Giao dịch hợp pháp

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung (Trang 28)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2.1. Giao dịch hợp pháp

Theo luật định, giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự8. Giao dịch được xem là hợp pháp phải thỏa mãn những điều kiện sau đây: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. (Điều 122 Bộ luật dân sự 2005)

Nếu giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện ở Điều 122 thì giao dịch dân sự đó được xem là vô hiệu, không hợp pháp theo quy định của pháp luật. Luật cũng quy định một số trường hợp giao dịch được xem là không hợp pháp bị tuyên bố là do hiệu do giao dịch bị giả tạo Điều 129 , bị nhầm lẫn Điều 131, bị lừa dối đe dọa Điều 132 hay do không tuân thủ về mặt hình thức Điều 134 (Bộ luật dân sự 2005). Các trường hợp này thì giao dịch cũng không được xem là hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Đối với nguyên tắc này người vợ cả người chồng trong lúc giao dịch với bên thứ ba bằng tài sản cũng phải tuân thủ theo các điều kiện trên để đúng với nguyên tắc giao dịch hợp pháp trong trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với tài sản được giao dịch.

Theo Điều 28 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định tại khoản 3: Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng ban bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.

Trường hợp này ta cũng có thể hiểu rằng sự hợp pháp trong giao dịch tại Điều 28 khoản 3 nêu trên khi giao dịch để đảm bảo sự hợp pháp theo luật định là vợ và chồng khi giao dịch trong dân sự với tài sản chung của gia đình phải có sự bàn bạc thống nhất của hai vợ chồng, trừ một số trường hợp vợ hoặc chồng đơn phương

7 TS Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,

Tập I – Gia đình, NXB trẻ, 2004 8 Điều 121 Bộ luật dân sự 2005

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 25 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

giao dịch không có sự thỏa thuận hay bàn bạc trước với nhau như trường hợp giao dịch phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình đây là nguyên tắc thứ hai.

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung (Trang 28)