Chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

64 1K 2
Chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Lời nói đầu Xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái gia đình khác nhau. Gia đình là sản phẩm của xã hội, đã phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Các điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định là nhân tố quyết định tính chất và kết cấu của gia đình. Do vậy gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, là tế bào của xã hội. Quan điểm này đã được Ph.Angghen nhấn mạnh như một nguyên lý của nội dung lý luận Macxit về hôn nhân và gia đình trong tác phẩm nổi tiếng “ Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước.”(1884) Gia đình là tế bào của xã hội, sự ổn định và phát triển lành mạnh của gia đình sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ xã hội. Mỗi gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong đó quan hệ hôn nhân có thể xem là quan hệ nền tảng của mỗi gia đình. Nhận định được vị trí của gia đình trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm đến việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Biểu hiện ở việc, Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh đời sống tình cảm, tình yêu thương lẫn nhau không thể không quan tâm tới đời sống vật chất. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về vật chất tinh thần cho gia đình. Xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là các yếu tố nhân thân và tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù ngang giá. Chính sự ràng buộc này 1 làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau mà chia tài sản chung của vợ chồng là một vấn đề không thể thiếu trong pháp luật hôn nhân và gia đình . Không phải là quy định mới trong Luật HN&GĐ năm 2000 nhưng trên cơ sở sự kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 18), quy định này đã dần có những bước thay đổi tích cực cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Kể từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực, các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng đã từng bước đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam . Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc áp dụng các quy định trên vào thực tiễn không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản ở các cấp Tòa án. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề “ chia tài sản chung của vợ chồng” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm đảm bảo cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Là sinh viên sau 4 năm được học tập tại trường, với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn của việc chia tài sản chung của vợ chồng; em đã mạnh dạn chọn đề tài “Chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của các quy định pháp luật về tài sản chung, chia tài sản chung và hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng theo Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành. Đồng thời qua thực tiễn áp dụng Luật, phát hiện những bất cập và đưa ra những kiến nghị nhằm bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này. 2 Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên phép biện chứng của lý luận khoa học Mac – LeNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như so sánh, phân tích, tổng hợp…. Kết cấu của khóa luận bao gồm : Lời nói đầu. Chương 1: Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng và chia tài sản chung của vợ chồng theo hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Chương 2 : Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Chương 3 : Thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng và một số kiến nghị. Kết luận Trong phạm vi khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp, với trình độ chuyên môn và nhận thức còn hạn chế, cùng nguồn tài liệu nghiên cứu còn chưa nhiều, do vậy khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy,cô giáo và các bạn quan tâm đến vấn đề này. 3 Chương 1 Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng và chia tài sản chung của vợ chồng theo hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam 1.1.kháI niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng 1.1.1.Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Nhận thức rõ điều này Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm, bảo hộ hôn nhân và gia đình. Để cho gia đình tồn tại và phát triển, cần phải có các điều kiện vật chất- cơ sở kinh tế nuôi sống gia đình. Do vậy, chế độ tài sản của vợ chồng luôn được nhà làm luật quan tâm như là một trong những chế định cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Trong quan hệ hôn nhân, quan hệ nhân thân là chủ yếu nhưng quan hệ tài sản của vợ chồng cũng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về vật chất, tinh thần cho gia đình mình. Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc. Trong quan hệ hôn nhân không chỉ có ý nghĩa riêng tư giữa hai vợ chồng mà còn tồn tại lợi ích của nhà nước và xã hội. Chính vì vậy giai cấp thống trị đều thông qua Nhà nước, bằng pháp luật điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Chế độ tài sản chung của vợ chồng được hầu hết các quốc gia ghi nhận, song tùy thuộc vào chế độ chính trị – xã hội, phong tục, tập quán của mỗi nước 4 mà quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng cũng khác nhau. Pháp luật Việt Nam dựa trên cơ sở nền tảng là pháp luật Xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Do bản chất của quan hệ hôn nhân xã hội chủ nghĩa tài sản không có ý nghĩa quyết định trong việc xác lập quan hệ vợ chồng. Việc thiết lập và xây dựng quan hệ hôn nhân gia đình đều dựa trên cơ sở tình cảm. Tài sản là biện pháp, phương tiện để ổn định quan hệ gia đình, tạo điều kiện để gia đình thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong pháp luật của Nhà nước ta, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong một văn bản cụ thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật như là một tất yếu khách quan, nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, góp phần ổn định các quan hệ xã hội. Từ những phân tích trên ta có thể rút ra khái niệm về chia tài sản của vợ chồng như sau : “Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ và chồng”. 1.1.2. Nội dung chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Vậy nhà nước sẽ làm gì để “ bảo hộ hôn nhân và gia đình” ? Có rất nhiều biện pháp mà một biện pháp không thể thiếu được là việc Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong gia đình Xã hội chủ nghĩa, vợ chồng cùng nhau nhau chăm lo gánh vác công việc gia đình, do đó tài sản của vợ chồng không chỉ để phục vụ cho bản thân mà còn cho cả các thành viên khác trong gia đình. Luật 5 HN&GĐ năm 2000 trên cơ sở xem xét mối liên hệ của tài sản và cuộc sống vợ chồng từ thực tiễn đã quy định vợ chồng có tài sản chung. *Căn cứ xác định tài sản chung: Tài sản chung của vợ chồng là toàn bộ những quy định của pháp luật về việc hình thành khối tài sản chung của vợ chồng và quyền nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản ấy.Trong chế độ xã hội chủ nghĩa nam nữ kết hôn với nhau trên cơ sở tình yêu chân chính, bình đẳng và tự nguyện. Khi trở thành vợ chồng tính chất cộng đồng tài sản giữa họ được xác lập. Theo quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000: “ 1.Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trước khi két hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. 2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”. Như vậy ngoài việc dự liệu nguồn gốc, căn cứ thành phần các loại tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, thì nhà làm luật còn căn cứ vào nguyên tắc suy đoán để xác định những tài sản thuộc sở hữu của vợ chồng đang có tranh chấp, nhưng không đủ cơ sở để xác định tài sản riêng của vợ chồng thì coi là tài sản chung. Đây là quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2000, nó xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, thông qua công 6 tác xét xử và nhằm hướng tới việc đảm bảo cao nhất quyền và lợi ích của các bên. Căn cứ pháp lý để xác định khối tài sản chung của vợ chồng là sự ra đời và tồn tại của quan hệ vợ chồng. Luật quy định, những tài sản được vợ chồng tạo ra “trong thời kỳ hôn nhân” mới đuợc coi là tài sản chung của vợ chồng. “Thời kỳ hôn nhân” là thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại. Thời kỳ hôn nhân bắt đầu từ khi kết hôn và chấm dứt khi một bên chết hoặc ly hôn. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều trường hợp vợ chồng lấy nhau không có đăng ký kết hôn, khi phát sinh mâu thuẫn thì đưa nhau ra toà xin ly hôn và phân chia tài sản. Để giải quyết tình trạng hôn nhân thực tế còn tồn đọng từ trước, khi xem xét hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng theo hôn nhân thực tế sẽ theo quy định tại Nghị quyết số 35/2000/QH 10 của Quốc hội ngày 9/6/2000, Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP của TANDTC ngày 23/12/2000. Như vậy căn cứ để xác lập tài sản chung của vợ chồng, trước hết phải dựa trên cơ sở “thời kỳ hôn nhân” của vợ chồng. Toàn bộ tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân này được coi thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. - Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đây là tài sản chủ yếu quan trọng đối với khối tài sản được coi là tài sản chung của vợ chồng, bởi bản chất của cuộc sống chung giữa vợ chồng là cùng nhau chung vai gánh vác mọi công việc gia đình, tạo ra tài sản để đáp ứng mọi nhu cầu tinh thần, vật chất của gia đình mình. Do tính chất của cuộc sống chung vợ chồng, tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải là tài sản do cả hai vợ chồng cùng tạo ra 7 trong thời kỳ hôn nhân, mà chỉ cần vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân cũng sẽ là tài sản chung của vợ chồng. Tài sản do vợ, chồng tạo ta có thể là tài sản tự tay vợ hoặc chồng tạo ra phục vụ cho nhu cầu của gia đình, thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể như nhà cửa, xe cộ, vật dụng trong gia đình…Hiểu theo nghĩa rộng tài sản do vợ chồng tạo ra không chỉ là những tài sản do chính tay vợ hoặc chồng tạo ra, mà còn là những tài sản mà vợ hoặc chồng bỏ tiền vàng, công sức để tạo ra. Vì lẽ đó, chúng ta phải hiểu tài sản do vợ, chồng tạo ra theo cả hai nghĩa như thế mới thấu suốt được tinh thần điều luật. Trong cuộc sống vợ, chồng có thể tham gia lao động, sản xuất kinh doanh để tạo ra tài sản, nhưng đó phải là những lao động hợp pháp. Thu nhập từ lao động là thu nhập cơ bản, chính đáng chủ yếu của người lao động. Trong xã hội ta, lao động vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân. Quyền tự do sản xuất kinh doanh của cá nhân được Nhà nước ghi nhận là một quyền hiến định, Nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho các cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh. Bởi nó một mặt vừa mang lại tài sản để duy trì ổn định và phát triển của gia đình, mặt khác góp phần thúc đẩy sự phát triển cũng như làm giàu cho xã hội. Việc các bên thu nhập nhiều hay ít, cao hay thấp không phải là căn cứ để luật phân định công sức đóng góp của các bên vợ chồng. Như vậy dù vợ chồng ở nhiều ngành nghề khác nhau, mức thu nhập khác nhau, song mọi thu nhập từ lao động nghề nghiệp, sản xuất kinh doanh theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 đều là tài sản chung. - Các thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo hướng dẫn tại điểm a, mục 3 Nghị quyết số 02/2000/HĐTP thì “những thu nhập hợp pháp khác” của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn có thể là tiền lương, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số… mà vợ chồng có được hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở 8 hữu theo quy định của BLDS năm 2005 tại các Điều 240 (xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, chìm đắm được tìm thấy), Điều 239 (xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ sở hữu), Điều 243 (xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc), Điều 244 ( xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước), Điều 242 ( xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc). Như vậy, chỉ nhưng tài sản có nguồn gốc hợp pháp do vợ chồng cùng tạo ra hoặc được xác lập quyền sở hữu trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản chung của vợ chồng. - Tài sản chung của vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung là tài sản chung của vợ chồng. Đây là loại tài sản chung của vợ chồng có nguồn gốc đặc biệt là “tặng cho”. Tài sản này thường không nhiều bởi vì khi xây dựng gia đình vợ chồng bao giờ cũng mong muốn cùng nhau tạo lập tài sản để phát triển kinh tế gia đình. Tuy vậy nó lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, thể hiện sự đùm bọc, che chở yêu thương giữa những người thân và bạn bè. Ngoài ra vợ chồng còn được nhận di sản thừa kế, trừ thừa kế theo di chúc, vợ chồng có quyền lợi ngang nhau trong việc hưởng phần di sản bằng nhau khi thừa kế theo pháp luật. Tài sản chung của vợ chồng còn được tạo lập bởi sự thoả thuận của vợ chồng, bao gồm tài sản mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung và tài sản do vợ chồng nhập từ tài sản riêng vào thành tài sản chung. Việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản của một bên thì vô hiệu. Đây là quy định rất mềm dẻo, linh hoạt nhằm bảo vệ quyền lợi của người thứ ba tham gia vào quan hệ tài sản đối với vợ hoặc chồng. Đối với tài sản không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó cũng 9 là tài sản chung. ở đây nhà làm luật đã áp dụng nguyên tắc suy đoán để giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng. Đây chính là điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2000. Điều 5 Nghị định số 70/2000/NĐ- CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ và chồng như : nhà ở, quyền sử dụng đất….Với quy định này đã thể hiện sự bình đẳng giữa vợ chồng trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Như vậy Lụât HN&GĐ năm 2000 đã quy định các căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng, dựa vào thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc các loại tài sản, đảm bảo cho quyền lợi của vợ chồng đối với tài sản chung. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho các Toà án nhanh chóng giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng. * Nội dung quyền sở hữu tài sản. Theo quy định tại Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000 : “ Vợ, chồng đều có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng”. Như vậy về mặt nguyên tắc vợ, chồng có quyền nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, nó xuất phát từ quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung. Khoản 3 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định : “ Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn, hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29”. Cụ thể hoá quy định trên Luật HN&GĐ đã có hướng dẫn chi tiết tại Điều 4 Nghị đinh số 70/2000/NĐ- CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ. 10 [...]... chung của vợ chồng trong một số trường hợp cụ thể như : chia tài sản chung khi vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn ( Điều 96), Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn (Điều 97), Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng (Điều 98)… 2.3.2.Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn Hậu quả của việc ly hôn sẽ kéo theo sự chấm dứt hoàn toàn của quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. .. hợp chia tài sản chung của vợ chồng là :chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước và chia khi ly hôn Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước (Điều 16) thì sẽ chia như khi ly hôn Còn khi ly hôn việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, tình hình tài sản, tình trạng cụ thể của gia đình Luật HN&GĐ năm 1959 đã khắc phục được những hạn chế của. .. và chia tài sản chung khi ly hôn Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn BDLBK quy định, nếu vợ chồng có con mà ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng sẽ không được chia theo nguyên tắc chia đôi mà người vợ chỉ được chia một phần trong tài sản chung tuỳ theo kỷ phần mà người vợ đã đóng góp Nếu “phạm gian” mà ly hôn thì phần mà người vợ được chia sẽ bị bớt đi một nửa Nếu người vợ. .. lược vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật việt nam 1.2.1.Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng Mục đích của kết hôn là nhằm xây dựng một gia đình hạnh phúc, cùng nhau chung sống suốt đời nhưng cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng “êm đềm”.Trong quan hệ vợ chồng, yếu tố tình cảm thường được đưa lên vị trí hàng đầu, không có sự phân biệt rạch ròi nguồn gốc tài sản và tài sản của. .. các trường hợp chia mà chưa dự liệu nguyên tắc chia thì vẫn áp dụng nguyên tắc chia đôi Năm 1959, lần đầu tiên Luật hôn nhân và gia đình được ra đời, hay còn gọi là Đạo luật số 13 Theo Luật HN&GĐ năm 1959 tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, tức mọi tài sản mà vợ chồng có trước và sau khi kết hôn đều là tài sản chung của vợ chồng, luật không thừa nhận 15 tài sản riêng Luật quy định... ngày 16 một tốt hơn Đồng thời thúc đẩy xã hội ngày một tiến lên, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh Chương 2 Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2000 2.1 .Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 2.1.1.Mục đích quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Kế thừa và phát triển Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ... việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại Điều 29 và quy định hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng tại Điều 30 Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt về mặt pháp lý như : ly hôn, một bên vợ hoặc chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết Nhưng các nhà làm luật vẫn đặt ra vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng. .. bước đi vào cuộc sống phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam 12 Vậy chia tài sản chung của vợ chồng là gì? Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm về chế định chia tài sản chung của vợ chồng như sau: Chia tài sản chung của vợ chồng là việc vợ chồng tự thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng. .. về vấn đề này tạo cơ sở pháp lý cho các Tòa án khi giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại 2.1.4.Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 2.1.4.1.Hậu quả pháp lý về nhân thân Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, giữa hai bên vẫn tồn tại mọi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. .. ở giai đoạn này là hai bộ luật : Quốc Triều Hình Luật (QTHL) dưới triều Lê và bộ Hoàng Việt Luật Lệ dưới thời nhà Nguyễn Cả hai bộ luật này đều ghi nhận sự tồn tại chế độ sở hữu chung về tài sản của vợ chồng, đấy chính là “tần tảo điền sản Về vấn đề chia tài sản chung cổ luật phong kiến Việt Nam quy định hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng : khi một bên chết trước và chia tài sản chung của . lý luận và thực tiễn của việc chia tài sản chung của vợ chồng; em đã mạnh dạn chọn đề tài Chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực. hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Chương 3 : Thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng và một số kiến nghị. Kết luận . vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ và chồng . 1.1.2. Nội dung chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Ngày đăng: 30/07/2015, 00:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan