Một số nhận xét và hướng hoàn thiện về những vướng mắc trong thực

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung (Trang 52)

5. Kết cấu đề tài

3.1.1.3. Một số nhận xét và hướng hoàn thiện về những vướng mắc trong thực

xác định hình thức và xác định tài sản chung có giá trị của hợp đồng

Qua việc xem xét, đưa ra những phân tích và đánh giá về hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng và việc áp dụng cơ chế pháp lý trong thực tiễn giải quyết tranh chấp ta thấy vẫn còn trường hợp không có sự thống nhất của các Tòa án trong việc giải quyết các vấn đề vừa được phân tích trên. Vì thế người viết xin được ra một số nhận xét tổng quan và định hướng hoàn thiện một số vấn đề liên quan như sau:

Thứ nhất: Về cơ chế pháp lý xác định tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng theo các hợp đồng xác lập: Trước tình trạng không có sự thống nhất trong

việc xử lý hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng cùng các khiếu kiện, tranh chấp vẫn kéo dài thì việc hoàn thiện cơ chế pháp lý liên quan cần tiếp tục đặt ra. Nghị định 70/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật hôn nhân và gia đình quy định tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng xác định căn cứ vào phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng. Nhưng văn bản này lại không quy định tỷ lệ phần trăm bao nhiêu thì mới được coi là tài sản có giá trị lớn. Hơn nữa, ngoài Nghị định 70/2001 ra, hiện cũng chưa có văn bản nào đưa ra cơ chế định rõ tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng. Có thể nói, sự thiếu khuyết, không rõ ràng của pháp luật về vấn đề này đã đặt cơ quan chức năng vào thế “lúng túng” hoặc “tùy ý” khi định giá trị tài sản của vợ chồng và áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp. Ngay cả với chủ sở hữu, việc xét một tài sản nào đó trong khối tài sản chung của họ có giá trị lớn hay không cũng là rất khó. Hệ quả tất yếu của sự “tùy ý” và “khó khăn” này là việc xác định tài sản có giá trị lớn của vợ chồng trên thực tế chỉ mang tính “hình thức”, tài sản chung không được định giá chuẩn xác khi bị xâm hại, sự công bằng về quyền lợi tài sản của các bên không được đảm bảo.

Đề xuất hoàn thiện: Để tạo căn cứ minh bạch và thống nhất trong việc giải

quyết các tranh chấp liên quan, theo sự tìm hiểu của người viết, cần bổ sung vào khoản 3 Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành chi tiết hôn nhân và gia đình tỷ lệ phần tram để xác định giá trị tài sản lớn của vợ chồng. Theo đó, ấn định phần tài sản tỷ lệ 40% trở lên so với khối tài sản chung của vợ chồng để xác định.

Thứ hai: Về hợp đồng vô hiệu do thiếu ý chí của vợ chồng: Theo Nghị định

70/2001 thì “trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung quy định tại khoản 1 khoản 2 điều này mà

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 49 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

không có sự đồng ý của một bên thì bên đó có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này. Như vậy, Nghị định đã coi việc “không có sự đồng ý của một bên” là vi phạm quy định về hình thức, tức coi sự đồng ý của vợ hay chồng chỉ là vấn đề về hình thức. Theo Điều 122 Bộ luật dân sự 2005 thì một trong những tiêu chí để xác định hợp đồng, giao dịch vi phạm điều kiện về nội dung là “Người tham gia giao dịch”, người tham gia giao dịch hợp đồng “hoàn toàn tự nguyện”. Tính tự nguyện ở đây được hiểu là hợp đồng được giao kết không bị nhầm lẫn, các bên xác lập hợp đồng không bị lừa dối và đặt biệt là trường hợp có sự thống nhất ý chí của chính các chủ thể tham gia: Bên vợ hoặc chồng xác lập hợp đồng với cá nhân, tổ chức khác. Vậy, với hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng, việc một bên không trực tiếp tham gia quan hệ và ý chí của họ không đảm bảo thì hợp đồng đó có được xem là vi phạm điều kiện nội dung không? Pháp luật hôn nhân và gia đình cũng như pháp luật dân sự chưa khẳng định rõ vấn đề này. Song, thực tiễn cho thấy, nhiều Tòa án đã xem việc thiếu sự đồng ý của một bên là vấn đề “nội dung”, vi phạm điều kiện nội dung.

Đề xuất hoàn thiện: Qua những phân tích người viết cho rằng, việc xác định

của Tòa án các cấp như vậy là thuyết phục, phù hợp với thực tiễn, nhưng cần được ghi nhận bằng cơ chế pháp lý rõ rang nhằm tạo sự thống nhất trong quá trình giải quyết tranh chấp tương tự. Bởi xét ở gốc độ lý luận, hợp đồng thiếu sự đồng ý của một bên vợ, chồng cũng có thể được xác định là vi phạm điều kiện nội dung theo nhiều hướng suy luận. Chẳng hạn, cá nhân hoặc tổ chức bị một bên vợ hoặc chồng lứa dối về tài sản, đối tượng của hợp đồng thuộc sở hữu riêng, khiến cá nhân, tổ chức tin là thật, nên đã xác lập hợp đồng, dù rằng trên thực tế, tài sản thuộc đối tượng của hợp đồng là tài sản chung có giá trị lớn buộc phải được cả hai vợ chồng định đoạt. Theo Điều 128 Bộ luật dân sự 2005 thì hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật là hợp đồng vô hiệu về nội dung. Mà điều cấm của pháp luật là “không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định” nên việc một bên vợ, chồng tự ý xác lập hợp đồng mà không có sự đồng thuận của bên còn lại thì hợp đồng đó xem như vi phạm điều cấm của pháp luật, vi phạm điều kiện nội dung của hợp đồng. Xét về mặt thực tế, thiếu sự tự nguyện được xem là vấn đề “nội dung” và giải quyết theo hướng hợp đồng vi phạm điều kiện nội dung cũng là cách giải quyết nhân văn. Nguyên do là vì, trong một số trường hợp, thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện nội dung (Điều 128, 129 BLDS 2005) quy định là không

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 50 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

bị giới hạn, nên hợp đồng do thiếu ý chí của một bên vợ, chồng nếu xác định vi phạm về nội dung theo Điều 128 BLDS 2005 thì quyền lợi về tài sản của bên bị xâm hại sẽ được bảo vệ vẹn toàn hơn cho dù vì lý do khách quan hay chủ quan mà người có tài sản bị xâm hại thực hiện quyền khởi kiện chậm trể.

Thứ ba: Về hậu quả pháp lý khi hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng vô hiệu về mặt hình thức: Luật25 Dân sự xác định hợp đồng vi phạm hình thức không đương nhiên vô hiệu trừ trường hợp pháp luật có quy định. Điều 28 LHN&GĐ năm 2000 và Điều 4 Nghị định 70/2001 quy định hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn do một bên thực hiện mà không được lập thành văn bản có chữ ký của vợ chồng hoặc hợp đồng không được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật là vi phạm điều kiện về hình thức, bên có quyền lợi có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu. Theo Điều 134 BLDS năm 2005 thì trường hợp pháp luật có quy định hình thức hợp đồng là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực thì Tòa án buộc các bên hoàn tất hình thức hợp đồng trong một thời hạn nhất định, quá thời hạn cho phép đó mà không thực hiện thì giao dịch xem như vô hiệu. Ta thấy, trước đây Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ngày 16/04/2003 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gai đình có xác định hợp đồng mua bán nhà là vi phạm hình thức thì thời hạn mà Tòa bắt buộc các bên phải hoàn tất hình thức hợp đồng là 01 tháng kể từ ngày quyết định của Tòa án (buộc thực hiện quy định về hình thức hợp đồng) có hiệu lực. Vậy, với các hợp đồng thong dụng khác thì sao? Hiện nay, vẫn chưa thấy văn bản nào đề cập đến vấn đề này.

Đề xuất hoàn thiện: Về vấn đề này người viết có một số ý kiến đề xuất như

sau, là giao quyền quyết định thời hạn thực hiện hình thức phù hợp từng loại hợp đồng khi hợp đồng vô hiệu là tạo sự chủ động cho ngành Tòa án của chúng ta, giúp cơ quan này thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách của mình. Song để quá trình áp dụng pháp luật thống nhất và bảo vệ kịp thời quyền lợi hợp pháp cho các bên tham gia, vậy nên cần quy định rõ hạn định buộc các bên hoàn thiện hình thức giao dịch, hợp đồng với thời hạn thích hợp cho việc thực hiện nghĩa vụ này là 01 tháng kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực. Bên cạnh đó, cần thấy rằng, qua thời gian và quá trình sử dụng, tài sản đặc định có thể bị phá hủy, bị tiêu hao, trộn lẫn… không còn nguyên giá trị và tính năng sử dụng ban đầu; chưa kể nhiều trường hợp, bên nhận tài

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 51 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

sản đã tu bổ, sửa chữa làm tăng giá trị tài sản. Cho nên, việc buộc các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận khi tuyên giao dịch nói chung, hợp đồng liên quan đến tài sản có giá trị lớn của vợ chồng nói riêng vô hiệu là điều không đơn giản chúc nào. Và dù rằng pháp luật có dự liệu khả năng “nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền, bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường” nhưng theo luật thị trường thì giá của tài sản có thể biến động từ thấp đến cao hoặc ngược lại (tùy thời điểm) nên việc hoàn trả bằng tiền có thể không bù đắp đúng thiệt hại thực tế. Thực tiễn xử lý hậu quả hợp đồng vô hiệu liên quan đến tài sản có giá trị lớn của vợ chồng cho thấy không thể thiếu các tiêu chí: khách quan, chuẩn xác, kể cả cái nhìn công bằng, công tâm của Thẩm phán. Các yếu tố lỗi, chi phí cho việc khôi phục tình trạng tài sản do bị hủy hoại, khoản tiền mà một bên đã đầu tư, cải tạo làm tăng giá trị của tài sản, vấn đề định giá tài sản… nên nghĩ cũng phải được xem xét một cách thận trọng.

Thứ tư: Về nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng. Hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị

lớn của vợ chồng chủ yếu do cả hai hoặc một bên vợ, chồng trực tiếp xác lập. Các tranh tranh chấp liên quan có thể phát sinh giữa vợ chồng với người thứ ba hay giữa vợ chồng với nhau. Thực tiễn cho thấy, người thứ ba đồng thời là một bên trong quan hệ hợp đồng, cùng là thành viên trong gia đình, dòng tộc với chủ thể thiết lập hợp đồng. Ví dụ, con được một bên cha hoặc mẹ tặng cho nhà ở, quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng; chú ruột chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng cho cháu… Do mối quan hệ “máu mủ ruột rà”, “phụ tử tình thâm”… đặc biệt này mà các hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng đa phần được xác lập mang tính thực tế, chứ không tuân thủ điều kiện hình thức, không lập thành văn bản, không công chứng, chứng thực theo quy định. Mặt khác, vì nhiều nguyên nhân nên tranh chấp giữa vợ chồng về hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn do một bên tự định đoạt thường phát sinh khi các bên có mâu thuẩn và xin ly hôn hoặc khi hôn nhân đã chấm dứt; hơn nữa, không ít các trường hợp các tranh chấp gắn với yêu cầu chia đôi khối tài sản chung của vợ chồng.

Đề xuất hoàn thiện: Trường hợp này thì để giải quyết tranh chấp hướng đến

quyền lợi của các bên người viết đã nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức đã có sự đúc kết và đưa ra một số ý kiến sau về việc giải quyết các tranh chấp nên chú trọng vào một số nguyên tắc sau: Đặt các tranh chấp trong mối quan hệ hôn nhân và quyền lợi

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 52 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

của các thành viên gia đình để vận dụng đường lối giải quyết “mềm dẻo” và thích hợp. Tùy thời điểm xác lập, tính chất hợp đồng được thực hiện hay nếu nguyên đơn cùng các bên chấp nhận để hợp đồng tiếp tục được thực hiện thì Tòa án có thể công nhận hợp đồng trên cơ sở giải quyết quyền lợi của các bên liên quan. Xác định đúng tính chất sở hữu tài sản đang tranh chấp; giá trị tài sản là đối tượng hợp đồng; quyền lợi của người thứ ba; yêu cầu của nguyên đơn. Tính đến các yếu tố như chỗ ở (nếu tài sản tranh chấp là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở); giá trị sử dụng của tài sản (nếu tài sản tranh chấp là hiện vật); quyền lợi con cái khi giải quyết tranh chấp liên quan.

Thứ năm: Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng do một bên nam, nữ sống chung xác lập liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn. Theo Điều 11 LHN&GĐ

năm 2000, trừ các trường hợp hôn nhân thực tế, nam nữ sống chung từ ngày 01/01/2001 trở đi mà không đăng ký kết hôn sẽ không được công nhận là quan hệ vợ chồng. Hậu quả pháp lý của việc không công nhận quan hệ vợ chồng về tài sản sẽ được xử lý theo Điều 17 LHN&GĐ năm 2000: Tài sản chung nếu có được xác định là tài sản chung theo phần và chia theo công sức đóng góp khi tranh chấp. Trên thực tế, nam nữ sống chung không có hôn thú, nếu yêu cầu giải quyết hôn nhân, Tòa án các địa phương đã áp dụng khoản 1 Điều 11 LHN&GĐ năm 2000 để không công nhận các bên có quan hệ vợ chồng. Hướng giải quyết như vậy là phù hợp với tinh thần của pháp luật. Tuy nhiên, hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn do một bên tự ý xác lập trong thời gian sống chung nếu phát sinh tranh chấp thì quá trình giải quyết gặp nhiều vướng mắc, khó khăn. Và theo thực tế cho thấy, các Tòa án đã xác định hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của các bên nam, nữ sống chung nếu xác lập mà thiếu ý chí của một bên là hợp đồng không có giá trị pháp lý. Việc xử lý hậu quả hợp đồng giữa các Tòa án còn chưa thống nhất.

Đề xuất hoàn thiện: Để giải quyết vấn đề cấp bách trên khi luật chưa có quy

định và việc ban hành ra quy định cụ thể để các Tòa án có sự thống nhất trong hướng giải quyết và hạn chế những trường hợp như đã nêu trên. Ở đây người viết cũng xin đóng góp một số ý kiến là theo thực tế xét xử thì ta thấy rằng việc các Tòa án địa phương đặt các tranh chấp về hợp đồng liên quan đến tài sản chung do một bên nam, nữ sống chung xác lập trong mối quan hệ “như vợ chồng” và vận dụng pháp luật tương tự để giải quyết là cần thiết, kịp thời bảo vệ quyền lợi cho các bên, nhất là khi pháp luật cho về vấn đề này hiện đang bị bỏ ngỏ, đây là cách giải quyết mang tính cấp bách khắc phục hậu quả mà thực tiễn cho thấy. Nhưng với hiện trạng

GVHD: Trần Khắc Qui Trang 53 SVTH: Phan Ngọc Ẩn

nam nữ ngày nay vẫn tiếp tục sống chung như quan hệ vợ chồng mà không đang ký kết hôn và những tranh chấp về hợp đồng liên quan đến tài sản chung giữa các bên

Một phần của tài liệu trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với tài sản chung (Trang 52)