MỤC LỤC: STT NỘI DUNG TRANG A - Phần mở đầu 1 B - Phần nội dung 1 I - Sự phát triển của pháp luật Việt Nam về quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất 1 II - Một số vấn đề về tài sản chung của vợ chồng 3 1 - Tài sản chung của vợ chồng 3 2 - Một số bất cập trong quy định của pháp luật về tài sản chung của vợ chồng 5 III - Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất 7 1 - Vợ chồng bình đẳng trong việc tạo lập tài sản 8 2 - Vợ chồng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung hợp nhất 9 3 - Vợ chồng bình đẳng trong việc phân chia tài sản chung hợp nhất 11 C - Phần kết luận 13 A – LỜI MỞ ĐẦU: Sự kết hôn hợp pháp đã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng. Nội dung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Các quan hệ nhân thân và tài sải của vợ chồng được pháp luật bảo vệ và buộc các chủ thể phải được thực hiện. Khác với chế độ bóc lột, mục đích của việc xác lập quan hệ nhân thân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Vì vậy, Luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh các quan hệ giữa vợ và chồng dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tiến bộ. Các nghĩa vụ giữa vợ và chồng vừa là nghĩa vụ pháp lý vừa là nghĩa vụ đạo đức.
Trường đại học Luật Hà Nội Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam A – LỜI MỞ ĐẦU: Sự kết hôn hợp pháp đã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng. Nội dung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Các quan hệ nhân thân và tài sải của vợ chồng được pháp luật bảo vệ và buộc các chủ thể phải được thực hiện. Khác với chế độ bóc lột, mục đích của việc xác lập quan hệ nhân thân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Vì vậy, Luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh các quan hệ giữa vợ và chồng dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tiến bộ. Các nghĩa vụ giữa vợ và chồng vừa là nghĩa vụ pháp lý vừa là nghĩa vụ đạo đức. B – PHẦN NỘI DUNG: I – Sự phát triển của pháp luật Việt Nam về quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất: Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử xã hội, mỗi chế độ xã hội đều quy định một chế độ tài sản giữa vợ chồng cho phù hợp với phong tục tập quán và hoàn cảnh kinh tế xã hội. Chẳng hạn, thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong Bộ dân luật Bắc Kỳ (1931) và Bộ dân luật Trung Kỳ (1936) đã quy định cho vợ chồng được tự do lập hôn ước, chế độ tài sản pháp định chỉ đặt ra khi vợ chồng không lập hôn ước. Theo chế độ này, tài sản chung của vợ chồng bao gồm tất cả của cải, hoa lợi của chồng cũng như của vợ, không kể tài sản đó được tạo ra trước hay trong thời kì hôn nhân. Nguyễn Hà Vân – 340416 Lớp N01 – Nhóm 2 1 Trường đại học Luật Hà Nội Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Tập Dân luật giản yếu 1883 (một hệ thống án lệ) không thừa nhận người vợ có tài sản riêng, do đó không thể có cộng đồng tài sản giữa vợ và chồng mà toàn bộ tài sản trong gia đình đều thuộc quyền sở hữu duy nhất của người chồng… Như vậy, trong chế độ cũ, chế độ tài sản của vợ chồng thể hiện sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ chồng trong gia đình. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, trong đó đặc biệt chú ý tới chế độ tài sản giữa vợ và chồng: Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 (có hiệu lực 13/1/1960) đã quy định chế độ tài sản giữa vợ và chồng tại Điều 15: “Vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”. Rõ ràng Luật hôn nhân gia đình 1959 chỉ quy định một chế độ tài sản của vợ chồng, đó là tài sản chung hợp nhất. Điều đó nhằm xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình. Khi hôn nhân được xác lập, không kể tài sản có được từ nguồn gốc nào đều được coi là tài sản chung của vợ chồng và từ đó mỗi bên vợ hoặc chồng không còn tài sản thuộc sở hữu riêng. Sau gần ba mươi năm thực hiện Luật hôn nhân và gia đình 1959, đất nước ta bắt đầu bước vào thời kì đổi mới, các quan hệ xã hội ngày càng phong phú, đa dạng, đặc biệt là về mặt kinh tế. Để đảm bảo thực sự quyền tự định đoạt của công dân, Luật hôn nhân và gia đình mới đã được ban hành năm 1986 (có hiệu lực ngày 3/1/1987). Luật này quy định chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm chế độ tài sản chung và chế độ tài sản riêng. Điều đó phù hợp với yêu cầu khách quan của xã hội. Chế độ tài sản giữa vợ và chồng mà Luật hôn nhân gia đình 1986 quy định đã tạo ra môi trường pháp lí đảm bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng; đảm bảo sự tự do của vợ và chồng khi tham gia các giao dịch ngoài xã hội cũng như xác định rõ trách nhiệm, khả năng thanh toán của vợ hoặc Nguyễn Hà Vân – 340416 Lớp N01 – Nhóm 2 2 Trường đại học Luật Hà Nội Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam chồng và bảo vệ quyền lợi của những người khác khi tham gia giao dịch. Mặt khác, đó còn là căn cứ pháp lí để các cấp tòa án giải quyết thấu đáo, công bằng những vụ việc tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng. Và hiện nay Hiến pháp 1992 ( Điều 58 ) và Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định vợ chồng có quyền sở hữu đối với tài sản chung hợp nhất, có quyền có tài sản riêng, ngoài ra còn có quy định chi tiết quyền sử dụng, định đoạt tài sản của vợ chồng. II – Một số vấn đề về tài sản chung của vợ chồng: 1 – Tài sản chung của vợ chồng: Tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc tặng cho chung và những tài sản khác vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Như vậy, tài sản chung của vợ chồng được xây dựng căn cứ vào nguồn gốc tài sản gồm: tiền lương, tiền thưởng, tiền lương hưu, tiền trợ cấp, các khoản thu nhập về sản xuất ở gia đình và các khoản thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng không phân biệt mức thu nhập của mỗi bên. Các tài sản mà vợ chồng mua sắm được từ các nguồn nói trên hoặc tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung. Như vậy, so với luật hôn nhân và gia đình 1986 thì Luật Hôn nhân và gia đình 2000 đã bổ sung thêm cụm từ "và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung" đây là quy định có tính mềm dẻo đảm bảo quyền tự định đoạt của vợ chồng, khuyến khích việc xây dựng củng cố chế độ tài sản chung hợp nhất của vợ chồng, góp phần sự củng cố bền vững của gia đình. Ngoài căn cứ nói trên thì Luật Hôn nhân và gia đình 2000 cũng quy định cụ thể hơn để đảm Nguyễn Hà Vân – 340416 Lớp N01 – Nhóm 2 3 Trường đại học Luật Hà Nội Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam bảo việc xây dựng tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản của vợ hoặc chồng được chính xác: - Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản vợ chồng đang tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên, thì tài sản đó là tài sản chung". (khoản 3 điều 27). Đây là quy định mang nguyên tắc suy đoán để xác định tài sản khi ly hôn hoặc những trường hợp tranh chấp khác. Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng khẳng định tài sản đó là tài sản riêng của mình thì phải đưa ra các chứng cứ chứng minh, nếu không có chứng cứ chứng minh thì được suy đoán là tài sản chung của vợ chồng. - Đối với quyền sử dụng đất pháp luật quy định: quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng theo nguyên tắc thu nhận hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chủ là tài sản chung của vợ chồng khi có sự thoả thuận. - Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ và chồng. Quy định của pháp luật nhằm mục đích tránh sự lạm dụng của vợ hoặc chồng tự ý tham gia các giao dịch có liên quan đến tài sản chung, làm cho cơ quan có thẩm quyền khi làm thủ tục nhầm lẫn giữa tài sản chung và tài sản riêng. Quy định của pháp luật nhằm tạo ra căn cứ pháp lý cần thiết xây dựng rõ đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ chồng thoả thuận hoặc một bên tự ý đứng tên trong các giấy tờ do không hiểu biết pháp luật thì không ảnh hưởng gì đến quyền sở hữu chung của vợ chồng đối với tài sản đó, kể cả người thứ ba tham gia giao dịch bởi lẻ khi giải quyết tranh chấp thì bên vợ, chồng cho rằng đó là tài sản riêng phải chứng minh nguồn gốc tài sản, thu nhập tạo ra; nếu không chứng minh được thì Toà án xác định là tài sản chung của vợ chồng theo nguyên Nguyễn Hà Vân – 340416 Lớp N01 – Nhóm 2 4 Trường đại học Luật Hà Nội Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam tắc "thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân" (theo khoản 1 và khoản 3 điều 27). - Cũng được coi là tài sản chung của vợ chồng đối với những tài sản mà vợ chồng có trước khi kết hôn hoặc những tài sản được tặng riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ chồng tự nguyện nhập vào khối tài sản chung. Khoản 2 điều 32 quy định: "vợ chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản này vào khối tài sản chung". Đây là quy định cần thiết nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của vợ, chồng. Trong thực tế việc xác định "tự nguyện nhập vào tài sản chung" hết sức khó khăn nên pháp luật cần có hướng dẫn thi hành luật cụ thể vấn đề này. Hiện nay dự thảo nghị định Chính phủ hướng dẫn thi hành luật cụ thể hoá: Việc nhập tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng tại koản 2 điều 32 luật Hôn nhân và gia đình đối với tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất hoặc những tài sản khác có giá trị lớn phải được thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của bên vợ hoặc chồng là chủ sở hữu đó. Quy định này để tránh tình trạng tài sản riêng của vợ hoặc chồng nhưng được đưa vào sử dụng chung sau khi kết hôn nhưng khi ly hôn thì một số Toà án lại xác định vợ chồng đã tự nguyện nhập vào khối tài sản chung như nhà ở, quyền sử dụng đất là không hợp lý. Vấn đề này đã được cụ thể hoá tại điều 99 của Luật nhưng mới chỉ đề cập đến nhà thuộc sở hữu riêng của vợ chồng: Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên đã được đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn nhà đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, nhưng phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị căn nhà, căn cứ vào công sức bảo dưỡng nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà. 2 – Một số bất cập trong quy định của pháp luật về tài sản chung của vợ chồng: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 còn có nhiều điểm chưa rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau trong vấn đề liên quan đến tài sản tranh chấp của vợ, chồng Nguyễn Hà Vân – 340416 Lớp N01 – Nhóm 2 5 Trường đại học Luật Hà Nội Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Thứ nhất, luật quy định “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra… trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung hoặc cho chung và những tài sản khác mà vợ, chồng có thỏa thuận là tài sản chung”. Theo quy định trên, nếu tài sản được đưa vào sử dụng chung nhưng không có thỏa thuận bằng văn bản thì có cho là “đã thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung” được không? Có hai quan điểm về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất: Tài sản mà vợ chồng đang quản lý, sử dụng chung (có trước hoặc sau thời kỳ hôn nhân) mặc dù do một người đứng tên nhưng không có văn bản thỏa thuận là tài sản riêng thì đó vẫn là tài sản chung; tài sản riêng của vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào khai thác, sử dụng chung là tài sản chung. Quan điểm thứ hai: Tài sản riêng có trước khi kết hôn hoặc tài sản được thừa kế riêng, được cho riêng (do một người đứng tên) mặc dù được đưa vào khai thác, sử dụng chung nhưng không có văn bản thỏa thuận đưa vào tài sản chung thì vẫn là tài sản riêng. Nếu nghiên cứu kỹ chế định về tài sản của vợ, chồng trong các quy định của pháp luật thì quan điểm hai có phần hợp lý hơn. Mặc dù khi kết hôn không ai làm văn bản thỏa thuận tài sản nào là chung, tài sản nào là riêng nhưng luật pháp đã quy định quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng. Nếu rõ ràng đó là tài sản riêng thì khi ly hôn, tòa phải tuyên chấp nhận mặc dù có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của một số người. Một quy định khác là tranh chấp tài sản của vợ chồng liên quan đến người thứ ba. Do đặc điểm văn hóa và do phong tục, tập quán của nhiều địa phương, cha mẹ cho mượn, tặng hoặc cho con một phần đất để cất nhà ở khi người con lập gia thường chỉ thực hiện bằng lời nói hoặc hành vi. Khi vợ chồng người con ly hôn và tranh chấp tài sản thì việc xác định quyền sử dụng đất của người nào rất khó khăn. Nguyễn Hà Vân – 340416 Lớp N01 – Nhóm 2 6 Trường đại học Luật Hà Nội Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Vì là những loại việc có tính phổ biến, để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ (số đông), TAND Tối cao có tổng kết và hướng dẫn tại Công văn số 16 năm 1999 như sau: “Trường hợp vợ, chồng sau khi kết hôn cất nhà ở trên đất của cha mẹ bên vợ (hoặc chồng) nhưng không có giấy tờ gì thể hiện là được cho tặng quyền sử dụng đất đó; khi ly hôn, cha mẹ bên vợ (hoặc chồng) nói là chỉ cho mượn đất nhưng nếu phần đất cất nhà ở riêng biệt với đất cha mẹ đang sinh sống hoặc trên cùng thửa đất nhưng đã có ranh giới, khuôn viên rõ ràng. Vợ chồng cất nhà sinh sống, ổn định, lâu dài, xây dựng các công trình trên đất cha mẹ biết nhưng không phản đối… thì tòa xác định quyền sử dụng đất gắn liền nhà hoặc quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng và chia theo quy định nhưng có xét đến công sức đóng góp của mỗi bên .”. Nhiều ý kiến cho rằng hướng dẫn này nay không còn phù hợp. Bởi lẽ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã có các điều luật mang tính nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Thứ nữa, tập quán chỉ được áp dụng khi luật chưa quy định hoặc không trái với quy định của pháp luật. Ở đây, nếu áp dụng tập quán để xác định cha mẹ đã cho tặng con quyền sử dụng đất là trái với quy định tại các điều 122, 124, 467 BLDS. Do đó, nếu vợ, chồng không có giấy tờ tặng cho tài sản, không được cha mẹ thừa nhận là đã tặng cho mà việc chiếm hữu tài sản chưa được 30 năm thì tài sản đó vẫn thuộc quyền của cha mẹ . III – Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất: Điều 219 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợ nhất. 2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Nguyễn Hà Vân – 340416 Lớp N01 – Nhóm 2 7 Trường đại học Luật Hà Nội Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của tòa án.” Với tinh thần đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã cụ thể hóa quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất. Vợ chồng không chỉ bình đẳng trong việc tạo lập tài sản chung mà còn bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung, bình đẳng trong việc phân chia tài sản chung hợp nhất. 1 – Vợ chồng bình đẳng trong việc tạo lập tài sản: Khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình quy định: “ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân; tào sản do vợ, chồng được thừa kế chung hoặc được tặng choc hung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.” Như vậy vợ chồng đều bình đẳng trong việc tạo lâp khối tài sản chung. TRong thời kì hôn nhân không phân biệt mức thu nhập của người này cao, mức thu nhập của người kia thấp, tài sản cũng không nhất thiết phải do cả hai vợ chồng cùng tạo ra mà chỉ do một bên vợ hoặc chồng tạo ra thì tài sản đó cũng vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Ví dụ: Anh A chị B là vợ chồng, anh A làm việc tại một doanh nghiệp nước ngoài có thu nhập là 300 USD/tháng, chị B là thợ may bình thường có thu nhập là 1.000.000 VNĐ/ tháng. Tổng thu nhập của hai người vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Xét ở bình diện rộng thì sự bình đẳng trong việc tạo lập tài sản chung hợp nhất giữa vợ chồng được quyết định bởi tính chất của cuộc sống vợ chồng. Do tính chất của cuộc sống chung vợ chồng nên cả hai đều phải hướng tới việc chung sức, chung ý chí để chăm lo cho cuộc sống gia đình. Nhìn nhận ở bình diện hẹp thì sự bình đẳng giữa vợ và Nguyễn Hà Vân – 340416 Lớp N01 – Nhóm 2 8 Trường đại học Luật Hà Nội Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam chồng trong việc tạo lập tài sản thể hiện rõ khía cạnh của vấn đề bình đẳng giới. Người phụ nữ trong gia đình thực hiện thiên chức làm mẹ, làm vợ, trong nhiều trường hợp người phụ nữ không trực tiếp lao động tạo ra của cải vật chất để xây dựng khối tài sản chung song công sức lao động của họ đóng góp cho gia đình là rất lớn, thể hiện rõ những đặc thù về giới. Vì thế, việc đảm bảo sự bình đẳng trong vấn đề tạo lập tài sản theo tinh thần của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 là sự cụ thể hóa vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ. 2 – Vợ chồng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung hợp nhất: Theo quy định tại khoản 2 Điều 219 Bộ Luật dân sự 2005 và khoản 1 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: Đối với tài sản chung của vợ chồng thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Như vậy, về nguyên tắc, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau trong việc xây dựng, phát triển và duy trì khối tài sản, đồng thời họ cũng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất được thể hiện như sau: Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với khối tài sản chung thể hiện trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư, kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận (Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình). Như vậy, mọi giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản có gía trị lớn hoặc là nguốn sống duy nhất của gia đình thì vợ chồng cần phải bàn bạc, thỏa thuận với nhau thì những giao dịch đó mới có giá trị pháp lý. Đối với những giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản có giá trih không lớn hoặc để phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình thì chỉ cần một bên vợ Nguyễn Hà Vân – 340416 Lớp N01 – Nhóm 2 9 Trường đại học Luật Hà Nội Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam hoặc chồng thực hiện hoặc đương nhiên coi đó là có sự đồng ý của bên kia. Trong trường hợp vì lý do nào đó mà chỉ có một bên vợ hoặc chồng thực hiện giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nhằm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của gia đình thì bên kia phải chịu trách nhiệm liên đới (Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Quy định này khẳng định quyền tự chủ của vợ chồng trong việc thực hiện các giao dịch dân sự nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình cũng chính là nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình, đồng thời cũng khẳng định trách nhiệm của bên kia đối với các hành vi dân sự hợp pháp do vợ hoặc chồng mình thực hiện vì lợi ích chính đáng của gia đình. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý và sử dụng tài sản chung. Vợ, chồng sử dụng tài sản chung của vợ, chồng đương nhiên được coi là có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng “được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng” ( Khoản 2 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình 2000). Do vậy trong việc duy trì và phát triển khối tài sản chung không cần căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng. Trong những trường hợ vì lý do chính đáng và hoàn cảnh riêng của từng gia đình mà có thể vợ hoặc chồng không trực tiếp lao động tạo ra tài sản mà chỉ “lao động trong gia đình” như làm nội trợ, chăm sóc con… thì quyền của họ đối với tài sản chung vẫn ngang bằng với người kia. Điều đó nghĩa là “lao động của vợ chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập” (điểm a khoản 2 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình). Trong trường hợp vợ, chồng sống xa nhau vì lý do chính đáng không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của họ đối với tài sản chung hợp nhất. Trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung, pháp luật quy định phải có sự bàn bạc, thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp vợ,chồng ủy quyền cho nhau thì người được ủy quyền có quyền chiếm hữu, sử dụng, định Nguyễn Hà Vân – 340416 Lớp N01 – Nhóm 2 10 . về quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất 1 II - Một số vấn đề về tài sản chung của vợ chồng 3 1 - Tài sản chung của vợ chồng 3 2 -. lập tài sản 8 2 - Vợ chồng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung hợp nhất 9 3 - Vợ chồng bình đẳng trong việc phân chia tài sản chung hợp nhất