4. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1.2. Xác định thời kỳ hôn nhân khi có sự chuyển hóa từ hôn nhân vi phạm chế độ
một vợ một chồng sang hôn nhân hợp pháp
Hôn nhân dựa trên nguyên tắc một vợ, một chồng được cụ thể hóa trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tại Khoản 1 Điều 2 phù hợp với quy định của Hiến pháp: “Nam,
nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”.20 Hôn nhân một vợ, một chồng lấy tình yêu giữa nam, nữ làm cơ sở xác lập hôn nhân và tình yêu giữa họ là cơ sở để duy trì quan hệ hôn nhân hướng tới sự ổn định, bền vững và hạnh phúc của gia đình. Theo Khoản 1 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định việc kết hôn bị cấm đối với người đang có vợ hoặc có chồng. Theo đó thì những người đang có vợ có chồng bị cấm kết hôn với nhau và cũng bị cấm kết hôn với người chưa có vợ, có chồng.
Người đang có vợ, có chồng là những người đã kết hôn theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn, đã đăng ký kết hôn và quan hệ hôn nhân chưa chấm dứt do ly hôn hoặc một trong hai bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Người đang có vợ, có chồng theo hướng dẫn tại tiết C1 điểm C mục 1 Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP là:
- Người đã kết hôn hợp pháp với người khác và chưa ly hôn;
- Người chung sống với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống mà không đăng ký kết hôn;
20
ễ ị ỹ ị
- Người đang chung sống với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 và đang chung sống mà không đăng ký kết hôn, áp đụng đến trước ngày 01/01/2003.
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP: “Nếu khi một người đang có vợ hoặc có chồng, nhưng tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài mà đã kết hôn với người khác, thì lần kết hôn sau là thuộc trường hợp cấm kết hôn quy định tại điểm 1
Điều 10. Tuy nhiên, khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật họ đã ly hôn với vợ hoặc chồng của lần kết hôn trước, thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật đối với lần kết hôn sau. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung”.21 Nếu quan hệ hôn nhân hợp
pháp đã mâu thuẫn trầm trọng và có yêu cầu ly hôn và được Tòa án chấp thuận thì không nên đặt vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật đối với lần kết hôn sau. Khi còn tồn tại cả hai quan hệ hôn nhân thì quan hệ hôn nhân sau là trái pháp luật, nhưng khi quan hệ hôn nhân hợp pháp đã được Tòa án cho ly hôn, từ khi bản án hoặc quyết định có hiệu lực thì giữa các bên chỉ còn tồn tại một quan hệ hôn nhân. Nếu sau đó quan hệ hôn nhân sau phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ xem xét theo thủ tục chung về ly hôn.
Trong trường hợp này quan hệ hôn nhân của họ đã được chuyển hóa từ trái pháp luật sang hôn nhân hợp pháp do: họ đã ly hôn với lần kết hôn trước và mới phát sinh mâu thuẫn. Tuy nhiên trong trường hợp này nhà làm luật đã không đưa ra hướng dẫn về xác định thời kỳ hôn nhân trong trường hợp ngoại lệ này, vì vậy thực tiễn xét xử gặp vướng mắc khi xác định thời kỳ hôn nhân hợp pháp.
Vụ dụ: anh Nguyễn Văn A kết hôn với chị Trần Thị D có đăng ký kết hôn vào tháng 3/2010. Sau đó anh A lại kết hôn với chị Lê Thị H vào tháng 01/2012. Tháng 5/2013 anh A ly hôn với chị D. Tháng 2/2014 chị H làm đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn với anh A.
Vấn đề đặt ra trong vụ án này là, với sự kiện anh A đã ly hôn với D vào tháng 5/2013 theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP thì Tòa án sẽ thụ lý vụ án ly hôn giữa anh A và chị H theo vụ án ly hôn không theo thủ tục hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, thời kỳ hôn nhân được tính từ thời điểm nào để làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của họ với nhau.
Có quan điểm cho rằng, thời kỳ hôn nhân được tính kể từ thời điểm anh A và chị H
đăng ký kết hôn là tháng 01/2012. Khi giải quyết yêu cầu xin ly hôn, theo luật định thời kỳ hôn nhân vẫn được tính kể từ thời điểm đăng ký kết hôn đến thời điểm có quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật.
Quan điểm thứ hai cho rằng, thời kỳ hôn nhân chỉ được tính kể từ thời điểm anh A và
chị D có quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật. Chỉ khi quan hệ hôn nhân đầu tiên được
21
Tiết D3 Điểm D Mục 2 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tóa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
ễ ị ỹ ị
Tòa án xử cho ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì quan hệ hôn nhân giữa anh A và chị H mới thoát khỏi ràng buộc về điều kiện kết hôn vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
Người viết đồng tình với quan điểm thứ hai vì việc kết hôn sau chưa bị hủy nhưng về bản chất của việc kết hôn đó là trái pháp luật, vì vậy giữa hai bên không tồn tại thời kỳ hôn nhân, Giấy chứng nhận kết hôn đó không có giá trị pháp lý nên không thể dựa vào ngày đăng ký kết hôn. Nếu công nhận kể từ thời điểm kết hôn thì cũng không hợp lý vì tại thời điểm đó họ đang vi phạm điều kiện kết hôn và nếu công nhận kể từ thời điểm đăng ký kết hôn thì có thể có khoảng thời gian tồn tại song song hai thời kỳ hôn nhân. Ngoài ra theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP tại thời điểm kết hôn mặc dù nam, nữ có vi phạm điều kiện kết hôn nhưng đến thời điểm họ yêu cầu việc hủy việc kết hôn trái pháp luật thì sự vi phạm không còn nữa, thì không áp dụng chế tài hủy hôn trái pháp luật. Tại thời điểm này hôn nhân với lần kết hôn sau mới được công nhận hợp pháp và mới được tính bắt đầu của thời kỳ hôn nhân, nếu đến thời điểm yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật sự vi phạm đó vẫn còn thì đương nhiên hôn nhân đó bị hủy. Cũng tương tự như trường hợp chuyển hóa quan hệ pháp luật từ hôn nhân vi phạm độ tuổi kết hôn sang hôn nhân hợp pháp, trong trường hợp này thì khoảng thời gian từ ngày đăng ký kết hôn đến thời điểm bản án, quyết định ly hôn với lần kết hôn trước có hiệu lực pháp luật thì quan hệ giữa họ là quan hệ dân sự thông thường, không được công nhận là vợ chồng. Khi phát sinh tranh chấp về tài sản thì tài sản của họ sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự vì không được công nhận là vợ chồng hợp pháp trong khoảng thời gian này nên tài sản của họ không được xác định là tài sản chung hợp nhất mà chỉ là tài sản chung theo phần.
Trong các trường hợp ngoại lệ này, nhà làm luật cần có những hướng dẫn rõ ràng về thời kỳ hôn nhân được xác định khi nào. Việc quy định rõ ràng sẽ làm cho công tác thi hành pháp luật hay trong công tác xét xử của Tòa án được thống nhất tránh được tình trạng xuất hiện nhiều quan điểm và cách giải quyết khác nhau sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự. Trong thời gian tới nhà làm luật cần cân nhắc và đưa ra hướng dẫn cụ thể cho những trường hợp này.