Các giải pháp về mặt lập pháp

Một phần của tài liệu xác định thời kỳ hôn nhân trong luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 41)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.Các giải pháp về mặt lập pháp

Thứ nhất, khái niệm thời kỳ hôn nhân được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là được xác định: “từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”. Vấn

đề xác định thời điểm phát sinh quan hệ hôn nhân theo nguyên tắc chung là được tính từ ngày đăng ký kết hôn. Tuy nhiên khái niệm trên chưa bao quát hết các trường hợp ngoại lệ xảy ra trên thực tế được nêu ở phần thực trạng. Mặc dù Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có đưa ra khái niệm thời kỳ hôn nhân nhưng vẫn không có sự khác biệt và không bao trùm hết các trường hợp. Do đó cần được quy định và giải thích cụ thể trong các Nghị định và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 trong thời gian tới. Trong các văn bản này cần quy định rõ việc xác định thời kỳ hôn nhân trong trường hợp có đăng ký kết hôn; không có đăng ký kết hôn nhưng được công nhận là hôn nhân hợp pháp và trong các trường hợp ngoại lệ khi có sự chuyển hóa quan hệ pháp luật từ hôn nhân trái pháp luật sang hôn nhân hợp pháp. Trong hai trường hợp ngoại lệ thì thời kỳ hôn nhân có thể được xác định kể từ thời điểm đủ điều kiện để được công nhận là hôn nhân hợp pháp chính là thời điểm sự vi phạm chính thức không còn tồn tại.

Thứ hai, đối với vấn đề đương sự gặp khó khăn trong việc đưa ra chứng cứ xác định ngày xác lập quan hệ vợ chồng trên thực tế trong trường hợp không có đăng ký kết hôn theo người viết thì nhà làm luật nên quy định cụ thể những chứng cứ, tài liệu nào là căn cứ xác minh được chấp nhận. Trên cơ sở đó các bên trong vụ việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình cụ thể là vợ - chồng có thể tìm được nguồn chứng cứ hợp lý theo quy định để tránh lãng phí thời gian và công sức trong việc tìm chứng cứ để chứng minh thời điểm xác lập quan hệ mà không được chấp nhận hoặc không thể xác định được rõ ràng, chính xác.

Thứ ba, để khắc phục cách hiểu khác nhau đối với quy định về tuyên bố một người là

đã chết kiến nghị cần sửa đổi quy định tại Khoản 2 Điều 81 Bộ luật Dân sự năm 2005 theo hướng cần xác định ngày chết để làm căn cứ xác định ngày chấm dứt thời kỳ hôn nhân, ảnh hưởng đến nhiều quan hệ pháp luật khác nên phân biệt hai trường hợp:

+ Trường hợp ngày chết không được xác định chính xác: Việc tuyên bố chết trong trường hợp này không được xác định cụ thể thời điểm mà dựa trên cơ sở điều kiện cần và đủ theo quy định của pháp luật để tuyên bố một người là đã chết. Vì vậy khi rơi vào một trong các căn cứ quy định tại Điểm a hoặc d Khoản 1 Điều 81 Bộ luật Dân sự 2005 thì ngày chết

của người bị tuyên bố chết là phải được xác định là ngày được ghi nhận trong bản án, quyết định. Nếu không xác định được thì xác định ngày chết là ngày bản án, quyết định tuyên bố chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

+ Trường hợp ngày chết được xác định tương đối chính xác: đó là trường hợp một người có mặt trong một vụ tai nạn như máy bay bị rơi, tàu bị chìm hoặc trong vùng bị thiên tai như động đất, lũ lụt,…hay trường hợp một người biệt tích trong chiến tranh sau năm năm từ khi chiến tranh kết thúc mà sau các nỗ lực tìm kiếm vẫn không có tin tức xác thực là người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó là đã chết. Trong trường hợp này, ngày chết được xác định là ngày xảy ra tai nạn, thảm họa thiên tai đó theo Điểm b Khoản 1 hay ngày chiến tranh kết thúc theo Điểm c Khoản 1 Điều 81 Bộ luật Dân sự năm 2005.

3.2.2. Các gii pháp v công tác hướng dn áp dng và thi hành pháp lut

Thứ nhất, Tăng cường công tác giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Tổ chức tòa án nhân dân về nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao, trong đó Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ:

“Hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Tòa án”. Thực tiễn hoạt động của Tòa án trong thời gian qua cho thấy, công tác hướng dẫn

áp dụng thống nhất pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao chưa được thực hiện đầy đủ, còn nhiều bất cập làm cho việc áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân các cấp còn lúng túng. Trong những năm qua việc hướng dẫn áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: qua báo cáo tổng kết công tác xét xử hàng năm, các văn bản hướng dẫn đối với từng vấn đề, đặc biệt là hình thức quan trọng nhất và có hiệu lực cao nhất trong phạm vi toàn quốc là các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, do đặc thù trong việc giải quyết án Hôn nhân và gia đình phức tạp và đa dạng, mỗi vụ án đều có những đặc điểm riêng. Trong khi đó những văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao chỉ mang tính khái quát chung. Nhưng trong thực tiễn xét xử các Tòa án vận dụng những hướng dẫn của Tòa án tối cao để áp dụng giải quyết từng vấn đề cụ thể nên mỗi địa phương có những cách hiểu và vận dụng hướng dẫn khác nhau để giải quyết vụ án, vì thế có những quan điểm còn khác nhau ảnh hưởng đến tính thống nhất của pháp luật.

Vì vậy cần tăng cường công tác giải thích và hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất của Tòa án nhân dân tối cao như: ban hành các văn bản hướng dẫn giải quyết cụ thể từng vấn đề vướng mắc nêu trên.

Thứ hai, Tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử của ngành Tòa án làm cơ

sở cho hoạt động áp dụng pháp luật được thống nhất

Để nâng cao chất lượng giải quyết án, những vướng mắc nêu trên và hạn chế những sai sót thì hàng năm phải tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc áp dụng pháp luật để rút ra những

mặt đạt được và những thiếu sót, tính thiếu thống nhất trong các vụ án có những vướng mắc nêu trên. Thông qua công tác này các Thẩm phán và cán bộ Tòa án nhân dân sẽ nâng cao được kỹ năng giải quyết án, những sai lầm trong công tác xét xử sẽ được khắc phục.

Thứ ba, Tăng cường hoạt động kiểm tra đối với Tòa án nhân dân cấp huyện, đảm bảo việc áp dụng pháp luật thống nhất

Kiện toàn tổ chức bộ máy của Ủy ban thẩm phán và Phòng Giám đốc kiểm tra cụ thể như:

- Ngoài các chức danh bắt buộc như Chánh án, các Phó chánh án thì Ủy ban thẩm phán cần có những Thẩm phán có kinh nghiệm giỏi về kinh nghiệm và trình độ xét xử để hướng dẫn đường lối giải quyết án Hôn nhân và gia đình.

- Tăng cường số lượng thẩm tra viên và chuyên viên cho phòng Giám đốc kiểm tra của Tòa án nhân dân cấp tỉnh những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi và có kinh nghiệm.

KẾT LUẬN

Gia đình là nền tảng của xã hội, gia đình tốt xã hội mới tốt. Vì vậy để ổn định và bảo vệ các quan hệ hôn nhân và gia đình là vô cùng quan trọng. Luật Hôn nhân và gia đình được ban hành và từng bước được sửa đổi bổ sung, nhằm đáp ứng với sự thay đổi của các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến từng mối quan hệ trong gia đình. Luật quy định chế độ hôn nhân có một vị trí rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của từng gia đình và từng thành viên trong gia đình. Những quy định của Luật Hôn nhân và gia đình không chỉ giải quyết những tranh chấp phát sinh mà còn là cơ sở để điều chỉnh các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giúp cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được bền chặc hơn.

Việc xác định thời kỳ hôn nhân không phải là vấn đề mới trong trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Nó đã được đề cập từ rất lâu nhưng vẫn chưa được mọi người quan tâm nhiều, mọi người chỉ quan tâm đến việc xác định thời kỳ hôn nhân khi có phát sinh tranh chấp liên quan đến tài sản chung. Vì tài sản chung của vợ chồng được ghi nhận gắn liền với thời kỳ hôn nhân và thời kỳ hôn nhân là căn cứ đầu tiên xác định mối quan hệ tài sản của các bên. Tuy nhiên, bên cạnh mối quan hệ tài sản giữa vợ chồng thì thời kỳ hôn nhân còn là căn cứ để xác định các mối quan hệ khác như: nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng, thừa kế, căn cứ xác định con chung và nhiều quan hệ khác tồn tại trong đời sống hôn nhân. Từ đó cho thấy được vai trò và ý nghĩa của việc xác định thời kỳ hôn nhân của vợ chồng trước pháp luật.

Qua nghiên cứu “Xác định thi k hôn nhân trong Lut Hôn nhân và gia đình Vit Nam”, luận văn đã hoàn thành những nội dung chủ yếu sau:

- Vận dụng được kết quả nghiên cứu lý luận về xác định thời kỳ hôn nhân người viết đã làm rõ được các căn cứ quan trọng trong việc xác định thời gian tồn tại mối quan hệ giữa vợ chồng trước pháp luật.

- Bên cạnh đó người viết cũng đưa ra được những vụ án minh họa về những khó khăn, vướng mắc trong việc xác định thời kỳ hôn nhân trong thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân và gia đình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật về xác định thời kỳ hôn nhân, cùng với việc đưa ra những hạn chế ảnh hưởng đến việc xác định thời kỳ hôn nhân, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và pháp luật có liên quan.

Luận văn đã đưa ra một cái nhìn tổng thể dưới góc độ pháp luật điều chỉnh cũng như thực tiễn giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình trong việc xác định thời điểm phát sinh cũng như chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật ở Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản pháp luật

1. Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1946 2. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013

3. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) 4. Bộ luật Dân sự năm 2005

5. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1959 6. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1986

7. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) 8. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014

9. Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 06/9/2000 của Quốc hội quy định về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

10. Nghị quyết số 01/1988/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986

11. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tóa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

12. Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

13. Nghị định 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội

14. Nghịđịnh 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ vềđăng ký và quản lý hộ

tịch

15. Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghịđịnh về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực

16. Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộđội có vợ, có chồng trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác.

17. Thông tư liên tịch số 01/2001/TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị

quyết số 35/2000/QH10

18. Thông tư số 07/2001/TT-BTP ngày 10/12/2001 của Bộ Tư Pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội

Danh mục sách, báo, tạp chí Sách, giáo trình

1. Huỳnh Thị Trúc Giang, Nguyễn Thị Mỹ Linh, Tập bài giảng Luật Hôn nhân và gia đình, Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Luật, 2012

2. Lê Minh Tâm, Vũ Thị Nga, Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường

Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2008

3. Nguyễn Văn Cừ, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, Hà Nội, 1994

4. Nguyễn Ngọc Diệp, Những điều cần biết về ly hôn, Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2001

5. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập I – Gia đình, nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2004

6. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập II – Các quan hệ tài sản giữa vợ chồng, nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2004

7. Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập I - Gia đình,

Tủ sách Đại Học Cần Thơ, 2006 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Nguyễn Thanh Tâm, Ly hôn – nghiên cứu các trường hợp Hà Nội, Nhà xuất bản khoa học xã hội – trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Hà Nội, 2002

9. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010

Báo, tạp chí

1. Đào Mai Hường, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Huế, Những vướng mắc trong việc thụ lý giải quyết Ly hôn với những trường hợp chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 16, tháng 8/2012, trang 13-14

2. Đặng Thị Kim Oanh, Đặc tính của Hôn nhân dưới góc nhìn nhân học, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tập 9, 03/2006

3. Lê Thị Hằng, Xác định ngày chết của ông B, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 15, tháng 8/2010, trang 45- 46

4. Nguyễn Văn Cừ, Thời kỳ hôn nhân – căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 23, tháng 12/2006, trang 7-13

5. Nguyễn Thị Lan, Thời kỳ hôn nhân trong việc xác định cha, mẹ, con theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 9/2007, trang 57- 60

6. Tiến Long, Duy Kiên, Một số vấn đề về điều kiện kết hôn và hướng xử lý những trường hợp kết hôn vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình hoặc chung sống với nhau như vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và những kiến nghị, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số

Danh mục các trang thông tin điện tử

Một phần của tài liệu xác định thời kỳ hôn nhân trong luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 41)