Nguyên nhân và điều kiện có ảnh hưởng và chi phối đến quá trình lựa chọn, áp dụng các điều kiện thương mại trong Incoterms của Công ty Cao Su

Một phần của tài liệu incoterms – nhìn từ thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh một thành viên cao su thống nhất (Trang 27 - 32)

chọn, áp dụng các điều kiện thương mại trong Incoterms của Công ty Cao Su Thống Nhất

● Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, do thói quen thương mại của Công ty Cao Su Thống Nhất, nghĩa là

khi Công ty đã quen với một điều kiện thương mại cụ thể thì thường đưa nó vào trong hợp đồng mẫu, và từ đây họ không thay đổi điều kiện thương mại đã chọn của mình nữa. Hơn nữa khi thay đổi tập quán giao nhận hàng hóa, tức thay đổi từ xuất “F”, nhập “C” sang xuất “C”, nhập “F”, Công ty phải thực hiện hàng loạt nghiệp vụ phức tạp như đàm phán ký kết hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm, huy động vốn để tạm ứng phí bảo hiểm và vận tải trước cho đối tác, kiểm tra thời gian giao nhận hàng hóa ước tính, thay đổi mẫu hợp đồng, v.v… Trong khi điều kiện kinh tế chung hiện nay đang khó khăn do lạm phát cao, lãi suất cho vay của ngân hàng cao dẫn đến Công ty gặp khó khăn về vốn, ý nghĩ thay đổi thói quen thương mại là có nhưng do những trở ngại trong triển khai trên thực tế nên Công ty vẫn trung thành với tập quán cũ.

Thứ hai, vì lợi thế trên bàn đàm phán, bản thân Công ty Cao Su Thống Nhất

luôn ở “dưới cơ” so với các doanh nghiệp đối tác nước ngoài. Doanh nghiệp nước ngoài thường ép giá, giành quyền lựa chọn điều kiện giao hàng, giao quyền thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm của các doanh nghiệp nước mình nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu, hơn nữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, vận tải, bảo hiểm của những nước này là bộ ba không tách rời nhau và thường cùng hợp tác để tối đa hóa lợi nhuận, một sự liên kết vô cùng hiệu quả mà các doanh nghiệp VN chưa làm được.

Thứ ba, Incoterms 2010 vẫn chưa được áp dụng phổ biến tại Công ty Cao Su

Thống Nhất là vì bản Incoterms này chỉ vừa mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 nên Công ty chưa thực sự chuẩn bị kiến thức về bản Incoterms mới này để tự tin và an tâm áp dụng vào các hợp đồng mua bán hàng hóa của mình; Do Công ty không có bộ phận pháp chế nên không chuyên nghiên cứu về khía cạnh pháp lý của hợp đồng, thêm vào đó là tâm lý của Công ty ngại thay đổi nội dung hợp đồng mẫu do các trở ngại như đã phân tích ở trên nên Công ty vẫn sử dụng bản Incoterms mà mình quen thuộc).

● Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, điều kiện tự nhiên của Việt Nam với đường bờ biển dài có nhiều

vũng, vịnh rất thuận tiện cho việc hình thành các cảng và phát triển giao thông đường thủy nên lưu lượng hàng hóa được vận chuyển bằng phương thức vận chuyển đường thủy là khá lớn. Hơn nữa, cả 03 (ba) điều kiện FOB, CIF, CFR đều chỉ phù hợp với phương thức vận tải đường thủy (đường biển và đường thủy nội địa) cho nên dù không phải là nguyên nhân mang tính tất yếu nhưng điều này cũng phần nào làm cho các điều kiện khác của Incoterms ít được sử dụng.

Thứ hai, dưới góc độ pháp luật, như đã đề cập ở phần trên, chính các quy

định của pháp luật là một trong những yếu tố tác động đến việc lựa chọn điều kiện giao hàng của Công ty Cao Su Thống Nhất nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Cụ thể, căn cứ mục 2.2, Điều 3 Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 thì

Đối với hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế, hàng hoá được miễn thuế, xét miễn thuế thì trị giá thống kê là trị giá do người khai hải quan khai báo theo nguyên tắc sau:

2.2.1) Đối với hàng hoá nhập khẩu, là giá bán tại cửa khẩu nhập đầu tiên (giá CIF, giá DAF);

2.2.2) Đối với hàng hoá xuất khẩu, là giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF).

Như vậy chính quy định pháp luật cũng sử dụng giá FOB trong xuất khẩu và giá CIF trong nhập khẩu (đối với cửa khẩu đường biển và thủy nội địa) để thống kê tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, từ đó đưa ra cái nhìn toàn diện trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và trong cả nền kinh tế Việt Nam. Pháp luật quy định như trên dẫn đến hai trường hợp: một là, Công ty Cao Su Thống Nhất và các doanh nghiệp Việt Nam lầm tưởng là nên xuất FOB, nhập CIF; hai là, Công ty Cao Su Thống Nhất và các doanh nghiệp Việt Nam biết rằng luật không quy định họ xuất FOB nhập CIF nhưng chính quy định pháp luật trên dẫn đến cách xử sự tương tự để dễ dàng đi đến thống kê cho đồng bộ.

Thứ ba, như đã phân tích ở trên, điều kiện tự nhiên của Việt Nam với đường

bờ biển dài có nhiều vũng, vịnh rất thuận tiện cho việc hình thành các cảng và phát triển giao thông đường thủy nên lưu lượng hàng hóa được vận chuyển bằng phương thức vận chuyển đường thủy là khá lớn, tuy nhiên, các hãng vận tải đường biển của Việt Nam chưa phát triển tương xứng với điều kiện tự nhiên rất thuận lợi ở nước ta. Hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều tác động từ hoạt động vận tải, vận tải là tiền đề và là điều kiện tiên quyết cho ngoại thương ra đời và phát triển. Đối với hoạt động ngoại thương, vận tải có tác dụng đảm bảo chuyên chở khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường trong mua bán quốc tế23. Do đó, vận tải chậm phát triển kéo theo hoạt động xuất nhập khẩu cũng kém phát triển. Điển hình các hãng tàu Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả là xuất phát từ các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan quan trọng nhất là do cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, năng lực vận tải

23 Trường Đại học Ngoại Thương, TS. Trịnh Thị Thanh Hương (Chủ biên), Giáo trình vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, NXB Thông tin và Truyền thông, (2011), tr.16. trong ngoại thương, NXB Thông tin và Truyền thông, (2011), tr.16.

đường bộ, đường sắt nội địa không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa giữa cảng và vùng hậu phương24. Nguyên nhân chủ quan nằm chính trong bản thân các doanh nghiệp vận tải như cung không đủ cầu, thể hiện ở họat động vận tải container của đội tàu đăng ký mang quốc tịch Việt Nam chỉ đáp ứng được khỏang 20% nhu cầu vận chuyển hàng hóa, 80% lượng hàng hóa còn lại do đội tàu container nước ngoài thực hiện25; không tự nâng cao năng lực bản thân; không cải thiện tàu biển như đa số là tàu cũ, chủ tàu thiếu kinh nghiệm26; không chuẩn bị về năng lực chuyên môn của người lao động; không nắm bắt thông tin của thị trường nước ngòai dẫn đến hàng hóa hay bị trục trặc khi đến cảng nước ngòai gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp như hiện nay. Ngòai ra, các doanh nghiệp vận tải Việt Nam còn thường xuyên áp các mức phụ phí khác nhau và thiếu minh bạch gây khó chịu cho doanh nghiệp27, làm doanh nghiệp Việt Nam mất kiểm sóat về giá, kéo theo không kiểm sóat được quá trình đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngòai nếu xuất khẩu với giá CIF nên việc Công ty Cao Su Thống Nhất và các doanh nghiệp Việt Nam không giành được quyền thuê tàu về cho các doanh nghiệp vận tải trong nước là điều dễ hiểu.

2.4 Kiến nghị

Từ thực trạng áp dụng Incoterms và các nguyên nhân dẫn đến việc lựa chọn, áp dụng Incoterms tại Công ty Cao Su Thống Nhất nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung như đã phân tích ở trên, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị phần nào giúp Công ty Cao Su Thống Nhất cũng như các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng Incoterms một cách hiệu quả nhất.

* Đối với các cơ quan Nhà nước:

24 Vũ Đăng Dương – Lê Thị Hải Yến, “Cái Mép – Thị Vải: Đầu mối trung chuyển hàng hóa của khu vực?”,

Thời báo kinh tế Sài Gòn, Số 24/2010, tr.55.

25 http://doanhnhansaigon.vn/online/tin-tuc/kinh-te/2011/05/1054474/thao-go-tinh-trang-phi-vo-toi-va-cua-chu-tau-bien/. (truy cập ngày 30/05/2012) chu-tau-bien/. (truy cập ngày 30/05/2012)

26 La Quang Trí, “Vì sao tàu Việt Nam hay bị mắc kẹt?”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Số 11/2011, tr.47.27 Vũ Đăng Dương, “Bàn thêm về phụ phí hãng tàu”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Số 23/2011, tr.54-55. 27 Vũ Đăng Dương, “Bàn thêm về phụ phí hãng tàu”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Số 23/2011, tr.54-55.

- Xây dựng một chiến lược đối ngọai cụ thể trong tương lai;

- Như đã phân tích ở trên, chính các quy định pháp luật đôi khi gây hiểu lầm cho các thương nhân về tính bắt buộc áp dụng của một số điều kiện thương mại cụ thể trong Incoterms để tính trị giá tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Do đó, cần có các quy định pháp luật rõ ràng hơn để tránh tình trạng này xảy ra;

- Bổ sung các quy định pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ hơn chất lượng hoạt động của các hãng vận tải, nhất là các hãng tàu, từ đó mới khuyến khích Công ty Cao Su Thống Nhất và các doanh nghiệp Việt Nam giành quyền thuê phương tiện vận tải về phía mình.

* Đối với bản thân Công ty Cao Su Thống Nhất và các doanh nghiệp Việt

Nam:

- Cần nghiên cứu kỹ nội dung các điều kiện thương mại trong Incoterms trước khi áp dụng vào các hợp đồng mua bán hàng hóa;

- Các doanh nghiệp vận tải và doanh nghiệp bảo hiểm nên có chính sách liên kết với nhau trong việc cung ứng phương tiện vận tải và các chế độ bảo hiểm hàng hóa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để tối đa hóa lợi nhuận;

- Cần thay đổi thói quen thương mại cũ trước đây. Thay vì xuất khẩu hàng hóa theo các điều kiện thương mại nhóm “F”, doanh nghiệp nên nghiên cứu kỹ Incoterms để giành quyền lựa chọn các điều kiện thương mại nhóm “C” khi xuất khẩu hàng hóa cho đối tác nước ngoài. Cụ thể, xét phần chênh lệch giữa xuất khẩu theo điều kiện CIF và xuất khẩu theo điều kiện FOB, nếu tính ra bằng tiền Việt Nam thì phần chênh lệch giữa giá xuất CIF và giá xuất FOB chính là phần phí bảo hiểm và cước phí thuê tàu. Trên thực tế, khi xuất khẩu theo giá CIF, doanh nghiệp không được hưởng lợi gì từ các khoản này do đã được cấu thành vào giá bán và sẽ do bên mua chịu nhưng nếu tính phần chênh lệch này bằng ngoại tệ thì doanh nghiệp có thể thu về một khoản ngoại tệ khi xuất CIF thay vì xuất FOB trong thời

điểm đồng Việt Nam đang mất giá so với những ngoại tệ mạnh như Đô la Mỹ hay Euro. Ngược lại, thay vì nhập khẩu hàng hóa theo giá CIF thì doanh nghiệp nên nhập khẩu theo giá FOB nhằm giảm tình trạng thất thoát ngoại tệ. Hơn nữa, theo quy định tại Nghị định 40/2007, khi xuất khẩu, trị giá tính thuế đối với lô hàng xuất khẩu đó chỉ dựa trên giá FOB, tức giá không bao gồm I (bảo hiểm) và F (cước phí thuê tàu) trong khi trị giá tính thuế nhập khẩu là trị giá giao dịch giữa các bên và căn cứ đầu tiên để tính trị giá tính thuế nhập khẩu là giá mua ghi trên hợp đồng thương mại28. Như vậy, nếu nhập khẩu theo giá CIF thì doanh nghiệp phải đóng thuế trên cả phần I (phí bảo hiểm) và F (cước phí vận chuyển) vì hai khoản phí này đã cấu thành trong giá bán hàng hóa theo hợp đồng và vì vậy, chi phí đối với lô hàng sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu ta xuất khẩu theo giá CIF, trị giá tính thuế làm căn cứ xác định thuế xuất khẩu mà doanh nghiệp phải đóng chỉ là giá FOB, tức là giá CIF của hợp đồng trừ đi phí bảo hiểm (I) và cước phí vận chuyển (F), đồng thời, nhập khẩu theo giá FOB thì trị giá tính thuế làm căn cứ tính thuế nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng cũng giảm đi và khi đó, số thuế mà doanh nghiệp phải đóng cũng ít đi.

Một phần của tài liệu incoterms – nhìn từ thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh một thành viên cao su thống nhất (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w