1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

incoterms – nhìn từ thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh một thành viên cao su thống nhất

33 733 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 179,5 KB

Nội dung

1 LỜI NÓI ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Kể từ công cuộc đổi mới đất nước sau Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần VI năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển không ngừng. Nếu như trước đây sản xuất, mua bán hàng hóa chỉ giới hạn trong thị trường nội địa hoặc chỉ ở mức độ hạn chế khi giao thương với các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa thì ngày nay, hoạt động này đã và đang diễn ra với mức độ phủ khắp hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt, kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 1 của Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO. Sau hơn năm năm gia nhập WTO, dưới tác động của tự do hóa thương mại, Việt Nam về cơ bản đã mở cửa thị trường, tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Xuất nhập khẩu ngày nay không còn là thuật ngữ xa lạ với mọi người, nó xuất hiện với tần suất ngày càng dày đặc trên các bản tin thời sự trong và ngoài nước, các mặt báo đua nhau đưa tin các con số về tỷ trọng xuất khẩu – nhập khẩu, v.v… Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động kinh tế mang lại nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất nước, trở thành một nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Để hoạt động mua bán hàng hóa giữa các quốc gia diễn ra một cách thống nhất, hạn chế những bất đồng quan điểm dẫn đến những tranh chấp không đáng có, Phòng Thương mại Quốc tế - ICC đã tập hợp và xuất bản bộ tập quán thương mại Incoterms đầu tiên vào năm 1936 và đến nay, bản Incoterms mới nhất là Incoterms 2010 quy định về các điều kiện thương mại. Có thể nói, Incoterms là “luật chơi chung” của các bạn hàng trên thế giới. Ắt hẳn doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào đang hoạt động tại Việt Nam cũng quen thuộc với những điều kiện thương mại theo Incoterms nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng cập nhật kịp thời, hiểu rõ và áp dụng một cách có hiệu quả nhất vào các hoạt động mua bán hàng hóa của mình để 1 http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c_Th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA %A1i_Th%E1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi. (truy cập ngày 02/04/2012) 2 đem về lợi nhuận cao nhất và tránh được rủi ro ở mức thấp nhất. Vì lẽ đó, tác giả nhận thấy việc tìm hiểu kỹ lưỡng, có hệ thống Incoterms là điều cấp thiết, giúp các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt kịp thời những biến động về mặt pháp lý, từ đó đưa ra những phương hướng, chiến lược kinh doanh hợp lý nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu “Incoterms – Nhìn từ thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thống Nhất” nhằm phản ánh thực trạng áp dụng các điều kiện thương mại theo Incoterms trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của một doanh nghiệp cụ thể tại Việt Nam cũng như các nguyên nhân và điều kiện có ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn và áp dụng Incoterms của doanh nghiệp này, từ đó có thể phản ánh một phần thực trạng áp dụng Incoterms của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đồng thời tác giả cũng xin đưa ra một số kiến nghị áp dụng Incoterms nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trong hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp này nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận cơ bản về Incoterms, đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng Incoterms hiện nay tại Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thống Nhất. Phạm vi nghiên cứu Về mặt lý luận, vì là sinh viên chuyên ngành luật, tác giả đi sâu vào nghiên cứu các đặc điểm pháp lý của Incoterms hơn là nghiên cứu khía cạnh kinh tế của nó. Cụ thể, tác giả sẽ đi vào nghiên cứu các vấn đề cơ bản như như khái niêm, đặc điểm, quá trình hình thành và phát triển của Incoterms, vai trò và vị trí pháp lý của 3 Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa, những thay đổi của Incoterms 2010 so với Incoterms 2000. Tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu trong hai bản Incoterms 2000 và Incoterms 2010 do đây là hai bản Incoterms được sử dụng phổ biến và cập nhật mới nhất cho tới thời điểm hiện tại cũng như nhằm tránh trường hợp nội dung tiểu luận bị dàn trải. Về mặt thực tiễn, đề tài tiểu luận viết về thực tiễn áp dụng Incoterms tại doanh nghiệp nơi sinh viên thực tập hoặc công tác. Do cơ quan thực tập của tác giả là văn phòng luật sư - không có các hoạt động xuất nhập khẩu nên tác giả đã chủ động liên hệ công tác tại Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thống Nhất thu thập thông tin để thực hiện đề tài. Tuy nhiên, do khuôn khổ đề tài là tiểu luận tốt nghiệp cử nhân luật học, hơn nữa do những khó khăn nhất định về thời gian, không gian và kinh nghiệm bản thân nên việc nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi các thông tin do Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thống Nhất cung cấp bên cạnh các nguồn thông tin đa dạng trên sách, báo và một số website đáng tin cậy khác. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp tổng hợp nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về Incoterms; phương pháp so sánh, đối chiếu, thống kê để đưa ra kết luận về các nội dung mới thay đổi của bản Incoterms 2010 so với Incoterms 2000; phương pháp phân tích, tổng hợp để nêu lên các kiến nghị áp dụng Incoterms một cách hiệu quả cho Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thống Nhất nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu nói chung. 4 Cơ cấu của tiểu luận - Lời cam đoan - Lời cảm ơn - Danh mục từ viết tắt - Mục lục - Lời nói đầu - Nội dung: + Chương 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về Incoterms + Chương 2 Thực tiễn áp dụng Incoterms tại Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thống Nhất - Kết luận - Tài liệu tham khảo - Phụ lục: + Hợp đồng xuất khẩu có sử dụng Incoterms + Hợp đồng nhập khẩu có sử dụng Incoterms 5 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ INCOTERMS 1.1 Khái niệm và đặc điểm Incoterms 1.1.1 Khái niệm Incoterms “Incoterms” là từ viết tắt của thuật ngữ International Commercial Terms tức là các điều kiện thương mại quốc tế và cũng là tên của những ấn bản do Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) ban hành. “Incoterms được coi là ngôn ngữ thương mại giúp người mua và người bán ở các nước khác nhau, có luật lệ khác nhau có thể dễ dàng quy định về quyền lợi, nghĩa vụ đối với nhau trong quá trình mua bán” 2 Riêng Incoterms 2010 – Phiên bản Incoterms mới nhất được xác định là “quy tắc của ICC về sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế và nội địa” 3 . Những con số kèm theo sau, ví dụ: Incoterms 1936, Incoterms 1953, Incoterms 1990, Incoterms 2000, … là chỉ năm mà văn bản này được ban hành (hoặc sửa đổi, bổ sung). Bản Incoterms đầu tiên được ICC chính thức ban hành vào năm 1936. Đến nay, Incoterms đã trải qua 07 (bảy) lần sửa đổi, bổ sung lần lượt vào các năm 1953, 1967, 1976, 1989, 1990, 2000 và mới nhất là bản Incoterms 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. 2 PGS.TS Võ Thanh Thu, PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Hỏi đáp về sử dụng Incoterms 1990 và Incoterms 2000, NXB Thống Kê, (2005), tr.46. 3 ICC, Incoterms 2010, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, (2010), trang bìa. 6 1.1.2 Đặc điểm Incoterms Thứ nhất, Incoterms là bộ tập quán quốc tế về thương mại, không có tính chất bắt buộc áp dụng. Chỉ khi nào các bên quy định sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì nó mới trở thành điều kiện ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng. Thứ hai, Incoterms chỉ giải thích những vấn đề chung nhất có liên quan đến việc giao hàng như vận tải, bảo hiểm, v.v… Do đó, Incoterms không giải quyết các vấn đề khác không liên quan đến nó như: chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, miễn trừ trách nhiệm khi gặp sự kiện bất khả kháng, hậu quả pháp lý của việc vi phạm hợp đồng (phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại xảy ra nếu có). Thứ ba, các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa có thể thỏa thuận tăng hoặc giảm trách nhiệm tùy thuộc vào thế mạnh hoặc yếu của mình. Tuy nhiên, việc thỏa thuận này không được làm thay đổi cơ bản bản chất của điều kiện thương mại trong Incoterms. Thứ tư, tất cả các bản Incoterms do ICC ban hành đều có hiệu lực pháp lý. Mặc dù được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhằm hoàn thiện hơn nhưng các bản Incoterms ra đời sau không làm mất hiệu lực pháp lý của bản Incoterms ra đời trước. Do vậy, khi vận dụng các điều kiện thương mại trong Incoterms vào hợp đồng mua bán hàng hóa, thương nhân cần phải ghi rõ áp dụng bản Incoterms năm nào để đối chiếu, xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên. Tuy nhiên, do tính phổ biến và tính cập nhật mới của hai bản Incoterms 2000 và Incoterms 2010 trong việc áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nên hai bản Incoterms này sẽ được chú trọng nghiên cứu cũng như nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu của tiểu luận. Thứ năm, Incoterms có thể trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. Bản Incoterms 2010 lần đầu tiên chính thức thừa nhận 7 việc áp dụng Incoterms vào thương mại nội địa 4 , tạo điều kiện cho các thương nhân trong nước vận dụng các điều kiện thương mại quốc tế vào các quan hệ mua bán hàng hóa quốc nội. 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Incoterms 1.2.1 Quá trình hình thành Incoterms Incoterms ra đời dưới sự tác động của nhiều nhân tố. Trong đó, các nhân tố tác động chính tới sự ra đời của Incoterms bao gồm: Thứ nhất là hoàn cảnh chính trị. Quan hệ mua bán hàng hóa giữa các quốc gia đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người và trải qua nhiều giai đoạn “thăng trầm” khác nhau. Tuy nhiên, mốc đánh dấu cho bước phát triển tột bậc của quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế là khoảng thời gian thập niên 20 của thế kỷ 19, tức sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất chấm dứt. Bởi vì, vào thời điểm này, nền kinh tế của các quốc gia tham chiến nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đang trong giai đoạn nỗ lực khôi phục sau chiến tranh bằng việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ nhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh, thiết lập quan hệ giao thương với các quốc gia khác thông qua việc ký kết các Điều ước quốc tế về thương mại 5 . Thứ hai là sự ra đời của Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) với tư cách là một tổ chức phi chính phủ được thành lập ngày 24/10/1919, có trụ sở đặt tại Paris (Pháp). Mục đích và nhiệm vụ chính thức của ICC, như điều lệ quy định là: thông qua việc tác động tới tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế quốc tế (bao gồm thương mại, công nghiệp, vận tải và tài chính) nhằm 4 ICC, Incoterms 2010, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, (2010), tr.9. 5 PGS.TS Võ Thanh Thu, PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Incoterms 2000 tại Việt Nam, NXB Thống kê, (2002), tr.11. 8 cải thiện các điều kiện quan hệ kinh tế giữa các nước và giải quyết những vấn đề kinh tế quốc tế, thiết lập các mối giao tiếp quốc tế và sự hiểu biết tương hỗ giữa các giới kinh tế và các tổ chức của chúng để trên cơ sở đó “gìn giữ hòa bình và củng cố các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc” 6 . Thứ ba là những khó khăn trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tồn tại lúc này. Thực tiễn thương mại là không giống nhau ở các nước khác nhau, các bên của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không hiểu rõ ý định của nhau do những bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa, tập quán thương mại dẫn đến những khó khăn trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng cũng như trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên khi có tranh chấp xảy ra. Trước những khó khăn và thuận lợi nêu trên, ICC đã cho ra đời Incoterms – Bộ quy tắc tập hợp những điều kiện thương mại quốc tế phổ biến trên thế giới nhằm đơn giản hóa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, rút ngắn thời gian soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng cũng như quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên. 1.2.2 Quá trình phát triển của Incoterms Các tập quán thương mại trong Incoterms không phải chỉ mới xuất hiện khi Incoterms ra đời mà nó đã tồn tại trước đó khá lâu trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế. Trước đây, các tập quán này tồn tại một cách rời rạc, riêng lẻ, chưa có sự thống nhất về cách hiểu dẫn đến các thương nhân ở các quốc gia khác nhau áp dụng không giống nhau. Incoterms ra đời là sự hệ thống hóa thực tiễn thương mại lúc bấy giờ, tạo ra một cách hiểu thống nhất trên toàn thế giới. Bản Incoterms đầu tiên ra đời năm 1936 bao gồm 07 (bảy) điều khoản thương mại tập trung vào các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng 6 http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%B2ng_Th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i_Qu%E1%BB %91c_t%E1%BA%BF. (truy cập ngày 13/04/2012) 9 đường biển, bởi vì trong thời kỳ này, vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là phổ biến và thông dụng nhất. Tuy nhiên, do đây là bản Incoterms đầu tiên được ban hành nên khó tránh khỏi những hạn chế, bất cập mặc dù ICC đã nỗ lực rất lớn trong công trình tập hợp này. Khắc phục những hạn chế từ bản Incoterms 1936 nhằm đáp ứng cho sự thay đổi của môi trường và điều kiện kinh doanh quốc tế, Incoterms đã lần lượt được hoàn thiện qua các lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1953, 1967, 1976, 1989, 1990. Incoterms 2000 bao gồm 13 (mười ba) điều khoản thương mại, được trình bày theo một trật tự logic và khoa học hơn so với các bản Incoterms trước đây, giúp thương nhân dễ dàng nắm bắt và vận dụng một cách hiệu quả. Đến bản Incoterms 2010, do tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin nên Incoterms 2010 chính thức khuyến khích giao dịch bằng chứng từ điện tử 7 , quy định nghĩa vụ của các bên đối với thủ tục an ninh và đặc biệt, Incoterms 2010 chính thức thừa nhận việc sử dụng trong thương mại nội địa. Incoterms được sửa đổi, bổ sung nhằm theo kịp những thay đổi trong thực tiễn quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế, thể hiện sự phát triển về mặt cấu trúc, nội dung cũng như phương thức trình bày. 1.3 Vai trò và vị trí pháp lý của Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1.3.1 Vai trò của Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Với những đặc điểm của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như: Các bên mua, bán có trụ sở thương mại khác nhau ở những nước khác nhau 8 ; hàng hóa trong hợp đồng được vận chuyển qua biên giới quốc gia; đồng tiền dùng thanh toán trong 7 ICC, Incoterms 2010, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, (2010), tr.9. 8 Điều 1 Công ước Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước Viên 1980). 10 hợp đồng là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả hai bên; v.v… thì sự hiện diện của Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trở nên rất cần thiết, giúp người mua và người bán cùng hiểu một cách thống nhất về quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Nói cách khác, khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nếu người mua và người bán có ý định áp dụng một điều kiện thương mại trong Incoterms thì điều kiện thương mại đó sẽ trở thành một điều khoản của hợp đồng. Khi đó, việc áp dụng Incoterms sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho các bên trong hợp đồng: Thứ nhất, đơn giản hóa và rút ngắn được hợp đồng. Ví dụ: khi ký kết hợp đồng ngoại thương, các bên chỉ cần đưa một điều kiện thương mại cụ thể vào điều khoản giá cả trong phần đơn giá là đủ mà không cần phải thỏa thuận chi tiết nếu các bên thấy không cần thiết phải thỏa thuận thêm. Các bên có thể ghi như sau: Rice 15% 250/USD/MT.FOB SaiGon Port Incoterms 2000 Hoặc Rice 15% 235/USD/MT.CFR Odessa Port Incoterms 2000 Với cách ghi như trên, các bên có thể rút ngắn được số trang của hợp đồng, tiết kiệm được thời gian, chi phí trong quá trình soạn thảo cũng như đàm phán ký kết hợp đồng. Thứ hai, phân định rõ trách nhiệm thực hiện và nghĩa vụ thanh toán một số chi phí giữa người bán và người mua như: - Chi phí thuê phương tiện chuyên chở, mua bảo hiểm, bốc dỡ hàng hóa; - Chi phí làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; - Chi phí cho việc kiểm tra, giám định, kiểm nghiệm hàng hóa; - …. [...]... nhân viên (10/12) trong Phòng xuất nhập khẩu (“nhân viên ) của Công ty Cao Su Thống Nhất đều cho rằng Incoterms là văn bản kết hợp cả hai 18 Kể từ đây, Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thống Nhất sẽ được gọi tắt là Công ty Cao Su Thống Nhất, cần phân biệt tên gọi tắt Công ty Cao Su Thống Nhất từ thời điểm này với Công ty Cao Su Thống Nhất trước khi chuyển đổi 19 Thông tin do Công ty Cao Su Thống Nhất. .. các lợi ích nhất định cho doanh nghiệp; - Đặc biệt, bản Incoterms 2010 có thể áp dụng cho cả thương mại nội địa CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG INCOTERMS TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CAO SU THỐNG NHẤT 2.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thống Nhất 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tiền thân của Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thống Nhất là Xí 20 nghiệp Công tư Hợp doanh... định pháp luật về chuyển đổi Công ty Nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 và Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19/03/2010 của Chính phủ, tháng 7/2010, Công ty Cao Su Thống Nhất đã chuyển đổi thành Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thống Nhất (sau đây gọi tắt là Công ty Cao Su Thống Nhất 18”) 2.1.2 Lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh Là một doanh... nghệ Cao su Độc lập được thành lập năm l978 Qua nhiều lần cải tổ, sắp xếp lại, năm 1994, Xí nghiệp được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (“UBND TP Hồ Chí Minh”) đổi tên thành Công ty Cao Su Thống Nhất Năm 2006, UBND TP Hồ Chí Minh đã ra Quyết định thành lập Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con, trong đó Công ty Cao Su Thống Nhất là Công ty con Thực hiện... vào các hợp đồng thực tế tính đến nay Nhìn chung, tuy còn một số hạn chế trong cách hiểu về Incoterms nhưng Công ty Cao Su Thống Nhất - vì lợi ích chính đáng của mình trong hoạt động kinh doanh, nhất là với các thương nhân nước ngoài - đã cố gắng tìm hiểu để có thể vận dụng Incoterms một cách hiệu quả nhất 2.3 Thực tiễn áp dụng Incoterms tại Công ty Cao Su Thống Nhất Khi ban hành Incoterms, ý định... nghị Từ thực trạng áp dụng Incoterms và các nguyên nhân dẫn đến việc lựa chọn, áp dụng Incoterms tại Công ty Cao Su Thống Nhất nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung như đã phân tích ở trên, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị phần nào giúp Công ty Cao Su Thống Nhất cũng như các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng Incoterms một cách hiệu quả nhất * Đối với các cơ quan Nhà nước: 24 Vũ Đăng Dương –. .. nghiệp nhà nước, Công ty Cao Su Thống Nhất là một trong những công ty hàng đầu về sản xuất và gia công các mặt hàng được làm bằng cao su tại Việt Nam như: giày da, túi xách da, các phụ tùng cao su kỹ thuật ô tô, xe máy, sản xuất kinh doanh văn phòng phẩm, khai khoáng, v.v…19 2.2 Mức độ am hiểu về Incoterms của Công ty Cao Su Thống Nhất Thứ nhất, khi được hỏi: Incoterms là văn bản mang tính pháp lý, văn... nhuận, một sự liên kết vô cùng hiệu quả mà các doanh nghiệp VN chưa làm được 28 Thứ ba, Incoterms 2010 vẫn chưa được áp dụng phổ biến tại Công ty Cao Su Thống Nhất là vì bản Incoterms này chỉ vừa mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 nên Công ty chưa thực sự chuẩn bị kiến thức về bản Incoterms mới này để tự tin và an tâm áp dụng vào các hợp đồng mua bán hàng hóa của mình; Do Công ty không có bộ phận pháp... tải 2.3.1 Thực trạng áp dụng Incoterms tại Công ty Cao Su Thống Nhất Thứ nhất, Công ty Cao Su Thống Nhất thường chỉ quy định điều kiện giao hàng theo Incoterms trong hợp đồng mà không ghi nhận rõ áp dụng bản Incoterms năm nào Khi hợp đồng không quy định việc áp dụng bản Incoterms năm nào có thể dẫn đến tranh chấp về ý định của các bên khi dẫn chiếu trong hợp đồng, từ đó dẫn đến tranh chấp về phân chia... và điều kiện có ảnh hưởng và chi phối đến quá trình lựa chọn, áp dụng các điều kiện thương mại trong Incoterms của Công ty Cao Su Thống Nhất ● Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất, do thói quen thương mại của Công ty Cao Su Thống Nhất, nghĩa là khi Công ty đã quen với một điều kiện thương mại cụ thể thì thường đưa nó vào trong hợp đồng mẫu, và từ đây họ không thay đổi điều kiện thương mại đã chọn của mình . địa. CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG INCOTERMS TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CAO SU THỐNG NHẤT 2.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thống Nhất 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tiền. của Chính phủ, tháng 7/2010, Công ty Cao Su Thống Nhất đã chuyển đổi thành Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thống Nhất (sau đây gọi tắt là Công ty Cao Su Thống Nhất 18 ”). 2.1.2 Lĩnh vực. của Công ty Cao Su Thống Nhất đều cho rằng Incoterms là văn bản kết hợp cả hai 18 Kể từ đây, Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thống Nhất sẽ được gọi tắt là Công ty Cao Su Thống Nhất, cần phân

Ngày đăng: 07/11/2014, 22:09

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w