Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 75 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
75
Dung lượng
1,67 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 36 (2010-2014)
Đề tài:
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA VỢ CHỒNG
ĐỐI VỚI TÀI SẢN CHUNG
Giảng viên hướng dẫn:
Trần Khắc Qui
MSCB: 002285
Bộ môn: Luật Tư Pháp
Sinh viên thực hiện:
Phan Ngọc Ẩn
MSSV: 5106030
Lớp: Luật Tư Pháp 1 – K36
Cần Thơ, 5/2014
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................Trang
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
5. Kết cấu đề tài .........................................................................................................3
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA VỢ CHỒNG
VỚI TÀI SẢN
1.1. Khái niệm chung về trách nhiệm pháp lý về tài sản .......................................5
1.1.1. Trách nhiệm pháp lý .................................................................................5
1.1.2. Khái niệm giao dịch dân sự ......................................................................6
1.1.3. Khái niệm tài sản, quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng .......................7
1.1.3.1. Khái niệm tài sản .................................................................................7
1.1.3.2. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng .................................................9
1.2. Đặc điểm, phân loại trách nhiệm pháp lý ..................................................... 11
1.2.1. Đặc điểm trách nhiệm pháp lý ................................................................11
1.2.2. Một số loại trách nhiệm pháp lýcơ bản ..................................................12
1.3. Đặc điểm, phân loại giao dịch dân sự ............................................................ 13
1.3.1. Đặc điểm giao dịch dân sự ......................................................................13
1.3.2. Phân loại giao dịch dân sự .....................................................................15
1.4. Tài sản chung của vợ, chồng .......................................................................... 16
1.5. Ý nghĩa của việc quy định trách nhiệm pháp lý liên đới của vợ chồng với
tài sản ....................................................................................................................... 18
1.5.1. Ý nghĩa về mặt pháp lý ............................................................................18
1.5.2. Ý nghĩa về mặt xã hội ..............................................................................18
CHƯƠNG 2
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA VỢ CHỒNG ĐỐI VỚI TÀI SẢN
THEO LUẬT HIỆN HÀNH
2.1. Căn cứ xác định trách nhiệm về nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ,
chồng về tài sản....................................................................................................... 19
2.1.1. Căn cứ vào mục đích của người thực hiện hành vi làm phát sinh nghĩa
vụ tài sản ............................................................................................................20
2.1.2. Căn cứ vào sự thỏa thuận của vợ, chồng trong hành vi làm phát sinh
nghĩa vụ tài sản .................................................................................................20
2.2. Trách nhiệm pháp lý của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên vợ hoặc
chồng thực hiện liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng .............................. 21
2.2.1. Những quy định về nghĩa vụ tài sản chung của vợ, chồng ...................21
2.2.2. Nguyên tắc áp dụng trách nhiệm dân sự liên đới ..................................24
2.2.2.1. Giao dịch hợp pháp............................................................................24
2.2.2.2. Giao dịch phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình ....................25
2.2.3. Những trường hợp vợ, chồng phải chịu trách nhiệm liên đới về tài sản
do một bên vợ hoặc chồng thực hiện ................................................................26
2.2.3.1 Những giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu trong gia đình ................26
2.2.3.2. Những giao dịch bảo đảm lợi ích chung của gia đình có giá trị lớn
hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình .....................................................28
2.3. Trách nhiệm của vợ, chồng có nghĩa vụ riêng đối với tài sản ..................... 31
2.3.1. Những quy định về nghĩa vụ tài sản riêng của vợ, chồng.....................31
2.3.2. Nội dung nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ hoặc chồng ........................33
2.3.2.1. Nghĩa vụ trả nợ ..................................................................................34
2.3.2.2. Nghĩa vụ về bồi thường thiệt hại ........................................................37
2.3.2.3. Nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng ......................................................38
CHƯƠNG 3
VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ TRÁCH NHIỆM
PHÁP LÝ VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
3.1. Vướng mắc và hướng hoàn thiện giải quyết tranh chấp hợp đồng liên quan
đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng ...................................................... 43
3.1.1. Một số vướng mắc trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng liên
quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng ........................................43
3.1.1.1. Vướng mắc trong thực tiễn xác định về hình thức của hợp đồng liên
quan đến tài sản chung có giá trị lớn .............................................................43
3.1.1.2. Vướng mắc về thực tiễn xác định tài sản chung có giá trị lớn của vợ
chồng theo các hợp đồng ................................................................................45
3.1.1.3. Một số nhận xét và hướng hoàn thiện về những vướng mắc trong thực
tiễn xác định hình thức và xác định tài sản chung có giá trị của hợp đồng ...48
3.2. Những thuận lợi của việc quy định chế định trách nhiệm pháp lý của vợ
chồng đối với tài sản của Luật hôn nhân gia đình hiện hành ............................ 53
3.3. Một số vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện về chế định trách nhiệm pháp
lý của vợ chồng đối với tài sản .............................................................................. 54
3.3.1. Vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện về chế định trách nhiệm về tài sản
chung của vợ chồng ..........................................................................................54
3.3.2. Vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện về chế định trách nhiệm về tài sản
riêng của vợ chồng ............................................................................................59
KẾT LUẬN ............................................................................................................64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, cơ thể có được linh hoạt, khỏe mạnh hay
không đó là phải xem tế bào trong cơ thể có bền vững liên kết liền mạnh với nhau
hay không. Và gia đình cũng tương tự như vậy, gia đình là một phần của xã hội, gia
đình có tốt thì xã hội mới có sự ổn định và phát triển một cách bền vững, vững
mạnh. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy rõ được điều này nên đã ban hành nhiều
văn bản pháp luật để nhằm điều chỉnh các quy định có liên quan đến lĩnh vực hôn
nhân và gia đình. Tồn tại những quy định đặc trưng điều chỉnh đó như là: Bộ luật
Dân sự 2005, Luật bình đẳng giới 2006, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
2005 và Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007,…và rất nhiều những quy định
quan trọng khác nhưng quan trọng hơn hết là luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
(sửa đổi bổ sung 2010). Với mục đích giải quyết những yêu cầu đặt ra ở thực tại và
điều chỉnh các vấn đề phát sinh liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Trong
quan hệ vợ chồng bên cạnh những nhu cầu về tinh thần như yêu thương, đùm bọc,
chăm sóc và cùng nhau giáo dục con cái,… và những nhu cầu về vật chất liên quan
đến nhu cầu thiết yếu của gia đình hằng ngày cũng không thể nào xem nhẹ được.
Trong đó, các quan hệ về tài sản của vợ chồng là một trong những nhân tố cơ bản
để vợ chồng xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc. Tạo điều kiện để các nhu cầu
về vật chất và tinh thần phát triển một cách hoàn thiện nhất.
Trong đời sống vợ chồng, bản chất của các quan hệ liên quan đến lĩnh vực
hôn nhân và gia đình là các mối quan hệ về nhân thân và tài sản, nó gằn liền với
những chủ thể nhất định, không thể tách rời được. Chính vì vậy đã làm nảy sinh các
quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ đối với nhau do vậy các nhà làm luật đã xây dựng
các quy định về các quyền và nghĩa của vợ chồng về tài sản chung, tài sản riêng,
cũng các căn cứ xác định trách nhiệm của các bên vợ chồng,…tổng hợp các quy
định này lại thành trách nhiệm về tài sản của vợ chồng.
Những quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm pháp lý của vợ
chồng đối với tài sản ngày càng được xây dựng hoàn thiện hơn và đáp ứng được đòi
hỏi của thực tại, đều đó đã góp phần tích cực vào việc kế thừa phát huy truyền
thống văn hóa, các giá trị đạo đức trong quan hệ hôn nhân, tôn trọng quyền tự do cá
nhân của vợ, chồng trong các quan hệ gia đình, quan hệ với các chủ thể khác ngoài
xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được trong những quy định thì
Luật hôn nhân và gia đình hiện hành vẫn còn nhiều bất cập liên quan đến các quy
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 1
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý của vợ chồng về tài sản. Một trong những
mặt tồn tại đó là những quy định của pháp luật vẫn chưa có quy định thật cụ thể các
vấn đề về trách nhiệm chung cũng như trách nhiệm riêng về tài sản của vợ chồng.
Chính vì thế sẽ rất ảnh hưởng đến quyền lợi của vợ chồng và cả người có liên quan
khi giao dịch với nhau, một số thực tiễn xét xử giải quyết về tranh chấp của vợ
chồng về tài sản có giá trị lớn cũng rất khó giải quyết do luật quy định chưa cụ thể
về cách giải quyết, như những quy định về giao dịch đối với những tài sản trên có
hiệu lực ra sao và điều liện thế nào, có thể thấy những giao dịch này nhằm đáp ứng
nhu cầu thiết yếu của gia đình hay đảm bảo cuộc sống gia đình và có sự thỏa thuận
hai bên vợ chồng mới có hiệu lực, cũng có những trường hợp lợi dụng vào kẻ hở
của quy định mà vợ, chồng đã gây ra nhiều thiệt hại cho người thứ ba trong mối
quan hệ thường gặp trong đời sống. Đồng thời các quy định pháp luật ban hành ra
chưa chặt chẽ nên đã gây ra sự khó khăn trong quá trình giải quyết của các cơ quan
thẩm quyền đối với những quyền lợi ích của vợ chồng và cả với người thứ ba.
Vì những lý do trên, người viết chọn đề tài: “Trách nhiệm pháp lý của vợ
chồng đối với tài sản chung”. Với mục đích phân tích những mặt còn tồn tại của
chế độ trách nhiệm pháp lý của vợ chồng về tài sản trong luật định và ngoài thực
tiễn. Qua đó, người viết kiến nghị một số ý kiến liên quan đến vấn đề trách nhiệm
pháp lý của vợ chồng với tài sản theo những quy định của luật hiện hành, nêu ra
được những vấn đề thật sự đang là vướng mắc hiện nay ảnh hưởng đến các chủ thể
tham gia giao dịch và rộng lớn hơn là ảnh hưởng xấu đến xã hội ở nước ta, từ đó
góp phần nhỏ công sức vào việc hoàn thiện pháp Luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Người viết nghiên cứu đề tài với mục tiêu sau:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này tìm hiểu một số vấn đề về lý luận chung
về chế độ trách nhiệm pháp lý của vợ chồng về tài sản, để thông qua đó có thể hiểu
rõ hơn về trách nhiệm của vợ chồng trong các mối quan hệ trong gia đình và ngoài
xã hội, đó là các trách nhiệm chung hay riêng về tài sản của vợ chồng được pháp
luật quy định hiện hành cũng như các vấn đề ngoài thực tiễn trong việc xét xử của
các cơ quan có thẩm quyền. Cũng chính vì vậy, người viết cũng trình bày một số bất
cập trong khâu quy định của pháp luật và một số vướng mắc trong khâu xét xử liên
quan đến trách nhiệm của vợ chồng về tài sản, đồng thời đưa ra một số kiến nghị về
việc xây dựng và hướng hoàn thiện về pháp luật nhằm đảm bảo việc thi hành về
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 2
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
pháp luật về trách nhiệm của vợ chồng đối với quyền và lợi ích của người có liên
quan trong việc giao dịch của các bên trên thực tế.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp, đề tài tập trung nghiên
cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận của các quy định pháp luật về các vấn đề
trách nhiệm, nghĩa vụ tài sản chung, nghĩa vụ tài sản riêng của vợ chồng đối với
người có quyền theo quy định của luật hiện hành. Các trường hợp phải chịu trách
nhiệm liên đới của vợ chồng và một số trường hợp phải chịu nghĩa vụ riêng. Đưa ra
một số vướng mắc và đề xuất hướng giải quyết để bảo vệ được quyền lợi của các
chủ thể có liên quan.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài mang tính khoa học, người viết sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
Trong quá trình nghiên cứu, trình bày đề tài, tác giả dựa trên những cơ sở
những kiến thức đã học, thu thập, tổng hợp nguồn tài liệu có liên quan giúp ích cho
việc thực hiện đề tài.
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn đề liên
quan đến chế định về trách nhiệm, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng và khái quát
những nội dung cơ bản của từng vấn đề được nghiên cứu trong luận văn;
Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật
hiện hành với hệ thống pháp luật trước đây ở Việt Nam cũng như pháp luật một số
nước khác quy định về chế định trên.
Mục đích của người viết khi sử dụng các phương pháp trên nhằm giúp chúng
ta có một cái nhìn toàn diện hơn đối với những quy định của pháp luật hiện hành về
chế định trách nhiệm pháp lý của vợ chồng về tài sản.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời nói đầu, mục lục, kết luận và tài liệu tham khảo thì đề tài kết cấu
gồm ba chương:
Chương 1. Lý luận chung về trách nhiệm pháp lý của vợ chồng với tài sản
Chương 2. Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản theo luật hiện
hành
Chương 3. Vướng mắc và giải pháp hoàn thiện về trách nhiệm pháp lý về tài
sản của vợ chồng
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 3
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 4
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA VỢ CHỒNG
VỚI TÀI SẢN
Hôn nhân gia đình là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân
và xã hội, ngoài chức năng duy trì nòi giống, thong qua những hoạt động trong hôn
nhân còn thể hiện nét văn hóa riêng đặc biệt của một cộng đồng nói chung và còn
thể hiện những thẩm chất đạo đức của mỗi cá nhân nói riêng. Nhận rõ ý nghĩa quan
trọng đó, pháp luật Việt Nam đã dành riêng một đạo luật để hướng dẫn về vấn đề
này-Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Và phương diện về những chế định trách
nhiệm pháp lý về tài sản của Luật hôn nhân gia đình quy định sẽ cho chúng ta cái
nhìn tổng thể về khái quát chung về những khái niệm trách nhiệm pháp lý của vợ
chồng đối với tài sản.
1.1. Khái niệm chung về trách nhiệm pháp lý về tài sản
1.1.1. Trách nhiệm pháp lý
Trong ngôn ngữ hàng ngày, thì thuật ngữ “trách nhiệm’’ được dùng theo
nhiều nghĩa khác nhau, trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong lĩnh vực chính trị, đạo đức “trách nhiệm” được hiểu theo nghĩa bổn
phận, vai trò. Nó luôn mang tính tích cực xuất phát từ sự ý thức của con người về vị
trí, vai trò của mình đối với những tiến bộ xã hội, đối với mọi người như trách
nhiệm bảo vệ bạn bè, trách nhiệm phải chăm sóc gia đình hay trách nhiệm có tính
chất liên kết, liên quan đến nhau mà các bên phải thực hiện thay cho nhau và rất
nhiều trách nhiệm mà trong xã hội này chúng cần phải thực hiện để đảm bảo lợi ích
chung cho toàn xã hội.
Trong lĩnh vực pháp lý, thuật ngữ “trách nhiệm” cũng được sử dụng theo hai
nghĩa: nghĩa vụ và hậu quả bất lợi (trừng phạt). Trách nhiệm được hiểu theo nghĩa
nghĩa vụ là nói đến những điều pháp luật yêu cầu các chủ thể phải làm nghĩa vụ
trong một chức vụ, một hoạt động nhất định. Còn trách nhiệm theo nghĩa thứ hai là
nguy cơ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến
chủ thể đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi mình đã gây ra cho chủ
thể khác và trách nhiêm này luôn gây bất lợi cho chủ thể gây ra hành vi vi phạm
pháp luật. Đó là thái độ xử lý của nhà nước đối với những chủ thể có hành vi vi
phạm pháp luật gây hậu quả xấu cho xã hội.
Trách nhiệm pháp lý do chính các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng
đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 5
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
Truy cứu trách nhiệm pháp lý tức là áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà
nước đã được quy định trong chế tài các quy định pháp luật. Tuy nhiên, cũng có
một số biện pháp cưỡng chế nhà nước được áp dụng không liên quan đến trách
nhiệm pháp lý (nó được áp dụng cả khi không xảy ra vi phạm pháp luật), ví dụ
cưỡng chế cách ly những người mắc một số bệnh truyền nhiễm, nhà nước trưng thu,
trưng mua một số loại tài sản nào đó khi thấy cần thiết.
Tóm lại, trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa
nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) với chủ thể vi phạm pháp luật,
trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện
pháp cưỡng chế nhà nước được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.
Việc áp dụng trách nhiệm pháp lý, ngoài tác dụng trừng phạt còn có ý nghĩa
rất lớn trong việc phòng ngừa, cải tạo và giáo dục những người vi phạm pháp luật.
Đồng thời răn đe tất cả những người khác, khiến họ phải tuân thủ, giữ mình không
vi phạm pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật và thực hiện pháp luật
nghiêm minh, làm cho mọi người tin tưởng vào công lý, tích cực đấu tranh chống
mọi biểu hiện vi phạm pháp luật, dần dần từng bước loại trừ hiện tượng vi phạm
pháp luật ra khỏi đời sống xã hội Xã hội chủ nghĩa.
1.1.2. Khái niệm giao dịch dân sự
"Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" (Điều 121 BLDS năm 2005).
Từ khái niệm giao dịch dân sự được quy định tại điều luật này ta có thể
xác định: Hậu quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm thay đổi hoặc phát sinh,
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự.
Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý (hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa
phương-một bên hoặc nhiều bên) làm phát sinh hậu quả pháp lý. Tùy từng giao dich
dân sự mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch là
hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch
dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch với mục đích và
động cơ nhất định.
Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất trong các căn cứ làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự; là phương tiện pháp lí quan
trọng nhất trong giao lưu dân sự, trong việc dịch chuyển tài sản và cung ứng dịch vụ
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tất cả các thành viên trong xã hội. Trong
nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, thông qua giao dịch dân sự (hợp
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 6
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
đồng) các chủ thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và các nhu cầu khác trong
đời sống hàng ngày của mình1.
1.1.3. Khái niệm tài sản, quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng
1.1.3.1. Khái niệm tài sản
Tài sản là vấn đề trung tâm cốt lõi của mọi quan hệ xã hội nói chung và quan
hệ pháp luật nói riêng. Khái niệm tài sản đã được đề cập rất lâu trong thực tiễn cũng
như trong khoa học pháp lý. Tài sản trên thực tế tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, vô
cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên thì mỗi loại tài sản có những đặc tính khác
biệt cần thiết phải có những quy chế pháp lý điều chỉnh riêng. Theo khái niệm tài
sản theo Bộ luật dân sự 2005 đã mở rộng hơn Bộ luật dân sự 1995 về những đối
tượng nào được coi là tài sản, theo đó, không chỉ những “vật có thực” mới được gọi
là tài sản mà cả những vật được hình thành trong tương lai cũng được gọi là tài sản.
Khái niệm tài sản lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995, theo
đó tại Điều 172 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định “Tài sản bao gồm vật có thực,
tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản”. Tiếp đó, Điều 163 Bộ luật
dân sự 2005 (Bộ luật dân sự hiện hành) quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy
tờ có giá và các quyền tài sản”. Khái niệm tài sản theo Bộ luật dân sự 2005 đã mở
rộng hơn Bộ luật dân sự 1995 về những đối tượng nào được coi là tài sản, theo đó,
không chỉ những “vật có thực” mới được gọi là tài sản mà cả những vật được hình
thành trong tương lai cũng được gọi là tài sản.
Vậy khái niệm tài sản theo Bộ luật dân sự hiện hành quy định: tài sản bao
gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Nhìn chung thì các khái niệm trên chỉ định nghĩa theo hướng liệt kê điều này
đã không đáp ứng sự phát triển của thực tiễn cuộc sống và gây ra sự tranh cãi về
một số đối tượng như: tài sản ảo trong game online, khoảng không, hệ thống khách
hàng… có được coi là tài sản trong pháp luật dân sự hay không? Chính điều này đòi
hỏi cơ quan lập pháp phải tiến hành sửa đổi quy định về khái niệm tài sản trong Bộ
luật dân sự theo hướng khái quát hơn và đưa ra những tiêu chí để phân biệt đâu là
tài sản, đâu không phải là tài sản.
Đã có rất nhiều quan điểm khac nhau về vấn đề này và sau đây là một số
quan điểm đươc xem la tiêu biểu:
1
Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, Giáo trình Luật dân sự 2, Trường Đại học Cần Thơ, năm
2010
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 7
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
Quan điểm thứ nhất cho rằng, tài sản là đối tượng của quyền sở hữu2. Như
vậy, theo quan điểm này muốn hiểu tài sản là gì thì trước tiên chúng ta phải hiểu
quyền sở hữu là gì. Tuy nhiên, tại Điều 164 Bộ luật dân sự 2005 khái niệm quyền
sở hữu cũng chỉ được đưa ra theo hướng liệt kê, theo đó, quyền sở hữu bao gồm
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo
quy định của pháp luật. Do đó, nếu áp dụng khái niệm này thì chúng ta lại bị rơi vào
vòng luẩn quẩn định nghĩa tài sản thông qua một khái niệm quyền sở hữu trong khi
đó bản thân khái niệm quyền sở hữu cũng chưa giải quyết được một cách triệt để,
thậm chí còn là phái sinh từ khái niệm tài sản.
Quan điểm thứ hai cho rằng, tài sản là của cải vật chất tồn tại dưới dạng cụ
thể, được con người sử dụng và được nhận biết bằng giác quan tiếp xúc như giường,
tủ, bàn ghế, xe mô tô, tờ tiền…. Như vậy, theo quan điểm này thì chỉ những gì
thuộc về thế giới vật chất, hiện đang tồn tại và chúng ta có thể cầm, nắm … thì mới
được coi là tài sản. Do đó, quyền tài sản không được coi là tài sản.
Quan điểm thứ ba cho rằng, tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Đây
thực chất là một cách phân loại tài sản dựa trên tính chất vật lý không di dời được
về mặt cơ học và nó cũng rơi vào vòng luẩn quẩn như quan điểm thứ nhất khi định
nghĩa tài sản thông qua khái niệm bất động sản và động sản trong khi đó khái niệm
bất động sản và động sản cũng chưa được làm sáng tỏ và thậm chí muốn hiểu thế
nào là bất động sản và động sản thì phải hiểu thế nào là động sản trước. Hơn nữa,
nếu theo quan điểm này thì quyền tài sản không biết được xếp vào bất động sản hay
động sản?
Quan điểm thứ tư cho rằng, tài sản là những gì định giá được.
Thứ nhất, tài sản là những gì định giá được có thể hiểu là tài sản là những gì
trị giá được bằng tiền và tiền ở đây chỉ được hiểu là nội tệ vì ngoại tệ không được
coi là tiền, bởi lẽ ngoại tệ không bao giờ được coi là công cụ thanh toán đa năng
một tính năng quan trọng nhất của tiền3. Như vậy, tiền sẽ được định giá bằng gì? Và
nó có được coi là tài sản không?
2
http://www.luattruonghai.com.vn/index.php?corney=news_detail&id=84
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 8
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
Thứ hai, nếu cứ những gì định giá được thì được gọi là tài sản, vậy tài sản nợ
- nghĩa vụ trả nợ cũng sẽ được xem là tài sản vì nó cũng có thể định giá được (cứ
xem giá của nó là 0 đồng thì giá 0 đồng hoàn toàn khác với không định giá được),
trong khi đó, tài sản thì có thể để lại thừa kế được còn nghĩa vụ trả nợ thì không để
lại thừa kế được, trừ nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Với các quan điểm trên thì tài sản được hiểu với nhiều gốc độ pháp lý khác
nhau, thể hiện được rõ ràng các đặc tính khác biệt của nhiều loại tài sản trong các
quan hệ xã hội về tài sản.
1.1.3.2. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng
Quyền sở hữu tài sản chung đối với tài sản chung hợp nhất:
Theo Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung của vợ
chồng. Theo đó, việc xác định tài sản chung của vợ chồng phải dựa vào nguồn gốc
phát sinh của tài sản. Cụ thể tài sản chung của vợ chồng gồm những tài sản như sau:
Tài sản do vợ chồng làm ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh
doanh trong thời kỳ hôn nhân;
Những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: tiền
lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số mà vợ, chồng có được hoặc tài sản
mà vợ chồng được xác lập quyền sở hửu theo quy định của pháp luật...
Các tài sản mà vợ chồng mua sắp được thu nhập bằng thu nhập nói trên;
Tài sản mà vợ chồng được tặng, cho chung hoặc thừa kế chung;
Tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn hoặc những tài sản mà vợ
hoặc chồng được thừa kế riêng hay tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân nhưng đã
thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung theo pháp luật quy định là tài sản chung.
Như vậy, tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng do vợ, chồng
tạo ra bằng công sức của mỗi người từ khi họ kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm
dứt và những tài sản khác do vợ chồng thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Cơ
sở pháp lý để xác định những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu là tài sản chung
của vợ chồng chính là giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có ghi tên cả vợ và
chồng.
Đối với tài sản chung của vợ chồng thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ
ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt (Khoản 2 Điều 219 Bộ luật
dân sự 2005 và Khoản 1 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình 2000). Như vậy, về
3
TS. Bùi Đăng Hiếu, Đại học Luật Hà Nội, Tiền - Một loại tài sản trong quan hệ
pháp luật dân sự - Tạp chí Luật học số 1/2005
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 9
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
nguyên tắc, vợ, chồng có quyền nghĩa vụ bình đẵng với nhau trong việc xây dựng,
phát triển và duy trì khối tài sản, đồng thời họ cũng có quyền và nghĩa vụ ngang
nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối tài sản thuộc sở hữu chung
hợp nhất. Đảm bảo cho vợ chồng cùng nhau xây dựng gia đình và lao động tạo ra
tài sản vì lợi ích chung của gia đình.
Đối với tài sản có giá trị lớn là nguồn sống duy nhất của gia đình, hay việc
dùng tài sản để đầu tư sản xuất kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc và thỏa
thuận (như vậy mới có giá trị pháp lý), trong trường hợp vì lí do nào đó mà chỉ có
một bên thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nhưng xuất
phát từ lợi ích chung của gia đình thì phải chịu trách nhiệm liên đới.
Đối với tài sản có giá trị không lớn hay để phục vụ nhu cầu cần thiết hằng
ngày cho gia đình thì chỉ cần một trong hai bên thực hiện đương nhiên được coi là
sự đồng của bên kia.
Về việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân: Khoản 1 Điều 20 Luật hôn nhân
gia đình: “...trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa
vụ riêng hoặc có lí do chính đáng khác thì vợ chồng có quyền thỏa thuận chia tài
sản chung, việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản, nếu không thỏa thuận
được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.”
Vợ chồng dầu tư kinh doanh riêng: xuất phát từ quyền tự do kinh doanh cá
nhân, mặt khác còn nhằm đảm bảo cuộc sống gia đình, tránh những ảnh hưởng tiêu
cực của hoạt động đầu tư kinh doanh.
Vợ chồng thực hiên nghĩa vụ riêng trong trường hợp vợ chồng không có
tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ thì phải chia tài sản chung để giúp người
đó thực hiên nghĩa vụ của mình.
Vợ chồng cũng có quyền chia tài sản khi hôn nhân đã chấm dứt hoặc một
trong hai bên chết.
Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng:
Tài sản riêng gồm: những tài sản có trước khi kết hôn, tài sản được tặng cho
riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản được chia riêng cho vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân, những vật là đồ trang sức, nữ trang riêng được pháp luật
quy định.
Lí do vợ chồng có quyền có tài sản riêng:
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 10
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
Phù hợp với hiến pháp quy định công dân có tài sản riêng nếu Luật hôn
nhân gia đình không thừa nhận thì đã tự tước đoạt đi quyền có tài sản riêng của
công dân
Phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
Tạo điều kiện để họ thực hiện nghĩa vụ riêng đảm bảo lợi ích quyền lợi cho
người thứ ba.
Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ chồng: vợ chồng có nghĩa vụ phải cấp
dưỡng khi hai người sống xa nhau và một trong hai người có lí do nào đó mà mất
sức lao động. Nghĩa vụ cấp dưỡng không chỉ trong thời kỳ hôn nhân mà cả khi hôn
nhân chấm dứt.
Quyền thừa kế tài sản của nhau: Tài sản chung chia trong thời kỳ hôn nhân
vẫn là tài sản thừa kế của vợ chồng, nếu li hôn mà tòa án chưa giải quyết hoặc bản
án chưa có hiệu lực thì vẫn được hưởng thừa kế. (Điều 638 BLDS năm 2005).
1.2. Đặc điểm, phân loại trách nhiệm pháp lý
1.2.1. Đặc điểm trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định. Đây là điểm
khác biệt cơ bản giữa trách nhiệm pháp lý với các loại trách nhiệm xã hội khác như
trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm chính trị…những loại trách
nhiệm này pháp luật ít khi quy định hoặc không có quy định mà do ý thức của mỗi
người tự vận động.
Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải
gánh chịu được thể hiện qua việc chủ thể đó phải chịu những sự thiệt hại nhất định
về tài sản, về nhân thân, về tự do… mà phần chế tài của các quy phạm pháp luật đã
quy định.
Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy
ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.
Trách nhiệm pháp lý chứa đựng yếu tố là sự lên án của nhà nước và xã hội
đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Đặc điểm này thể hiện nội dung của trách nhiệm
pháp lý. Xuất phát từ đặc điểm này mà trách nhiệm pháp lý được coi là phương tiện
tác động có hiệu quả tới chủ thể vi phạm pháp luật. Vì vậy, về mặt hình thức, trách
nhiệm pháp lý là việc thực hiện chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật
thông qua hoạt động của cá cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ thể vi phạm
phải thực hiện chế tài đó. Như vậy, trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm
pháp luật cuối cùng là sự thực hiện các chế tài của quy phạm pháp luật.
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 11
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quy định có hiệu lực
pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đặc điểm này xuất phát từ quan hệ
không tách rời giữa trách nhiệm pháp lý và nhà nước. Chỉ có nhà nước (thông qua
cơ quan, người có thẩm quyền) mới có thẩm quyền xác định một cách chính xác là
hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật và áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với
chủ thể vi phạm pháp luật đó.
1.2.2. Một số loại trách nhiệm pháp lýcơ bản
Trách nhiệm pháp lý mà nước Việt Nam ta sử dụng thường đuợc chia ra làm
4 loại:
Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm của một người đã thực hiện một tội
phạm, phải chịu một biện pháp cưỡng chế nhà nước là hình phạt về việc phạm tội
của họ. Hình phạt này do toà án quyết định trên cơ sở của luật hình, nó thể hiện sự
lên án, sự trừng phạt của nhà nước đối với người phạm tội và là một trong những
biện pháp để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Đây là loại trách
nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất.
Trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm của một cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân đã thực hiện một vi phạm hành chính, phải gánh chịu một biện pháp cưỡng
chế hành chính tuỳ theo mức độ vi phạm của họ. Biện pháp cưỡng chế này do một
cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định trên cơ sở pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính.
Trách nhiệm dân sự: là trách nhiệm của một chủ thể phải gánh chịu những
biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định khi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ
thể khác hoặc khi vi phạm nghĩa vụ dân sự đối với bên có quyền. Biện pháp cưỡng
chế phổ biến đi kèm trách nhiệm này là bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm kỷ luật: là trách nhiệm của một chủ thể (cá nhân hoặc tập thể)
đã vi phạm kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ
cơ quan, tổ chức và phải chịu một hình thức kỷ kuật nhất định theo quy định của
pháp luật.
Đây là 4 loại trách nhiệm được xem là cơ bản nhất để điểu chỉnh những
mối quan hệ cấp thiết nhất trong xã hội, tùy từng vào trường hợp mà áp dụng các
trách nhiệm trên để giải quyết cho thích hợp, cũng có thể kết hợp linh hoạt 4 loại
trách nhiệm điều chỉnh trên để giải quyết các quan hệ pháp luật.
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 12
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
Ngoài 4 loại trách nhiệm trên theo nghiên cứu ta có thể tìm ra một số loại
trách nhiệm khác như sau:
Trách nhiệm vật chất: Trách nhiệm vật chất là trách nhiệm mà người lao
động phải gánh chịu khi gây ra thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp (như làm hư
hỏng hoặc làm mất dụng cụ, thiết bị, các tài sản khác do doanh nghiệp, giao cho
hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép) hoặc công chức phải gánh chịu vì
trong khi thi hành công vụ gây ra thiệt hại cho tài sản của nhà nước hoặc của chủ
thể khác. Người lao động hoặc công chức phải bồi thường một phần hoặc toàn bộ
thiệt hại theo thời giá thị trường và có thể được bồi thường bằng cách trừ dần vào
lương hàng tháng.
Trách nhiệm pháp lý của quốc gia trong quan hệ quốc tế: Quốc gia cũng có
thể phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế trong quan hệ quốc tế. Trách nhiệm này
có thể phát sinh từ hành vi vi phạm luật quốc tế của quốc gia. Ví dụ, quốc gia không
thực hiện các cam kết quốc tế mà mình đã công nhận (CEDAW, WTO) hoặc ban
hành luật trái với luật quốc tế, không ngăn chặn kịp thời các hành vi cực đoan tấn
công cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài của những người biểu tình… Trách
nhiệm này cũng có thể phát sinh khi có hành vi mà luật quốc tế không cấm. Ví dụ,
Quốc gia dùng quân sự dể tập trận diễn tap,sử dụng tên lửa vũ trụ, tàu năng lượng
hạt nhân, … gây ra thiệt hại cho vật chất cho các chủ thể khác của luật quốc tế.
Đây cũng là một số loại trách nhiệm cũng rất là quan trọng có tầm ảnh
hưởng rất nhiều đến lợi ích quốc gia và xã hội chúng ta cần nắm rõ và có sự vận
dụng một cách chính xác, chặt chẽ, nghiêm minh, nghiêm khắc trong xử lý và linh
hoạt trong sự kết hợp mới mang lại hiệu quả như mong muốn.
1.3. Đặc điểm, phân loại giao dịch dân sự
1.3.1. Đặc điểm giao dịch dân sự
Bên cạnh đặc điểm tôn trọng quyền tự do thỏa thuận giữa các bên giao kết
trong hợp đồng thì pháp luật cũng đặt ra một số nguyên tắc khác để các chủ thể
trong giao kết có thể tuân thủ theo những nguyên tắc đó cũng chính là những đặc
điểm của sự giao kết thể hiện ý chí của các bên. Các bên muốn được công nhận giao
kết có hiệu lực thì phải tuân thủ theo một số đặc điểm về điều kiện nhất định sau
đây theo điều 122 BLDS 2005. Đó là:
“Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
Mục đích và nội dung của giao dịch không quy phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hội;
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 13
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.”
Đây là các đặc điểm về điều kiện để giao dịch dân sự trở nên hợp pháp có
hiệu lực pháp lý. Ngoài đặc điểm về điều kiện để giao kết trở nên có hiệu lực thì
còn có đặc điểm về mặt hình thức của giao dịch cũng rất là quan trọng trong việc
xác lập hiệu lực của giao kết.
Theo điều 124 BLDS 2005 thì: Giao dịch dân sự có thể thể hiện bằng hình
thức miệng (bằng lời nói): có thể nói hình thức miệng là hình thức phổ biến nhất
trong xã hội hiện nay mặc dù hình thức nay thường có độ xác thực cũng như tinh
cậy không cao. Hình thức miệng thường được áp dụng với các giao dịch thực hiện
ngay và chấm dứt ngay sau đó rất nhanh chống (hình thức mua bán thường trao đổi
qua tay), hoặc với những chủ thể rất thân với nhau có độ tinh cậy tuyệt đối với
nhau... Nhưng cũng có những trường hợp hình thức miệng nếu muốn có hiệu lực
phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định theo luật định mới có giá trị (di chúc
miệng theo điều 652 BLDS năm 2005).
Giao dịch dân sự thể hiện qua văn bản:
o Văn bản thường: Được áp dụng trong các trường hợp các bên tham gia
giao dịch dân sự thỏa thuận hoặc pháp luật quy định giao dịch phải được thể hiện
bằng văn bản mới có hiệu lực. Với hình thức này thì có mức độ tinh cậy cao, có
chứng cứ xác định do các bên thể hiện ý chí của cá nhân họ bằng chữ ký của chính
bản thân họ vào những nội dung được thỏa thuận trên văn bản, hình thức này thể
hiện sự rõ ràng hơn trong việc chứng minh họ đã tham gia vào sự giao kết hơn hình
thức bằng lời nói cũng là hình thức miệng.
o Văn bản có công chứng cứng nhận, ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
chứng thực: Hình thức này thì được áp dụng trong trường hợp pháp luật có quy định
giao kết phải bắt buộc phải lập thành văn bản, hoặc các bên có thỏa thuận phải lập
thành văn bản có công chứng, chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép thì
khi xác lập giao dịch các bên phải tuân thủ hình thức, thủ tục đó (chuyển quyền sử
đất, mua bán xe, nhà ở...).
Cuối cùng là hình thức giao dịch bằng hành vi: Đối với hình thức này thì
giao dịch dân sự thể hiện qua những hành vi nhất định được định ước trước. Ví dụ:
hành vi mua đồ trong siêu thị, mua nước ngọt trong những thiết bị tự động,...Đây là
những hình thức đơn giản nhất của quá trình giao dịch, giao dịch có thể xảy ra
không nhất thiết phải có đầy đủ các bên giao kết ở tại một địa diểm giao kết nào đó.
Và hình thức này cũng càng trở nên phổ biến hơn do tính chất tiện lợi, giản đơn của
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 14
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
công việc, hình thức rất phát triển tại các nước có nền kinh tế về công nghiệp hóa
cao.
1.3.2. Phân loại giao dịch dân sự
Dựa vào bản chất mà các giao dịch dân sự tạo thành: Đó là ý chí của chủ thể
tham gia giao dịch, căn cứ vào các bên tham gia vào giao dịch có thể phân biệt giao
dịch dân sự thành hai loại đó là hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương.
a. Hợp đồng dân sự
Ta có thể định nghĩa được hợp đồng dân sự theo Điều 388 BLDS 2005 được
hiểu là: Hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên trao đổi ý chí
với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận để cùng nhau làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quyền và nghĩa vụ dân sự.
“Hợp đồng là một trong những chế định quan trọng, có tần suất áp dụng rất
cao trên thực tế và có khả năng ảnh hưởng đến sự vận hành của phần lớn các giao
dịch dân sự”4. Hợp đồng là một giao dịch dân sự phổ biến nhất trong đời sống hằng
ngày, hợp đồng thông thường thì có hai bên chủ thể cùng tham gia vào như hợp
đồng mua bán, cho thuê...Cũng có nhiều loại hợp đồng không chỉ có hai bên tham
gia mà còn có nhiều chủ thể khác cùng tham gia vào trở nên rất phức tạp như hợp
đồng hợp tác (Điều 111 BLDS 2005) thể hiện nhiều ý chí của những chủ thể tham
gia vào giao kết.
Sự gặp gỡ của ý chí và hiệu lực tương đối của hợp đồng.Hợp đồng làm phát
sinh nghĩa vụ theo một cơ chế chung: Các bên giao kết thống nhất ý chí về việc ràng
buộc lẫn nhau trong một quan hệ đặc trưng bằng thái độ xử sự của một bên nhằm
đáp ứng nhu cầu của bên kia tạo nên sự thống nhất về ý kiến, từ đó mới tạo điều
kiện hình thành được hợp đồng. Hợp đồng chỉ phát sinh hiệu lực ràng buộc đối với
các bên giao kết và không tạo ra bất kỳ một nghĩa vụ nào đối với người thứ ba. Do
vậy hợp đồng dân sự là sự thảo thuận ý chí của hai hay nhiều bên về việc xác lập,
thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Có thể nói “thỏa thuận” vừa là
nguyên tắc cũng chính là đặc trưng trong giao kết hợp đồng dân sự, sự thỏa thuận
luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn của quá trình giao kết hợp đồng, cho đến khi
thực hiện hợp đồng hay có sự sửa đổi, thay đổi kể ca chấm dứt sự giao kết.
b. Hành vi pháp lí đơn phương
4
TS. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án, NXB
chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 tr- 14,15
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 15
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
Hành vi pháp lí đơn phương là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của một bên
nhằm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Điều đó có nghĩa là
trong đó một chủ thể đáp ứng yêu cầu của một chủ thể khác, và như vậy nghĩa vụ
phát sinh khi được ghi nhận dưới một hình thức nhất định, chỉ được thực hiện khi
cam kết được chấp nhận. Có thể xem như một cam kết đơn phương. Ví dụ: A đánh
rơi một món đồ A đăng thông báo tìm lại món đồ đó và sẽ hậu tạ cho ai tìm lại được
giúp mình.
Hành vi pháp lí đơn phương được xác lập theo ý chí của một bên chủ thể duy
nhất như: lập di chúc, từ chối nhận thừa kế... Cũng có thể có nhiều chủ thể cùng
tham gia vào một bên của giao dịch như: tổ chức tuyên bố hứa thưởng... Trong
nhiều trường hợp thì hành vi pháp lí đơn phương chỉ phát sinh hậu quả pháp lí khi
những người khác đáp ứng được những điều kiện nhất định của người xác lập giao
dịch đưa ra và những người này phải đáp ứng được những điều kiện đó thì mới làm
phát sinh nghĩa vụ của người xác lập giao dịch như hứa thưởng... Hành vi pháp lí
đơn phương là một giao dịch cho nên nội dung và lẫn cả hình thức phải tuân thủ,
phù hợp với những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo ( Điều 122
BLDS 2005) và một số điều kiện đặc thù.
Điều kiện đặc thù:
Tính chắc chắn của cam kết, tức là thể hiện trong lời cam kết đó là ý chí
nghiêm túc, có cân nhắc, chứ không phải là lời nói đùa.
Tính có thời hạn: Bên đưa ra lời cam kết được quyền ấn định thời hạn, nếu
không đưa ra thời hạn cụ thể thì sẽ dựa vào tập quán của địa phương, nếu vẫn chưa
giải quyết được thì Tòa án sẽ ấn định.
1.4. Tài sản chung của vợ, chồng
Theo điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tài sản chung của vợ
chồng được xác định như sau:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập
do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc
được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản
chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung
của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn,
được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 16
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật
quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải
ghi tên của cả vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng
đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”.
Tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm
phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 cũng quy định: để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong
trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy
định phải đăng ký sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên
của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng.
Nếu có tranh chấp là tài sản riêng, người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở
hữu phải chứng minh. Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có
tranh chấp này là của riêng, tài sản đó là của chung vợ chồng.
Như vậy theo điều 27 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành chúng ta cũng
hiểu được tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, nhưng
ngoài thực tế thì muốn xác định rõ ràng tài sản nào là chung thì cũng là một vấn đề
rất khó vì việc xác định tài sản có trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng hay tài sản
chung của vợ chồng không phải căn cứ người thực hiện giao dịch hay người đứng
tên trên các giấy tờ mà phải căn cứ nguồn gốc tạo dựng tài sản đó.
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 17
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
1.5. Ý nghĩa của việc quy định trách nhiệm pháp lý liên đới của vợ chồng với
tài sản
1.5.1. Ý nghĩa về mặt pháp lý
Vấn đề quy định về việc trách nhiệm pháp lý của vợ chồng về tài sản có ý
nghĩa rất quan trọng về mặt pháp lý cũng như cả về mặt xã hội. Trước hết là về mặt
pháp lý có ý nghĩa lớn trong vấn đề chế tài đối với các quan hệ do pháp luật quy
định, là khuôn khổ giải quyết các vấn đề tranh chấp về trách nhiệm tài sản của vợ
chồng, biện pháp cưỡng chế thi hành của nhà nước mang tính chất pháp luật, việc
quy định trên sẽ bảo vệ những quyền lợi và lợi ích về tài sản giữa vợ chồng cũng
như đảm bảo lợi ích của người thứ ba ( con cái, chủ nợ...). Mặt khác sẽ làm cho hệ
thống pháp luật chung của Việt Nam trở nên đầy đủ hơn và pháp luật riêng về Hôn
nhân gia đình của chung ta trở nên hoàn thiện hơn, chặt chẽ hơn trong vấn đề chế tài
đối với trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định.
1.5.2. Ý nghĩa về mặt xã hội
Về mặt xã hội cũng có tầm quan trong vô cùng to lớn, làm cho ý thức của
các chủ thể trong xã hội tôn trọng những lợi ích và quyền của nhau, điều đó sẽ làm
cho xã hội giảm tải đi một số lượng công việc rất lớn từ việc giải quyết các tranh
chấp về tải sản, hiểu được trách nhiệm pháp lý là như thế nào, luôn là những chế tài
gây ra thiệt hại cho chính chủ thể vi phạm pháp luật chính từ những suy nghĩ đó các
cá nhân trong xã hội sẽ hạn chế đi những vi phạm mà pháp luật quy định, sẽ làm
cho xã hội càng phát triển hơn đó là cái lớn nhất và riêng hơn nữa là nếu gia đình
không có tranh chấp thì không có vấn đề trách nhiệm pháp lý ở đây và sẽ không có
mâu thuẩn thì hạnh phúc gia đình là điều hiển nhiên. Gia đình không tranh chấp
không mâu thuẩn với những người xung quanh thì xã hội sẽ tốt đó cũng là tiêu chí
của việc tạo cho Luật hôn nhân gia đình của nhà nước ta.
Như vậy, qua chương thứ nhất chúng ta đã tìm hiểu được một cách khái quát
chung về những vấn đề khái niệm về trách nhiệm pháp lý là như thế nào, giao dịch
là thế nào và cả khái niệm về tài sản, quyền nghĩa vụ tài sản của vợ chồng cũng như
các vấn đề về đặc điểm, phân loại, ý nghĩa ra sau. Thì trong chương thứ nhất cũng
phần nào làm sáng tỏa được các vấn đề trên của luật học Việt Nam ghi nhận. Thông
qua những vấn đề ở chương thứ nhất đó sẽ là nền tảng để chúng ta tìm hiểu thêm
một số khía cạnh cũng rất là quan trọng sẽ được nghiên cứu, tìm hiểu ở chương thứ
hai trách nhiệm pháp lý về sự liên đới của vợ chồng với tài sản là như thế nào.
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 18
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
CHƯƠNG 2
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA VỢ CHỒNG ĐỐI VỚI TÀI SẢN
THEO LUẬT HIỆN HÀNH
Ở chương thứ hai chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề trách nhiệm liên đới của
vợ và chồng trong các giao dịch, các căn cứ xác định, nguyên tắc áp dụng cũng như
những trường hợp như thế nào vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới.Cũng như
chúng ta đã biết gia đình là một tế bào của xã hội, cuộc sống gia đình hạnh phúc thì
xã hội mới ổn định phát triển, thế nhưng trong cuộc sống gia đình có biết bao nhiêu
vấn đề tồn tại ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, ở đây chúng ta chỉ tìm về một số
vấn đề thiết yếu mà thôi đó là vấn đề tài sản của vợ chồng thực hiện trong các giao
dịch và một số trường hợp vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới và ngược lại.
2.1. Căn cứ xác định trách nhiệm về nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ,
chồng về tài sản
Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, tài sản của vợ, chồng được phân
định là tài sản chung hợp nhất hay là tài sản riêng thuộc sở hữu của vợ, chồng.Và
việc phân định hai hình thức sở hữu tài sản trên trong gia đình tất yếu cũng phần
nào làm phát sinh các nghĩa vụ tài sản được đảm bảo thực hiện bằng tài sản chung
hoặc tài sản riêng của một bên là vợ hoặc chồng.
Việc phân định nghĩa vụ tài sản chung hay riêng của vợ, chồng cũng còn
nhiều ý kiến cũng như những quan điểm mà thực tế bên ngoài cho thấy còn nhiều
quan điểm trái chiều với nhau.
Có quan điểm ý kiến rằng: Các nghĩa vụ tài sản phát sinh từ tài sản thuộc
hình thức sở hữu nào thì được thực hiện đảm bảo bằng tài sản đó. Như vậy, nếu
quan niệm như vậy thì sẽ có sự mâu thuẩn với tính chất cộng đồng của hôn nhân,
trong đó đặc điểm nổi bật là trong gia đình thì thường có sự trộn lẫn về tài sản và
nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng.
Việc phân định nghĩa vụ tài sản chung hay riêng cần lấy yếu tố lỗi làm căn
cứ để xác định cơ bản, đây là quan điểm thứ hai.Theo đánh giá thì quan điểm này
chỉ có ý nghĩa trong việc xác định “có hay không có trên thực tế nghĩa vụ tài sản
của vợ, chồng”còn nghĩa vụ tài sản đó là nghĩa vụ chung hay nghĩa vụ riêng của
một bên, ngoài yếu tố lỗi còn được phân định bằng những yếu tố khác, căn cứ khác.
Tổng kết từ những quan điểm trên và xuất phát từ nội dung chế độ tài sản của vợ,
chồng được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, có thể nêu lên hai
căn cứ sau đây:
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 19
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
2.1.1. Căn cứ vào mục đích của người thực hiện hành vi làm phát sinh nghĩa vụ
tài sản
Theo Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Vợ hoặc
chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một
trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.”
Có thể thấy rằng, hành vi làm phát sinh nghĩa vụ tài sản được thực hiện trên
cơ sở vì lợi ích chung của gia đình hay lợi ích cá nhân của chủ thể thực hiện hành vi
sẽ là căn cứ để xác định nghĩa vụ đó là nghĩa vụ tài sản chung hay nghĩa vụ tài sản
riêng của một bên đó là vợ hoặc chồng.
Cũng theo điều luật trên thì những giao dịch hợp pháp do một bên vợ hoặc
chồng thực hiện và những giao dịch đó nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia
đình thì đó là nghĩa vụ được xác định là nghĩa vụ tài sản chung của vợ và chồng
Sự liên đới trong trường hợp này phải thỏa mãn, lệ thuộc vào những điều
kiện sau đó là giao dịch đó phải hợp pháp và giao dịch đó phải đáp ứng nhu cầu
thiết yếu của gia đình
Thêm một điều nữa ở đây là “lợi ích gia đình” phải luôn được đặt trong lợi
ích của cộng đồng và xã hội và hành vi đó phải phù hợp với pháp luật và không trái
với đạo đức xã hội. Và khi nghĩa vụ tài sản phát sinh từ hành vi trái pháp luật hoặc
trái với đạo đức xã hội thì nghĩa vụ phát sinh được thực hiện bằng tài sản chung hay
tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng phải căn cứ vào yếu tố lỗi của người đã
thực hiện hành vi đó
2.1.2. Căn cứ vào sự thỏa thuận của vợ, chồng trong hành vi làm phát sinh
nghĩa vụ tài sản
Thỏa thuận là hình thức chúng ta gặp rất nhiều trong cuộc sống xã hội của
chúng ta, thỏa thuận là cách đạt được những mục đích mà ta mong muốn, không
làm tổn hại nhiều đến nhau về mọi mặt, giúp ta có được nguồn lợi ích có thể nhất.
Vậy thỏa thuận trong cuộc sống gia đình thì sau, trong cuộc sống gia đình hang
ngày, những hành vi được tạo ra mang lợi ích cá nhân hoặc hành vi trái pháp luật có
thể được thực hiện bởi một bên vợ hoặc chồng và trên thực tế thì có những hành vi
cá nhân như chồng hoặc vợ thực hiện hành vi đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện
nghĩa vụ dân sự riêng thì vấn đề thỏa thuận được đặt ra là họ có thể thỏa thuận chia
tài sản chung (Khoản 1 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000) thì khi phát
sinh nghĩa vụ về tài sản, đó là nghĩa vụ riêng do một bên vợ hoặc chồng thực hiện.
Khi một trong hai bên thực hiện những hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến các lợi
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 20
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
ích hợp pháp khác được pháp luật bảo vệ thì thì đương nhiên nghĩa vụ về tài sản đó
là nghĩa vụ riêng của hai bên, cũng có thể có một vấn đề được đặt ra ở đây là hành
vi đó đã được thực hiện với sự thỏa thuận của vợ và chồng của người thực hiện
hành vi do sự xuất phát từ tình cảm vợ, chồng, sự ổn định của gia đình mà đã tự
nguyện chịu trách nhiệm chung đối với nghĩa vụ tài sản đã phát sinh. Cho nên, việc
phân định nghĩa vụ tài sản phát sinh trên cơ sở hành vi không vì lợi ích chung của
gia đình ta cần phải dựa trên nguyên tắc khi người thực hiện hành vi mang lợi ích cá
nhân cho riêng mình hoặc hành vi trái pháp luật, người đó phải chịu trách nhiệm về
hành vi của mình, ngoại trừ trường hợp vợ, chồng của họ thỏa thuận cùng thực hiện
hoặc sử dụng tài sản chung để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ về tài sản.
2.2. Trách nhiệm pháp lý của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên vợ hoặc
chồng thực hiện liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng
Cũng như chúng ta đã biết, cuộc sống hôn nhân của vợ, chồng không phải
tồn tại trong một thời gian ngắn mà có thể là tồn tại suốt cả cuộc đời, lúc đó sẽ tồn
tại biết bao mối quan hệ trong gia đình và ở ngoài xã hội, điều này có nghĩa là cuộc
sống vợ, chồng không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ gia đình mà cần thiết phải có
sự trao đổi, quan hệ với rất nhiều người khác trong xã hội, để đáp ứng nhu cầu cần
thiết chung của gia đình, các hợp đồng do vợ, chồng ký kết với những người khác là
rất nhiều, có thể nói là không một cặp vợ, chồng nào trong quá trình chung sống
trong thời kỳ hôn nhân mà biết rõ hết những gì mà mình đã ký kết bao nhiêu hợp
đồng với người khác vì lợi ích cá nhân và gia đình. Vì vậy, không thể tất cả các giao
dịch dân sự liên quan tới tài sản chung của vợ, chồng thì buộc cả hai bên phải có
mặt để cùng thực hiện được. Nên luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định
rất rõ những giao dịch do vợ hoặc chồng thực hiện liên quan đến tài sản chung của
vợ, chồng và trách nhiệm pháp lý của họ
2.2.1. Những quy định về nghĩa vụ tài sản chung của vợ, chồng
Nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng (còn gọi là nợ chung) có thể được hiểu
là nghĩa vụ phát sinh khi một hoặc cả hai bên vợ, chồng thực hiện hành vi vì lợi ích
gia đình hoặc nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của vợ chồng.
Để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của vợ chồng, các thành viên khác
trong gia đình, đảm bảo nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau giữa vợ, chồng, nghĩa vụ nuôi
dưỡng giáo dục con cái… thì vợ chồng cần phải tạo lập khối tài sản chung. Nhiều
khi tài sản chung của vợ chồng không đủ đáp ứng nhu cầu của gia đình, lúc đó vợ
chồng đã phải vay mượn tiền bạc, tài sản của người khác. Đó chính là những khoản
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 21
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
nợ mà vợ chồng phải có nghĩa vụ phải thanh toán, trả nợ. Và trách nhiệm ở đây là5,
vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do
một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Khi đó,
tài sản chung của vợ chồng phải được đảm bảo cho các món nợ đó theo Điều 28
khoản 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là: Tài sản chung của vợ chồng được
chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ,
chồng.
Như vậy, nếu một bên vợ hoặc chồng thực hiện các giao dịch như vay, mượn
nợ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì món nợ đó được đảm bảo thanh
toán bằng tài sản chung của vợ chồng, nghĩa là cả hai vợ chồng đều có nghĩa vụ trả
các khoản nợ đó.
Thêm vào đó, trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa
vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất
của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ
chồng6. Điều này đã gắn kết trách nhiệm của gia đình đối với các khoản nợ phát
sinh trong quá trình khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của một bên. Do đó,
cần xác định chúng là khoản nợ chung của gia đình. Có như vậy mới đảm bảo được
lợi ích chính đáng của người có tài sản riêng, nhằm khuyến khích họ tạo ra nhiều
của cải, vật chất nhiều hơn nữa cho gia đình. Đồng thời, tăng cường sự gắn bó trong
quan hệ gia đình, để gia đình thực sự là chỗ dựa vững chắc cho các thành viên trong
gia đình.
Theo quy định khoản 3, Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Việc
thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu
không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Từ những phân tích trên có thể rút ra những khoản nợ chung của vợ chồng
phải được thanh toán bằng tài sản chung của vợ chồng bao gồm: nợ phát sinh có
liên quan đến việc duy trì và phát triển đời sống tinh thần và vật chất của gia đình
như nội trợ, chăm sóc sức khỏe, cung cấp những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống
của những thành viên trong gia đình; nợ phát sinh trong quá trình quản lí, sử dụng,
định đoạt tài sản chung nghĩa vụ này sẽ không bao gồm nợ phát sinh khi một bên vi
phạm khoản 3 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; nợ phát sinh trong việc
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ con chung của hai vợ, chồng và giữa con
5
6
Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi bổ sung 2010
Điều 33 khoản 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi bổ sung 2010
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 22
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
riêng với cha dượng mẹ kế trong trường hợp họ sống chung với nhau theo quy định
tại Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Cũng coi là nợ chung đối với các khoản nợ phát sinh trong quá trình tạo lập
quản lí, sử dụng, định đoạt tài sản chung chung gồm: nợ phát sinh khi vợ, chồng tạo
lập ra tài sản cho gia đình; nợ phát sinh do một bên vợ hoặc chồng lao động để tạo
ra thu nhập hoặc tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân (
không bao gồm nợ phát sinh sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân); nợ
liên quan đến tài sản riêng của vợ chồng đã được đưa vào sử dụng chung, mà hoa
lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình; nợ phát sinh có
liên quan đến công việc mà cả hai vợ chồng cùng nhau thực hiện; nợ phát sinh theo
thỏa thuận của hai vợ chồng.
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 23
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
2.2.2. Nguyên tắc áp dụng trách nhiệm dân sự liên đới
Nguyên tắc áp dụng trách nhiệm liên đới đối với tài sản của vợ chồng sẽ dựa vào
một số điều kiện sau: đó là giao dịch của vợ chồng phải hợp pháp theo quy định của
pháp luật và giao dịch đó phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình7.
2.2.2.1. Giao dịch hợp pháp
Theo luật định, giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn
phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự8. Giao dịch
được xem là hợp pháp phải thỏa mãn những điều kiện sau đây: Người tham gia giao
dịch có năng lực hành vi dân sự; mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm
điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; người tham gia giao dịch hoàn
toàn tự nguyện. (Điều 122 Bộ luật dân sự 2005)
Nếu giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện ở Điều 122 thì giao
dịch dân sự đó được xem là vô hiệu, không hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Luật cũng quy định một số trường hợp giao dịch được xem là không hợp pháp bị
tuyên bố là do hiệu do giao dịch bị giả tạo Điều 129 , bị nhầm lẫn Điều 131, bị lừa
dối đe dọa Điều 132 hay do không tuân thủ về mặt hình thức Điều 134 (Bộ luật dân
sự 2005). Các trường hợp này thì giao dịch cũng không được xem là hợp pháp theo
quy định của pháp luật.
Đối với nguyên tắc này người vợ cả người chồng trong lúc giao dịch với bên
thứ ba bằng tài sản cũng phải tuân thủ theo các điều kiện trên để đúng với nguyên
tắc giao dịch hợp pháp trong trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với tài sản được
giao dịch.
Theo Điều 28 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định tại khoản 3: Việc
xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá
trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư
kinh doanh phải được vợ chồng ban bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia
để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.
Trường hợp này ta cũng có thể hiểu rằng sự hợp pháp trong giao dịch tại
Điều 28 khoản 3 nêu trên khi giao dịch để đảm bảo sự hợp pháp theo luật định là vợ
và chồng khi giao dịch trong dân sự với tài sản chung của gia đình phải có sự bàn
bạc thống nhất của hai vợ chồng, trừ một số trường hợp vợ hoặc chồng đơn phương
7
TS Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,
Tập I – Gia đình, NXB trẻ, 2004
8
Điều 121 Bộ luật dân sự 2005
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 24
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
giao dịch không có sự thỏa thuận hay bàn bạc trước với nhau như trường hợp giao
dịch phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình đây là nguyên tắc thứ hai.
2.2.2.2. Giao dịch phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
Giao dịch đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình là điều kiện thứ hai trong
việc thể hiện trách nhiệm liên đới về tài sản của vợ, chồng. Quy định này đưa ra
nhằm quy kết trách nhiệm, nghĩa vụ chung của hai vợ, chồng đối với các giao dịch
dân sự hợp pháp do một bên vợ hoặc chồng thực hiện nhằm mục đích vì nhu cầu
thiết yếu của gia đình (nghĩa vụ tài sản chung của vợ, chồng được đảm bảo cho các
giao dịch hợp pháp dù giao dịch đó được thực hiện bởi hành vi đơn phương của vợ
hoặc chồng nhưng vì lợi ích nhu cầu thiết yếu của gia đình) đồng thời nguyên tắc
này củng thể hiện quyền tự chủ của vợ, chồng trong việc thực hiện các công việc
giao dịch dân sự nhằm bảo đảm nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của gia đình
hằng ngày. Và đây cũng là một trong những quy định mới của Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000, khi dự liệu về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản
chung.
Với nguyên tắc này là nền tảng để xây dựng, kiến tạo nên nghĩa vụ của hai
vợ, chồng phải thực được quy định tại Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình hiện
hành: “Vợ chồng chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng
xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”.
Trách nhiệm có tính đặc trưng này đã quy định đặc điểm cơ bản trong
phương pháp điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là các chủ thể
thực hiện quyền của mỗi người phải hướng đến lợi ích của gia đình.
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 25
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
2.2.3. Những trường hợp vợ, chồng phải chịu trách nhiệm liên đới về tài sản do
một bên vợ hoặc chồng thực hiện
2.2.3.1 Những giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu trong gia đình
Giao dịch phải đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Các tiêu chí
của “nhu cầu sinh hoạt thiết yếu” có thể thay đổi theo sự phát triển của xã hội tiêu
thụ. Có những nhu cầu rất cơ bản, chung đối với gia đình ở mọi nơi và trong mọi
thời đại: thức ăn, quần áo của các thành viên, thuốc men, chi phí giáo dục con cái,
bảo quản nhà cửa… Có những nhu cầu đặc trưng của cuộc sống thị dân hiện đại: chi
phí điện, nước, điện thoại,…Và những thành viên trong gia đình như vợ, chồng và
các con của họ do giới tính khác nhau, tình trang sức khỏe, độ tuổi hay tính chất
công việc đặc thù cũng không giống nhau nên kéo theo những nhu cầu thiết yếu
của mỗi thành viên trong gia đình cũng phải phù hợp cho mỗi người và những nhu
cầu thiết yếu đó phải được bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng9.
Theo Điều 28 khoản 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Tài
sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện
các nghĩa vụ chung của vợ chồng”. Nếu tài sản chung của vợ chồng không đủ cho
việc chi dùng đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong gia đình thì vợ, chồng nếu có tài sản
riêng thì có nghĩa vụ đóng góp phần tài sản riêng đó để đáp ứng nhu cầu thiết yếu
cho gia đình10. Còn những giao dịch, hợp đồng do một bên vợ, chồng ký kết với
người khác nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình được coi là có
hiệu lực, bên còn lại vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới. Theo Điều 298
Khoản 1 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “ Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ
do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong
số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.” Theo quy định trên
thì khi vợ chồng thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của
gia đình thì đương nhiên được xác định là có sự thỏa thuận của hai vợ chồng và vợ
chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch được thực hiện bởi một bên
vợ hoặc chồng. Trong cuộc sống gia đình, thì nhu cầu thiết yếu về mặt tinh thần và
vật chất của những thành viên trong gia đình rất là quan trọng và cần được đáp ứng
vì đó là nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày, chính vì thế vợ hoặc chồng
phải tham gia giao kết rất nhiều loại hợp đồng với chủ thể khác rất là phổ biến, cho
TS Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,
Tập I – Gia đình, NXB trẻ, 2004
10
Điều 33 khoản 4 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành quy định
9
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 26
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
nên pháp luật không thể nào kiểm soát được mỗi khi giao kết hợp đồng phải có sự
thỏa thuận của cả hai vợ chồng hay không. Vì vậy, dù giao dịch đó là chỉ do một
bên vợ hoặc chồng thực hiện với người thứ ba nhưng vẫn được pháp luật thừa nhận
là hợp pháp theo pháp luật, vợ chồng không thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng này là
vô hiệu với lí do không có sự đồng ý của chính mình. Việc thực hiện hợp đồng phải
được đảm bảo bằng tài sản chung của vợ chồng, có nghĩa là vợ chồng phải chịu
trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do vợ hoặc chồng thực hiện
nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình, có như vậy thì quyền lợi của người
thứ ba tham gia xác lập hợp đồng liên quan đến tài sản chung của vợ chồng mới
được đảm bảo trước pháp luật.
Tại Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Vợ hoặc chồng
phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai
người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.” Có thể
nhận ra đầy là một trong những quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 so với Luật hôn nhân gia đình năm 1959 và Luật hôn nhân và gia đình năm
1986 của nước ta. Quy định này rất quan trọng trong vấn đề ràng buộc trách nhiệm
của vợ chồng đối với nhau nhất là trong cuộc sống gia đình vì nó khắc phục được
những tình trạng rất bức xúc trên thực tế là sự vô trách nhiệm của vợ chồng trong
việc chăm sóc gia đình, khi vợ hoặc chồng phải tự mình gánh vát gia đình một mình
tham gia những giao dịch đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho gia đình mà người kia
không chăm lo gia đình và đến khi nghĩa vụ phát sinh ra thì người vợ hoặc chồng
không muốn chịu trách nhiệm chung, không muốn hổ trợ nhau trong chuyện gia
đình. Cho nên quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tại Điều 25 rất là
đúng đắn, chính sát, phù hợp với tiêu chí ban hành Luật hôn hôn nhân của nước ta
là mang lại cho gia đình cuộc sống hạnh phúc,tiến bộ và truyền thống biết chia sẻ,
chăm sóc yêu thương nhau trong gia đình.
Không chỉ riêng Luật hôn nhân và gia đình nước ta về vấn đề này một số
nước khác trên thế giới pháp luật về hôn nhân và gia đình của họ cũng quy định về
vấn đề trách nhiệm liên đới của vợ, chồng. Như đối với các vấn đề chi tiêu hằng
ngày, nếu chồng hoặc vợ thực hiện giao kết pháp lý với người thứ ba, thì cả vợ lẫn
chồng đều phải chịu trách nhiệm liên đới và theo phần đối với các nghĩa vụ phát
sinh từ đó11.Cũng theo một quy định khác là, mỗi bên vợ, chồng có thể một mình ký
kết hợp đồng nhằm mục đích duy trì đời sống gia đình hoặc giáo dục con cái; bên
11
Điều 761 Bộ luật dân sự Nhật Bản
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 27
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
kia có trách nhiệm liên đới đối với nghĩa vụ cho việc ký kết này12. Thông qua hai
điều luật trên chúng ta cũng có thể thấy rõ sự đề cao trách nhiệm liên đới của hai vợ
chồng, những quy định này giúp cho vợ hoặc chồng có thể yên tâm tự mình giao kết
những giao dịch mà không có sự thỏa thuận của hai bên nhằm mục đích đáp ứng
nhu cầu thiết yếu cho gia đình, khi nghĩa vụ phát sinh thì cả hai người chồng và vợ
cùng phải chịu liên đới về trách nhiệm.
Nhưng trong thực tế cũng có một số trường hợp người vợ hoặc chồng lợi
dụng quy định của pháp luật để trốn trách trách nhiệm nghĩa vụ hoặc gây thiệt hại
làm ảnh hưởng đến quyền lợi đến tài sản của vợ hoặc chồng, cho nên phải hiểu rõ
thế nào là “nhu cầu thiết yếu của gia đình” là rất cần thiết. Để có thể hạn chế những
trường hợp lợi lạm dụng quy định trách nhiệm liên đới của pháp luật để mang lại lợi
ích cho riêng bản than người vợ hoặc chồng.
2.2.3.2. Những giao dịch bảo đảm lợi ích chung của gia đình có giá trị lớn hoặc là
nguồn sống duy nhất của gia đình
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, tài
sản chung của vợ, chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập hợp pháp từ lao
động, từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ,
chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung hoặc được
tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung,
quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có sau khi kết hôn. Tài sản chung của vợ, chồng
thuộc sở hữu chung hợp nhất. Theo cơ sở lý luận chung quy định thì tài sản của vợ
chồng có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Vợ hoặc chồng
phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai
người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”. Điều đó
có nghĩa, đối với những giao dịch thông thường, liên quan đến tài sản chung của vợ,
chồng “có giá trị không lớn” và với mục đích đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu
của gia đình thì việc định đoạt tài sản chung của một bên được mặc nhiên xem như
có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, vì vợ chồng có quyền và nghĩa vụ
ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung và để bảo vệ
quyền lợi về tài sản chung của vợ, chồng nên khoản 3 Điều 28 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 xác định “Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên
quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình,
12
Điều 220 Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp, Luật số 65-570 ngày 13/7/1965
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 28
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa
thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại
khoản 1 Điều 29 của Luật này.”
Vậy thế nào là tài sản có giá trị lớn, trong đời sống hôn nhân và gia đình, tài
sản có giá trị lớn của vợ chồng được hiểu ở góc độ thông thường là lượng tài sản
nào đó trong khối tài sản chung và có ý nghĩa quan trọng nhất định đối với đời sống
gia đình. Vì chủ sở hữu tài sản là cả chồng và vợ nên khi xác định tài sản, lượng tài
sản chung của vợ chồng có giá trị lớn hay không thì phải đặt tài sản, lượng tài sản
đó trong mối quan hệ với khối tài sản chung của họ để xem xét. Khoản 3 Điều 4
Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
LHN&GĐ năm 2000 (Nghị định 70/2001) hướng dẫn: “Tài sản chung có giá trị lớn
của vợ chồng nói tại khoản 1, khoản 2 Điều này được xác định căn cứ vào phần giá
trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng”.Khi vợ chồng thực hiện
các giao dịch liên quan đến tài sản chung hoặc cơ quan có thẩm quyền muốn định
lượng giá trị tài sản của vợ chồng hay còn gọi là đối tượng của giao dịch, hợp đồng
thì phải đặt phần giá trị tài sản đó ngay trong khối tài sản của vợ chồng để xem xét
chứ không phải căn cứ vào giá cả trên thị trường để so sánh, định lượng.
Vậy, mọi giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản có giá trị lớn hoặc là
nguồn sống duy nhất của gia đình thì vợ chồng cần phải bàn bạc, thỏa thuận với
nhau thì những giao dịch đó mới có giá trị pháp lý trừ trường hợp vợ chồng đại diện
cho nhau trong việc tham gia giao dịch theo sự ủy quyền hoặc theo pháp luật hay vợ
chồng có thỏa thuận khác theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày
3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình: “Đối
với các giao dịch dân sự mà pháp luật không có quy định phải tuân theo hình thức
nhất định, nhưng giao dịch đó có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là
nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc giao dịch đó có liên quan đến việc định
đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử
dụng chung và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của
gia đình, thì việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó cũng phải có sự
thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng.”
Có thể thấy rằng vấn đề hình thức của hợp đồng giao dịch rất là quan trọng
nó ảnh hưởng lớn đến việc công nhận giao dịch mà vợ chồng đã thực hiện có được
pháp luật thừa nhận hay không. Theo Điều 121 Bộ luật dân sự 2005 thì hợp đồng là
một hình thức giao dịch và về nguyên tắc, chế độ pháp lý của giao dịch dân sự được
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 29
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
áp dụng tương tự cho các hợp đồng dân sự trong đó có liên quan đến tài sản chung
có giá trị lớn của vợ chồng. Mặt khác, khoản 2 Điều 122 Bộ luật dân sự 2005 quy
định: “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong
trường hợp pháp luật có quy định”. Khoản 2 Điều 401 Bộ luật dân sự cũng xác
định: “Trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn
bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo
các quy định đó”. Như vậy, trong trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phải xác
lập theo hình thức nhất định thì hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn
của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức đó. Chẳng hạn, Luật Nhà ở hiện hành
và Điều 63 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở đòi hỏi việc xác lập, thực hiện các hợp đồng
mua bán, cho thuê, tặng cho, đổi, thuế chấp, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở; hợp đồng
ủy quyền quản lý nhà ở đất đai thuộc sở hữu chung của vợ chồng phải được lập
thành văn bản. Điều 450 Bộ luật dân sự 2005 thì trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác, hợp đồng mua bán nhà ở quyền sử dụng là tài sản chung của vợ chồng
phải được lập thành văn bản, có công chức hoặc chứng thực. Cần lưu ý rằng nếu
giao dịch dân sự mà pháp luật không quy định phải tuân theo hình thức nhất định
nhưng giao dịch đó lại có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng thì
việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó phải có sự thỏa thuận bằng
văn bản có chữ ký của hai vợ chồng.
Vì đây là những giao dịch nhằm bảo đảm lợi ích chung của gia đình có giá
trị lớn hoặc đó cũng là nguồn sống duy nhất của gia đình nên việc xác lập các giao
dịch này cũng cần có sự thận trọng và căn nhắc thỏa thuận của hai vợ chồng, đây là
trách nhiệm liên đới nên sự thỏa thuận hai bên vợ chồng có giá trị cao trong việc
xác lập giao kết. Và việc tuân thủ theo pháp luật về mặt hình thức của hợp đồng rất
quan trọng đương nhiên là vấn đề thỏa thuận của vợ chồng trước khi xác lập. Nếu
một trong hai bên vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch
dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng mà không có sự đồng ý của một
bên hay vi phạm về mặt hình thức theo quy định của pháp luật thì bên đó có quyền
yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu được quy định tại Điều 134 Bộ luật dân
sự năm 2005 và hậu quả pháp lý được giải quyết theo quy định tại Điều 137 Bộ luật
dân sự năm 2005.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì giao dịch vẫn có hiệu lực dù
không có hoặc không thể có được sự thỏa thuận của hai bên như quy định. Có nghĩa
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 30
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
là vợ hoặc chồng có thể tự mình xác lập giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá
trị lớn của vợ chồng hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình.
Ví dụ: Trường hợp vợ hoặc chồng di công tác nước ngoài hay xuất khẩu lao
động… không thể tham gia giao dịch được vì phải cần chữ kí của hai người, trong
trường hợp này thì vợ hoặc chồng phải lập giấy ủy quyền và nhận ủy quyền từ phía
người kia để có thể tiến hành giao dịch vì mục đích chung của gia đình và phải lập
thành văn bản theo khoản 1 Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Tiếp theo
là trường hợp một bên mất hoặc hạn chế hành vi dân sự, trường hợp này thì giao
dịch một bên vợ hoặc chồng vẫn có hiệu lực quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật này.
Cuối cùng là một bên đang có nhu cầu giao dịch chính đáng mà bên còn lại
nhất quyết phản đối mà lai không có lý do chính đáng. Nếu giao dịch trên xuất phát
từ lợi ích cấp bách của gia đình thì cho phép bên kia tiến hành giao dịch (nếu xuất
phát vì lợi ích cá nhân thì vô hiệu).
Như vậy, pháp luật hiện hành đòi hỏi việc các lập hợp đồng với đối tượng là
tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng phải có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của
họ. Sự thống nhất ý chí đó được thể hiện qua hình thức của hợp đồng xác lập bằng
văn bản, có chữ ký của đồng sở hữu. Ngoài ra, đối với các hợp đồng mà pháp luật
quy định phải được công chứng, chứng thực tại thời điểm xác lập. Khi quyền và lợi
ích hợp pháp về tài sản của vợ chồng bị xâm hại thì họ có quyền sử dụng các biện
pháp và phương thức cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của mình.
2.3. Trách nhiệm của vợ, chồng có nghĩa vụ riêng đối với tài sản
2.3.1. Những quy định về nghĩa vụ tài sản riêng của vợ, chồng
Theo luật định: vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
riêng của mình13. Tuy nhiên bên cạnh đó vợ chồng cũng phải thực hiện một số
nghĩa vụ nhất định như sau:
Theo khoản 4, Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Tài sản riêng
của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong
trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng”. Theo đó, gia đình trong trường
hợp gặp hoàn cảnh khó khăn, tài sản chung của vợ chồng không đủ để đáp ứng
những nhu cầu thiết yếu cho gia đình hằng ngày thì vợ chồng phải có nghĩa vụ dùng
tài sản riêng của mình để đóng góp vào những nhu cầu thiết yếu đó. Đồng thời
nhằm đảm bảo sự phát triển của con cái và các thành viên khác trong gia đình. Vậy
13
Điều 33 khoản 1 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 31
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
“nhu cầu thiết của gia đình” là gì? Đó14 là các khoản chi phí thông thường và cần
thiết về ăn, ở, học hành, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác
nhằm bảo đảm cuộc sống của các thành viên trong gia đình.
Nhu cầu thiết yếu đó cũng được hiểu theo quan điểm sau đây đó là những
nhu cầu rất cơ bản thay đổi theo sự phát triển của xã hội tiêu thụ 15. Đối với gia đình
thì những nhu cầu này luôn gắn liền ở mọi nơi và mỗi thời đại như: thức ăn, quần áo
của các thành viên, thuốc men, chi phí giáo dục con cái, bảo quản nhà cửa… Có
những nhu cầu đặc trưng của cuộc sống thị dân hiện đại như: chi phí điện, nước,
điện thoại…
Đối với trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã đưa vào sử dụng
chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì
việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự đồng ý, thỏa thuận của cả hai vợ chồng
(khoản 5 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi bổ sung 2010)
Vậy, nguồn sống duy nhất của gia đình nên được hiểu là như thế nào, ra
sau? Cũng tương tự như nhu cầu thiết yếu của gia đình, pháp luật không có quy
định cụ thể, nhưng có thể hiểu đó là tài sản duy nhất đáp ứng được nhu cầu thiết yếu
về ăn, ở, chữa bệnh…của gia đình. Do có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống của
gia đình, nên pháp luật quy định việc định đoạt đối với tài sản phải được sự đồng ý
của cả hai vợ chồng là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của gia
đình Việt Nam, góp phần ổn định cuộc sống chung của vợ chồng và nghĩa vụ nuôi
dưỡng giáo dục con trẻ.
Theo Điều 33 khoản 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
“Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của
người đó”.
Nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng phát sinh từ các khoản nợ mà vợ, chồng vay
mượn của người khác, sử dụng vào mục đích cá nhân, mà không vì lợi ích chung
của gia đình; hoặc nghĩa vụ bồi thường thiệt do hành vi trái pháp luật của vợ, chồng
hay các loại nghĩa vụ khác theo luật định như: nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành
viên trong gia đình như cha, mẹ, vợ, chồng, con mà vợ, chồng phải thực hiện.
Với quy định về nghĩ vụ riêng như Điều 33 khoản 3 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 ta thấy vẫn còn quá chung chung, chưa có những căn cứ cụ thể để
14
TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam, NXB Tư pháp, 2008
15
TS Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,
Tập I – Gia đình, NXB trẻ, 2004
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 32
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
xác định các loại nghĩa vụ tài sản này thay vì chúng ta cần có những quy định rõ
ràng hơn để tiện cho việc giải quyết những loại nghĩa vụ riêng do vợ hoặc chồng
chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.
Theo như những quy định của pháp luật và những điều phân tích trên một số
nghĩa vụ sau đây vợ chồng phải tự dùng tài sản riêng của mình để thực hiện:
Nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay mượn của người khác từ
trước khi kết hôn mà không vì nhu cầu đời sống chung của gia đình;
Nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay mượn của người khác trong
thời kỳ hôn nhân sử dụng vào mục đích riêng, không đáp ứng nhu cầu thiết yếu và
lợi ích chung của gia đình;
Nghĩa vụ cấp dưỡng mà vợ, chồng phải thực hiện liên đới với các thành viên
trong gia đình theo quy định tại chương V và chương VI của Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật của vợ,
chồng.
Nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh dựa trên cơ sở vợ, chồng đã có hành vi
tự mình tiến hành các giao dịnh dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của
vợ chồng hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình (vi phạm khoản 3 Điều 28 Luât
hôn nhân và gia đình năm 2000).
2.3.2. Nội dung nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ hoặc chồng
Vợ chồng với tư cách là chủ sở hữu tài sản riêng của mình co quyền chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt tài sản riêng đó một cách độc lập, không bị chi phối bởi ý
chí của người chồng, vợ kia, trừ trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã đưa
vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất
của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả hai
vợ chồng (khoản 5 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Đồng thời, theo
quy định vợ, chồng cũng phải thực hiện nghĩa vụ đối với hành vi của vợ, chồng liên
quan đến tài sản của mỗi bên.
Thứ nhất, theo quy định của khoản 4 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000, “tài sản riêng của vợ, chồng cũng phải được sử dụng vào các nhu cầu thiết
yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng”. Có nghĩa
là nếu trong cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn mà tài sản chung của vợ chồng
không thể đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì tài sản riêng của vợ,
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 33
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
chồng cũng phải có nghĩa vụ đóng góp vào để phụ giúp cuộc sống gia đình đảm bảo
cuộc sống của các con. Nghĩa vụ này xuất phát từ lợi ích chung của gia đình.
Thứ hai, theo khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì:
“Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của
người đó”
Nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng tức là nợ riêng của vợ, chồng phát sinh từ các
khoản nợ mà vợ, chồng vay mượn của người khác, sử dụng vào mục đích cá nhân
mà không vì lợi ích chung của gia đình; hoặc nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành
vi trái pháp luật của vợ, chồng hay các loại nghĩa vụ khác theo luật định như nghĩa
vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình giữa cha, mẹ, vợ chồng, con mà vợ
chồng phải thực hiện. Như vậy theo quy định của pháp luật thì vợ chồng bằng tài
sản riêng của mình phải bảo đảm thực hiện một số nghĩa vụ sau đây:
2.3.2.1. Nghĩa vụ trả nợ
Thứ nhất: Nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác từ
trước khi kết hôn mà không vì nhu cầu đời sống chung của gia đình
Căn cứ vào Điều 25, khoản 5 Điều 33 và khoản 3 Điều 95 Luật hôn nhân gia
đình năm 2000, thì tài sản chung của vợ, chồng được thanh toán vào các khoản nợ
sau:
Nợ phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Nợ liên quan đến việc tạo lập, quản lí, sử dụng, định đoạt tài sản chung của
vợ chồng.
Nợ liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng mà
hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình.
Nợ có liên quan đến công việc mà cả hai vợ chồng cùng nhau thực hiện.
Nợ theo thỏa thuận của hai vợ chồng.
Theo như quy định thì đây là các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản chung
của vợ chồng. Có thể thấy các khoản nợ trên xảy ra đều hướng đến lợi ích của gia
đình là trên hết cũng có thể do vợ chồng cùng nhau gánh chịu hậu quả pháp lý về sự
liên đới trong tài sản. Nếu các khoản nợ mà vợ chồng đã vay trước thời kỳ hôn nhân
vì mục đích riêng không vì nhu cầu sống thiết yếu của gia đình thì các khoản nợ đó
sẽ được bảo đảm bằng tài sản riêng của người vợ hoặc chồng đã thực hiện hành vi
đó (Khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Theo Điều 25 Luật hôn
nhân và gia đình cũng có quy định vợ chồng phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm liên
đới đối với giao dịch do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 34
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
yếu của gia đình vấn đề đặt ra ở đây nếu giao dịch không nhằm đáp ứng nhu cầu
thiết yếu của gia đình thì việc trách nhiệm liên đới không xảy ra, vậy trách nhiệm
này sẽ là trách nhiệm riêng của vợ hoặc chồng khi xác lập giao dịch với mục đích
riêng, lợi ích riêng của cá nhân.
Thứ hai: Nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác
trong thời kỳ hôn nhân sử dụng vào mục đích riêng, không đáp ứng nhu cầu thiết
yếu và lợi ích chung của gia đình
Các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay từ trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân đã
chỉ bảo đảm cho quyền lợi của vợ, chồng. Những khoảng nợ đó được vợ hoặc
chồng giao dịch để sử dụng vào mục đích riêng không đáp ứng nhu cầu thiết yếu và
lợi ích chung của gia đình thì nghĩa vụ đặt ra o dây là nghĩa vụ riêng là hoàn toàn
hợp lý. Người vợ hoặc người chồng cần phải chứng minh những giao dịch do đối
phương xác lập là vì mục đích riêng không vì lợi ích gia đình thì nghĩa vụ trả nợ chỉ
do người vợ hoặc người chồng đã xác lập giao dịch đó phải tự mình gánh chịu.
Trước đây Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 cũng đã có hướng dẫn
rằng: Đối với các khoản nợ mà vợ, chồng vay riêng từ trước khi kết hôn hoặc trong
thời kỳ hôn nhân sử dụng vào mục đích riêng thì có nghĩa vụ phải thanh toán bằng
tài sản riêng. Nếu phần tài sản riêng không đủ để trả nợ thì phải trích phần tài sản
của người đó trong khối tài sản chung của vợ chồng để trả nợ, theo quy định tại
Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “ Khi hôn nhân tồn tại, trong trường
hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý
do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài
sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu
Tòa án giải quyết”.
Ví dụ:
Câu hỏi: Do mắc vào tệ nạn cờ bạc, vợ tôi có vay tiền của một số người quen
mà tôi không được biết. Nay Tòa án buộc vợ tôi phải trả tiền cho các chủ nợ. Xin
Ban biên tập cho hỏi pháp luật xử lý như thế nào về tài sản chung của chúng tôi?
Trả lời: Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì vợ chồng có
quyền có tài sản riêng bao gồm: Tài sản có trước khi kết hôn, tài sản được cho hoặc
được thừa kế riêng.
Tài sản chung của vợ chồng là tiền lương, tiền trợ cấp và những thu nhập
hợp pháp khác có trong thời kỳ hôn nhân. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong
việc quản lý và sử dụng tài sản chung. Đối với những món nợ của vợ hoặc chồng
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 35
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
vay trong thời kỳ hôn nhân mà không phải vì nhu cầu của gia đình, thì vợ, chồng
thanh toán bằng tài sản riêng của mình, nếu tài sản không đủ thì thanh toán bằng
phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung.
Do đó, nếu vợ anh vay tiền của người khác mà anh không biết và vợ anh vay
tiền không vì nhu cầu của gia đình thì vợ anh có trách nhiệm phải trả nợ bằng tài
sản riêng, nếu tài sản riêng không đủ thì lấy tài sản của vợ anh trong khối tài sản
chung của gia đình để trả nợ.
Bản án của Tòa án tuyên buộc vợ anh phải trả tiền nợ cho người khác đã có
hiệu lực pháp luật mà vợ anh không tự nguyện thi hành nghĩa vụ thì có thể bị cơ
quan thi
hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tài sản là nhà đất để đảm
bảo thi hành án16.
Thứ ba: Nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh trong quá trình quản lý, sử
dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp, nợ phát sinh khi vợ, chồng đã tiến
hành khai thác các hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân mà vợ
chồng không có thỏa thuận thì những hoa lợi, lợi tức đó được xem là tài sản riêng
của vợ, chồng
Đối với trường hợp này thì pháp luật cũng chưa có những quy định thật cụ
thể, quy định còn khá chung chung. Theo Điều 33 khoản 1 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000: “vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này”. Với tư cách là chủ sở
hữu tài sản của mình vợ, chồng có toàn quyền sở hữu (chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt) tài sản riêng của mình không phụ thuộc vào ý chí của bên người chồng, vợ
kia. Đối với tài sản riêng của vợ, chồng thì mỗi bên phải tự quản lý phần tài sản
riêng của mình và đương nhiên phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ riêng về
phần tài sản riêng của mình như trả nợ khi phát sinh và phải bảo đảm bằng chính
phần tài sản riêng đó, theo quy định: nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được
thanh toán từ tài sản riêng của người đó17.
Đối với trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự quản lý tài sản riêng và cũng
không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên vợ, chồng kia có quyền quản lý tài
sản riêng đó (Khoản 2 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Khi quản lý
16
TANDTC, Hỏi đáp pháp luật
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/hoidap_pl?detail=2&id=352&sid=2858
3
17
Điều 33 khoản 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 36
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
tài sản riêng của vợ, chồng mình, người chồng, vợ có nghĩa vụ bảo quản giữ gìn các
tài sản đó như là tài sản của mình, nếu làm như hại thất thoát mà không có lý do
chính đáng thì có nghĩa vụ bồi thường khi có yêu cầu.
Như vậy, trong quá trình quản lý, sử dụng, định đoạt và bảo quản tài sản
riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bằng các khoản chi phí mà vợ, chồng
vay của người khác, theo nguyên tắc, vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng
tài sản riêng của mình.
Thứ tư: Nghĩa vụ phải trả các khoản nợ phát sinh dựa trên cơ sở vợ chồng
đã có hành vi tự mình tiến hành các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung
có giá trị lớn của vợ chồng là nguồn sống duy nhất của gia đình
Trường hợp này ta có thể hiểu như sau, theo Khoản 3 Điều 28 Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000 có quy định: “ Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch
dân sự liên đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia
đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc,
thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy
định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này”.
Như vậy, theo quy định trên nghĩa vụ về tài sản trái với quy định này là
nghĩa vụ tài riêng về tài sản, đảm bảo bằng tài sản riêng của vợ, chồng có những
hành vi vi phạm các giao dịch dân sự có giá trị lớn liên quan đến tài sản chung của
vợ chồng là nguồn sống duy nhất của gia đình.
2.3.2.2. Nghĩa vụ về bồi thường thiệt hại
Thứ nhất: Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi vợ, chồng là người quản lý di
sản thừa kế mà đã có hành vi thực hiện các giao dịch nhằm tẩu tán nhằm tẩu tán
hoặc làm hư hỏng, mất mát di sản
Theo Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001:
“Trong trường hợp Tòa án chưa cho chia di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều
này, thì bên còn sống chỉ có quyền sử dụng, khai thác để hưởng hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ di sản và phải giữ gìn, bảo quản di sản như đối với tài sản của chính mình;
không được thực hiện các giao dịch có liên quan đến việc định đoạt di sản, nếu
không được sự đồng ý của những người thừa kế khác.”
Như vậy, quyền hạn của những người có trách nhiệm quản lý thừa kế, cũng
như quyền của các cá nhân được thừa kế cũng được định tại Nghị định
70/2001/NĐ-CP và trong trường hợp này, những người thừa kế khác có quyền yêu
cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và có quyền yêu cầu chia tài sản; vợ, chồng
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 37
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
còn sống mà quản lý di sản đó có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho những
người thừa kế khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp
luật của vợ chồng
Về nguyên tắc đối với các khoản nợ và nghĩa vụ phát sinh trên đây, vợ,
chồng có nghĩa vụ phải thanh toán, bồi thường bằng tài sản riêng của mình; nếu tài
sản riêng không có đủ hoặc không đủ thì trích chia phần tài sản của vợ, chồng trong
khối tài sản chung của vợ chồng (sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân) để thực hiện nghĩa vụ. Những quy định này là cơ sở pháp lý cho việc
xác định nghĩa vụ của vợ, chồng được thực hiện bằng tài sản riêng hoặc theo thỏa
thuận trong thực tiễn.
2.3.2.3. Nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng
Thứ nhất: Các chi phí cho người mà vợ, chồng là người dám hộ của người
đó theo quy định của pháp luật dân sự và Luật hôn nhân và gia đình
Người giám hộ có nghĩa vụ, trách nhiệm quản lý tài sản của người được
giám hộ như tài sản của chính mình18. Đồng thời, người giám hộ phải chịu hoàn
toàn trách nhiệm về những việc làm gây mất mát, hư tổn tài sản của người được
giám hộ. Người giám hộ phải có nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích của người được
giám hộ: cất giữ tài sản, trông nom, quản lý tài sản.
Trường hợp vợ chồng chịu trách nhiệm giám hộ cho người dưới 15 tuổi còn
phải chăm sóc, giáo dục người được giám hộ; đại diện cho người được giám hộ
trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười
lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; quản lý tài sản của
người được giám hộ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ19. Theo Điều 67 Bộ
luật dân sự 2005 thì vợ, chồng giám hộ cho người mất hành vi dân sự, người bị
bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi
của mình thì người giám hộ phải có trách nhiệm chăm sóc, bảo đảm việc chữa bệnh
điều trị bệnh cho người được giám hộ. Người giám hộ phải vì quyền lợi mọi mặt
của người được giám hộ mà làm tất cả những gì có thể kịp thời đáp ứng các nhu cầu
thiết yếu cho người được giám hộ như: ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, chữa bệnh… Về
nguyên tắc, người giám hộ không phải bỏ tài sản của mình ra để chăm sóc, giáo
18
19
Điều 69 khoản 1 Bộ luật dân sự 2005
Điều 65 Bộ luật dân sự 2005
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 38
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
dục, đảm bảo việc điều trị cho người được giám hộ vì những chi phí này được lấy từ
tài sản của người được giám hộ (nếu người giám hộ có)
Trong trường hợp, là người được giám hộ đã gây ra thiệt hại cho người khác
thì người giám hộ có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Trong
trường này lại phát sinh nếu người được giám hộ đã gây ra thiệt hại cho người khác
mà bản thân người được giám hộ không có tài sản hoặc tài sản không đủ để đền bù
thì người giám hộ phải dùng tài sản riêng của mình để bồi thường cho đủ.
Thứ hai: Nghĩa vụ cấp dưỡng mà vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới
giữa các thành viên trong gia đình
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình, theo luật quy định,
thì được thực hiện nhằm bảo đảm quyền được cấp dưỡng của các thành viên ttrong
gia đình. Cấp dưỡng là việc mà một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản
khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có
quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là
người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và
không có đủ tài sản để tự nuôi sống mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo
quy định của Luật hôn nhân và gia đình (khoản 11 Điều 8 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000).
Như vậy, các mối quan hệ trong gia đình, vợ chồng với tư cách là ông, bà,
cha, mẹ, con, cháu, anh, chị, em phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với các
thành viên trong gia đình theo quy định tại các điều từ chương V đến chương VI là
từ Điều 47 đến Điều 62 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Vậy ta có thể xác định nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh khi có đầy đủ các điều
kiện sau:
Giữa người cấp dưỡng với người được cấp dưỡng có mối quan hệ hôn nhân,
huyết thống hoặc nuôi dưỡng.
Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không còn chung sống với nhau
nữa.
Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên,là người đã thành niên mà
không có khả năng lao động và không có đủ tài sản để tự nuôi sống mình, gặp khó
khăn, túng thiếu.
Người cấp dưỡng phải có khả năng cấp dưỡng.
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 39
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
Sau đây là một số nghĩa vụ về cấp dưỡng mà vợ, chồng phải có trách nhiệm
thực hiện với các thành viên trong gia đình bằng tài sản của chung và riêng của vợ,
chồng:
o Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con
Căn cứ vào Điều 56 và Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: Khi ly
hôn, cha mẹ không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Cũng
theo quy định tại Điểm a Điều 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP: “…người
không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩ vụ của cha
mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không,
người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Trong
trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con
cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Tòa án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu
cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có
đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp
dưỡng nuôi con.”
Việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái là nghĩa vụ của cha mẹ, vì vậy, dù rằng
người trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con cái không túng thiếu thì người không trực
tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng để nuôi con. Tiền
cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí về nuôi dưỡng và việc học hành của
con, Tòa án sẽ căn cứ vào khả năng kinh tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi
con và khả năng kinh tế của người trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con mà sẽ có
quyết định mức cấp dưỡng nuôi con với từng người cấp dưỡng và từng người con
cho hợp20. Không nhất thiết chia đôi mức phí tốn nuôi dưỡng, giáo dục con cho mỗi
bên chịu một nữa để ấn định mức cấp dưỡng nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con
phải thực hiện cho đến khi con đủ 18 tuổi. Trong trường hợp con đã thành niên
nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không
có tài sản để tự nuôi mình thì việc cấp dưỡng nuôi con vẫn tiếp tục cho đến khi
người con có thể tự lao động để nuôi mình.
o Nghĩa vụ cấp dưỡng của con với cha mẹ
20
Điểm b Điều 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân Tối cao ban hành ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 40
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
Theo khoản 2 Điều 36 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Con
có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau,
già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau
chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.” Khi cha mẹ già yếu, bệnh tật không còn khả năng
lao động, không có đủ tài sản để nuôi bản thân, con cái không còn sống chung với
cha mẹ nữa phải có trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ bằng hình thức cấp dưỡng. Giả
sử trường hợp luật không quy định nhưng bổn phận làm một người con phải xem đó
là một trách nhiệm thiêng liêng báo hiếu cho cha mẹ, nó thể hiện sự kính trọng và
biết ơn sâu sắc với đấng sinh thành của mỗi chúng ta.
o Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em
Anh, chị, em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau trong những trường hợp nhất
định. Trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và
không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung
với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi
mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự
nuôi mình. Em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng
cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (Điều
58 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi bổ sung 2010).
o Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng
Nghĩa vụ này trong hôn nhân cũng không lạ gì với chúng ta và được tuân thủ
theo một số điều kiện cấp dưỡng sau:
Một bên vợ hoặc chồng khó khăn túng thiếu có lý do chính đáng yêu cầu bên
kia cấp dưỡng.
Bên kia có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Nói túng thiếu nghĩa là gặp khó khăn trong đời sống vật chất, túng thiếu có
lý do chính đáng được hiểu là túng thiếu vì lý do không có khả năng lao động hoặc
khả năng lao động kém (ốm đau, tàn tật, sức khỏe yếu, đang mắc bệnh…) nên thu
nhập không đủ tự nuôi sống hoặc có lao động nhưng tạm thời trước mắt có khó
khăn về sinh kế vì tách khỏi gia đình. Nếu có sức lao động mà không chịu lao động
để đến mức túng thiếu hoặc do chi tiêu hoang phí mà dẫn đến túng thiếu thì không
thể viện lý do hoàn cảnh túng thiếu để yêu cầu cấp dưỡng.
Bên vợ hoặc bên chồng có túng thiếu nhưng đã tự giác giải quyết được khó
khăn vật chất và không có yêu cầu về cấp dưỡng thì việc cấp dưỡng sau khi ly hôn
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 41
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
cũng không đặt ra. Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng do hai bên tự thỏa
thuận nếu không thỏa thuận được thì nhờ Tòa án quyết định.
Thứ ba: Nghĩa vụ bồi thường khoản tiền cấp dưỡng mà vợ, chồng là người
được giao quản lý nhưng đã làm tiêu tán hoặc sử dụng không đúng mục đích
Người được giao quản lý khoản cấp dưỡng một lần có trách nhiệm bảo quản
tài sản đó như đối với tài sản của chính mình và chỉ được trích ra để bảo đảm các
nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng21.Các quy định về nghĩa vụ riêng của
vợ, chồng được thực hiện bằng tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000 đã được dự liệu cụ thể hơn so với Luật hôn nhân và gia đình
năm 1986 trước đây. Những quy định này là cơ sở pháp lý cho việc xác định nghĩa
vụ của vợ, chồng được thực hiện bằng tài sản riêng hoặc theo thỏa thuận trong thực
tiễn.
21
Khoản 4 Điều 18 Nghị định 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
3/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 42
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
CHƯƠNG 3
VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ TRÁCH NHIỆM
PHÁP LÝ VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
Trong cuộc sống gia đình, ai cũng mong được nhiều hạnh phúc và thuận lợi
trong mọi công việc nhằm bảo đảm cho gia đình sự ấm no, đầy đủ. Nhưng đâu phải
lúc nào cuộc sống gia đình cũng luôn thuận lợi, luôn có sự no đủ, nhu cầu ngày
càng cao của cuộc sống hiện đại những nhu cầu thiết yếu hẳng ngày của gia đình
kéo theo là cả sự lo toan trong công việc mưu sinh của gia đình. Lúc đó gia đình
phải có sự vay mượn, sự giúp đỡ bên ngoài bằng con đường là xác lập các giao dịch
để có thể đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu của gia đình. Song điều đáng nói ở đây là
những giao dịch rất đổi đời thường ấy đã, đang phát sinh tranh chấp và công việc
giải quyết cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều bản án sơ thẩm, phúc thẩm bị hủy, dẫn
đến quyền lợi của các bên tham gia chưa được bảo vệ trọn vẹn, gây nhiều bức xúc.
Vì lẽ đó, tìm ra những bất cập trong quá trình xét xử giải quyết vụ án trong thực tiễn
cũng như trong quy định của pháp luật là điều rất cần thiết để đưa ra những kiến
nghị về hướng hoàn thiện về pháp luật, hướng xử lý để có thể bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ
3.1. Vướng mắc và hướng hoàn thiện giải quyết tranh chấp hợp đồng liên quan
đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng
3.1.1. Một số vướng mắc trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng liên
quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng
3.1.1.1. Vướng mắc trong thực tiễn xác định về hình thức của hợp đồng liên quan
đến tài sản chung có giá trị lớn
Hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng được xác
lập, thực hiện trong thời kỳ hôn nhân. Nhìn chung, hợp đồng liên quan đến tài sản
chung có giá trị lớn của vợ chồng, do cả vợ chồng xác lập ít khi phát sinh tranh chấp
vì thỏa mãn yếu tố ý chí, sự đồng thuận giữa các bên. Nhưng khác với hợp đồng có
sự tự nguyện của hai vợ chồng, hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn
do một bên tự ý xác lập đa phần phát sinh tranh chấp. Hướng giải quyết của Tòa án
là căn cứ vào thời điểm xác lập hợp đồng, quá trình thực hiện, tranh chấp hau yêu
cầu của các bên… để công nhận hoặc xác định hợp đồng vô hiệu. Và thực tế cho
thấy:
Nếu một bên tự ý xác lập hợp đồng nhưng tại thời điểm ly hôn, các bên tự
thỏa thuận, thương lượng được hậu quả phát sinh thì Tòa án công nhận sự thoả
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 43
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
thuận này mà không xét đến tính hợp pháp hay bất hợp pháp của hợp đồng đã xác
lập; song nếu các bên tranh chấp mà không thương lượng, thỏa thuận được số phận
tài sản đã bị định đoạt thì Tòa án các cấp xử lý theo nhiều hướng khác nhau. Ví dụ:
Năm 2003, chị H nộp đơn xin ly hôn với anh X và yêu cầu chia 9.632m2 đất vườn là
tài sản của vợ chồng-diện tích đất mà anh X đã viết “Giấy sang nhượng” cho người
khác khi chị H bỏ nhà đi. Cấp sơ thẩm, phúc thẩm TAND tỉnh B, đã 5 lần xét xử với
những phát quyết trái chiều về tính hợp pháp của giao dịch. Hội đồng thẩm phán
TANDTC sau đó đã nhận định: “Trong thời kỳ hôn nhân, anh X làm giấy viết tay
bán cho chị N diện tích đất 9.632m2 mà không có sự đồng ý của chị H, không được
chính quyền xã xác nhận và giải thích là giao dịch trái pháp luật . Tòa án cấp sơ
thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm công nhận giao dịch mua bán đất giữa anh X với chị
N trong khi hợp đồng mua bán này đã vi phạm pháp luật là công nhận một giao dịch
trái pháp luật”. Vì vậy, tại Quyết định Giám đốc thẩm số 13/2010/DS-GĐT ngày
2/4/2010, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã quyết định hủy bản án sơ thẩm, phúc
thẩm và giao hồ sơ vụ án cho cơ quan chức năng xét xử sơ thẩm lại.
Nếu bên quản lý tài sản chung sau khi hôn nhân chấm dứt tự xác lập hợp
đồng định đoạt tài sản mà không có sự đồng ý của bên còn lại thì tùy yêu cầu và
tình hình thực tế, Tòa án có thể công nhận hợp đồng hoặc tuyên hợp đồng vô hiệu.
Ví dụ: Sau khi được Tòa án giải quyết cho ly hôn, ông T tiếp tục quản lý nền nhà lô
số 1A3 đường Hùng Vương, phường M, thành phố L là tài sản chung của ông và bà
Đ. Khi ông T “làm tờ cam kết giao lô đất số 1A3” cho ông Tr vào năm 2004 với số
tiền là 703.430.000 đồng, bà Đ đã khởi kiện yêu cầu chia đôi số tiền này. Tòa sơ
thẩm thành phố L phán quyết chia cho ông T 60%, bà Đ 40% trị giá tài sản. Tòa
phúc thẩm tỉnh A tại Bản án số 182/2006/DSPT ngày 15/06/2006 sau đó đã nhận
định: “nền lô số 1A3, ông T đã thỏa thuận chuyển nhượng cho ông Tr, dù việc
chuyển nhượng này không được sự đồng ý của bà Đ. Tại thời điểm chuyển nhượng,
quan hệ hôn nhân của ông T và bà Đ đã chấm dứt, hiện tại ông T và ông Tr cũng
không tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng” nên Tòa án đã ra quyết định “Công
nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đối với lô đất 1A3”. “Công nhận cho
ông T và ông Tr tiếp tục thực hiện hợp đồng”. Song, để đảm bảo quyền lợi cho bà
Đ, Tòa buộc ông Tr trực tiếp trả tiền giá trị nền nhà cho bà Đ là 50%. Ở đây, dù hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất do ông T xác lập không bằng văn bản,
không có chữ ký của đồng sở hữu, nhưng do bà Đ không yêu cầu hủy giao dịch mà
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 44
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
chỉ đề nghị thanh toán quyền lợi bằng tiền nên Tòa án vẫn công nhận hợp đồng đã
xác lập cùng với việc đưa ra hướng giải quyết đảm bảo nguyện vọng của bà Đ.
Tuy nhiên, cũng trong tình huống hợp đồng xác lập không đảm bảo điều kiện
về hình thức, nguyên đơn đề nghị hủy bỏ hợp đồng và khôi phục tài sản đã bị định
đoạt thì Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu. Chẳng hạn, bà H lập hợp đồng bán ngôi
nhà số 281/43/10 Lê Văn Sỹ, P1, quận T là tài sản chung của vợ chồng cho bà Ng
giá 100 lượng vàng mà không có ý kiến của ông D (chồng bà) vào năm 2002. Hai
năm sau, bà H đề nghị Tòa án hủy hợp đồng mua bán nhà đã lập. Tòa án cấp sơ,
phúc thẩm tại thành phố H đều xác định hợp đồng là vô hiệu. Tòa phúc thẩm buộc
bà H phải trả cho bà Ng số vàng đã nhận và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng; buộc bà Ng trả giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho
bà H. Như vậy, hợp đồng bán nhà giữa bà H và bà Ng không được công chứng hoặc
chứng thực theo quy định22 nên Tòa các cấp tuyên hợp đồng vô hiệu là phù hợp.
Tuy nhiên, hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu chưa được giải quyết thỏa đáng vì
theo hồ sơ vụ án, bà Ng có yêu cầu bà H phải bồi thường 30.000.000 đồng, số tiền
bà đã chi cho việc hợp thức hóa nhà nếu hợp đồng bị tuyên vô hiệu; nhưng Tòa án
các cấp chưa xem xét yêu cầu này là vi phạm quyền lợi của các bên. Hội đồng
Thẩm phán TANDTC tại quyết định Giám đốc thẩm số 04/2009/DS-GĐT do vậy đã
quyết định hủy án phúc thẩm và một phần án sơ thẩm, trả hồ sơ để xét lại.
3.1.1.2. Vướng mắc về thực tiễn xác định tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng
theo các hợp đồng
Về thực tiễn xác định tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng theo các hợp
đồng thì: Trong tố tụng dân sự, định giá tài sản chung của vợ chồng thuộc đối tượng
của hợp đồng là căn cứ có ý nghĩa quan trọng quyết định việc áp dụng pháp luật và
đưa ra những phán quyết khách quan, phù hợp. Song việc xác định tài sản chung có
giá trị lớn của vợ chồng hiện đang bất nhất. Về cơ bản, quyền sử dụng đất, nhà ở
của vợ chồng thuộc đối tượng của hợp đồng đều được Tòa án xác định là “tài sản
chung có giá trị lớn”. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, hầu như các tranh chấp liên
quan đến động sản khác cũng được các Tòa án đánh giá “có giá trị lớn” để áp dụng
pháp luật và giải quyết nguyện vọng của các bên. Chẳng hạn, theo hồ sơ vụ án thụ
lý số 38/2008/TLST về tranh chấp “Xin ly hôn” của TAND huyện Đ, tỉnh B thì
trong quá trình giải quyết cho bà H và ông Th ly hôn, khi ông Th yêu cầu Tòa án
22
Điều 96 Luật Nhà ở năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009 (việc bán nhà ở thuộc sở
hữu chung hợp nhất phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu bằng văn bản)
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 45
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
buộc bà H phải trả cho ông ½ số tiền mà bà H đã tự ý bán 04 con bò là tài sản chung
của hai người (trị giá 20.000.000), Tòa đã xác định 4 con bò là “tài sản chung có giá
trị lớn”, xác định cụ thể số bò đã bán, tiền thu được và nhập số tiền đó vào tài sản
chung để chia nhằm đảm bảo quyền lợi về tài sản của vợ chồng23. Tương tự, trong
vụ án tranh chấp về tài sản năm 2008, TAND thành phố P đã xác định xe máy là
“tài sản có giá trị lớn”. Vì vậy, khi anh T đã tự ý bán chiếc xe máy hiệu Dream là tài
sản chung của vợ chồng mà không có ý kiến của chị L khiến chị L khởi kiện xin ly
hôn và đề nghị chia tiền bán xe thì tại Bản án số 25/2008/HNGĐ-ST ngày
25/06/2008, Tòa án đã nhận định: “Tài sản là số tiền bán xe máy Dream Trung
Quốc (04 triệu đồng) là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, khi bán xe này chưa
được sự đồng ý của chị L. Do đó, cần đưa số tiền này vào tài sản chung để chia cho
chị L”. Như vậy, ngoài bất động sản ra, việc xác định các động sản khác cũng là tài
sản “có giá trị lớn” thiết nghĩ là cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các cặp vợ chồng, đảm bảo quyền bình đẳng của các bên trong quan hệ tài sản. Tuy
nhiên, hoàn cảnh kinh tế cũng như khối tài sản mỗi gia đình là không giống nhau;
cũng không phải mọi tài sản của vợ chồng đều có giá trị lớn, nên việc suy luận và
áp dụng luật theo hướng “cào bằng” mọi giao dịch liên quan đến tài sản chung của
vợ chồng do một bên tự định đoạt của các Tòa án thời gian qua là vi phạm khoản 3
Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, vì như vậy sẽ không phù hợp với tinh
thần pháp luật và ở mức độ nào đó có thể hạn chế quyền định đoạt tài sản vì nhu cầu
chung của vợ chồng.
Một thực tế khác là hiện nay, xuất phát từ cách nhìn mọi tài sản có giá trị lớn
liên quan đến giao dịch do một bên vợ chồng thực hiện, kể cả tài sàn có giá trị của
người thứ ba phải được vợ chồng bàn bạc nên khi giải quyết các tranh chấp về hợp
đồng vay tài sản do một bên vợ, chồng xác lập, dù bên vay không sử dụng tài sản
của vợ chồng để thế chấp. Nhưng song, một số Tòa án địa phương vẫn xác định hợp
đồng đó vi phạm Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành. Trong chuyên đề
dân sự “Hợp đồng vay tài sản-những vướng mắc về đường lối giải quyết” xây dựng
năm 2006, TAND Tp. HCM trăn trở rằng, giữa các Tòa án đang có sự khác biệt
trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp trong đó có tranh chấp về
“hợp đồng vai tài sản có giá trị lớn”. Thông qua chuyên đề đã đưa ra một minh họa
đó là bản án DSST số 26/DSST ngày 22/8/2005 của TAND quận T giải quyết tranh
23
Bản án số 26/2008/ST – HNGĐ ngày 22/09/2008 của TAND huyện Đồng Phú,
tỉnh Bình Phước
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 46
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
chấp về hợp đồng vay tài sản giữa nguyên đơn B và bị đơn A (số tiền vay là
20.000.000 đồng). Theo đó, “vì cho rằng khoản tiền này là tài sản có giá trị lớn và là
tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” nên Tòa án đã triệu tập chồng
bà A là ông K tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan cấp phúc thẩm TAND TPHCM sau đó đã nhận định số nợ trên không phải là
“tài sản có giá trị lớn” nên sửa án sơ thẩm, xác định chỉ có bị đơn chịu trách nhiệm
trả nợ cho nguyên đơn24? Thiết nghĩ, cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề trên là
chưa chính xác, bởi lẽ, nội hàm của Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
chỉ đề cập đến việc “chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung” mà theo khoản 2
Điều 28 luật này và Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành chi tiết
Luật hôn nhân và gia đình thì tài sản chung ở đây giới hạn trong phạm vi “tài sản
chung của vợ chồng”. Như vậy, cần hiểu “giao dịch dân sự liên quan đến tài sản
chung có giá trị lớn” quy định tại Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa
đổi, bổ sung 2010) là giao dịch liên quan đến “tài sản chung có giá trị lớn của vợ
chồng” hay nói cách khác là, những giao dịch này chỉ giới hạn trong phạm vi những
tài sản chung mà vợ chồng đang sở hữu trên thực tế. Với những giao dịch liên quan
đến “tài sản có giá trị lớn của người thứ ba”, ví dụ như vợ hoặc chồng vay một số
tiền của cá nhân, tổ chức nào đó thì dù tiền vay “giá trị lớn” nhưng số tiền đó không
đương nhiên trở thành “tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng” và hợp đồng vay
tài sản dù một bên vợ , chồng thực hiện nhưng nếu đảm bảo hai tiêu chí quy định tại
Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: Hợp pháp và đáp ứng nhu cầu thiết
yếu của gia đình thì hợp đồng đó vẫn có giá trị pháp lý. Như vậy, trong hợp đồng
vay tài sản, nếu bên vay không tự ý dùng tài sản có giá trị lớn của vợ chồng để thế
chấp nhằm đảm bảo nghĩa vụ thanh toán thì hợp đồng đó không thuộc phạm vi điều
chỉnh tại Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Nói cách khác, không phải
mọi trường hợp, đối tượng là tài sản có giá trị lớn trong hợp đồng vay tài sản đều là
tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng. Việc triệu tập vợ hoặc chồng của người
vay tài sản tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong
các hợp đồng vay tài sản được tiến hành khi trách nhiệm liên đới giữa vợ chồng
được xác định chứ không phụ thuộc vào giá trị tài sản vay trong hợp đồng vay tài
sản.
24
Xem http://www.tand.hochiminhcity.gov.vn/Office_Infor.asp?
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 47
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
3.1.1.3. Một số nhận xét và hướng hoàn thiện về những vướng mắc trong thực tiễn
xác định hình thức và xác định tài sản chung có giá trị của hợp đồng
Qua việc xem xét, đưa ra những phân tích và đánh giá về hợp đồng liên quan
đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng và việc áp dụng cơ chế pháp lý trong
thực tiễn giải quyết tranh chấp ta thấy vẫn còn trường hợp không có sự thống nhất
của các Tòa án trong việc giải quyết các vấn đề vừa được phân tích trên. Vì thế
người viết xin được ra một số nhận xét tổng quan và định hướng hoàn thiện một số
vấn đề liên quan như sau:
Thứ nhất: Về cơ chế pháp lý xác định tài sản chung có giá trị lớn của vợ
chồng theo các hợp đồng xác lập: Trước tình trạng không có sự thống nhất trong
việc xử lý hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng cùng
các khiếu kiện, tranh chấp vẫn kéo dài thì việc hoàn thiện cơ chế pháp lý liên quan
cần tiếp tục đặt ra. Nghị định 70/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật hôn nhân và
gia đình quy định tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng xác định căn cứ vào
phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng. Nhưng văn bản
này lại không quy định tỷ lệ phần trăm bao nhiêu thì mới được coi là tài sản có giá
trị lớn. Hơn nữa, ngoài Nghị định 70/2001 ra, hiện cũng chưa có văn bản nào đưa ra
cơ chế định rõ tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng. Có thể nói, sự thiếu khuyết,
không rõ ràng của pháp luật về vấn đề này đã đặt cơ quan chức năng vào thế “lúng
túng” hoặc “tùy ý” khi định giá trị tài sản của vợ chồng và áp dụng pháp luật để giải
quyết tranh chấp. Ngay cả với chủ sở hữu, việc xét một tài sản nào đó trong khối tài
sản chung của họ có giá trị lớn hay không cũng là rất khó. Hệ quả tất yếu của sự
“tùy ý” và “khó khăn” này là việc xác định tài sản có giá trị lớn của vợ chồng trên
thực tế chỉ mang tính “hình thức”, tài sản chung không được định giá chuẩn xác khi
bị xâm hại, sự công bằng về quyền lợi tài sản của các bên không được đảm bảo.
Đề xuất hoàn thiện: Để tạo căn cứ minh bạch và thống nhất trong việc giải
quyết các tranh chấp liên quan, theo sự tìm hiểu của người viết, cần bổ sung vào
khoản 3 Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành chi tiết hôn nhân và
gia đình tỷ lệ phần tram để xác định giá trị tài sản lớn của vợ chồng. Theo đó, ấn
định phần tài sản tỷ lệ 40% trở lên so với khối tài sản chung của vợ chồng để xác
định.
Thứ hai: Về hợp đồng vô hiệu do thiếu ý chí của vợ chồng: Theo Nghị định
70/2001 thì “trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt giao
dịch dân sự liên quan đến tài sản chung quy định tại khoản 1 khoản 2 điều này mà
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 48
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
không có sự đồng ý của một bên thì bên đó có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao
dịch đó vô hiệu theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này. Như vậy, Nghị
định đã coi việc “không có sự đồng ý của một bên” là vi phạm quy định về hình
thức, tức coi sự đồng ý của vợ hay chồng chỉ là vấn đề về hình thức. Theo Điều 122
Bộ luật dân sự 2005 thì một trong những tiêu chí để xác định hợp đồng, giao dịch vi
phạm điều kiện về nội dung là “Người tham gia giao dịch”, người tham gia giao
dịch hợp đồng “hoàn toàn tự nguyện”. Tính tự nguyện ở đây được hiểu là hợp đồng
được giao kết không bị nhầm lẫn, các bên xác lập hợp đồng không bị lừa dối và đặt
biệt là trường hợp có sự thống nhất ý chí của chính các chủ thể tham gia: Bên vợ
hoặc chồng xác lập hợp đồng với cá nhân, tổ chức khác. Vậy, với hợp đồng liên
quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng, việc một bên không trực tiếp
tham gia quan hệ và ý chí của họ không đảm bảo thì hợp đồng đó có được xem là vi
phạm điều kiện nội dung không? Pháp luật hôn nhân và gia đình cũng như pháp luật
dân sự chưa khẳng định rõ vấn đề này. Song, thực tiễn cho thấy, nhiều Tòa án đã
xem việc thiếu sự đồng ý của một bên là vấn đề “nội dung”, vi phạm điều kiện nội
dung.
Đề xuất hoàn thiện: Qua những phân tích người viết cho rằng, việc xác định
của Tòa án các cấp như vậy là thuyết phục, phù hợp với thực tiễn, nhưng cần được
ghi nhận bằng cơ chế pháp lý rõ rang nhằm tạo sự thống nhất trong quá trình giải
quyết tranh chấp tương tự. Bởi xét ở gốc độ lý luận, hợp đồng thiếu sự đồng ý của
một bên vợ, chồng cũng có thể được xác định là vi phạm điều kiện nội dung theo
nhiều hướng suy luận. Chẳng hạn, cá nhân hoặc tổ chức bị một bên vợ hoặc chồng
lứa dối về tài sản, đối tượng của hợp đồng thuộc sở hữu riêng, khiến cá nhân, tổ
chức tin là thật, nên đã xác lập hợp đồng, dù rằng trên thực tế, tài sản thuộc đối
tượng của hợp đồng là tài sản chung có giá trị lớn buộc phải được cả hai vợ chồng
định đoạt. Theo Điều 128 Bộ luật dân sự 2005 thì hợp đồng vi phạm điều cấm của
pháp luật là hợp đồng vô hiệu về nội dung. Mà điều cấm của pháp luật là “không
cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định” nên việc một bên vợ, chồng tự
ý xác lập hợp đồng mà không có sự đồng thuận của bên còn lại thì hợp đồng đó xem
như vi phạm điều cấm của pháp luật, vi phạm điều kiện nội dung của hợp đồng. Xét
về mặt thực tế, thiếu sự tự nguyện được xem là vấn đề “nội dung” và giải quyết theo
hướng hợp đồng vi phạm điều kiện nội dung cũng là cách giải quyết nhân văn.
Nguyên do là vì, trong một số trường hợp, thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô
hiệu do vi phạm điều kiện nội dung (Điều 128, 129 BLDS 2005) quy định là không
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 49
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
bị giới hạn, nên hợp đồng do thiếu ý chí của một bên vợ, chồng nếu xác định vi
phạm về nội dung theo Điều 128 BLDS 2005 thì quyền lợi về tài sản của bên bị
xâm hại sẽ được bảo vệ vẹn toàn hơn cho dù vì lý do khách quan hay chủ quan mà
người có tài sản bị xâm hại thực hiện quyền khởi kiện chậm trể.
Thứ ba: Về hậu quả pháp lý khi hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá
trị lớn của vợ chồng vô hiệu về mặt hình thức: Luật25 Dân sự xác định hợp đồng vi
phạm hình thức không đương nhiên vô hiệu trừ trường hợp pháp luật có quy định.
Điều 28 LHN&GĐ năm 2000 và Điều 4 Nghị định 70/2001 quy định hợp đồng liên
quan đến tài sản chung có giá trị lớn do một bên thực hiện mà không được lập thành
văn bản có chữ ký của vợ chồng hoặc hợp đồng không được công chứng, chứng
thực theo quy định của pháp luật là vi phạm điều kiện về hình thức, bên có quyền
lợi có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu. Theo Điều 134 BLDS
năm 2005 thì trường hợp pháp luật có quy định hình thức hợp đồng là điều kiện bắt
buộc để hợp đồng có hiệu lực thì Tòa án buộc các bên hoàn tất hình thức hợp đồng
trong một thời hạn nhất định, quá thời hạn cho phép đó mà không thực hiện thì giao
dịch xem như vô hiệu. Ta thấy, trước đây Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP của
Hội đồng Thẩm phán TANDTC ngày 16/04/2003 hướng dẫn áp dụng pháp luật
trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gai đình có xác
định hợp đồng mua bán nhà là vi phạm hình thức thì thời hạn mà Tòa bắt buộc các
bên phải hoàn tất hình thức hợp đồng là 01 tháng kể từ ngày quyết định của Tòa án
(buộc thực hiện quy định về hình thức hợp đồng) có hiệu lực. Vậy, với các hợp
đồng thong dụng khác thì sao? Hiện nay, vẫn chưa thấy văn bản nào đề cập đến vấn
đề này.
Đề xuất hoàn thiện: Về vấn đề này người viết có một số ý kiến đề xuất như
sau, là giao quyền quyết định thời hạn thực hiện hình thức phù hợp từng loại hợp
đồng khi hợp đồng vô hiệu là tạo sự chủ động cho ngành Tòa án của chúng ta, giúp
cơ quan này thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách của mình. Song để quá trình áp dụng
pháp luật thống nhất và bảo vệ kịp thời quyền lợi hợp pháp cho các bên tham gia,
vậy nên cần quy định rõ hạn định buộc các bên hoàn thiện hình thức giao dịch, hợp
đồng với thời hạn thích hợp cho việc thực hiện nghĩa vụ này là 01 tháng kể từ ngày
quyết định của Tòa án có hiệu lực. Bên cạnh đó, cần thấy rằng, qua thời gian và quá
trình sử dụng, tài sản đặc định có thể bị phá hủy, bị tiêu hao, trộn lẫn… không còn
nguyên giá trị và tính năng sử dụng ban đầu; chưa kể nhiều trường hợp, bên nhận tài
25
Điều 401 Bộ luật dân sự 2005
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 50
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
sản đã tu bổ, sửa chữa làm tăng giá trị tài sản. Cho nên, việc buộc các bên phải khôi
phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận khi tuyên giao dịch
nói chung, hợp đồng liên quan đến tài sản có giá trị lớn của vợ chồng nói riêng vô
hiệu là điều không đơn giản chúc nào. Và dù rằng pháp luật có dự liệu khả năng
“nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền, bên có lỗi gây thiệt
hại phải bồi thường” nhưng theo luật thị trường thì giá của tài sản có thể biến động
từ thấp đến cao hoặc ngược lại (tùy thời điểm) nên việc hoàn trả bằng tiền có thể
không bù đắp đúng thiệt hại thực tế. Thực tiễn xử lý hậu quả hợp đồng vô hiệu liên
quan đến tài sản có giá trị lớn của vợ chồng cho thấy không thể thiếu các tiêu chí:
khách quan, chuẩn xác, kể cả cái nhìn công bằng, công tâm của Thẩm phán. Các
yếu tố lỗi, chi phí cho việc khôi phục tình trạng tài sản do bị hủy hoại, khoản tiền
mà một bên đã đầu tư, cải tạo làm tăng giá trị của tài sản, vấn đề định giá tài sản…
nên nghĩ cũng phải được xem xét một cách thận trọng.
Thứ tư: Về nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng liên quan đến tài sản
chung có giá trị lớn của vợ chồng. Hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị
lớn của vợ chồng chủ yếu do cả hai hoặc một bên vợ, chồng trực tiếp xác lập. Các
tranh tranh chấp liên quan có thể phát sinh giữa vợ chồng với người thứ ba hay giữa
vợ chồng với nhau. Thực tiễn cho thấy, người thứ ba đồng thời là một bên trong
quan hệ hợp đồng, cùng là thành viên trong gia đình, dòng tộc với chủ thể thiết lập
hợp đồng. Ví dụ, con được một bên cha hoặc mẹ tặng cho nhà ở, quyền sử dụng đất
là tài sản chung của vợ chồng; chú ruột chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tài sản
chung của vợ chồng cho cháu… Do mối quan hệ “máu mủ ruột rà”, “phụ tử tình
thâm”… đặc biệt này mà các hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của
vợ chồng đa phần được xác lập mang tính thực tế, chứ không tuân thủ điều kiện
hình thức, không lập thành văn bản, không công chứng, chứng thực theo quy định.
Mặt khác, vì nhiều nguyên nhân nên tranh chấp giữa vợ chồng về hợp đồng liên
quan đến tài sản chung có giá trị lớn do một bên tự định đoạt thường phát sinh khi
các bên có mâu thuẩn và xin ly hôn hoặc khi hôn nhân đã chấm dứt; hơn nữa, không
ít các trường hợp các tranh chấp gắn với yêu cầu chia đôi khối tài sản chung của vợ
chồng.
Đề xuất hoàn thiện: Trường hợp này thì để giải quyết tranh chấp hướng đến
quyền lợi của các bên người viết đã nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức đã có sự đúc
kết và đưa ra một số ý kiến sau về việc giải quyết các tranh chấp nên chú trọng vào
một số nguyên tắc sau: Đặt các tranh chấp trong mối quan hệ hôn nhân và quyền lợi
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 51
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
của các thành viên gia đình để vận dụng đường lối giải quyết “mềm dẻo” và thích
hợp. Tùy thời điểm xác lập, tính chất hợp đồng được thực hiện hay nếu nguyên đơn
cùng các bên chấp nhận để hợp đồng tiếp tục được thực hiện thì Tòa án có thể công
nhận hợp đồng trên cơ sở giải quyết quyền lợi của các bên liên quan. Xác định đúng
tính chất sở hữu tài sản đang tranh chấp; giá trị tài sản là đối tượng hợp đồng; quyền
lợi của người thứ ba; yêu cầu của nguyên đơn. Tính đến các yếu tố như chỗ ở (nếu
tài sản tranh chấp là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở); giá trị sử dụng của
tài sản (nếu tài sản tranh chấp là hiện vật); quyền lợi con cái khi giải quyết tranh
chấp liên quan.
Thứ năm: Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng do một bên nam, nữ sống
chung xác lập liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn. Theo Điều 11 LHN&GĐ
năm 2000, trừ các trường hợp hôn nhân thực tế, nam nữ sống chung từ ngày
01/01/2001 trở đi mà không đăng ký kết hôn sẽ không được công nhận là quan hệ
vợ chồng. Hậu quả pháp lý của việc không công nhận quan hệ vợ chồng về tài sản
sẽ được xử lý theo Điều 17 LHN&GĐ năm 2000: Tài sản chung nếu có được xác
định là tài sản chung theo phần và chia theo công sức đóng góp khi tranh chấp. Trên
thực tế, nam nữ sống chung không có hôn thú, nếu yêu cầu giải quyết hôn nhân, Tòa
án các địa phương đã áp dụng khoản 1 Điều 11 LHN&GĐ năm 2000 để không công
nhận các bên có quan hệ vợ chồng. Hướng giải quyết như vậy là phù hợp với tinh
thần của pháp luật. Tuy nhiên, hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn
do một bên tự ý xác lập trong thời gian sống chung nếu phát sinh tranh chấp thì quá
trình giải quyết gặp nhiều vướng mắc, khó khăn. Và theo thực tế cho thấy, các Tòa
án đã xác định hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của các bên nam,
nữ sống chung nếu xác lập mà thiếu ý chí của một bên là hợp đồng không có giá trị
pháp lý. Việc xử lý hậu quả hợp đồng giữa các Tòa án còn chưa thống nhất.
Đề xuất hoàn thiện: Để giải quyết vấn đề cấp bách trên khi luật chưa có quy
định và việc ban hành ra quy định cụ thể để các Tòa án có sự thống nhất trong
hướng giải quyết và hạn chế những trường hợp như đã nêu trên. Ở đây người viết
cũng xin đóng góp một số ý kiến là theo thực tế xét xử thì ta thấy rằng việc các Tòa
án địa phương đặt các tranh chấp về hợp đồng liên quan đến tài sản chung do một
bên nam, nữ sống chung xác lập trong mối quan hệ “như vợ chồng” và vận dụng
pháp luật tương tự để giải quyết là cần thiết, kịp thời bảo vệ quyền lợi cho các bên,
nhất là khi pháp luật cho về vấn đề này hiện đang bị bỏ ngỏ, đây là cách giải quyết
mang tính cấp bách khắc phục hậu quả mà thực tiễn cho thấy. Nhưng với hiện trạng
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 52
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
nam nữ ngày nay vẫn tiếp tục sống chung như quan hệ vợ chồng mà không đang ký
kết hôn và những tranh chấp về hợp đồng liên quan đến tài sản chung giữa các bên
vẫn tiếp tục phát sinh thì việc đưa ra tiêu chí xác định tính hợp pháp của hợp đồng
cũng như ghi nhận phương cách xử lý tranh chấp phát sinh bằng quy phạm pháp
luật cụ thể, phù hợp là hết sức cần thiết hiện nay.
3.2. Những thuận lợi của việc quy định chế định trách nhiệm pháp lý của vợ
chồng đối với tài sản của Luật hôn nhân gia đình hiện hành
Kế thừa và phát huy những quy định về Luật hôn nhân và gia đình trước đó
năm 1959 và 1986 được thay thế bằng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi
bổ sung năm 2010, đã có những tiến bộ trong nhiều quy định về hôn nhân, tuy
những quy định vẫn còn mang nhiều thiếu sót nhưng chúng ta vẫn có thể áp dụng
được trong thực tiễn xét xử như bảo vệ quyền lợi của người thứ ba (chủ nợ), Một
số điển hình như Điều 33 khoản 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định
“Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của
người đó” . Trong hoàn cảnh luật không quy định tài sản riêng chỉ dùng để thanh
toán nghĩa vụ riêng, ta có thể thừa nhận một điều: luật cho phép thanh toán nghĩa vụ
chung bằng tài sản riêng. Đây là một quy định “mở” tuy chưa quy định cụ thể
nhưng cũng nào tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng thực hiện pháp luật trên
thực tế. Góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi chủ nợ chung của vợ chồng trong
trường hợp tài sản chung của vợ chồng không đủ để thanh toán phần nghĩa vụ
chung. Điều này sẽ đảm bảo được một số quyền lợi của chủ nợ vì nghĩa vụ chung
theo phân tích trên sẽ được đảm bảo thực hiện bằng tất cả tài sản theo hướng mở
của luật định. Một thuận lợi khác cũng được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 đó là việc bảo vệ quyền đòi nợ của chủ nợ đối với việc thanh toán nghĩa
vụ chung theo quy định tại khoản 3 Điều 95 luật này, việc thanh toán nghĩa vụ
chung về tài sản do vợ chồng tự thỏa thuận, nếu không tự thỏa thuận được thì do
Tòa án giải quyết. Qua quy định trên của điều luật, ta có thể thấy sẽ xảy ra trường
hợp mà nghĩa vụ chung chỉ được một người là vợ hoặc chồng nhận trách nhiệm
thanh toán. Mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản nếu việc thanh toán được thực hiện đầy
đủ, tuy nhiên nếu người nhận thanh toán lại không có đủ tài sản hay thậm chí là
không có tài sản để thực hiện việc thanh toán nghĩa vụ chung của hai vợ chồng.
Như vậy, những chủ nợ sẽ không được đảm bảo quyền lợi cơ bản đối với nghĩa vụ
tài sản chung của vợ chồng. Trong hoàn cảnh đó, để bảo vệ quyền lợi chính đáng
của chủ nợ, pháp luật ghi nhận quyền đòi nợ của chủ nợ đối với các nghĩa vụ chung
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 53
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
về tài sản. Qua đó, trong trường hợp nếu người nhận trách nhiệm thanh toán nghĩa
vụ chung về tài sản không đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ đó thì chủ nợ vẫn
có quyền yêu cầu người còn lại hoàn thành nghĩa vụ. Như đã phân tích trên, việc
thỏa thuận giữa vợ chồng hay quyết định của Tòa án chỉ có thể quyết định phân chia
nợ trong mối quan hệ nội bộ giữa vợ chồng mà thôi chứ không có hiệu lực bắt buộc
đối với người thứ ba.
Đây là một số nét thuận lợi của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và qua
một thời gian dài thực hiện, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã góp phần to lớn
vào việc phát huy vai trò trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc và tiến bộ.
3.3. Một số vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện về chế định trách nhiệm pháp
lý của vợ chồng đối với tài sản
Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 7
thông qua ngày 09/6/2000 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2001. Sự ra đời của
Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 là một sự thay đổi pháp lý cơ bản trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình, với mức độ hoàn chỉnh cao về số lượng điều luật và đáp ứng
đầy đủ hơn yêu cầu điều chỉnh các quan hệ về hôn nhân và gia đình trong giai đoạn
phát triển của đất nước. Qua 12 năm tổ chức thi hành Luật đã phát huy tốt vai trò là
công cụ pháp lý để Nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình, góp phần hoàn thiện, bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến
bộ, bình đẳng, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử cũng như bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số vấn đề về trách nhiệm nghĩa vụ của vợ
chồng về tài sản chế độ tài sản của vợ chồng, người có quyền trong tài sản của
mình, nghĩa vụ đối với người có quyền vẫn chưa được bảo đảm quyền và lợi ích vì
quy định của pháp luật chưa quy định thật đầy đủ và cụ thể dẫn đến nhiều bất cập và
gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng của Tòa án trong việc giải quyết các vấn đề về
trách nhiệm nghĩa vụ tài sản của vợ chồng, tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mỗi
bên.
3.3.1. Vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện về chế định trách nhiệm về tài sản
chung của vợ chồng
Thứ nhất: Hiện nay trong Bộ luật dận sự 2005 Điều 83 và Điều 26 Luật hôn
nhân và gia đình hiện hành về quan hệ hôn nhân khi một người bố là đã chết quay
về nhưng không có quy định về quan hệ về tài sản. Vậy nếu người bị tuyên bố đã
chết quay về mà quan hệ nhân thân của họ được phục hồi thì quan hệ tài sản của họ
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 54
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
có đương nhiên được phục hồi không? Thêm vấn đề nữa là tài sản của người tuyên
bố là đã chết đã được mang di chia thì phải giải quyết như thế nào? Những tài sản
mà vợ chồng họ tạo dựng và các hoa lợi, lợi tức thu được từ các loại tài sản kể từ
khi người vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết đến khi người đó trở về, thuộc khối tài
sản chung của vợ chồng hay thuộc khối tài sản riêng của người vợ, chồng đó? Còn
vấn đề nữa là những hợp đồng mà người chồng, vợ đã ký với người khác (người thứ
ba) nhưng chưa được thực hiện; các món nợ mà người chồng hoặc vợ vay của người
khác nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, giáo dục con cái, nghĩa vụ nuôi dưỡng
hoặc cấp dưỡng đối với các thành viên khác trong gia đình thuộc nghĩa vụ chung
của vợ chồng theo quy định trách nhiệm liên đới của vợ chồng ( Điều 25 Luật hôn
nhân và gia đình 2000), hay thuộc nghĩa vụ riêng của vợ, chồng đó?
Kiến nghị: Đối với vấn đề này, theo quan điểm của người viết cho rằng khi
một người đã chết pháp lý hay chết sinh học thì tất cả các quan hệ liên quan đến tài
sản của họ với người còn sống sẽ chấm dứt. Do vậy, chế độ tài sản của người chết
với người còn sống cũng sẽ chấm dứt theo. Vì một lý do nào đó mà người nhận
được quyết định tuyên bố là đã chết quay về thì khi đó quan hệ tài sản của họ có thể
chia thành những trường hợp cụ thể sau:
Khi người bị tuyên bố là đã chết mà đã quay về và trong khi đó tài sản của
họ vẫn còn trong tình trạng sở hữu như trước khi họ bị tuyên bố là đã chết thì nên
quy định là chế độ tài sản của họ được khôi phục và tất cả các nghĩa vụ của người
này được khôi phục theo như tài sản của họ. Đối với trường hợp quan hệ hôn nhân
của họ không được pháp luật công nhận thì tài sản của họ sẽ giải quyết theo Điều 95
Luật này như chia tài sản khi ly hôn để bảo đảm tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của
họ không bị xâm hại.
Trường hợp trong thời gian họ bị tuyên bố là đã chết mà tài sản họ tạo ra
trong thời gian này thuộc tài sản riêng của họ. Tương tự, tài sản mà vợ (chồng) của
người bị Tòa án tuyên bố là đã chết có được trong thời gian mà họ bị tuyên bố đã
chết thuộc về tài sản riêng của vợ, chồng họ.
Và những trách nhiệm mà họ tạo ra nhưng vì lợi ích của gia đình theo phân
tích trên sẽ là trách nhiệm chung theo Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Một đề xuất theo người viết là rất thuyết phục có thể giải được tình trạng về
tài sản của vợ chồng khi bị tuyên bố chết mà đã quay về. Theo TS. Nguyễn Văn Cừ:
Điều 26 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Điều 83 Bộ luật dân sự năm 2005
của Nhà nước ta nên chỉnh sửa theo hướng: khi phán quyết của Tòa án tuyên bố vợ,
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 55
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
chồng chết có hiệu lực pháp luật, quan hệ hôn nhân chấm dứt; kể cả trường hợp sau
này, vì lý do nào đó mà người vợ, chồng đã bị tuyên bố là đã chết lại trở về cũng
không thể “đương nhiên” phục hồi quan hệ nhân thân được (dù người vợ, chồng kia
chưa kết hôn với người khác)26. Nếu vợ chồng muốn tái hợp chung sống với nhau
thì họ phải đăng ký kết hôn theo thủ tục chung, tức là sẽ phát sinh một quan hệ hôn
nhân mới, thời kỳ hôn nhân mới, dù chủ thể vẫn là vợ, chồng đó. Như vậy, chế độ
tài sản mới của vợ chồng được phát sinh theo luật định, áp dụng trong thời kỳ hôn
nhân mới này.
Thứ hai: Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
1. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia
đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản
chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản
chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ trường hợp
đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật
này.
Tuy nhiên, ta thấy quy định này vẫn còn điều chưa quy định rõ mang vướng
mắc là tại khoản 2 thì cần phải làm rõ mục đích sử dụng tài sản chung của vợ chồng
nhằm đảm bảo nhu cầu của gia đình. Hiện nay rõ ràng chưa có một quy định, khái
niệm nào quy định chi tiết về vấn đề này cả, văn bản hướng dẫn cũng chưa có quy
định về vấn đề này, xác định trong giao dịch dân sự thường đưa ra điều kiện giao
dịch có nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hay không và những nhu cầu
thiết yếu đó bao gồm những gì?... thì luật chúng ta chưa có quy định cụ thể về điều
này. Dẫn đến một số trường hợp một trong hai bên vợ chồng đã lợi dụng quy định
của pháp luật để trốn tránh trách nhiệm hoặc gây thiệt hại, làm ảnh hưởng đến
quyền lợi về tài sản của vợ hoặc chồng.
Thực tiễn áp dụng áp dụng luật để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa
vợ và chồng đã chứng minh một vấn đề tồn tại trong quy định của luật hôn nhân và
gia đình là việc giải quyết các vụ án về vấn đề này lại rất phức tạp, rất nhiều hợp
đồng dân sự do một bên vợ hoặc chồng thực hiện không có sự bàn bạc, thỏa thuận
26
Ts. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam, NXB Tư pháp, 2008, tr 244
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 56
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
với bên kia. Khi một bên vợ hoặc chồng phát hiện ra, có yêu cầu Tòa án hủy hợp
đồng, các Tòa án đều xác định hợp đồng đó là vô hiệu, nhưng việc xác định trách
nhiệm liên đới của bên không tham gia của Tòa án lại rất khác nhau.
Một vấn đề nữa là, cần xác định những nghĩa vụ nào là nghĩa vụ chung của
vợ chồng thì khối tài sản chung của vợ chồng mới gánh chịu những nghĩa vụ chung
đó.
Kiến nghị: Để khắc phục tình trạng hiện nay là do chưa có sự giải thích nào
về nhu cầu thiết của gia đình dẫn đến tình trạng lợi dụng vào luật định mà vợ chồng
vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp về tài sản của vợ chồng,
dẫn đến việc xét xử cũng chưa được thống nhất nên người viết kiến nghị một số
hoàn thiện sau đây:
Nếu một bên vợ chồng tham gia các hợp đồng dân sự liên quan đến tài sản
chung có giá trị lớn mà không có sự đồng ý của bên kia, thì bên đó có quyền yêu
cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng dân sự đó, Tòa án phải tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu.
Tuy một bên vợ hoặc chồng không có sự tham gia hợp đồng dân sự, làm cho
hợp đồng dân sự đó trở nên bất hợp pháp, bị coi là vô hiệu, song thông qua các hợp
đồng đó vẫn nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình, thì bên vợ hoặc
chồng không tham gia hợp đồng dân sự cũng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với
việc xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.
Việc thể sự đồng ý hay không đồng ý của bên vợ hoặc chồng không tham gia
hợp đồng dân sự, không nhất thiết phải được xác định bằng văn bản thỏa thuận, mà
chỉ cần xác định bên vợ hoặc chồng không tham gia hợp đồng dân sự đó có biết và
phải biết việc tham gia hợp đồng của phía bên kia, thì sẽ buộc họ phải có trách
nhiệm liên đới đối với việc xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu
Luật cũng cần dự liệu cụ thể hơn về tài sản chung của vợ chồng được bảo đảm
thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng bao gồm:
Các khoản nợ phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
Các khoản nợ liên quan đến việc tạo lập, quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản
chung của vợ chồng;
Các khoản nợ liên quan đến tài sản riêng của vợ chồng đã đưa vào sử dụng
chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình;
Các khoản nợ phát sinh có liên quan đến công việc mà cả hai vợ chồng cùng
thực hiện;
Các khoản nợ theo thỏa thuận của hai vợ chồng.
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 57
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
Thứ ba: Theo quy định của pháp luật trong thời kỳ hôn nhân, nếu có lý do
chính đáng thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản mà
không có quy định trách nhiệm của họ đối với gia đình sau khi chia tài sản chung là
một quy định quá “mở”. Giả sử với lý do chính đáng sau khi hai người kết hôn lấy
lý do vì kinh doanh riêng, nên vợ chồng có quyền thỏa thuận với nhau chia tài sản
chung ra để kinh doanh và phần lợi nhuận sau đó sẽ thuộc về phần tài sản riêng đã
chia ra thuộc sở hữu riêng của mỗi người, vậy còn lợi ích gia đình đặt ở vị trí nào?
Luật không có quy định cụ thể. Nếu thỏa thuận này được thực hiện thì quan hệ hôn
nhân chỉ tồn tại về mặt nhân thân, còn quan hệ tài sản của vợ chồng đã được dân sự
hóa, bản chất hôn nhân của hôn nhân XHCN không được thực hiện.
Kiến nghị: Để giải quyết trường hợp này thì người viết có một số ý kiến sau
đây là để phát huy được mục đích, ý nghĩa của chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân pháp luật nên bổ sung vào khoản 1 Điều 6 Nghị định 70/2001/NĐ-CP hướng
dẫn thi hành luật hôn nhân và gia đình một nội dung bắt buộc trong văn bản thỏa
thuận chia tài sản của vợ chồng là: “Tài sản đảm bảo cho các nhu cầu thiết yếu
chung của gia đình và những nhu cầu phát sinh sau khi chia tài sản chung”.
Ngoài ra luật cũng cần quy định cụ thể: Trong trường hợp vợ chồng không
thỏa thuận được việc đảm bảo các nhu cầu chung của gia đình, thì có thể yêu cầu
Tòa án giải quyết. Tòa án quyết định mức đóng góp của các bên trên cơ sở nhu cầu
thực tế của gia đình và khả năng kinh tế của các bên hoặc quyết định không chia
toàn bộ tài sản chung, phần tài sản chung không chia được sử dụng cho nhu cầu của
gia đình.
Thứ tư: Theo luật Hôn nhân và gia đình hiện hành và Nghị định
70/2001/NĐ-CP có quy định các trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
mà không có lý do chính đáng thì bị Tòa án tuyên vô hiệu. Tuy nhiên, Luật hôn
nhân và gia đình lại không có quy định ai là người có thể yều cầu Tòa án hủy bỏ
thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, trong trường hợp thỏa thuận
này vi phạm các điều kiện được quy định tại Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình
hiện hành hoặc gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống gia đình, đến
việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành
niên mà bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và
không có tài sản để nuôi sống mình.
Kiến nghị: Vấn đề này thì luật nên quy định cụ thể người có quyền yêu cầu
Tòa án huy bỏ thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân là những người có
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 58
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
quyền lợi trong khối tài sản đó, khi có lý do chính đáng khi chia tài sản chung sẽ bất
lợi đối với những thành viên khác trong gia đình thì những thành viên này mới có
quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ thỏa thuận trên.
Luật hôn nhân và gia đình cũng chia thể hiện rõ bằng những quy định cụ thể
trong việc giải quyết hậu quả pháp lý của việc Tòa án tuyên bố vô hiệu đối với thỏa
thuận chia tài sản chung, nên cần quy định rõ: Trong trường hợp thỏa thuận chia tài
sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị Tòa án tuyên bố vô hiệu, thì chế độ tài sản
chung của vợ chồng được khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi có thỏa thuận
chia tài sản.
Thứ năm: Quyền và lợi ích hợp pháp các con khi bố mẹ chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân trên thực tế ta thấy theo quy định của pháp luật thì vợ chồng
thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì không làm thay đổi về mặt
nhân thân giữa vợ và chồng, và quan hệ giữa cha mẹ với con cái. Nhưng một thực tế
cho thấy vợ chồng áp dụng chế định này đã phản ánh những mâu thuẩn tồn tại trong
quan hệ giữa họ. Sự độc lập về tài sản sau khi chia tài sản chung, có thể dẫn đến vợ
chồng sống ly thân hoặc một trong các bên thể hiện sự thiếu trách nhiệm của mình
đối với gia đình, từ đó phát sinh ra việc tranh chấp về việc chăm sóc, nuôi dưỡng và
giáo dục con cái chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà mất hành vi dân sự,
không có khả năng lao động, không tài sản để tự nuôi sống bản thân mình. Đây là
một vướng mắc lớn mà pháp luật chưa quy định cách giải quyết cụ thể gây ra nhiều
tranh chấp và con cái là chủ thể bị thiệt hại nhiều nhất.
Kiến nghị: Để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các con khi cha mẹ
chia tài sản chung, pháp luật nên quy định rõ: Trong trường hợp sau khi chia tài sản
chung, vợ chồng có tranh chấp về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành
niên, không có khả năng lao động, không có thu nhập, không có đủ tài sản để nuôi
mình, thì Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của cá nhân, cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền. Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến con áp dụng tương
tự quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con khi ly hôn.
3.3.2. Vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện về chế định trách nhiệm về tài sản
riêng của vợ chồng
Trong cuộc sống hôn nhân, trong thời gian vợ chồng chung sống hạnh phúc
thường không quan tâm nhiều đến tài sản riêng. Khi có nhiều điểm bất hòa trong
cuộc sống gia đình, tình cảm của vợ chồng không còn yên ấm như trước kia nữa thì
tài sản riêng của vợ chồng gắn liền cùng trách nhiệm với phần tài sản riêng đó
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 59
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
thường là vấn đề gây tranh cải nhiều nhất trước Tòa án. Hiện nay quy định về vấn
đề tài sản riêng và trách nhiệm gắn liền với phần tài sản này của vợ chồng cũng khá
là hoàn thiện. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vướng mắc mà thiết nghĩ pháp luật
cần quy định một cách cụ thể hơn để thực tiễn áp dụng được thuận lợi minh bạch
hơn.
Thứ nhất: Vấn đề quy định về tư trang, đồ dùng cá nhân là tài sản riêng của
vợ chồng tại Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Vậy đồ dùng tư trang cá
nhân đó là những tài sản nào? Có giá trị như thế nào? Tất cả đồ dùng, tư trang cá
nhân nào sẽ thuộc về sở hữu riêng của vợ chồng. Và hiện nay chưa có quy định nào
quy định cụ thể về việc hướng dẫn xác định các loại tài sản này thuộc sở hữu riêng
của vợ chồng. Có những trường hợp đồ dùng tư trang cá nhân cần thiết cho nhu cầu
sinh hoạt của vợ chồng có giá trị nhỏ so với khối tài sản chung, nhưng lại có những
đồ dùng tư trang cá nhân lại mua bằng tài sản chung của vợ chồng có giá trị lớn so
với tài sản chung của vợ chồng như kim cương, xe máy, máy tính xách tay... Mặt
khác do sự phát triển của nền kinh tế nên giá trị của đồ dùng, tư trang cá nhân ngày
càng có giá trị rất lớn, những đồ dùng này trở thành một khối tài sản có giá trị
khổng lồ nên việc quy định cụ thể cách xác định đồ dùng nào, tư trang nào là của
riêng rất quan trọng. Do pháp luật không quy định gì thêm nên có nhiều ý kiến khác
nhau về khái niệm đồ dùng, tư trang cá nhân. Điều này gây khó khăn cho việc xác
định đồ dùng, tư trang cá nhân của vợ chồng và đã gây ảnh hưởng lớn đến nghĩa vụ
trả nợ. Như ta đã biết nợ riêng được đảm bảo thanh toán bằng tài sản riêng. Có
những tài sản có giá trị không nhỏ nhưng thông qua việc xác định đồ dùng, tư trang
cá nhân đã làm thay đổi bản chất nghĩa vụ vốn có của tài sàn đó, gây không ít thiệt
hại cho chủ nợ trong việc phân chia tài sản và thực hiện nghĩa vụ của vợ, chồng.
Kiến nghị: Trong trường hợp này, với những quy định vẫn chưa được cụ thể
luật nên sửa đổi bổ sung theo hướng đồ dùng tư trang cá nhân là những tài sản
thông thường, phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt hằng ngày sẽ được xem là tài sản
riêng của vợ, chồng. Đối với những tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân xa xỉ, có giá
trị lớn so với thu nhập và tài sản chung của vợ chồng hay những tài sản đó có tính
chất quyết định tài sản chung của vợ chồng thì không được xem là tài sản riêng của
vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Luật nên quy định cụ thể nguồn gốc đồ dùng tư trang cá nhân gồm những gì
thuộc tài sản riêng của vợ chồng. Mặt khác khi có tranh chấp về loại tài sản này
theo từng trường hợp cụ thể mà xem xét đồ dùng tư trang cá nhân có nguồn gốc giá
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 60
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
trị như thế nào so với khối tài sản chung của vợ chồng, mức thu nhập thực tế của vợ
chồng để xác định chính xác và hợp lý tài sản riêng của vợ chồng.
Thứ hai: Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ công
nhận vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án chia tài sản trong
thời kỳ hôn nhân (Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000), quyền khởi kiện
của người thứ ba trong trường hợp này không được chấp nhận, là hoàn toàn phù hợp
về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên việc vận dụng trường hợp này vào thực tế còn mang
nhiều bất cập vướng mắc cần vận dụng linh hoạt hơn.
Theo quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình hiện hành khi vợ
chồng có nghĩa vụ riêng thì phải dùng tài sản riêng của họ để xử lý, nếu tài sản
riêng không đủ thì mới sử dụng tài sản chung. Nhưng vấn đề là tài sản chung của vợ
chồng lại nằm trong khối tài sản chung hợp nhất. Chỉ có vợ, chồng hoặc cả hai vợ
chồng mới có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để thực hiện
hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba. Giả sử trong trường hợp này, khi người có
nghĩa vụ không có tài sản riêng, và cả vợ chồng người có nghĩa vụ trả nợ cố tình
trốn tránh thực hiện nghĩa vụ không chịu chia tài sản chung để xử lý nghĩa vụ trả nợ
thì phải giải quyết như thế nào? Luật nói rằng các nghĩa vụ riêng của vợ chồng sẽ
được thanh toán từ tài sản riêng của vợ chồng, chủ nợ không có quyền kê biên
những tài sản mà thuộc đồng sở hữu của hai vợ chồng, mà chỉ có quyền kê biên với
những tài sản riêng của vợ hoặc chồng người có nghĩa vụ mà thôi. Trong trường
hợp này thì người chủ nợ dường như chỉ còn cách là phải đợi đến khi nào người có
nghĩa có tài sản riêng để xử lý. Như vậy, có thể thấy quyền, lợi ích hợp pháp của
chủ nợ sẽ không được đảm bảo.
Kiến nghị: Pháp luật cần quy định rõ, nếu bên có quyền có đủ chứng cứ cho
rằng, vợ, chồng người có nghĩa vụ không có thỏa thuận hoặc không yêu cầu Tòa án
chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích trì hoãn, trốn tránh thực
hiện nghĩa vụ về tài sản, thì người có quyền có thể yêu cầu Tòa án chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để lấy phần tài sản của người vợ hoặc
người chồng có nghĩa vụ thực hiện thanh toán các khoản nợ. Yêu cầu của người có
quyền sẽ không được Tòa án cộng nhận, nếu việc chia tài sản chung ảnh hưởng
nghiêm trọng đến lợi ích gia đình của người có nghĩa vụ hoặc bản thân vợ, chồng có
nghĩa vụ có đủ tài sản riêng thanh toán các khoản nợ.
Thứ ba: Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có quyền có tài sản riêng, tài sản
riêng đó có thể là do thừa kế riêng, tặng cho riêng, tài sản có được trước khi kết
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 61
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
hôn,... Nếu những tài sản đó vợ, hoặc chồng mang đi mua bán, trao đổi và những
hoa lợi, lợi tức phát sinh thì những tài sản của vợ chồng mới được hình thành sẽ
thuộc tài sản riêng hay là thuộc tài sản chung của vợ chồng. Việc xác định này cũng
rất là quan trọng trong việc gắn liền nghĩa vụ với nguồn tài sản mới được hình thành
này. Nếu xác định được thì nếu trong trường hợp vợ, chồng có nghĩa vụ riêng về tài
sản thì nếu là tài sản được xác định là riêng thì sẽ không có gì để bàn cải. Nếu
trường hợp là xác định tài sản chung thì quyền của chủ nợ đối với những tài sản này
sẽ không được kê biên thanh toán nghĩa vụ trả khi vợ hoặc chồng có nghĩa vụ riêng
phải thanh toán. Và sẽ thuận lợi cho việc xét xử hơn vì nếu có quy định cụ thể thì cứ
áp dụng theo luật định.
Kiến nghị: Với vấn đề này thì, quan điểm của người viết cho rằng: những tài
sản riêng vừa nêu trên hoàn toàn có quyền tự do thực hiện các giao dịch liên quan
đến tài sản của họ. Do vậy nếu tài sản phát sinh từ việc mua bán, trao đổi trong thời
kỳ hôn nhân, tài sản mới phát sinh, hoa lợi, lợi tức của vợ chồng thì pháp luật cần
phải thừa nhận những tài sản đó là tài sản riêng của vợ, chồng. Điều đó mới đảm
bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho những người có tài sản và cả những người tham gia
giao dịch riêng với vợ hoặc chồng thì nguồn tài sản mới đó cũng sẽ đảm bảo cho
việc thực hiện nghĩa vụ riêng của vợ hoặc chồng khi phát sinh. Bên cạnh đó cần quy
định, đối với những trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng các nhu cầu
thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng phải có nghĩa vụ dùng tài sản riêng để dùng vào
mục đích trên. Trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Thứ tư: Như ta biết, nợ chung được thực hiện bằng tất cả các khối tài sản mà
vợ, chồng đang có bao gồm cả tài sản chung và tài sản riêng. Ngược lại, nợ riêng
chỉ được thực hiện bằng tài sản riêng nếu không có thỏa thuận. Như vậy, những
khoản nợ chung sẽ mặc nhiên được đảm bảo bằng tài sản chung lẫn tài sản riêng,
còn những khoản nợ riêng chỉ được thực hiện bằng tài sản chung khi có thỏa thuận.
Điều này dẫn đến trường hợp khi hôn nhân không còn tồn tại nữa, nghĩa vụ nghĩa
vụ chung được đảm bảo còn nghĩa vụ riêng thì không thể thực hiện, bằng cách
thông qua việc không có khái niệm về tài sản thay thế, nên khi thực hiện các giao
dịch đối với tài sản riêng theo Điều 33 khoản 1 Luật hôn nhân và gai đình năm
2000, thì theo những tài sản được hình thành qua các giao dịch đó là tài sản chung27.
cũng đồng nghĩa với việc khối tài sản chung sẽ tăng lên và khối tài sản riêng gần
như không còn gì cả. Và điều này hoàn toàn không thuận lợi cho việc thực hiện các
27
Khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 62
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng đối với chủ nợ, làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến quyền lợi của chủ nợ riêng.
Kiến nghị: Do việc chuyển hóa nghĩa vụ giữa tài sản chung và tài sản riêng
làm những chủ nợ riêng phải gánh chịu thiệt hại. Tuy nhiên, ta không thể ngăn cấm
việc thực hiện các giao dịch đối với các khối tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân. Cho nên, người viết xin kiến nghị phải quy định một điều luật về tài sản thay
thế, quy định như sau: “Trong thời kỳ hôn nhân, nếu nghĩa vụ về tài sản không đảm
bảo thực hiện vì giao dịch của vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng làm thay đổi tính
chất ban đầu của tài sản, thì hệ quả từ giao dịch đó sẽ được dùng để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ”. Quy định này nhằm góp phần chống lại việc gây thất thoát tài sản
dùng để thực hiện nghĩa vụ, cho dù tài sản không còn vì chảy qua giao dịch, tuy
nhiên nghĩa vụ từ tài sản đó vẫn được đảm bảo thực hiện bằng tài sản mới là hệ quả
của việc giao dịch ban đầu. Qua đó có thể góp phần bảo vệ được những quyền lợi
của chủ nợ đồng thời góp phần quản lý tài sản dễ dàng hơn.
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 63
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
KẾT LUẬN
Nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của gia đình đối với sự tồn
tại và phát triển của xã hội. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn giành
nhiều sự quan tâm đặc biệt trong công cuộc xây dựng những chế độ Hôn nhân và
gia đình Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các văn bản quy phạm pháp
luật ban hành liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình ngày càng hoàn thiện
hơn, trong đó có điều chỉnh nhiều vấn đề về chế định, trách nhiệm tài sản của vợ
chồng. So với Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 đã có sự tìm hiểu quy định cụ thể hơn một số vấn đề về tài sản của vợ chồng,
tạo thuận lợi trong việc giải quyết các tranh chấp có liên quan. Tuy nhiên, bên cạnh
những thuận lợi đó vẫn còn nhiều vấn đề về trách nhiệm trong chế độ tài sản của vợ
chồng chưa được luật quy định hoặc đã được quy định nhưng chưa đầy đủ.
Những vấn đề vừa nêu tồn tại ngay chính trong những chế định về trách
nhiệm tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến
tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Một thực trạng cho thấy nữa đó là hiện
nay luật chưa quy định các chế định về trách nhiệm tài sản và những chế độ tài sản
của vợ chồng một cách cụ thể, rõ ràng. Và thực tế cho thấy là việc giải quyết các
vấn đề tranh chấp về trách nhiệm tài sản của vợ chồng cũng diễn ra không theo ý
muốn của nhà làm luật, quy định không chặt chẽ trong luật định thì sẽ ảnh hưởng rất
nhiều đến công việc xét xử của các Tòa án, xảy ra sự không thống nhất trong hệ
thống xét xử như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lợi ích hợp pháp của những chủ
thể trong mối quan hệ xã hội. Do vậy việc nhà nước quy định cụ thể minh bạch hơn
các vấn đề đang vướng mắc xảy ra trong luật định về chế độ tài sản, trách nhiệm
nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng đối với người có quyền và
những giao dịch về tài sản của vợ chồng phải được quy định một cách chặt chẽ và
thực hiện nghiêm khắc hơn là vấn đề hết sức cần thiết trong mối quan hệ của vợ
chồng. Giải quyết được những điều cần thiết trên sẽ tạo điều kiện để nhà nước quản
lý và điều tiết tốt hơn các quan hệ tài sản liên quan đến gia đình diễn ra trong xã
hội, góp phần thực hiện các mục tiêu xây dựng và phát triển xã hội vững mạnh,
công bằng, dân chủ, văn minh. Bên cạnh đó việc quy định về những chế định trách
nhiệm tài sản của vợ chồng một cách cụ thể cũng như chế độ tài sản của vợ chồng
theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật còn là điều kiện cần thiết để bảo vệ
quyền lợi của các thành viên trong gia đình và cả quyền và lợi ích chính đáng của
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 64
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung
người thứ ba, hạn chế những tranh chấp xảy ra, tạo điều kiện để vợ chồng thuận lợi
hơn khi tham gia vào các quan hệ của xã hội. Cũng đồng thời, là cơ sở pháp lý để
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết nhanh chống các tranh chấp phát
sinh về trách nhiệm, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng.
Trên đây là những tìm hiểu, phân tích đánh giá thông qua việc tích góp
những kiến thức đã học được ở trường. Trên cơ sở tìm hiểu qua nhiều sách, báo, bài
viết, tạp chí, và từ thực tế cuộc sống của các quy định về chế định trách nhiệm về tài
sản của vợ chồng, người viết đã mạnh dạn đề xuất sự cần thiết của việc bổ sung một
số hướng hoàn thiện về việc quy định những chế định về trách nhiệm, nghĩa vụ
trong chế độ tài sản của vợ chồng theo qy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam. Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp bậc đại học không thể tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các bạn
để bài viết được hoàn thiện hơn.
GVHD: Trần Khắc Qui
Trang 65
SVTH: Phan Ngọc Ẩn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (có hiệu
lực từ ngày 1/1/2014)
2. Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005
3. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010)
4. Luật Nhà ở năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
5. Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 năm 2000 ban hành ngày 9/6/2000 về
việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình
6. Nghị định 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 3/10/2001 quy
định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
7. Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân Tối cao ban hành ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
Văn bản hết hiệu lực
1. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959
2. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986
Văn bản luật nước ngoài
1. Bộ luật Dân sự Nhật Bản
2. Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp( Luật số 65-570 ngày 13/7/1965)
Sách, báo, tạp chí
1. Bùi Đăng Hiếu – Đại học Luật Hà Nội, Tiền – Một loại tài sản trong
quan hệ pháp luật dân sự - Tạp chí Luật học số 1/2005
2. Đỗ Văn Đại – Luật hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án-NXB
chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008-tr 14- 15
3. Lê Thị Mận (Trường Đại học Luật – TP. Hồ Chí Minh), Thực tiễn giải
quyết tranh chấp hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của
vợ chồng, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ II tháng 6/2011 (số 12)
4. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam, Tập 1-Gia đình, NXB trẻ, năm 2004
5. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam, Tập 2-Các quan hệ tài sản giữa vợ chồng, NXB trẻ, 2005
6. Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình, Cần Thơ
năm 2005
7. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, Giáo trình Luật dân sự 2, Đại học Cần Thơ,
năm 2010
8. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân
và gia đình Việt Nam, NXB Tư pháp, 2008
9. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007
Trang thông tin điện tử
1. Công Ty Luật Trường Hải, Khái niệm tài sản trong pháp luật dân sự Việt
Nam,
http://www.luattruonghai.com.vn/index.php?corney=news_detail&id=84
ngày truy cập 22/2/2014
2. TANDTC,Hỏiđápphápluật
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/hoidap_pl?detail=2&id=352&si
d=28583
ngày truy cập 22/2/2014
3. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
http://www.tand.hochiminhcity.gov.vn/Office_Infor.asp?
Truy cập ngày 23/2/2014
4. Hỏi đáp và tư vấn pháp luật, “Nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng”
http://www.moj.gov.vn/hoidappl/Lists/DanhSachCauHoi/View_Detail.aspx?
ItemID=13441
5. “Quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về khối tài sản chung”
http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-quy-dinh-ve-quyen-va-nghia-vu-cua-vochong-doi-voi-khoi-tai-san-chung-38892/
ngày truy cập 23/2/2014
6. Luận Văn.net.vn, “Khái niệm tài sản theo Điều 163 Bộ luật dân sự 2005”
http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-phan-tich-khai-niem-tai-san-theo-dieu163-bo-luat-dan-su-2005-32558/
ngày truy cập 26/2/2014
7. “Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm hành chính”
http://thuvientructuyen.vn/chi-tiet-tai-lieu/khai-niem-va-dac-diem-cua-trachnhiem-hanh-chinh/37409.ebook
ngày truy cập 26/2/2014
8. “Trách nhiệm liên đới của vợ chồng”
http://m.doko.vn/tai-lieu/trach-nhiem-lien-doi-giua-vo-va-chong-165977
ngày truy cập 2/3/2014
9. Sở Tư Pháp Tỉnh Bến Tre, “Một số điểm bất cập, hạn chế trong Luật hôn
nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành”
http://www.sotuphap.bentre.gov.vn/tin-hoat-dong/phong-pho-bien-giao-ducphap-luat/625-mot-so-deim-han-che-bat-cap-trong-luat-hon-nhan-va-giadinh-va-cac-van-ban-huong-dan-thi-hanh.html
ngày truy cập 5/3/2014
10. “Một số bất cập, hạn chế trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”
http://lienhiephoikhkt.haiduong.org.vn/NghienCuuTraoDoi/Pages/M%E1%B
B%98TS%E1%BB%90B%E1%BA%A4TC%E1%BA%ACP,%20H%E1%B
A%A0NCH%E1%BA%BETRONGLU%E1%BA%ACTH%C3%94NNH%
C3%82NV%C3%80GIA%C4%90%C3%8CNHN%C4%82M2000.aspx
ngày truy cập 9/3/2014
11. “Luật hôn nhân và gia đình còn nhiều hạn chế, bất cập”
http://www.vietnamplus.vn/luat-hon-nhan-va-gia-dinh-con-nhieu-han-chebat-cap/197250.vnp
ngày truy cập 9/3/2014
12. Nguyễn Công Hậu, Quy định về tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân,
http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/phap-luat/quy-dinh-ve-tai-san-la-do-dungtu-trang-ca-nhan/a78475.html
ngày truy cập 12/3/2014
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (có hiệu
lực từ ngày 1/1/2014)
2. Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005
3. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010)
4. Luật Nhà ở năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
5. Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 năm 2000 ban hành ngày 9/6/2000 về
việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình
6. Nghị định 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 3/10/2001 quy
định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
7. Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân Tối cao ban hành ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
Văn bản hết hiệu lực
1. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959
2. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986
Văn bản luật nước ngoài
1. Bộ luật Dân sự Nhật Bản
2. Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp( Luật số 65-570 ngày 13/7/1965)
Sách, báo, tạp chí
1. Bùi Đăng Hiếu – Đại học Luật Hà Nội, Tiền – Một loại tài sản trong
quan hệ pháp luật dân sự - Tạp chí Luật học số 1/2005
2. Đỗ Văn Đại – Luật hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án-NXB
chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008-tr 14- 15
3. Lê Thị Mận (Trường Đại học Luật – TP. Hồ Chí Minh), Thực tiễn giải
quyết tranh chấp hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của
vợ chồng, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ II tháng 6/2011 (số 12)
4. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam, Tập 1-Gia đình, NXB trẻ, năm 2004
5. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam, Tập 2-Các quan hệ tài sản giữa vợ chồng, NXB trẻ, 2005
6. Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình, Cần Thơ
năm 2005
7. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, Giáo trình Luật dân sự 2, Đại học Cần Thơ,
năm 2010
8. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân
và gia đình Việt Nam, NXB Tư pháp, 2008
9. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007
Trang thông tin điện tử
1. Công Ty Luật Trường Hải, Khái niệm tài sản trong pháp luật dân sự Việt
Nam,
http://www.luattruonghai.com.vn/index.php?corney=news_detail&id=84
ngày truy cập 22/2/2014
2. TANDTC,Hỏiđápphápluật
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/hoidap_pl?detail=2&id=352&si
d=28583
ngày truy cập 22/2/2014
3. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
http://www.tand.hochiminhcity.gov.vn/Office_Infor.asp?
Truy cập ngày 23/2/2014
4. Hỏi đáp và tư vấn pháp luật, “Nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng”
http://www.moj.gov.vn/hoidappl/Lists/DanhSachCauHoi/View_Detail.aspx?
ItemID=13441
5. “Quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về khối tài sản chung”
http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-quy-dinh-ve-quyen-va-nghia-vu-cua-vochong-doi-voi-khoi-tai-san-chung-38892/
ngày truy cập 23/2/2014
6. Luận Văn.net.vn, “Khái niệm tài sản theo Điều 163 Bộ luật dân sự 2005”
http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-phan-tich-khai-niem-tai-san-theo-dieu163-bo-luat-dan-su-2005-32558/
ngày truy cập 26/2/2014
7. “Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm hành chính”
http://thuvientructuyen.vn/chi-tiet-tai-lieu/khai-niem-va-dac-diem-cua-trachnhiem-hanh-chinh/37409.ebook
ngày truy cập 26/2/2014
8. “Trách nhiệm liên đới của vợ chồng”
http://m.doko.vn/tai-lieu/trach-nhiem-lien-doi-giua-vo-va-chong-165977
ngày truy cập 2/3/2014
9. Sở Tư Pháp Tỉnh Bến Tre, “Một số điểm bất cập, hạn chế trong Luật hôn
nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành”
http://www.sotuphap.bentre.gov.vn/tin-hoat-dong/phong-pho-bien-giao-ducphap-luat/625-mot-so-deim-han-che-bat-cap-trong-luat-hon-nhan-va-giadinh-va-cac-van-ban-huong-dan-thi-hanh.html
ngày truy cập 5/3/2014
10. “Một số bất cập, hạn chế trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”
http://lienhiephoikhkt.haiduong.org.vn/NghienCuuTraoDoi/Pages/M%E1%B
B%98TS%E1%BB%90B%E1%BA%A4TC%E1%BA%ACP,%20H%E1%B
A%A0NCH%E1%BA%BETRONGLU%E1%BA%ACTH%C3%94NNH%
C3%82NV%C3%80GIA%C4%90%C3%8CNHN%C4%82M2000.aspx
ngày truy cập 9/3/2014
11. “Luật hôn nhân và gia đình còn nhiều hạn chế, bất cập”
http://www.vietnamplus.vn/luat-hon-nhan-va-gia-dinh-con-nhieu-han-chebat-cap/197250.vnp
ngày truy cập 9/3/2014
12. Nguyễn Công Hậu, Quy định về tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân,
http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/phap-luat/quy-dinh-ve-tai-san-la-do-dungtu-trang-ca-nhan/a78475.html
ngày truy cập 12/3/2014
[...]... các quan hệ xã hội về tài sản 1.1.3.2 Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng Quyền sở hữu tài sản chung đối với tài sản chung hợp nhất: Theo Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung của vợ chồng Theo đó, việc xác định tài sản chung của vợ chồng phải dựa vào nguồn gốc phát sinh của tài sản Cụ thể tài sản chung của vợ chồng gồm những tài sản như sau: Tài sản do vợ chồng làm ra, thu nhập... khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận GVHD: Trần Khắc Qui Trang 16 SVTH: Phan Ngọc Ẩn Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung. .. 1.4 Tài sản chung của vợ, chồng Theo điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tài sản chung của vợ chồng được xác định như sau: “1 Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác... nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có sau khi kết hôn Tài sản chung của vợ, chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất Theo cơ sở lý luận chung quy định thì tài sản của vợ chồng có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản Điều... chương thứ hai trách nhiệm pháp lý về sự liên đới của vợ chồng với tài sản là như thế nào GVHD: Trần Khắc Qui Trang 18 SVTH: Phan Ngọc Ẩn Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung CHƯƠNG 2 TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA VỢ CHỒNG ĐỐI VỚI TÀI SẢN THEO LUẬT HIỆN HÀNH Ở chương thứ hai chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề trách nhiệm liên đới của vợ và chồng trong các giao dịch, các căn cứ xác định, nguyên... thì vợ chồng cần phải tạo lập khối tài sản chung Nhiều khi tài sản chung của vợ chồng không đủ đáp ứng nhu cầu của gia đình, lúc đó vợ chồng đã phải vay mượn tiền bạc, tài sản của người khác Đó chính là những khoản GVHD: Trần Khắc Qui Trang 21 SVTH: Phan Ngọc Ẩn Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung nợ mà vợ chồng phải có nghĩa vụ phải thanh toán, trả nợ Và trách nhiệm ở đây là5, vợ. .. sản chung của vợ chồng không phải căn cứ người thực hiện giao dịch hay người đứng tên trên các giấy tờ mà phải căn cứ nguồn gốc tạo dựng tài sản đó GVHD: Trần Khắc Qui Trang 17 SVTH: Phan Ngọc Ẩn Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung 1.5 Ý nghĩa của việc quy định trách nhiệm pháp lý liên đới của vợ chồng với tài sản 1.5.1 Ý nghĩa về mặt pháp lý Vấn đề quy định về việc trách nhiệm pháp. .. thuận của hai vợ chồng GVHD: Trần Khắc Qui Trang 23 SVTH: Phan Ngọc Ẩn Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung 2.2.2 Nguyên tắc áp dụng trách nhiệm dân sự liên đới Nguyên tắc áp dụng trách nhiệm liên đới đối với tài sản của vợ chồng sẽ dựa vào một số điều kiện sau: đó là giao dịch của vợ chồng phải hợp pháp theo quy định của pháp luật và giao dịch đó phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu của. .. gia đình, tài sản có giá trị lớn của vợ chồng được hiểu ở góc độ thông thường là lượng tài sản nào đó trong khối tài sản chung và có ý nghĩa quan trọng nhất định đối với đời sống gia đình Vì chủ sở hữu tài sản là cả chồng và vợ nên khi xác định tài sản, lượng tài sản chung của vợ chồng có giá trị lớn hay không thì phải đặt tài sản, lượng tài sản đó trong mối quan hệ với khối tài sản chung của họ để... hành vi trái pháp luật, người đó phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, ngoại trừ trường hợp vợ, chồng của họ thỏa thuận cùng thực hiện hoặc sử dụng tài sản chung để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ về tài sản 2.2 Trách nhiệm pháp lý của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên vợ hoặc chồng thực hiện liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng Cũng như chúng ta đã biết, cuộc sống hôn nhân của vợ, chồng không ... Chương Lý luận chung trách nhiệm pháp lý vợ chồng với tài sản Chương Trách nhiệm pháp lý vợ chồng tài sản theo luật hành Chương Vướng mắc giải pháp hoàn thiện trách nhiệm pháp lý tài sản vợ chồng. .. Ẩn Trách nhiệm pháp lý vợ chồng tài sản chung GVHD: Trần Khắc Qui Trang SVTH: Phan Ngọc Ẩn Trách nhiệm pháp lý vợ chồng tài sản chung CHƯƠNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA VỢ CHỒNG VỚI... hai trách nhiệm pháp lý liên đới vợ chồng với tài sản GVHD: Trần Khắc Qui Trang 18 SVTH: Phan Ngọc Ẩn Trách nhiệm pháp lý vợ chồng tài sản chung CHƯƠNG TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA VỢ CHỒNG ĐỐI VỚI TÀI