Nghĩa vụ về bồi thường thiệt hại

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung (Trang 41)

5. Kết cấu đề tài

2.3.2.2. Nghĩa vụ về bồi thường thiệt hại

Thứ nhất: Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi vợ, chồng là người quản lý di sản thừa kế mà đã có hành vi thực hiện các giao dịch nhằm tẩu tán nhằm tẩu tán hoặc làm hư hỏng, mất mát di sản

Theo Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001:

“Trong trường hợp Tòa án chưa cho chia di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thì bên còn sống chỉ có quyền sử dụng, khai thác để hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ di sản và phải giữ gìn, bảo quản di sản như đối với tài sản của chính mình; không được thực hiện các giao dịch có liên quan đến việc định đoạt di sản, nếu không được sự đồng ý của những người thừa kế khác.”

Như vậy, quyền hạn của những người có trách nhiệm quản lý thừa kế, cũng như quyền của các cá nhân được thừa kế cũng được định tại Nghị định 70/2001/NĐ-CP và trong trường hợp này, những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và có quyền yêu cầu chia tài sản; vợ, chồng

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 38 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

còn sống mà quản lý di sản đó có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho những người thừa kế khác theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật của vợ chồng

Về nguyên tắc đối với các khoản nợ và nghĩa vụ phát sinh trên đây, vợ, chồng có nghĩa vụ phải thanh toán, bồi thường bằng tài sản riêng của mình; nếu tài sản riêng không có đủ hoặc không đủ thì trích chia phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung của vợ chồng (sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân) để thực hiện nghĩa vụ. Những quy định này là cơ sở pháp lý cho việc xác định nghĩa vụ của vợ, chồng được thực hiện bằng tài sản riêng hoặc theo thỏa thuận trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)