5. Kết cấu đề tài
2.2.1. Những quy định về nghĩa vụ tài sản chung của vợ, chồng
Nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng (còn gọi là nợ chung) có thể được hiểu là nghĩa vụ phát sinh khi một hoặc cả hai bên vợ, chồng thực hiện hành vi vì lợi ích gia đình hoặc nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của vợ chồng.
Để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của vợ chồng, các thành viên khác trong gia đình, đảm bảo nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau giữa vợ, chồng, nghĩa vụ nuôi dưỡng giáo dục con cái… thì vợ chồng cần phải tạo lập khối tài sản chung. Nhiều khi tài sản chung của vợ chồng không đủ đáp ứng nhu cầu của gia đình, lúc đó vợ chồng đã phải vay mượn tiền bạc, tài sản của người khác. Đó chính là những khoản
GVHD: Trần Khắc Qui Trang 22 SVTH: Phan Ngọc Ẩn
nợ mà vợ chồng phải có nghĩa vụ phải thanh toán, trả nợ. Và trách nhiệm ở đây là5,
vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Khi đó, tài sản chung của vợ chồng phải được đảm bảo cho các món nợ đó theo Điều 28 khoản 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là: Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ, chồng.
Như vậy, nếu một bên vợ hoặc chồng thực hiện các giao dịch như vay, mượn nợ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì món nợ đó được đảm bảo thanh toán bằng tài sản chung của vợ chồng, nghĩa là cả hai vợ chồng đều có nghĩa vụ trả các khoản nợ đó.
Thêm vào đó, trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng6. Điều này đã gắn kết trách nhiệm của gia đình đối với các khoản nợ phát sinh trong quá trình khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của một bên. Do đó, cần xác định chúng là khoản nợ chung của gia đình. Có như vậy mới đảm bảo được lợi ích chính đáng của người có tài sản riêng, nhằm khuyến khích họ tạo ra nhiều của cải, vật chất nhiều hơn nữa cho gia đình. Đồng thời, tăng cường sự gắn bó trong quan hệ gia đình, để gia đình thực sự là chỗ dựa vững chắc cho các thành viên trong gia đình.
Theo quy định khoản 3, Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Việc
thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Từ những phân tích trên có thể rút ra những khoản nợ chung của vợ chồng phải được thanh toán bằng tài sản chung của vợ chồng bao gồm: nợ phát sinh có liên quan đến việc duy trì và phát triển đời sống tinh thần và vật chất của gia đình như nội trợ, chăm sóc sức khỏe, cung cấp những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống của những thành viên trong gia đình; nợ phát sinh trong quá trình quản lí, sử dụng, định đoạt tài sản chung nghĩa vụ này sẽ không bao gồm nợ phát sinh khi một bên vi phạm khoản 3 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; nợ phát sinh trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ con chung của hai vợ, chồng và giữa con
5 Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi bổ sung 2010
GVHD: Trần Khắc Qui Trang 23 SVTH: Phan Ngọc Ẩn
riêng với cha dượng mẹ kế trong trường hợp họ sống chung với nhau theo quy định tại Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Cũng coi là nợ chung đối với các khoản nợ phát sinh trong quá trình tạo lập quản lí, sử dụng, định đoạt tài sản chung chung gồm: nợ phát sinh khi vợ, chồng tạo lập ra tài sản cho gia đình; nợ phát sinh do một bên vợ hoặc chồng lao động để tạo ra thu nhập hoặc tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân ( không bao gồm nợ phát sinh sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân); nợ liên quan đến tài sản riêng của vợ chồng đã được đưa vào sử dụng chung, mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình; nợ phát sinh có liên quan đến công việc mà cả hai vợ chồng cùng nhau thực hiện; nợ phát sinh theo thỏa thuận của hai vợ chồng.
GVHD: Trần Khắc Qui Trang 24 SVTH: Phan Ngọc Ẩn 2.2.2. Nguyên tắc áp dụng trách nhiệm dân sự liên đới
Nguyên tắc áp dụng trách nhiệm liên đới đối với tài sản của vợ chồng sẽ dựa vào một số điều kiện sau: đó là giao dịch của vợ chồng phải hợp pháp theo quy định của pháp luật và giao dịch đó phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình7.
2.2.2.1. Giao dịch hợp pháp
Theo luật định, giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự8. Giao dịch được xem là hợp pháp phải thỏa mãn những điều kiện sau đây: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. (Điều 122 Bộ luật dân sự 2005)
Nếu giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện ở Điều 122 thì giao dịch dân sự đó được xem là vô hiệu, không hợp pháp theo quy định của pháp luật. Luật cũng quy định một số trường hợp giao dịch được xem là không hợp pháp bị tuyên bố là do hiệu do giao dịch bị giả tạo Điều 129 , bị nhầm lẫn Điều 131, bị lừa dối đe dọa Điều 132 hay do không tuân thủ về mặt hình thức Điều 134 (Bộ luật dân sự 2005). Các trường hợp này thì giao dịch cũng không được xem là hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Đối với nguyên tắc này người vợ cả người chồng trong lúc giao dịch với bên thứ ba bằng tài sản cũng phải tuân thủ theo các điều kiện trên để đúng với nguyên tắc giao dịch hợp pháp trong trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với tài sản được giao dịch.
Theo Điều 28 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định tại khoản 3: Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng ban bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.
Trường hợp này ta cũng có thể hiểu rằng sự hợp pháp trong giao dịch tại Điều 28 khoản 3 nêu trên khi giao dịch để đảm bảo sự hợp pháp theo luật định là vợ và chồng khi giao dịch trong dân sự với tài sản chung của gia đình phải có sự bàn bạc thống nhất của hai vợ chồng, trừ một số trường hợp vợ hoặc chồng đơn phương
7 TS Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,
Tập I – Gia đình, NXB trẻ, 2004 8 Điều 121 Bộ luật dân sự 2005
GVHD: Trần Khắc Qui Trang 25 SVTH: Phan Ngọc Ẩn
giao dịch không có sự thỏa thuận hay bàn bạc trước với nhau như trường hợp giao dịch phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình đây là nguyên tắc thứ hai.
2.2.2.2. Giao dịch phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
Giao dịch đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình là điều kiện thứ hai trong việc thể hiện trách nhiệm liên đới về tài sản của vợ, chồng. Quy định này đưa ra nhằm quy kết trách nhiệm, nghĩa vụ chung của hai vợ, chồng đối với các giao dịch dân sự hợp pháp do một bên vợ hoặc chồng thực hiện nhằm mục đích vì nhu cầu thiết yếu của gia đình (nghĩa vụ tài sản chung của vợ, chồng được đảm bảo cho các giao dịch hợp pháp dù giao dịch đó được thực hiện bởi hành vi đơn phương của vợ hoặc chồng nhưng vì lợi ích nhu cầu thiết yếu của gia đình) đồng thời nguyên tắc này củng thể hiện quyền tự chủ của vợ, chồng trong việc thực hiện các công việc giao dịch dân sự nhằm bảo đảm nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của gia đình hằng ngày. Và đây cũng là một trong những quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, khi dự liệu về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung.
Với nguyên tắc này là nền tảng để xây dựng, kiến tạo nên nghĩa vụ của hai vợ, chồng phải thực được quy định tại Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành: “Vợ chồng chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng
xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”.
Trách nhiệm có tính đặc trưng này đã quy định đặc điểm cơ bản trong phương pháp điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là các chủ thể thực hiện quyền của mỗi người phải hướng đến lợi ích của gia đình.
GVHD: Trần Khắc Qui Trang 26 SVTH: Phan Ngọc Ẩn
2.2.3. Những trường hợp vợ, chồng phải chịu trách nhiệm liên đới về tài sản do một bên vợ hoặc chồng thực hiện một bên vợ hoặc chồng thực hiện
2.2.3.1 Những giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu trong gia đình
Giao dịch phải đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Các tiêu chí của “nhu cầu sinh hoạt thiết yếu” có thể thay đổi theo sự phát triển của xã hội tiêu thụ. Có những nhu cầu rất cơ bản, chung đối với gia đình ở mọi nơi và trong mọi thời đại: thức ăn, quần áo của các thành viên, thuốc men, chi phí giáo dục con cái, bảo quản nhà cửa… Có những nhu cầu đặc trưng của cuộc sống thị dân hiện đại: chi phí điện, nước, điện thoại,…Và những thành viên trong gia đình như vợ, chồng và các con của họ do giới tính khác nhau, tình trang sức khỏe, độ tuổi hay tính chất công việc đặc thù cũng không giống nhau nên kéo theo những nhu cầu thiết yếu của mỗi thành viên trong gia đình cũng phải phù hợp cho mỗi người và những nhu
cầu thiết yếu đó phải được bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng9.
Theo Điều 28 khoản 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Tài
sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng”. Nếu tài sản chung của vợ chồng không đủ cho
việc chi dùng đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong gia đình thì vợ, chồng nếu có tài sản riêng thì có nghĩa vụ đóng góp phần tài sản riêng đó để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho gia đình10. Còn những giao dịch, hợp đồng do một bên vợ, chồng ký kết với người khác nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình được coi là có hiệu lực, bên còn lại vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới. Theo Điều 298 Khoản 1 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “ Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ
do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.” Theo quy định trên
thì khi vợ chồng thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình thì đương nhiên được xác định là có sự thỏa thuận của hai vợ chồng và vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch được thực hiện bởi một bên vợ hoặc chồng. Trong cuộc sống gia đình, thì nhu cầu thiết yếu về mặt tinh thần và vật chất của những thành viên trong gia đình rất là quan trọng và cần được đáp ứng vì đó là nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày, chính vì thế vợ hoặc chồng phải tham gia giao kết rất nhiều loại hợp đồng với chủ thể khác rất là phổ biến, cho
9 TS Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,
Tập I – Gia đình, NXB trẻ, 2004
GVHD: Trần Khắc Qui Trang 27 SVTH: Phan Ngọc Ẩn
nên pháp luật không thể nào kiểm soát được mỗi khi giao kết hợp đồng phải có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng hay không. Vì vậy, dù giao dịch đó là chỉ do một bên vợ hoặc chồng thực hiện với người thứ ba nhưng vẫn được pháp luật thừa nhận là hợp pháp theo pháp luật, vợ chồng không thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng này là vô hiệu với lí do không có sự đồng ý của chính mình. Việc thực hiện hợp đồng phải được đảm bảo bằng tài sản chung của vợ chồng, có nghĩa là vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình, có như vậy thì quyền lợi của người thứ ba tham gia xác lập hợp đồng liên quan đến tài sản chung của vợ chồng mới được đảm bảo trước pháp luật.
Tại Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Vợ hoặc chồng
phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.” Có thể nhận ra đầy là một trong những quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 so với Luật hôn nhân gia đình năm 1959 và Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 của nước ta. Quy định này rất quan trọng trong vấn đề ràng buộc trách nhiệm của vợ chồng đối với nhau nhất là trong cuộc sống gia đình vì nó khắc phục được những tình trạng rất bức xúc trên thực tế là sự vô trách nhiệm của vợ chồng trong việc chăm sóc gia đình, khi vợ hoặc chồng phải tự mình gánh vát gia đình một mình tham gia những giao dịch đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho gia đình mà người kia không chăm lo gia đình và đến khi nghĩa vụ phát sinh ra thì người vợ hoặc chồng không muốn chịu trách nhiệm chung, không muốn hổ trợ nhau trong chuyện gia đình. Cho nên quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tại Điều 25 rất là đúng đắn, chính sát, phù hợp với tiêu chí ban hành Luật hôn hôn nhân của nước ta là mang lại cho gia đình cuộc sống hạnh phúc,tiến bộ và truyền thống biết chia sẻ, chăm sóc yêu thương nhau trong gia đình.
Không chỉ riêng Luật hôn nhân và gia đình nước ta về vấn đề này một số nước khác trên thế giới pháp luật về hôn nhân và gia đình của họ cũng quy định về vấn đề trách nhiệm liên đới của vợ, chồng. Như đối với các vấn đề chi tiêu hằng ngày, nếu chồng hoặc vợ thực hiện giao kết pháp lý với người thứ ba, thì cả vợ lẫn chồng đều phải chịu trách nhiệm liên đới và theo phần đối với các nghĩa vụ phát
sinh từ đó11.Cũng theo một quy định khác là,mỗi bên vợ, chồng có thể một mình ký
kết hợp đồng nhằm mục đích duy trì đời sống gia đình hoặc giáo dục con cái; bên
GVHD: Trần Khắc Qui Trang 28 SVTH: Phan Ngọc Ẩn
kia có trách nhiệm liên đới đối với nghĩa vụ cho việc ký kết này12. Thông qua hai
điều luật trên chúng ta cũng có thể thấy rõ sự đề cao trách nhiệm liên đới của hai vợ chồng, những quy định này giúp cho vợ hoặc chồng có thể yên tâm tự mình giao kết