Những giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu trong gia đình

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung (Trang 30)

5. Kết cấu đề tài

2.2.3.1 Những giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu trong gia đình

Giao dịch phải đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Các tiêu chí của “nhu cầu sinh hoạt thiết yếu” có thể thay đổi theo sự phát triển của xã hội tiêu thụ. Có những nhu cầu rất cơ bản, chung đối với gia đình ở mọi nơi và trong mọi thời đại: thức ăn, quần áo của các thành viên, thuốc men, chi phí giáo dục con cái, bảo quản nhà cửa… Có những nhu cầu đặc trưng của cuộc sống thị dân hiện đại: chi phí điện, nước, điện thoại,…Và những thành viên trong gia đình như vợ, chồng và các con của họ do giới tính khác nhau, tình trang sức khỏe, độ tuổi hay tính chất công việc đặc thù cũng không giống nhau nên kéo theo những nhu cầu thiết yếu của mỗi thành viên trong gia đình cũng phải phù hợp cho mỗi người và những nhu

cầu thiết yếu đó phải được bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng9.

Theo Điều 28 khoản 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Tài

sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng”. Nếu tài sản chung của vợ chồng không đủ cho

việc chi dùng đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong gia đình thì vợ, chồng nếu có tài sản riêng thì có nghĩa vụ đóng góp phần tài sản riêng đó để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho gia đình10. Còn những giao dịch, hợp đồng do một bên vợ, chồng ký kết với người khác nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình được coi là có hiệu lực, bên còn lại vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới. Theo Điều 298 Khoản 1 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “ Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ

do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.” Theo quy định trên

thì khi vợ chồng thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình thì đương nhiên được xác định là có sự thỏa thuận của hai vợ chồng và vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch được thực hiện bởi một bên vợ hoặc chồng. Trong cuộc sống gia đình, thì nhu cầu thiết yếu về mặt tinh thần và vật chất của những thành viên trong gia đình rất là quan trọng và cần được đáp ứng vì đó là nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày, chính vì thế vợ hoặc chồng phải tham gia giao kết rất nhiều loại hợp đồng với chủ thể khác rất là phổ biến, cho

9 TS Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,

Tập I – Gia đình, NXB trẻ, 2004

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 27 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

nên pháp luật không thể nào kiểm soát được mỗi khi giao kết hợp đồng phải có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng hay không. Vì vậy, dù giao dịch đó là chỉ do một bên vợ hoặc chồng thực hiện với người thứ ba nhưng vẫn được pháp luật thừa nhận là hợp pháp theo pháp luật, vợ chồng không thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng này là vô hiệu với lí do không có sự đồng ý của chính mình. Việc thực hiện hợp đồng phải được đảm bảo bằng tài sản chung của vợ chồng, có nghĩa là vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình, có như vậy thì quyền lợi của người thứ ba tham gia xác lập hợp đồng liên quan đến tài sản chung của vợ chồng mới được đảm bảo trước pháp luật.

Tại Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Vợ hoặc chồng

phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.” Có thể nhận ra đầy là một trong những quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 so với Luật hôn nhân gia đình năm 1959 và Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 của nước ta. Quy định này rất quan trọng trong vấn đề ràng buộc trách nhiệm của vợ chồng đối với nhau nhất là trong cuộc sống gia đình vì nó khắc phục được những tình trạng rất bức xúc trên thực tế là sự vô trách nhiệm của vợ chồng trong việc chăm sóc gia đình, khi vợ hoặc chồng phải tự mình gánh vát gia đình một mình tham gia những giao dịch đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho gia đình mà người kia không chăm lo gia đình và đến khi nghĩa vụ phát sinh ra thì người vợ hoặc chồng không muốn chịu trách nhiệm chung, không muốn hổ trợ nhau trong chuyện gia đình. Cho nên quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tại Điều 25 rất là đúng đắn, chính sát, phù hợp với tiêu chí ban hành Luật hôn hôn nhân của nước ta là mang lại cho gia đình cuộc sống hạnh phúc,tiến bộ và truyền thống biết chia sẻ, chăm sóc yêu thương nhau trong gia đình.

Không chỉ riêng Luật hôn nhân và gia đình nước ta về vấn đề này một số nước khác trên thế giới pháp luật về hôn nhân và gia đình của họ cũng quy định về vấn đề trách nhiệm liên đới của vợ, chồng. Như đối với các vấn đề chi tiêu hằng ngày, nếu chồng hoặc vợ thực hiện giao kết pháp lý với người thứ ba, thì cả vợ lẫn chồng đều phải chịu trách nhiệm liên đới và theo phần đối với các nghĩa vụ phát

sinh từ đó11.Cũng theo một quy định khác là,mỗi bên vợ, chồng có thể một mình ký

kết hợp đồng nhằm mục đích duy trì đời sống gia đình hoặc giáo dục con cái; bên

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 28 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

kia có trách nhiệm liên đới đối với nghĩa vụ cho việc ký kết này12. Thông qua hai

điều luật trên chúng ta cũng có thể thấy rõ sự đề cao trách nhiệm liên đới của hai vợ chồng, những quy định này giúp cho vợ hoặc chồng có thể yên tâm tự mình giao kết những giao dịch mà không có sự thỏa thuận của hai bên nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho gia đình, khi nghĩa vụ phát sinh thì cả hai người chồng và vợ cùng phải chịu liên đới về trách nhiệm.

Nhưng trong thực tế cũng có một số trường hợp người vợ hoặc chồng lợi dụng quy định của pháp luật để trốn trách trách nhiệm nghĩa vụ hoặc gây thiệt hại làm ảnh hưởng đến quyền lợi đến tài sản của vợ hoặc chồng, cho nên phải hiểu rõ thế nào là “nhu cầu thiết yếu của gia đình” là rất cần thiết. Để có thể hạn chế những trường hợp lợi lạm dụng quy định trách nhiệm liên đới của pháp luật để mang lại lợi ích cho riêng bản than người vợ hoặc chồng.

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung (Trang 30)