5. Kết cấu đề tài
2.3.2. Nội dung nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ hoặc chồng
Vợ chồng với tư cách là chủ sở hữu tài sản riêng của mình co quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản riêng đó một cách độc lập, không bị chi phối bởi ý chí của người chồng, vợ kia, trừ trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng (khoản 5 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Đồng thời, theo quy định vợ, chồng cũng phải thực hiện nghĩa vụ đối với hành vi của vợ, chồng liên quan đến tài sản của mỗi bên.
Thứ nhất, theo quy định của khoản 4 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000, “tài sản riêng của vợ, chồng cũng phải được sử dụng vào các nhu cầu thiết
yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng”. Có nghĩa
là nếu trong cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn mà tài sản chung của vợ chồng không thể đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì tài sản riêng của vợ,
GVHD: Trần Khắc Qui Trang 34 SVTH: Phan Ngọc Ẩn
chồng cũng phải có nghĩa vụ đóng góp vào để phụ giúp cuộc sống gia đình đảm bảo cuộc sống của các con. Nghĩa vụ này xuất phát từ lợi ích chung của gia đình.
Thứ hai, theo khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: “Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó”
Nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng tức là nợ riêng của vợ, chồng phát sinh từ các khoản nợ mà vợ, chồng vay mượn của người khác, sử dụng vào mục đích cá nhân mà không vì lợi ích chung của gia đình; hoặc nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của vợ, chồng hay các loại nghĩa vụ khác theo luật định như nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình giữa cha, mẹ, vợ chồng, con mà vợ chồng phải thực hiện. Như vậy theo quy định của pháp luật thì vợ chồng bằng tài sản riêng của mình phải bảo đảm thực hiện một số nghĩa vụ sau đây: