Nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung (Trang 42)

5. Kết cấu đề tài

2.3.2.3. Nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng

Thứ nhất: Các chi phí cho người mà vợ, chồng là người dám hộ của người đó theo quy định của pháp luật dân sự và Luật hôn nhân và gia đình

Người giám hộ có nghĩa vụ, trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình18. Đồng thời, người giám hộ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những việc làm gây mất mát, hư tổn tài sản của người được giám hộ. Người giám hộ phải có nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích của người được giám hộ: cất giữ tài sản, trông nom, quản lý tài sản.

Trường hợp vợ chồng chịu trách nhiệm giám hộ cho người dưới 15 tuổi còn phải chăm sóc, giáo dục người được giám hộ; đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; quản lý tài sản của

người được giám hộ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ19. Theo Điều 67 Bộ

luật dân sự 2005 thì vợ, chồng giám hộ cho người mất hành vi dân sự, người bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì người giám hộ phải có trách nhiệm chăm sóc, bảo đảm việc chữa bệnh điều trị bệnh cho người được giám hộ. Người giám hộ phải vì quyền lợi mọi mặt của người được giám hộ mà làm tất cả những gì có thể kịp thời đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho người được giám hộ như: ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, chữa bệnh… Về nguyên tắc, người giám hộ không phải bỏ tài sản của mình ra để chăm sóc, giáo

18 Điều 69 khoản 1 Bộ luật dân sự 2005

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 39 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

dục, đảm bảo việc điều trị cho người được giám hộ vì những chi phí này được lấy từ tài sản của người được giám hộ (nếu người giám hộ có)

Trong trường hợp, là người được giám hộ đã gây ra thiệt hại cho người khác thì người giám hộ có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Trong trường này lại phát sinh nếu người được giám hộ đã gây ra thiệt hại cho người khác mà bản thân người được giám hộ không có tài sản hoặc tài sản không đủ để đền bù thì người giám hộ phải dùng tài sản riêng của mình để bồi thường cho đủ.

Thứ hai: Nghĩa vụ cấp dưỡng mà vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới giữa các thành viên trong gia đình

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình, theo luật quy định, thì được thực hiện nhằm bảo đảm quyền được cấp dưỡng của các thành viên ttrong gia đình. Cấp dưỡng là việc mà một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có đủ tài sản để tự nuôi sống mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình (khoản 11 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).

Như vậy, các mối quan hệ trong gia đình, vợ chồng với tư cách là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh, chị, em phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với các thành viên trong gia đình theo quy định tại các điều từ chương V đến chương VI là từ Điều 47 đến Điều 62 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Vậy ta có thể xác định nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh khi có đầy đủ các điều kiện sau:

Giữa người cấp dưỡng với người được cấp dưỡng có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không còn chung sống với nhau nữa.

Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên,là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có đủ tài sản để tự nuôi sống mình, gặp khó khăn, túng thiếu.

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 40 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

Sau đây là một số nghĩa vụ về cấp dưỡng mà vợ, chồng phải có trách nhiệm thực hiện với các thành viên trong gia đình bằng tài sản của chung và riêng của vợ, chồng:

o Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con

Căn cứ vào Điều 56 và Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: Khi ly hôn, cha mẹ không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Cũng

theo quy định tại Điểm a Điều 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP: “…người

không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩ vụ của cha mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Tòa án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.”

Việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái là nghĩa vụ của cha mẹ, vì vậy, dù rằng người trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con cái không túng thiếu thì người không trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng để nuôi con. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí về nuôi dưỡng và việc học hành của con, Tòa án sẽ căn cứ vào khả năng kinh tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con và khả năng kinh tế của người trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con mà sẽ có quyết định mức cấp dưỡng nuôi con với từng người cấp dưỡng và từng người con

cho hợp20. Không nhất thiết chia đôi mức phí tốn nuôi dưỡng, giáo dục con cho mỗi

bên chịu một nữa để ấn định mức cấp dưỡng nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con phải thực hiện cho đến khi con đủ 18 tuổi. Trong trường hợp con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình thì việc cấp dưỡng nuôi con vẫn tiếp tục cho đến khi người con có thể tự lao động để nuôi mình.

o Nghĩa vụ cấp dưỡng của con với cha mẹ

20 Điểm b Điều 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án

nhân dân Tối cao ban hành ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 41 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

Theo khoản 2 Điều 36 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Con

có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.” Khi cha mẹ già yếu, bệnh tật không còn khả năng

lao động, không có đủ tài sản để nuôi bản thân, con cái không còn sống chung với cha mẹ nữa phải có trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ bằng hình thức cấp dưỡng. Giả sử trường hợp luật không quy định nhưng bổn phận làm một người con phải xem đó là một trách nhiệm thiêng liêng báo hiếu cho cha mẹ, nó thể hiện sự kính trọng và biết ơn sâu sắc với đấng sinh thành của mỗi chúng ta.

o Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em

Anh, chị, em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau trong những trường hợp nhất định. Trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (Điều 58 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi bổ sung 2010).

o Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng

Nghĩa vụ này trong hôn nhân cũng không lạ gì với chúng ta và được tuân thủ theo một số điều kiện cấp dưỡng sau:

Một bên vợ hoặc chồng khó khăn túng thiếu có lý do chính đáng yêu cầu bên kia cấp dưỡng.

Bên kia có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Nói túng thiếu nghĩa là gặp khó khăn trong đời sống vật chất, túng thiếu có lý do chính đáng được hiểu là túng thiếu vì lý do không có khả năng lao động hoặc khả năng lao động kém (ốm đau, tàn tật, sức khỏe yếu, đang mắc bệnh…) nên thu nhập không đủ tự nuôi sống hoặc có lao động nhưng tạm thời trước mắt có khó khăn về sinh kế vì tách khỏi gia đình. Nếu có sức lao động mà không chịu lao động để đến mức túng thiếu hoặc do chi tiêu hoang phí mà dẫn đến túng thiếu thì không thể viện lý do hoàn cảnh túng thiếu để yêu cầu cấp dưỡng.

Bên vợ hoặc bên chồng có túng thiếu nhưng đã tự giác giải quyết được khó khăn vật chất và không có yêu cầu về cấp dưỡng thì việc cấp dưỡng sau khi ly hôn

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 42 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

cũng không đặt ra. Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng do hai bên tự thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì nhờ Tòa án quyết định.

Thứ ba: Nghĩa vụ bồi thường khoản tiền cấp dưỡng mà vợ, chồng là người được giao quản lý nhưng đã làm tiêu tán hoặc sử dụng không đúng mục đích

Người được giao quản lý khoản cấp dưỡng một lần có trách nhiệm bảo quản tài sản đó như đối với tài sản của chính mình và chỉ được trích ra để bảo đảm các

nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng21.Các quy định về nghĩa vụ riêng của

vợ, chồng được thực hiện bằng tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã được dự liệu cụ thể hơn so với Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 trước đây. Những quy định này là cơ sở pháp lý cho việc xác định nghĩa vụ của vợ, chồng được thực hiện bằng tài sản riêng hoặc theo thỏa thuận trong thực tiễn.

21 Khoản 4 Điều 18 Nghị định 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 43 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

CHƯƠNG 3

VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

Trong cuộc sống gia đình, ai cũng mong được nhiều hạnh phúc và thuận lợi trong mọi công việc nhằm bảo đảm cho gia đình sự ấm no, đầy đủ. Nhưng đâu phải lúc nào cuộc sống gia đình cũng luôn thuận lợi, luôn có sự no đủ, nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại những nhu cầu thiết yếu hẳng ngày của gia đình kéo theo là cả sự lo toan trong công việc mưu sinh của gia đình. Lúc đó gia đình phải có sự vay mượn, sự giúp đỡ bên ngoài bằng con đường là xác lập các giao dịch để có thể đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu của gia đình. Song điều đáng nói ở đây là những giao dịch rất đổi đời thường ấy đã, đang phát sinh tranh chấp và công việc giải quyết cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều bản án sơ thẩm, phúc thẩm bị hủy, dẫn đến quyền lợi của các bên tham gia chưa được bảo vệ trọn vẹn, gây nhiều bức xúc. Vì lẽ đó, tìm ra những bất cập trong quá trình xét xử giải quyết vụ án trong thực tiễn cũng như trong quy định của pháp luật là điều rất cần thiết để đưa ra những kiến nghị về hướng hoàn thiện về pháp luật, hướng xử lý để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ

3.1. Vướng mắc và hướng hoàn thiện giải quyết tranh chấp hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)