5. Kết cấu đề tài
2.3.2.1. Nghĩa vụ trả nợ
Thứ nhất: Nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác từ trước khi kết hôn mà không vì nhu cầu đời sống chung của gia đình
Căn cứ vào Điều 25, khoản 5 Điều 33 và khoản 3 Điều 95 Luật hôn nhân gia đình năm 2000, thì tài sản chung của vợ, chồng được thanh toán vào các khoản nợ sau:
Nợ phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Nợ liên quan đến việc tạo lập, quản lí, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng.
Nợ liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình.
Nợ có liên quan đến công việc mà cả hai vợ chồng cùng nhau thực hiện. Nợ theo thỏa thuận của hai vợ chồng.
Theo như quy định thì đây là các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng. Có thể thấy các khoản nợ trên xảy ra đều hướng đến lợi ích của gia đình là trên hết cũng có thể do vợ chồng cùng nhau gánh chịu hậu quả pháp lý về sự liên đới trong tài sản. Nếu các khoản nợ mà vợ chồng đã vay trước thời kỳ hôn nhân vì mục đích riêng không vì nhu cầu sống thiết yếu của gia đình thì các khoản nợ đó sẽ được bảo đảm bằng tài sản riêng của người vợ hoặc chồng đã thực hiện hành vi đó (Khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Theo Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình cũng có quy định vợ chồng phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết
GVHD: Trần Khắc Qui Trang 35 SVTH: Phan Ngọc Ẩn
yếu của gia đình vấn đề đặt ra ở đây nếu giao dịch không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì việc trách nhiệm liên đới không xảy ra, vậy trách nhiệm này sẽ là trách nhiệm riêng của vợ hoặc chồng khi xác lập giao dịch với mục đích riêng, lợi ích riêng của cá nhân.
Thứ hai: Nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác trong thời kỳ hôn nhân sử dụng vào mục đích riêng, không đáp ứng nhu cầu thiết yếu và lợi ích chung của gia đình
Các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay từ trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân đã chỉ bảo đảm cho quyền lợi của vợ, chồng. Những khoảng nợ đó được vợ hoặc chồng giao dịch để sử dụng vào mục đích riêng không đáp ứng nhu cầu thiết yếu và lợi ích chung của gia đình thì nghĩa vụ đặt ra o dây là nghĩa vụ riêng là hoàn toàn hợp lý. Người vợ hoặc người chồng cần phải chứng minh những giao dịch do đối phương xác lập là vì mục đích riêng không vì lợi ích gia đình thì nghĩa vụ trả nợ chỉ do người vợ hoặc người chồng đã xác lập giao dịch đó phải tự mình gánh chịu. Trước đây Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 cũng đã có hướng dẫn rằng: Đối với các khoản nợ mà vợ, chồng vay riêng từ trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân sử dụng vào mục đích riêng thì có nghĩa vụ phải thanh toán bằng tài sản riêng. Nếu phần tài sản riêng không đủ để trả nợ thì phải trích phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung của vợ chồng để trả nợ, theo quy định tại Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “ Khi hôn nhân tồn tại, trong trường
hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Ví dụ:
Câu hỏi: Do mắc vào tệ nạn cờ bạc, vợ tôi có vay tiền của một số người quen mà tôi không được biết. Nay Tòa án buộc vợ tôi phải trả tiền cho các chủ nợ. Xin Ban biên tập cho hỏi pháp luật xử lý như thế nào về tài sản chung của chúng tôi?
Trả lời: Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì vợ chồng có quyền có tài sản riêng bao gồm: Tài sản có trước khi kết hôn, tài sản được cho hoặc được thừa kế riêng.
Tài sản chung của vợ chồng là tiền lương, tiền trợ cấp và những thu nhập hợp pháp khác có trong thời kỳ hôn nhân. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc quản lý và sử dụng tài sản chung. Đối với những món nợ của vợ hoặc chồng
GVHD: Trần Khắc Qui Trang 36 SVTH: Phan Ngọc Ẩn
vay trong thời kỳ hôn nhân mà không phải vì nhu cầu của gia đình, thì vợ, chồng thanh toán bằng tài sản riêng của mình, nếu tài sản không đủ thì thanh toán bằng phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung.
Do đó, nếu vợ anh vay tiền của người khác mà anh không biết và vợ anh vay tiền không vì nhu cầu của gia đình thì vợ anh có trách nhiệm phải trả nợ bằng tài sản riêng, nếu tài sản riêng không đủ thì lấy tài sản của vợ anh trong khối tài sản chung của gia đình để trả nợ.
Bản án của Tòa án tuyên buộc vợ anh phải trả tiền nợ cho người khác đã có hiệu lực pháp luật mà vợ anh không tự nguyện thi hành nghĩa vụ thì có thể bị cơ quan thi
hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tài sản là nhà đất để đảm bảo thi hành án16.
Thứ ba: Nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp, nợ phát sinh khi vợ, chồng đã tiến hành khai thác các hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân mà vợ chồng không có thỏa thuận thì những hoa lợi, lợi tức đó được xem là tài sản riêng của vợ, chồng
Đối với trường hợp này thì pháp luật cũng chưa có những quy định thật cụ thể, quy định còn khá chung chung. Theo Điều 33 khoản 1 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000: “vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này”. Với tư cách là chủ sở
hữu tài sản của mình vợ, chồng có toàn quyền sở hữu (chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) tài sản riêng của mình không phụ thuộc vào ý chí của bên người chồng, vợ kia. Đối với tài sản riêng của vợ, chồng thì mỗi bên phải tự quản lý phần tài sản riêng của mình và đương nhiên phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ riêng về phần tài sản riêng của mình như trả nợ khi phát sinh và phải bảo đảm bằng chính phần tài sản riêng đó, theo quy định: nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó17.
Đối với trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên vợ, chồng kia có quyền quản lý tài sản riêng đó (Khoản 2 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Khi quản lý
16 TANDTC, Hỏi đáp pháp luật
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/hoidap_pl?detail=2&id=352&sid=2858 3
GVHD: Trần Khắc Qui Trang 37 SVTH: Phan Ngọc Ẩn
tài sản riêng của vợ, chồng mình, người chồng, vợ có nghĩa vụ bảo quản giữ gìn các tài sản đó như là tài sản của mình, nếu làm như hại thất thoát mà không có lý do chính đáng thì có nghĩa vụ bồi thường khi có yêu cầu.
Như vậy, trong quá trình quản lý, sử dụng, định đoạt và bảo quản tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bằng các khoản chi phí mà vợ, chồng vay của người khác, theo nguyên tắc, vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng tài sản riêng của mình.
Thứ tư: Nghĩa vụ phải trả các khoản nợ phát sinh dựa trên cơ sở vợ chồng đã có hành vi tự mình tiến hành các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng là nguồn sống duy nhất của gia đình
Trường hợp này ta có thể hiểu như sau, theo Khoản 3 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định: “ Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch
dân sự liên đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này”.
Như vậy, theo quy định trên nghĩa vụ về tài sản trái với quy định này là nghĩa vụ tài riêng về tài sản, đảm bảo bằng tài sản riêng của vợ, chồng có những hành vi vi phạm các giao dịch dân sự có giá trị lớn liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là nguồn sống duy nhất của gia đình.