Những giao dịch bảo đảm lợi ích chung của gia đình có giá trị lớn

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung (Trang 32)

5. Kết cấu đề tài

2.2.3.2. Những giao dịch bảo đảm lợi ích chung của gia đình có giá trị lớn

nguồn sống duy nhất của gia đình

Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, tài sản chung của vợ, chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập hợp pháp từ lao động, từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có sau khi kết hôn. Tài sản chung của vợ, chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Theo cơ sở lý luận chung quy định thì tài sản của vợ chồng có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”. Điều đó

có nghĩa, đối với những giao dịch thông thường, liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng “có giá trị không lớn” và với mục đích đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình thì việc định đoạt tài sản chung của một bên được mặc nhiên xem như có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, vì vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung và để bảo vệ quyền lợi về tài sản chung của vợ, chồng nên khoản 3 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 xác định “Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên

quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình,

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 29 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.”

Vậy thế nào là tài sản có giá trị lớn, trong đời sống hôn nhân và gia đình, tài sản có giá trị lớn của vợ chồng được hiểu ở góc độ thông thường là lượng tài sản nào đó trong khối tài sản chung và có ý nghĩa quan trọng nhất định đối với đời sống gia đình. Vì chủ sở hữu tài sản là cả chồng và vợ nên khi xác định tài sản, lượng tài sản chung của vợ chồng có giá trị lớn hay không thì phải đặt tài sản, lượng tài sản đó trong mối quan hệ với khối tài sản chung của họ để xem xét. Khoản 3 Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành LHN&GĐ năm 2000 (Nghị định 70/2001) hướng dẫn: “Tài sản chung có giá trị lớn

của vợ chồng nói tại khoản 1, khoản 2 Điều này được xác định căn cứ vào phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng”.Khi vợ chồng thực hiện

các giao dịch liên quan đến tài sản chung hoặc cơ quan có thẩm quyền muốn định lượng giá trị tài sản của vợ chồng hay còn gọi là đối tượng của giao dịch, hợp đồng thì phải đặt phần giá trị tài sản đó ngay trong khối tài sản của vợ chồng để xem xét chứ không phải căn cứ vào giá cả trên thị trường để so sánh, định lượng.

Vậy, mọi giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình thì vợ chồng cần phải bàn bạc, thỏa thuận với nhau thì những giao dịch đó mới có giá trị pháp lý trừ trường hợp vợ chồng đại diện cho nhau trong việc tham gia giao dịch theo sự ủy quyền hoặc theo pháp luật hay vợ chồng có thỏa thuận khác theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình: “Đối

với các giao dịch dân sự mà pháp luật không có quy định phải tuân theo hình thức nhất định, nhưng giao dịch đó có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc giao dịch đó có liên quan đến việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng chung và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình, thì việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó cũng phải có sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng.”

Có thể thấy rằng vấn đề hình thức của hợp đồng giao dịch rất là quan trọng nó ảnh hưởng lớn đến việc công nhận giao dịch mà vợ chồng đã thực hiện có được pháp luật thừa nhận hay không. Theo Điều 121 Bộ luật dân sự 2005 thì hợp đồng là một hình thức giao dịch và về nguyên tắc, chế độ pháp lý của giao dịch dân sự được

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 30 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

áp dụng tương tự cho các hợp đồng dân sự trong đó có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng. Mặt khác, khoản 2 Điều 122 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”. Khoản 2 Điều 401 Bộ luật dân sự cũng xác

định: “Trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn

bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”. Như vậy, trong trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phải xác

lập theo hình thức nhất định thì hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức đó. Chẳng hạn, Luật Nhà ở hiện hành và Điều 63 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở đòi hỏi việc xác lập, thực hiện các hợp đồng mua bán, cho thuê, tặng cho, đổi, thuế chấp, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở; hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở đất đai thuộc sở hữu chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản. Điều 450 Bộ luật dân sự 2005 thì trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, hợp đồng mua bán nhà ở quyền sử dụng là tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản, có công chức hoặc chứng thực. Cần lưu ý rằng nếu giao dịch dân sự mà pháp luật không quy định phải tuân theo hình thức nhất định nhưng giao dịch đó lại có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng thì việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó phải có sự thỏa thuận bằng văn bản có chữ ký của hai vợ chồng.

Vì đây là những giao dịch nhằm bảo đảm lợi ích chung của gia đình có giá trị lớn hoặc đó cũng là nguồn sống duy nhất của gia đình nên việc xác lập các giao dịch này cũng cần có sự thận trọng và căn nhắc thỏa thuận của hai vợ chồng, đây là trách nhiệm liên đới nên sự thỏa thuận hai bên vợ chồng có giá trị cao trong việc xác lập giao kết. Và việc tuân thủ theo pháp luật về mặt hình thức của hợp đồng rất quan trọng đương nhiên là vấn đề thỏa thuận của vợ chồng trước khi xác lập. Nếu một trong hai bên vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng mà không có sự đồng ý của một bên hay vi phạm về mặt hình thức theo quy định của pháp luật thì bên đó có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu được quy định tại Điều 134 Bộ luật dân sự năm 2005 và hậu quả pháp lý được giải quyết theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì giao dịch vẫn có hiệu lực dù không có hoặc không thể có được sự thỏa thuận của hai bên như quy định. Có nghĩa

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 31 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

là vợ hoặc chồng có thể tự mình xác lập giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình.

Ví dụ: Trường hợp vợ hoặc chồng di công tác nước ngoài hay xuất khẩu lao

động… không thể tham gia giao dịch được vì phải cần chữ kí của hai người, trong trường hợp này thì vợ hoặc chồng phải lập giấy ủy quyền và nhận ủy quyền từ phía người kia để có thể tiến hành giao dịch vì mục đích chung của gia đình và phải lập thành văn bản theo khoản 1 Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Tiếp theo là trường hợp một bên mất hoặc hạn chế hành vi dân sự, trường hợp này thì giao dịch một bên vợ hoặc chồng vẫn có hiệu lực quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật này. Cuối cùng là một bên đang có nhu cầu giao dịch chính đáng mà bên còn lại nhất quyết phản đối mà lai không có lý do chính đáng. Nếu giao dịch trên xuất phát từ lợi ích cấp bách của gia đình thì cho phép bên kia tiến hành giao dịch (nếu xuất phát vì lợi ích cá nhân thì vô hiệu).

Như vậy, pháp luật hiện hành đòi hỏi việc các lập hợp đồng với đối tượng là tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng phải có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của họ. Sự thống nhất ý chí đó được thể hiện qua hình thức của hợp đồng xác lập bằng văn bản, có chữ ký của đồng sở hữu. Ngoài ra, đối với các hợp đồng mà pháp luật quy định phải được công chứng, chứng thực tại thời điểm xác lập. Khi quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của vợ chồng bị xâm hại thì họ có quyền sử dụng các biện pháp và phương thức cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của mình.

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung (Trang 32)