thiên tai hay ngày chiến tranh kết thúc. Vì sau khi xảy ra tại nạn, thiên tai hay chiến tranh kết thúc mà còn sống sao lại không thể có tin tức được, tuy nhiên là không hẳn ai cũng chết nhưng tỷ lệ này rất nhỏ. Trường hợp nếu ngày chết không được xác định chính xác như: sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật hay biệt tích năm năm liền mà không có tin xác thực là còn sống được quy định tại Điểm a và d Khoản 1 Điều 81 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì Tòa án căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ để xác định ngày chết nếu không xác định được ngày chết thì sẽ lấy ngày quyết định tuyên bố chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật để làm căn cứ xác định thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân. Trong việc xác định thời kỳ hôn nhân nhất là thời điểm kết thúc thời kỳ hôn nhân đối với trường hợp vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết, vấn đề xác định ngày chết của người bị tuyên bố chết là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Chỉ khi nào xác định chính xác ngày chết thì mới có thể xác định thời điểm chấm dứt cũng như phát sinh các quan hệ pháp luật như: thời điểm chấm dứt hôn nhân, thời điểm mở thừa kế. Do đó người viết cho rằng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này nhằm đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật được thống nhất. 3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về xác định thời kỳ hôn nhân Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật trong việc xác định thời kỳ hôn nhân đã có những vướng mắc nhất định. Vì thế cần có những giải pháp cụ thể để giải quyết dứt điểm những hạn chế này. Để góp phần giải quyết những vướng mắc nêu trên Luật Hôn nhân GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 35 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và gia đình năm 2014 đã chính thức được thông qua và sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2015. Tuy nhiên Luật mới ra đời chưa thể giải quyết hết những hạn chế này vẫn còn những điểm quy định chưa được giải thích rõ ràng. Hy vọng Chính Phủ và các Bộ ngành có liên quan sẽ có những hướng dẫn rõ ràng để tránh có những quan điểm không thống nhất như hiện nay. Bên cạnh đó người viết cũng đưa ra một số giải pháp nhằm góp một phần làm cho những quy định của pháp luật nói chung và pháp luật hôn nhân gia đình nói riêng được áp dụng rộng rãi và thống nhất. 3.2.1. Các giải pháp về mặt lập pháp Thứ nhất, khái niệm thời kỳ hôn nhân được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là được xác định: “từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”. Vấn đề xác định thời điểm phát sinh quan hệ hôn nhân theo nguyên tắc chung là được tính từ ngày đăng ký kết hôn. Tuy nhiên khái niệm trên chưa bao quát hết các trường hợp ngoại lệ xảy ra trên thực tế được nêu ở phần thực trạng. Mặc dù Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có đưa ra khái niệm thời kỳ hôn nhân nhưng vẫn không có sự khác biệt và không bao trùm hết các trường hợp. Do đó cần được quy định và giải thích cụ thể trong các Nghị định và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 trong thời gian tới. Trong các văn bản này cần quy định rõ việc xác định thời kỳ hôn nhân trong trường hợp có đăng ký kết hôn; không có đăng ký kết hôn nhưng được công nhận là hôn nhân hợp pháp và trong các trường hợp ngoại lệ khi có sự chuyển hóa quan hệ pháp luật từ hôn nhân trái pháp luật sang hôn nhân hợp pháp. Trong hai trường hợp ngoại lệ thì thời kỳ hôn nhân có thể được xác định kể từ thời điểm đủ điều kiện để được công nhận là hôn nhân hợp pháp chính là thời điểm sự vi phạm chính thức không còn tồn tại. Thứ hai, đối với vấn đề đương sự gặp khó khăn trong việc đưa ra chứng cứ xác định ngày xác lập quan hệ vợ chồng trên thực tế trong trường hợp không có đăng ký kết hôn theo người viết thì nhà làm luật nên quy định cụ thể những chứng cứ, tài liệu nào là căn cứ xác minh được chấp nhận. Trên cơ sở đó các bên trong vụ việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình cụ thể là vợ - chồng có thể tìm được nguồn chứng cứ hợp lý theo quy định để tránh lãng phí thời gian và công sức trong việc tìm chứng cứ để chứng minh thời điểm xác lập quan hệ mà không được chấp nhận hoặc không thể xác định được rõ ràng, chính xác. Thứ ba, để khắc phục cách hiểu khác nhau đối với quy định về tuyên bố một người là đã chết kiến nghị cần sửa đổi quy định tại Khoản 2 Điều 81 Bộ luật Dân sự năm 2005 theo hướng cần xác định ngày chết để làm căn cứ xác định ngày chấm dứt thời kỳ hôn nhân, ảnh hưởng đến nhiều quan hệ pháp luật khác nên phân biệt hai trường hợp: + Trường hợp ngày chết không được xác định chính xác: Việc tuyên bố chết trong trường hợp này không được xác định cụ thể thời điểm mà dựa trên cơ sở điều kiện cần và đủ theo quy định của pháp luật để tuyên bố một người là đã chết. Vì vậy khi rơi vào một trong các căn cứ quy định tại Điểm a hoặc d Khoản 1 Điều 81 Bộ luật Dân sự 2005 thì ngày chết GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 36 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam của người bị tuyên bố chết là phải được xác định là ngày được ghi nhận trong bản án, quyết định. Nếu không xác định được thì xác định ngày chết là ngày bản án, quyết định tuyên bố chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật. + Trường hợp ngày chết được xác định tương đối chính xác: đó là trường hợp một người có mặt trong một vụ tai nạn như máy bay bị rơi, tàu bị chìm hoặc trong vùng bị thiên tai như động đất, lũ lụt,…hay trường hợp một người biệt tích trong chiến tranh sau năm năm từ khi chiến tranh kết thúc mà sau các nỗ lực tìm kiếm vẫn không có tin tức xác thực là người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó là đã chết. Trong trường hợp này, ngày chết được xác định là ngày xảy ra tai nạn, thảm họa thiên tai đó theo Điểm b Khoản 1 hay ngày chiến tranh kết thúc theo Điểm c Khoản 1 Điều 81 Bộ luật Dân sự năm 2005. 3.2.2. Các giải pháp về công tác hướng dẫn áp dụng và thi hành pháp luật Thứ nhất, Tăng cường công tác giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật Theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Tổ chức tòa án nhân dân về nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao, trong đó Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ: “Hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Tòa án”. Thực tiễn hoạt động của Tòa án trong thời gian qua cho thấy, công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao chưa được thực hiện đầy đủ, còn nhiều bất cập làm cho việc áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân các cấp còn lúng túng. Trong những năm qua việc hướng dẫn áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: qua báo cáo tổng kết công tác xét xử hàng năm, các văn bản hướng dẫn đối với từng vấn đề, đặc biệt là hình thức quan trọng nhất và có hiệu lực cao nhất trong phạm vi toàn quốc là các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, do đặc thù trong việc giải quyết án Hôn nhân và gia đình phức tạp và đa dạng, mỗi vụ án đều có những đặc điểm riêng. Trong khi đó những văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao chỉ mang tính khái quát chung. Nhưng trong thực tiễn xét xử các Tòa án vận dụng những hướng dẫn của Tòa án tối cao để áp dụng giải quyết từng vấn đề cụ thể nên mỗi địa phương có những cách hiểu và vận dụng hướng dẫn khác nhau để giải quyết vụ án, vì thế có những quan điểm còn khác nhau ảnh hưởng đến tính thống nhất của pháp luật. Vì vậy cần tăng cường công tác giải thích và hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất của Tòa án nhân dân tối cao như: ban hành các văn bản hướng dẫn giải quyết cụ thể từng vấn đề vướng mắc nêu trên. Thứ hai, Tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử của ngành Tòa án làm cơ sở cho hoạt động áp dụng pháp luật được thống nhất Để nâng cao chất lượng giải quyết án, những vướng mắc nêu trên và hạn chế những sai sót thì hàng năm phải tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc áp dụng pháp luật để rút ra những GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 37 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam mặt đạt được và những thiếu sót, tính thiếu thống nhất trong các vụ án có những vướng mắc nêu trên. Thông qua công tác này các Thẩm phán và cán bộ Tòa án nhân dân sẽ nâng cao được kỹ năng giải quyết án, những sai lầm trong công tác xét xử sẽ được khắc phục. Thứ ba, Tăng cường hoạt động kiểm tra đối với Tòa án nhân dân cấp huyện, đảm bảo việc áp dụng pháp luật thống nhất Kiện toàn tổ chức bộ máy của Ủy ban thẩm phán và Phòng Giám đốc kiểm tra cụ thể như: - Ngoài các chức danh bắt buộc như Chánh án, các Phó chánh án thì Ủy ban thẩm phán cần có những Thẩm phán có kinh nghiệm giỏi về kinh nghiệm và trình độ xét xử để hướng dẫn đường lối giải quyết án Hôn nhân và gia đình. - Tăng cường số lượng thẩm tra viên và chuyên viên cho phòng Giám đốc kiểm tra của Tòa án nhân dân cấp tỉnh những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi và có kinh nghiệm. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 38 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam KẾT LUẬN Gia đình là nền tảng của xã hội, gia đình tốt xã hội mới tốt. Vì vậy để ổn định và bảo vệ các quan hệ hôn nhân và gia đình là vô cùng quan trọng. Luật Hôn nhân và gia đình được ban hành và từng bước được sửa đổi bổ sung, nhằm đáp ứng với sự thay đổi của các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến từng mối quan hệ trong gia đình. Luật quy định chế độ hôn nhân có một vị trí rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của từng gia đình và từng thành viên trong gia đình. Những quy định của Luật Hôn nhân và gia đình không chỉ giải quyết những tranh chấp phát sinh mà còn là cơ sở để điều chỉnh các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giúp cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được bền chặc hơn. Việc xác định thời kỳ hôn nhân không phải là vấn đề mới trong trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Nó đã được đề cập từ rất lâu nhưng vẫn chưa được mọi người quan tâm nhiều, mọi người chỉ quan tâm đến việc xác định thời kỳ hôn nhân khi có phát sinh tranh chấp liên quan đến tài sản chung. Vì tài sản chung của vợ chồng được ghi nhận gắn liền với thời kỳ hôn nhân và thời kỳ hôn nhân là căn cứ đầu tiên xác định mối quan hệ tài sản của các bên. Tuy nhiên, bên cạnh mối quan hệ tài sản giữa vợ chồng thì thời kỳ hôn nhân còn là căn cứ để xác định các mối quan hệ khác như: nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng, thừa kế, căn cứ xác định con chung và nhiều quan hệ khác tồn tại trong đời sống hôn nhân. Từ đó cho thấy được vai trò và ý nghĩa của việc xác định thời kỳ hôn nhân của vợ chồng trước pháp luật. Qua nghiên cứu “Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, luận văn đã hoàn thành những nội dung chủ yếu sau: - Vận dụng được kết quả nghiên cứu lý luận về xác định thời kỳ hôn nhân người viết đã làm rõ được các căn cứ quan trọng trong việc xác định thời gian tồn tại mối quan hệ giữa vợ chồng trước pháp luật. - Bên cạnh đó người viết cũng đưa ra được những vụ án minh họa về những khó khăn, vướng mắc trong việc xác định thời kỳ hôn nhân trong thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân và gia đình. - Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật về xác định thời kỳ hôn nhân, cùng với việc đưa ra những hạn chế ảnh hưởng đến việc xác định thời kỳ hôn nhân, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và pháp luật có liên quan. Luận văn đã đưa ra một cái nhìn tổng thể dưới góc độ pháp luật điều chỉnh cũng như thực tiễn giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình trong việc xác định thời điểm phát sinh cũng như chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật ở Việt Nam. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 39 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục văn bản pháp luật 1. Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1946 2. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) Bộ luật Dân sự năm 2005 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1959 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1986 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 06/9/2000 của Quốc hội quy định về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 10. Nghị quyết số 01/1988/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 11. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tóa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 12. Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 13. Nghị định 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội 14. Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch 15. Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực 16. Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác. 17. Thông tư liên tịch số 01/2001/TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 18. Thông tư số 07/2001/TT-BTP ngày 10/12/2001 của Bộ Tư Pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Danh mục sách, báo, tạp chí Sách, giáo trình 1. Huỳnh Thị Trúc Giang, Nguyễn Thị Mỹ Linh, Tập bài giảng Luật Hôn nhân và gia đình, Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Luật, 2012 2. Lê Minh Tâm, Vũ Thị Nga, Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2008 3. Nguyễn Văn Cừ, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, Hà Nội, 1994 4. Nguyễn Ngọc Diệp, Những điều cần biết về ly hôn, Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2001 5. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập I – Gia đình, nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2004 6. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập II – Các quan hệ tài sản giữa vợ chồng, nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2004 7. Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập I - Gia đình, Tủ sách Đại Học Cần Thơ, 2006 8. Nguyễn Thanh Tâm, Ly hôn – nghiên cứu các trường hợp Hà Nội, Nhà xuất bản khoa học xã hội – trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Hà Nội, 2002 9. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 Báo, tạp chí 1. Đào Mai Hường, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Huế, Những vướng mắc trong việc thụ lý giải quyết Ly hôn với những trường hợp chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 16, tháng 8/2012, trang 13-14 2. Đặng Thị Kim Oanh, Đặc tính của Hôn nhân dưới góc nhìn nhân học, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tập 9, 03/2006 3. Lê Thị Hằng, Xác định ngày chết của ông B, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 15, tháng 8/2010, trang 45- 46 4. Nguyễn Văn Cừ, Thời kỳ hôn nhân – căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 23, tháng 12/2006, trang 7-13 5. Nguyễn Thị Lan, Thời kỳ hôn nhân trong việc xác định cha, mẹ, con theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 9/2007, trang 57- 60 6. Tiến Long, Duy Kiên, Một số vấn đề về điều kiện kết hôn và hướng xử lý những trường hợp kết hôn vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình hoặc chung sống với nhau như vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và những kiến nghị, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 2, tháng 01/2013, trang 7-17 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Danh mục các trang thông tin điện tử 1. Dự thảo online, Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014, http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?Ite mID=632, [truy cập ngày 10/6/2014] 2. Thông tin pháp luật dân sự, Đặc tính của hôn nhân dưới góc nhìn nhân học, Đặng Thị Kim Oanh, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/category/luat-hon-nhan-va-gia-dinh/lhngdly-luan-chung/, [truy cập ngày 04/6/2014] 3. Trường Đại học kiểm sát Hà Nội, Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng Bộ luật dân sự năm 2005 và kiến nghị hoàn thiện, Trần Duy Bình – Tòa án nhân dân tỉnh An Giang, http://www.tks.edu.vn/portal/detailtks/6804_64_61_Mot-so-vuong-mac-trong-thuc-tien-apdung-Bo-luat-dan-su-nam-2005-va-kien-nghi-hoan-thien.html, [truy cập ngày 21/7/2014] 4. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng, Xác định ngày chết là ngày nào, Đoàn Thị Vịnh – Viện kiểm sát nhân dân huyện Hải Dương, http://vienkiemsathaiphong.gov.vn/index.php/home/detail/412/Xac-dinh-ngay-chet-la-ngaynao-, [truy cập ngày 21/7/2014] Tài liệu khác 1. Công văn số 268/TP-HT ngày 19/4/2001 của Bộ Tư Pháp quy định về độ tuổi kết hôn GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh SVTH: Võ Thị Kim Hoa [...]... Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH THỜI KỲ HÔN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN Tại Chương này, luận văn nêu lên thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam trong việc xác định thời kỳ hôn nhân và đề xuất phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về xác định thời. .. SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam CHƯƠNG 2 CÁC CĂN CỨ XÁC ĐỊNH THỜI KỲ HÔN NHÂN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM Thông qua cơ sở lý luận Chương 1 đã cho thấy việc xác định thời kỳ hôn nhân có ý nghĩa rất quan trọng Chính vì vậy cần tìm hiểu chính xác những quy định của pháp luật để hiểu và áp dụng đúng theo tinh thần của pháp luật Tại Chương... Nam 1.3.3.3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Ngày 09/6/2000 Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Hôn nhân và gia đình mới thay thế Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 gồm 13 chương và 110 điều và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2001 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được ban hành trên cơ sở kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và sửa đổi, bổ sung một số quy định mới... luật thực định, luận văn đi sâu phân tích các quy định của pháp luật về các căn cứ xác định thời kỳ hôn nhân Người viết trình bày hai căn cứ để xác định thời kỳ hôn nhân: có đăng ký kết hôn và không có đăng ký kết hôn nhưng được đồng hóa là hôn nhân hợp pháp 2.1 Xác định thời kỳ hôn nhân trong trường hợp có đăng ký kết hôn Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành thì thời kỳ hôn nhân. .. cái Hôn nhân sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lý về mặt nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng, vì vậy việc xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của thời kỳ hôn nhân là cần thiết 10 Khoản 7 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 12 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Việc xác định thời kỳ hôn nhân. .. xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới, tập trung vào việc bài trừ, xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 10 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam gia đình phong kiến Đến năm 1959 Luật Hôn nhân và gia đình còn gọi là đạo luật số 13 về hôn nhân và gia đình được Quốc Hội khóa I, kỳ họp thứ 11 chính thức thông qua ngày 29/12/1959... tương tự Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 Tức là thời kỳ hôn nhân bắt đầu được tính kể thời điểm việc đăng ký kết hôn được ghi vào sổ kết hôn và kết thúc do một trong hai bên vợ chồng chết hoặc được Tòa án công nhận việc ly hôn của vợ chồng 9 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 11 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 1.3.3.3... lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2015 Thời kỳ hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được quy định tại Khoản 13 Điều 3 Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân Việc quy định thời kỳ hôn nhân theo Luật mới 2014 không có gì khác so với Luật hiện hành 1.4 Ý nghĩa thực tiễn của việc xác định thời kỳ hôn nhân Hôn nhân. .. là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án” 16 Được quy định cụ thể tại Điều 81 Bộ luật Dân sự năm 2005 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 19 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì xác định rõ ngày chấm dứt hôn nhân trong trường hợp... chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và những kiến nghị, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 2, tháng 01/2013, trang 9 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 29 SVTH: Võ Thị Kim Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam nam và nữ có thực hiện việc đăng ký kết hôn theo luật định nhưng tại thời điểm kết hôn họ đã vi phạm điều kiện kết hôn nên hôn nhân của họ là hôn nhân trái pháp luật về ... Các xác định thời kỳ hôn nhân Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam Trong phần này, người viết trình bày xác định thời điểm bắt đầu thời điểm chấm dứt thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân gia đình. .. áp dụng quy định pháp luật Hôn nhân gia đình Việt Nam việc xác định thời kỳ hôn nhân đề xuất phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật xác định thời kỳ hôn nhân Luật Hôn nhân gia đình 3.1 Thực... Hoa Xác định thời kỳ hôn nhân Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam KẾT LUẬN Gia đình tảng xã hội, gia đình tốt xã hội tốt Vì để ổn định bảo vệ quan hệ hôn nhân gia đình vô quan trọng Luật Hôn nhân gia

Ngày đăng: 01/10/2015, 18:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan