4. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1.1. Xác định thời kỳ hôn nhân khi có sự chuyển hóa từ hôn nhân vi phạm độ tuổ
kết hôn sang hôn nhân hợp pháp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: “Nam từ
hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”. Theo quy định này thì: “không bắt buộc nam phải đủ từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn; do đó
18
ễ ị ỹ ị
nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám là kết hôn là không vi phạm điều kiện kết hôn” được hướng dẫn tại Điểm a Mục 1 Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Tại Điều 3 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định: “Nam đang ở tuổi hai mươi, nữđang ở tuổi mười tám thì đủđiều kiện vềđộ tuổi kết hôn theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Luật Hôn nhân và gia đình”.
Như vậy, chỉ cần nam bước sang tuổi hai mươi, nữ bước sang tuổi mười tám là đủ điều kiện kết hôn. Nhưng bước sang tuổi hai mươi, bước sang tuổi mười tám là như thế nào, quy định này vẫn còn chung chung dễ dẫn đến sự nhầm lẫn, áp dụng không chính xác. Chính vì vậy ngày 19/04/2001 Bộ Tư Pháp đã ban hành Công văn số 268/TP-HT quy định về độ tuổi kết hôn đã hướng dẫn rõ ràng và chi tiết tránh sự nhầm lẫn về tuổi kết hôn là: “Nam bước sang ngày hôm sau của ngày sinh nhật lần thứ 19, nữ bước sang ngày hôm sau của lần sinh nhật thứ 17” là đủ điều kiện kết hôn theo luật định.
Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nam, nữ kết hôn phải tuân thủ điều kiện về độ tuổi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 là: “Nam từđủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên”. Quy định về độ tuổi kết hôn theo Luật mới có sự
khác biệt so với Luật hiện hành là cụm từ “từđủ” là nam phải từ đủ hai mươi tuổi, nữ phải
từ đủ mười tám tuổi. Việc quy định như vậy để phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và tố tụng có liên quan, theo Luật thì nữ chưa đủ mười tám tuổi vẫn được kết hôn, nhưng theo pháp luật hiện hành, nhiều giao dịch (về bất động sản, tín dụng...) đòi hỏi chủ thể của giao dịch phải là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Bên cạnh đó về tố tụng, khoản 3 Điều 57 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định một cá nhân chỉ có thể tự mình tham gia quan hệ tố tụng khi đã đủ mười tám tuổi trở lên. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, vợ chồng có quyền tự do yêu cầu ly hôn, trong đó có cả trường hợp người vợ chưa đủ mười tám tuổi. Tuy nhiên, quyền tự do ly hôn của người vợ không thể thực hiện nếu đến thời
điểm có yêu cầu ly hôn, họ chưa đủ mười tám tuổi. Do đó Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 quy định nam phải đủ hai mươi tuổi và nữ phải đủ mười tám tuổi mới được kết hôn. Ví dụ: chị Nguyễn Thị A sinh ngày 26/3/1983:
Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì đến ngày 26/3/2000 chị A tròn 17 tuổi. Từ sau ngày 26/3/2000 coi như chị A bước sang tuổi mười tám và được phép kết hôn.
Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì đến ngày 26/3/2001 chị A đủ 18 tuổi và chị A được kết hôn theo quy định của pháp luật là từ ngày 26/3/2001.
Thực tế tại các địa phương rất nhiều trường hợp việc kết hôn vi phạm độ tuổi kết hôn. Nguyên tắc chung, nam và nữ kết hôn có đăng ký kết hôn, nhưng vi phạm một trong các điều kiện kết hôn thì quan hệ hôn nhân này được xác định là hôn nhân trái pháp luật và sẽ bị hủy. Tuy nhiên theo quy định tại đoạn 4 tiết D1 điểm D mục 2 Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP hướng dẫn cụ thể như sau: “Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp
ễ ị ỹ ị
luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung thì không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn thì Tòa án thụ lý để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung”.
Vấn đề đặt ra là tại thời điểm có yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, họ đã đến tuổi kết hôn và chứng minh được cuộc sống bình thường, đã có con chung và tài sản chung thì thời kỳ hôn nhân được xác định từ thời điểm nào. Bởi vì trong trường hợp này luật chỉ quy định nếu xảy ra mâu thuẫn có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và giải quyết việc ly hôn nhưng không có quy định thời kỳ hôn nhân trong trường hợp này được xác định như thế nào? Theo lý giải thì của các nhà nghiên cứu luật thì Hội đồng Thẩm phán không có ý định phân biệt quan hệ hôn nhân theo từng giai đoạn, nên không xác định thời kỳ hôn nhân, không có hướng dẫn về việc xử lý tài sản theo từng giai đoạn.19
Lúc này xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng thời kỳ hôn
nhân được xác định kể từ thời điểm họ đủ tuổi kết hôn, không thể căn cứ vào ngày đăng ký kết hôn. Bởi vì khi họ đủ tuổi kết hôn là điều kiện cần và việc chung sống của họ bình thường, có con chung và tài sản chung là điều kiện đủ để công nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp. Nếu tại thời điểm họ có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà họ chưa đủ tuổi kết hôn thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Quan điểm khác cho rằng, thời kỳ hôn nhân vẫn được xác định từ ngày nam và nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn, vì trường hợp này đã có sự kiện chuyển hóa, cho phép công nhận quan hệ hôn nhân của họ là hợp pháp không phải là kết hôn trái pháp luật. Quan điểm này còn cho rằng việc kết hôn trái pháp luật nếu chưa bị hủy thì về nguyên tắc quan hệ đó vẫn là hợp pháp, vì vậy thời kỳ hôn nhân vẫn tồn tại. Mặc dù tại thời điểm kết hôn họ đã vi phạm điều kiện kết hôn về độ tuổi nhưng sự vi phạm này đã được khắc phục. Do đó, cần bảo vệ quyền lợi của họ như quan hệ hôn nhân hợp pháp kể từ thời điểm họ thực hiện việc đăng ký kết hôn.
Việc quy định độ tuổi tối thiểu để kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình nhằm đảm bảo cho nam và nữ có những suy nghĩ chín chắn, trưởng thành để quyết định kết hôn. Với hướng dẫn tại tiết D1 điểm D mục 2 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP thì người viết đồng tình với quan điểm thứ nhất. Vì theo Khoản 7 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành
thì:“Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”. Thời điểm công nhận quan hệ vợ chồng được xác định kể từ thời điểm đăng ký kết hôn và việc kết hôn này phải được xác lập theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và có đăng ký kết hôn. Trong trường hợp này mặc dù
19
Tiến Long, Duy Kiên, Một số vấn đề vềđiều kiện kết hôn và hướng xử lý những trường hợp kết hôn vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình hoặc chung sống với nhau như vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và những kiến nghị, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 2, tháng 01/2013, trang 9
ễ ị ỹ ị
nam và nữ có thực hiện việc đăng ký kết hôn theo luật định nhưng tại thời điểm kết hôn họ đã vi phạm điều kiện kết hôn nên hôn nhân của họ là hôn nhân trái pháp luật về mặt pháp luật là sẽ bị hủy. Nếu đến thời điểm yêu cầu hủy việc kết hôn mà họ chưa đủ tuổi thì vẫn hủy việc kết hôn của họ. Tuy nhiên đến thời điểm yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì sự vi phạm đó không còn, họ đã đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo luật định nên pháp luật mới công nhận quan hệ hôn nhân của họ là hợp pháp và không quyết định hủy việc kết hôn. Đó chính là cơ sở xem xét ngày bắt đầu thời kỳ hôn nhân. Chính vì vậy không thể xác định thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân của họ kể từ ngày đăng ký kết hôn được. Khoảng thời gian từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày đủ tuổi để công nhận hôn nhân hợp pháp thì không được công nhận là vợ chồng, giữa họ chỉ là quan hệ dân sự thông thường. Nếu có phát sinh quan hệ tài sản thì tài sản của họ là tài sản chung theo phần vì không được công nhận là vợ chồng nên không được xác định là tài sản chung hợp nhất. Do đó quan hệ tài sản giữa họ sẽ điều chỉnh ở Bộ luật Dân sự và pháp luật có liên quan.
Do điểm này luật chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể nên dẫn đến có nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau có thể đúng hoặc không đúng với ý định của nhà làm luật. Do đó cần có những quy định cụ thể và rõ ràng hơn về vấn đề này nhằm làm cho công tác thực thi pháp luật được dễ dàng và thống nhất hơn trong thời gian tới.