Vướng mắc trong thực tiễn xác định về hình thức của hợp đồng liên

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung (Trang 47)

5. Kết cấu đề tài

3.1.1.1. Vướng mắc trong thực tiễn xác định về hình thức của hợp đồng liên

3.1.1. Một số vướng mắc trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng

3.1.1.1. Vướng mắc trong thực tiễn xác định về hình thức của hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn đến tài sản chung có giá trị lớn

Hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng được xác lập, thực hiện trong thời kỳ hôn nhân. Nhìn chung, hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng, do cả vợ chồng xác lập ít khi phát sinh tranh chấp vì thỏa mãn yếu tố ý chí, sự đồng thuận giữa các bên. Nhưng khác với hợp đồng có sự tự nguyện của hai vợ chồng, hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn do một bên tự ý xác lập đa phần phát sinh tranh chấp. Hướng giải quyết của Tòa án là căn cứ vào thời điểm xác lập hợp đồng, quá trình thực hiện, tranh chấp hau yêu cầu của các bên… để công nhận hoặc xác định hợp đồng vô hiệu. Và thực tế cho thấy:

Nếu một bên tự ý xác lập hợp đồng nhưng tại thời điểm ly hôn, các bên tự thỏa thuận, thương lượng được hậu quả phát sinh thì Tòa án công nhận sự thoả

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 44 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

thuận này mà không xét đến tính hợp pháp hay bất hợp pháp của hợp đồng đã xác lập; song nếu các bên tranh chấp mà không thương lượng, thỏa thuận được số phận tài sản đã bị định đoạt thì Tòa án các cấp xử lý theo nhiều hướng khác nhau. Ví dụ:

Năm 2003, chị H nộp đơn xin ly hôn với anh X và yêu cầu chia 9.632m2 đất vườn là

tài sản của vợ chồng-diện tích đất mà anh X đã viết “Giấy sang nhượng” cho người khác khi chị H bỏ nhà đi. Cấp sơ thẩm, phúc thẩm TAND tỉnh B, đã 5 lần xét xử với những phát quyết trái chiều về tính hợp pháp của giao dịch. Hội đồng thẩm phán TANDTC sau đó đã nhận định: “Trong thời kỳ hôn nhân, anh X làm giấy viết tay

bán cho chị N diện tích đất 9.632m2 mà không có sự đồng ý của chị H, không được

chính quyền xã xác nhận và giải thích là giao dịch trái pháp luật . Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm công nhận giao dịch mua bán đất giữa anh X với chị N trong khi hợp đồng mua bán này đã vi phạm pháp luật là công nhận một giao dịch trái pháp luật”. Vì vậy, tại Quyết định Giám đốc thẩm số 13/2010/DS-GĐT ngày 2/4/2010, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã quyết định hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm và giao hồ sơ vụ án cho cơ quan chức năng xét xử sơ thẩm lại.

Nếu bên quản lý tài sản chung sau khi hôn nhân chấm dứt tự xác lập hợp đồng định đoạt tài sản mà không có sự đồng ý của bên còn lại thì tùy yêu cầu và tình hình thực tế, Tòa án có thể công nhận hợp đồng hoặc tuyên hợp đồng vô hiệu.

Ví dụ: Sau khi được Tòa án giải quyết cho ly hôn, ông T tiếp tục quản lý nền nhà lô số 1A3 đường Hùng Vương, phường M, thành phố L là tài sản chung của ông và bà Đ. Khi ông T “làm tờ cam kết giao lô đất số 1A3” cho ông Tr vào năm 2004 với số tiền là 703.430.000 đồng, bà Đ đã khởi kiện yêu cầu chia đôi số tiền này. Tòa sơ thẩm thành phố L phán quyết chia cho ông T 60%, bà Đ 40% trị giá tài sản. Tòa phúc thẩm tỉnh A tại Bản án số 182/2006/DSPT ngày 15/06/2006 sau đó đã nhận định: “nền lô số 1A3, ông T đã thỏa thuận chuyển nhượng cho ông Tr, dù việc chuyển nhượng này không được sự đồng ý của bà Đ. Tại thời điểm chuyển nhượng, quan hệ hôn nhân của ông T và bà Đ đã chấm dứt, hiện tại ông T và ông Tr cũng không tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng” nên Tòa án đã ra quyết định “Công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đối với lô đất 1A3”. “Công nhận cho ông T và ông Tr tiếp tục thực hiện hợp đồng”. Song, để đảm bảo quyền lợi cho bà Đ, Tòa buộc ông Tr trực tiếp trả tiền giá trị nền nhà cho bà Đ là 50%. Ở đây, dù hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất do ông T xác lập không bằng văn bản, không có chữ ký của đồng sở hữu, nhưng do bà Đ không yêu cầu hủy giao dịch mà

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 45 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

chỉ đề nghị thanh toán quyền lợi bằng tiền nên Tòa án vẫn công nhận hợp đồng đã xác lập cùng với việc đưa ra hướng giải quyết đảm bảo nguyện vọng của bà Đ.

Tuy nhiên, cũng trong tình huống hợp đồng xác lập không đảm bảo điều kiện về hình thức, nguyên đơn đề nghị hủy bỏ hợp đồng và khôi phục tài sản đã bị định đoạt thì Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu. Chẳng hạn, bà H lập hợp đồng bán ngôi nhà số 281/43/10 Lê Văn Sỹ, P1, quận T là tài sản chung của vợ chồng cho bà Ng giá 100 lượng vàng mà không có ý kiến của ông D (chồng bà) vào năm 2002. Hai năm sau, bà H đề nghị Tòa án hủy hợp đồng mua bán nhà đã lập. Tòa án cấp sơ, phúc thẩm tại thành phố H đều xác định hợp đồng là vô hiệu. Tòa phúc thẩm buộc bà H phải trả cho bà Ng số vàng đã nhận và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; buộc bà Ng trả giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho bà H. Như vậy, hợp đồng bán nhà giữa bà H và bà Ng không được công chứng hoặc chứng thực theo quy định22 nên Tòa các cấp tuyên hợp đồng vô hiệu là phù hợp. Tuy nhiên, hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu chưa được giải quyết thỏa đáng vì theo hồ sơ vụ án, bà Ng có yêu cầu bà H phải bồi thường 30.000.000 đồng, số tiền bà đã chi cho việc hợp thức hóa nhà nếu hợp đồng bị tuyên vô hiệu; nhưng Tòa án các cấp chưa xem xét yêu cầu này là vi phạm quyền lợi của các bên. Hội đồng Thẩm phán TANDTC tại quyết định Giám đốc thẩm số 04/2009/DS-GĐT do vậy đã quyết định hủy án phúc thẩm và một phần án sơ thẩm, trả hồ sơ để xét lại.

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)