Những quy định về nghĩa vụ tài sản riêng của vợ, chồng

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung (Trang 35)

5. Kết cấu đề tài

2.3.1. Những quy định về nghĩa vụ tài sản riêng của vợ, chồng

Theo luật định: vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình13. Tuy nhiên bên cạnh đó vợ chồng cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định như sau:

Theo khoản 4, Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Tài sản riêng

của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng”. Theo đó, gia đình trong trường

hợp gặp hoàn cảnh khó khăn, tài sản chung của vợ chồng không đủ để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho gia đình hằng ngày thì vợ chồng phải có nghĩa vụ dùng tài sản riêng của mình để đóng góp vào những nhu cầu thiết yếu đó. Đồng thời nhằm đảm bảo sự phát triển của con cái và các thành viên khác trong gia đình. Vậy

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 32 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

“nhu cầu thiết của gia đình” là gì? Đó14 là các khoản chi phí thông thường và cần thiết về ăn, ở, học hành, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác nhằm bảo đảm cuộc sống của các thành viên trong gia đình.

Nhu cầu thiết yếu đó cũng được hiểu theo quan điểm sau đây đó là những nhu cầu rất cơ bản thay đổi theo sự phát triển của xã hội tiêu thụ15. Đối với gia đình thì những nhu cầu này luôn gắn liền ở mọi nơi và mỗi thời đại như: thức ăn, quần áo của các thành viên, thuốc men, chi phí giáo dục con cái, bảo quản nhà cửa… Có những nhu cầu đặc trưng của cuộc sống thị dân hiện đại như: chi phí điện, nước, điện thoại…

Đối với trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự đồng ý, thỏa thuận của cả hai vợ chồng (khoản 5 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi bổ sung 2010)

Vậy, nguồn sống duy nhất của gia đình nên được hiểu là như thế nào, ra sau? Cũng tương tự như nhu cầu thiết yếu của gia đình, pháp luật không có quy định cụ thể, nhưng có thể hiểu đó là tài sản duy nhất đáp ứng được nhu cầu thiết yếu về ăn, ở, chữa bệnh…của gia đình. Do có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống của gia đình, nên pháp luật quy định việc định đoạt đối với tài sản phải được sự đồng ý của cả hai vợ chồng là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, góp phần ổn định cuộc sống chung của vợ chồng và nghĩa vụ nuôi dưỡng giáo dục con trẻ.

Theo Điều 33 khoản 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

“Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó”.

Nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng phát sinh từ các khoản nợ mà vợ, chồng vay mượn của người khác, sử dụng vào mục đích cá nhân, mà không vì lợi ích chung của gia đình; hoặc nghĩa vụ bồi thường thiệt do hành vi trái pháp luật của vợ, chồng hay các loại nghĩa vụ khác theo luật định như: nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình như cha, mẹ, vợ, chồng, con mà vợ, chồng phải thực hiện.

Với quy định về nghĩ vụ riêng như Điều 33 khoản 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ta thấy vẫn còn quá chung chung, chưa có những căn cứ cụ thể để

14 TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia

đình Việt Nam, NXB Tư pháp, 2008

15 TS Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 33 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

xác định các loại nghĩa vụ tài sản này thay vì chúng ta cần có những quy định rõ ràng hơn để tiện cho việc giải quyết những loại nghĩa vụ riêng do vợ hoặc chồng chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.

Theo như những quy định của pháp luật và những điều phân tích trên một số nghĩa vụ sau đây vợ chồng phải tự dùng tài sản riêng của mình để thực hiện:

Nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay mượn của người khác từ trước khi kết hôn mà không vì nhu cầu đời sống chung của gia đình;

Nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay mượn của người khác trong thời kỳ hôn nhân sử dụng vào mục đích riêng, không đáp ứng nhu cầu thiết yếu và lợi ích chung của gia đình;

Nghĩa vụ cấp dưỡng mà vợ, chồng phải thực hiện liên đới với các thành viên trong gia đình theo quy định tại chương V và chương VI của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật của vợ, chồng.

Nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh dựa trên cơ sở vợ, chồng đã có hành vi tự mình tiến hành các giao dịnh dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình (vi phạm khoản 3 Điều 28 Luât hôn nhân và gia đình năm 2000).

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)