Những thuận lợi của việc quy định chế định trách nhiệm pháp lý của vợ

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung (Trang 57)

5. Kết cấu đề tài

3.2. Những thuận lợi của việc quy định chế định trách nhiệm pháp lý của vợ

chồng đối với tài sản của Luật hôn nhân gia đình hiện hành

Kế thừa và phát huy những quy định về Luật hôn nhân và gia đình trước đó năm 1959 và 1986 được thay thế bằng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010, đã có những tiến bộ trong nhiều quy định về hôn nhân, tuy những quy định vẫn còn mang nhiều thiếu sót nhưng chúng ta vẫn có thể áp dụng được trong thực tiễn xét xử như bảo vệ quyền lợi của người thứ ba (chủ nợ), Một số điển hình như Điều 33 khoản 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định

“Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó” . Trong hoàn cảnh luật không quy định tài sản riêng chỉ dùng để thanh toán nghĩa vụ riêng, ta có thể thừa nhận một điều: luật cho phép thanh toán nghĩa vụ chung bằng tài sản riêng. Đây là một quy định “mở” tuy chưa quy định cụ thể nhưng cũng nào tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng thực hiện pháp luật trên thực tế. Góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi chủ nợ chung của vợ chồng trong trường hợp tài sản chung của vợ chồng không đủ để thanh toán phần nghĩa vụ chung. Điều này sẽ đảm bảo được một số quyền lợi của chủ nợ vì nghĩa vụ chung theo phân tích trên sẽ được đảm bảo thực hiện bằng tất cả tài sản theo hướng mở của luật định. Một thuận lợi khác cũng được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đó là việc bảo vệ quyền đòi nợ của chủ nợ đối với việc thanh toán nghĩa vụ chung theo quy định tại khoản 3 Điều 95 luật này, việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản do vợ chồng tự thỏa thuận, nếu không tự thỏa thuận được thì do Tòa án giải quyết. Qua quy định trên của điều luật, ta có thể thấy sẽ xảy ra trường hợp mà nghĩa vụ chung chỉ được một người là vợ hoặc chồng nhận trách nhiệm thanh toán. Mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản nếu việc thanh toán được thực hiện đầy đủ, tuy nhiên nếu người nhận thanh toán lại không có đủ tài sản hay thậm chí là không có tài sản để thực hiện việc thanh toán nghĩa vụ chung của hai vợ chồng. Như vậy, những chủ nợ sẽ không được đảm bảo quyền lợi cơ bản đối với nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng. Trong hoàn cảnh đó, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ nợ, pháp luật ghi nhận quyền đòi nợ của chủ nợ đối với các nghĩa vụ chung

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 54 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

về tài sản. Qua đó, trong trường hợp nếu người nhận trách nhiệm thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản không đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ đó thì chủ nợ vẫn có quyền yêu cầu người còn lại hoàn thành nghĩa vụ. Như đã phân tích trên, việc thỏa thuận giữa vợ chồng hay quyết định của Tòa án chỉ có thể quyết định phân chia nợ trong mối quan hệ nội bộ giữa vợ chồng mà thôi chứ không có hiệu lực bắt buộc đối với người thứ ba.

Đây là một số nét thuận lợi của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và qua một thời gian dài thực hiện, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã góp phần to lớn vào việc phát huy vai trò trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc và tiến bộ.

3.3. Một số vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện về chế định trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản

Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09/6/2000 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2001. Sự ra đời của Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 là một sự thay đổi pháp lý cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, với mức độ hoàn chỉnh cao về số lượng điều luật và đáp ứng đầy đủ hơn yêu cầu điều chỉnh các quan hệ về hôn nhân và gia đình trong giai đoạn phát triển của đất nước. Qua 12 năm tổ chức thi hành Luật đã phát huy tốt vai trò là công cụ pháp lý để Nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, góp phần hoàn thiện, bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, bình đẳng, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số vấn đề về trách nhiệm nghĩa vụ của vợ chồng về tài sản chế độ tài sản của vợ chồng, người có quyền trong tài sản của mình, nghĩa vụ đối với người có quyền vẫn chưa được bảo đảm quyền và lợi ích vì quy định của pháp luật chưa quy định thật đầy đủ và cụ thể dẫn đến nhiều bất cập và gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng của Tòa án trong việc giải quyết các vấn đề về trách nhiệm nghĩa vụ tài sản của vợ chồng, tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mỗi bên.

3.3.1. Vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện về chế định trách nhiệm về tài sản chung của vợ chồng

Thứ nhất: Hiện nay trong Bộ luật dận sự 2005 Điều 83 và Điều 26 Luật hôn

nhân và gia đình hiện hành về quan hệ hôn nhân khi một người bố là đã chết quay về nhưng không có quy định về quan hệ về tài sản. Vậy nếu người bị tuyên bố đã chết quay về mà quan hệ nhân thân của họ được phục hồi thì quan hệ tài sản của họ

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 55 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

có đương nhiên được phục hồi không? Thêm vấn đề nữa là tài sản của người tuyên bố là đã chết đã được mang di chia thì phải giải quyết như thế nào? Những tài sản mà vợ chồng họ tạo dựng và các hoa lợi, lợi tức thu được từ các loại tài sản kể từ khi người vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết đến khi người đó trở về, thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay thuộc khối tài sản riêng của người vợ, chồng đó? Còn vấn đề nữa là những hợp đồng mà người chồng, vợ đã ký với người khác (người thứ ba) nhưng chưa được thực hiện; các món nợ mà người chồng hoặc vợ vay của người khác nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, giáo dục con cái, nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng đối với các thành viên khác trong gia đình thuộc nghĩa vụ chung của vợ chồng theo quy định trách nhiệm liên đới của vợ chồng ( Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình 2000), hay thuộc nghĩa vụ riêng của vợ, chồng đó?

Kiến nghị: Đối với vấn đề này, theo quan điểm của người viết cho rằng khi

một người đã chết pháp lý hay chết sinh học thì tất cả các quan hệ liên quan đến tài sản của họ với người còn sống sẽ chấm dứt. Do vậy, chế độ tài sản của người chết với người còn sống cũng sẽ chấm dứt theo. Vì một lý do nào đó mà người nhận được quyết định tuyên bố là đã chết quay về thì khi đó quan hệ tài sản của họ có thể chia thành những trường hợp cụ thể sau:

Khi người bị tuyên bố là đã chết mà đã quay về và trong khi đó tài sản của họ vẫn còn trong tình trạng sở hữu như trước khi họ bị tuyên bố là đã chết thì nên quy định là chế độ tài sản của họ được khôi phục và tất cả các nghĩa vụ của người này được khôi phục theo như tài sản của họ. Đối với trường hợp quan hệ hôn nhân của họ không được pháp luật công nhận thì tài sản của họ sẽ giải quyết theo Điều 95 Luật này như chia tài sản khi ly hôn để bảo đảm tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của họ không bị xâm hại.

Trường hợp trong thời gian họ bị tuyên bố là đã chết mà tài sản họ tạo ra trong thời gian này thuộc tài sản riêng của họ. Tương tự, tài sản mà vợ (chồng) của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết có được trong thời gian mà họ bị tuyên bố đã chết thuộc về tài sản riêng của vợ, chồng họ.

Và những trách nhiệm mà họ tạo ra nhưng vì lợi ích của gia đình theo phân tích trên sẽ là trách nhiệm chung theo Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Một đề xuất theo người viết là rất thuyết phục có thể giải được tình trạng về tài sản của vợ chồng khi bị tuyên bố chết mà đã quay về. Theo TS. Nguyễn Văn Cừ: Điều 26 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Điều 83 Bộ luật dân sự năm 2005 của Nhà nước ta nên chỉnh sửa theo hướng: khi phán quyết của Tòa án tuyên bố vợ,

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 56 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

chồng chết có hiệu lực pháp luật, quan hệ hôn nhân chấm dứt; kể cả trường hợp sau này, vì lý do nào đó mà người vợ, chồng đã bị tuyên bố là đã chết lại trở về cũng không thể “đương nhiên” phục hồi quan hệ nhân thân được (dù người vợ, chồng kia

chưa kết hôn với người khác)26. Nếu vợ chồng muốn tái hợp chung sống với nhau

thì họ phải đăng ký kết hôn theo thủ tục chung, tức là sẽ phát sinh một quan hệ hôn nhân mới, thời kỳ hôn nhân mới, dù chủ thể vẫn là vợ, chồng đó. Như vậy, chế độ tài sản mới của vợ chồng được phát sinh theo luật định, áp dụng trong thời kỳ hôn nhân mới này.

Thứ hai: Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

1.Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

2.Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia

đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản

chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ trường hợp đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.

Tuy nhiên, ta thấy quy định này vẫn còn điều chưa quy định rõ mang vướng mắc là tại khoản 2 thì cần phải làm rõ mục đích sử dụng tài sản chung của vợ chồng nhằm đảm bảo nhu cầu của gia đình. Hiện nay rõ ràng chưa có một quy định, khái niệm nào quy định chi tiết về vấn đề này cả, văn bản hướng dẫn cũng chưa có quy định về vấn đề này, xác định trong giao dịch dân sự thường đưa ra điều kiện giao dịch có nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hay không và những nhu cầu

thiết yếu đó bao gồm những gì?... thì luật chúng ta chưa có quy định cụ thể về điều

này. Dẫn đến một số trường hợp một trong hai bên vợ chồng đã lợi dụng quy định của pháp luật để trốn tránh trách nhiệm hoặc gây thiệt hại, làm ảnh hưởng đến quyền lợi về tài sản của vợ hoặc chồng.

Thực tiễn áp dụng áp dụng luật để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng đã chứng minh một vấn đề tồn tại trong quy định của luật hôn nhân và gia đình là việc giải quyết các vụ án về vấn đề này lại rất phức tạp, rất nhiều hợp đồng dân sự do một bên vợ hoặc chồng thực hiện không có sự bàn bạc, thỏa thuận

26 Ts. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 57 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

với bên kia. Khi một bên vợ hoặc chồng phát hiện ra, có yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng, các Tòa án đều xác định hợp đồng đó là vô hiệu, nhưng việc xác định trách nhiệm liên đới của bên không tham gia của Tòa án lại rất khác nhau.

Một vấn đề nữa là, cần xác định những nghĩa vụ nào là nghĩa vụ chung của vợ chồng thì khối tài sản chung của vợ chồng mới gánh chịu những nghĩa vụ chung đó.

Kiến nghị: Để khắc phục tình trạng hiện nay là do chưa có sự giải thích nào về nhu cầu thiết của gia đình dẫn đến tình trạng lợi dụng vào luật định mà vợ chồng vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp về tài sản của vợ chồng, dẫn đến việc xét xử cũng chưa được thống nhất nên người viết kiến nghị một số hoàn thiện sau đây:

Nếu một bên vợ chồng tham gia các hợp đồng dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn mà không có sự đồng ý của bên kia, thì bên đó có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng dân sự đó, Tòa án phải tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu.

Tuy một bên vợ hoặc chồng không có sự tham gia hợp đồng dân sự, làm cho hợp đồng dân sự đó trở nên bất hợp pháp, bị coi là vô hiệu, song thông qua các hợp đồng đó vẫn nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình, thì bên vợ hoặc chồng không tham gia hợp đồng dân sự cũng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với việc xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.

Việc thể sự đồng ý hay không đồng ý của bên vợ hoặc chồng không tham gia hợp đồng dân sự, không nhất thiết phải được xác định bằng văn bản thỏa thuận, mà chỉ cần xác định bên vợ hoặc chồng không tham gia hợp đồng dân sự đó có biết và phải biết việc tham gia hợp đồng của phía bên kia, thì sẽ buộc họ phải có trách nhiệm liên đới đối với việc xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu

Luật cũng cần dự liệu cụ thể hơn về tài sản chung của vợ chồng được bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng bao gồm:

Các khoản nợ phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

Các khoản nợ liên quan đến việc tạo lập, quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng;

Các khoản nợ liên quan đến tài sản riêng của vợ chồng đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình;

Các khoản nợ phát sinh có liên quan đến công việc mà cả hai vợ chồng cùng thực hiện;

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 58 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

Thứ ba: Theo quy định của pháp luật trong thời kỳ hôn nhân, nếu có lý do chính đáng thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản mà không có quy định trách nhiệm của họ đối với gia đình sau khi chia tài sản chung là một quy định quá “mở”. Giả sử với lý do chính đáng sau khi hai người kết hôn lấy lý do vì kinh doanh riêng, nên vợ chồng có quyền thỏa thuận với nhau chia tài sản chung ra để kinh doanh và phần lợi nhuận sau đó sẽ thuộc về phần tài sản riêng đã chia ra thuộc sở hữu riêng của mỗi người, vậy còn lợi ích gia đình đặt ở vị trí nào? Luật không có quy định cụ thể. Nếu thỏa thuận này được thực hiện thì quan hệ hôn nhân chỉ tồn tại về mặt nhân thân, còn quan hệ tài sản của vợ chồng đã được dân sự hóa, bản chất hôn nhân của hôn nhân XHCN không được thực hiện.

Kiến nghị: Để giải quyết trường hợp này thì người viết có một số ý kiến sau

đây là để phát huy được mục đích, ý nghĩa của chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân pháp luật nên bổ sung vào khoản 1 Điều 6 Nghị định 70/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật hôn nhân và gia đình một nội dung bắt buộc trong văn bản thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng là: “Tài sản đảm bảo cho các nhu cầu thiết yếu

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)