Ý nghĩa và tác dụng của văn hóa học, đại cương văn hóa Việt Nam đối với việc giáo dục và bồi dưỡng nhân cách con người. Tác động của nó tới đời sống vvăn hóa thế hệ sinh viên K36 MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 1. Khái quát về văn hóa, văn hóa học và đại cương văn hóa Việt Nam. 1 1.1. Khái niệm về văn hóa, văn hóa học và đại cương văn hóa Việt Nam. 1 1.2. Đối tượng, phương pháp và mục đích nghiên cứu văn hóa học, đại cương văn hóa Việt Nam………….. 2 2. Ý nghĩa và tác dụng của văn hóa học, đại cương văn hóa Việt Nam đối với việc giáo dục và bồi dưỡng nhân cách con người. Tác động của nó tới đời sống văn hóa thế hệ sinh viên K36 trường Đại học Luật hiện nay. 2 2.1. Ý nghĩa của văn hóa học và đại cương văn hóa học Việt Nam. 2 2.2. Đời sống văn hóa của thế hệ sinh viên K36 trường Đại học Luật hiện nay. 3 III. KẾT LUẬN 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ xưa, nền “văn hiến” (văn hóa) lâu đời của dân tộc đã có trong niềm tự hào của cha ông ta khi khẳng định về độc lập, chủ quyền của đất nước trước kẻ thù xâm lược.Văn hóa là một trong những di sản cực kỳ quý báu được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác để duy trì và phát triển. Ngày nay, tiến trình toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ lên đời sống của tất cả cá nhân, cộng đồng trên thế giới người thì ta ngày càng nâng cao vai trò của các tác nhân văn hóa đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chính vì vậy nhiều người đã quan tâm thúc đấy nghiên cứu văn hóa học nhằm đáp ứng phù hợp trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Trang 1M C L CỤC LỤCỤC LỤC
I.ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
1. Khái quát về văn hóa, văn hóa học và đại cương văn hóa Việt Nam 1
1.1.Khái niệm về văn hóa, văn hóa học và đại cương văn hóa Việt Nam 1
1.2.Đối tượng, phương pháp và mục đích nghiên cứu văn hóa học, đại cương văn hóa Việt Nam………… 2
2. Ý nghĩa và tác dụng của văn hóa học, đại cương văn hóa Việt Nam đối với việc giáo dục và bồi dưỡng nhân cách con người Tác động của nó tới đời sống văn hóa thế hệ sinh viên K36trường Đại học Luật hiện nay 2
2.1.Ý nghĩa của văn hóa học và đại cương văn hóa học Việt Nam 2
2.2.Đời sống văn hóa của thế hệ sinh viên K36 trường Đại học Luật hiện nay 3
III KẾT LUẬN 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 2I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xưa, nền “văn hiến” (văn hóa) lâu đời của dân tộc đã có trong niềm tự hào của cha ông ta khi khẳng định về độc lập, chủ quyền của đất nước trước kẻ thù xâm lược.Văn hóa là một trong những di sản cực kỳ quý báu được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác để duy trì và phát triển Ngày nay, tiến trình toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ lên đời sống của tất cả cá nhân, cộng đồng trên thế giới người thì ta ngày càng nâng cao vai trò của các tác nhân văn hóa đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chính vì vậy nhiều người đã quan tâm thúc đấy nghiên cứu văn hóa học nhằm đáp ứng phù hợp trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Khái quát về văn hóa, văn hóa học và đại cương văn hóa ViệtNam.
1.1 Khái niệm về văn hóa, văn hóa học và đại cương văn hóa Việt Nam.
Hiện nay có hàng trăm cách quan niệm khác nhau về văn hóa Theo UNESCO gần đây cũng đưa ra một định nghĩa như sau:”Văn hóa thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống( của mỗi cá nhân và các cộng đồng, đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại qua hàng bao thế kỉ, nó đã cấu thành nên một hệ thống có giá trị, truyền thống, thẩm mĩ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Trần Ngọc Thêm: văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
Văn hóa học là nghiên cứu văn hóa như một chỉnh thế tự biến đổi và phát triển.
Trang 3Đại cương văn hóa Việt Nam được hiểu là một nghiên cứu ứng dụng của văn hóa học nghiên cứu về văn hóa của dân tộc Việt Nam.
1.2 Đối tượng, phương pháp và mục đích nghiên cứu văn hóa học, đạicương văn hóa Việt Nam.
Hiện nay còn có rất nhiều quan điêm khác nhau về đối tượng nghiên cứu của văn hóa học nhưng nhìn chung tất cả đều thống nhất rằng đối tượng nghiên cứu của văn hóa học đó là văn hóa.Phương pháp nghiên cứu của văn hóa học bao gồm có phương pháp chung và phương pháp chuyên ngành, trong phương phapps chung gồm có phương pháp hệ thống- chỉnh thể, liên ngành, lịch sử, lôgic Phương pháp chuyên ngành gồm các phương pháp như: tiếp cận nhân học, tiếp cận sử học, tiếp cận xã hội học và tiếp cận kinh tế học.Việc nghiên cứu đó nhằm mục đích phát hiện ra và phân tích tính quy luật của những biến đổi văn hóa- xã hội.
Đối tượng nghiên cứu của đại cương văn hóa Việt Nam chính là bản sắc văn hóa Việt Nam, phạm vi nghiên cứu là văn hóa Việt Nam trong hiện tại bây giờ Phương pháp nghiên cứu gồm có hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic phương pháp logic là chủ yếu phương pháp lịch sử chỉ bổ trợ mà thôi Việc nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu hơn về bản sắc văn hóa Việt Nam và sự biến đổi của nó.
2 Ý nghĩa và tác dụng của văn hóa học, đại cương văn hóa Việt Namđối với việc giáo dục và bồi dưỡng nhân cách con người Tác động củanó tới đời sống văn hóa thế hệ sinh viên K36 trường Đại học Luậthiện nay.
2.1 Ý nghĩa của văn hóa học và đại cương văn hóa học Việt Nam.
Trang bị năng lực tư phản văn hóa.
Giúp cho mỗi cá nhân khẳng định sự cá biệt của mình không giống bất kì một ai mang một bản sắc, một cá tính cho có riêng trong mỗi người.
Trang 4Giúp cho các cá nhân đứng trước một thế giới đang ngày toàn cầu hóa hòa nhập với xu thế của thời đại nhưng không bị hòa tan vào những cái chung mang tính toàn cầu đang lấp đầy không gian sống.
Tác dụng giáo dục và bồi dưỡng nhân cách
Giúp cho mỗi người chúng ta dần dần hình thành nhân cách thông qua cách ứng xử, qua sự lựa chọn và cách giải quyết vấn đề mà mỗi cá nhân gặp phải trong đời sống hằng ngày.
Giúp cá nhân phát huy được những phẩm chất nhân cách tốt đẹp và loại bỏ những nhân cách xấu thiếu tích cuwcjj trong mỗi cá nhân đồng thòi giữ gìn được diện mạo văn hóa của dân tộc.
Tác dụng lý giải các khuynh hướng lựa chọn, cách ứng xử, cách hành động, và triết lý sống của người Việt Nam.
Giúp cho mỗi cá nhân có cách nhìn nhận về cuộc sống một cách đầy đủ khi đứng trước những tình huống bất ngờ hay được giả định là giống nhau.
Giúp con người hình thành được các triết lí kinh doanh, xây dựng ý thức pháp luật, định hướng tâm lí và tạo lập được phong cách làm việc hiệu quả hơn.
Giúp những cá nhân đánh giá được đúng mức các thời cơ cũng như thách thức của thời đại đang diễn ra đối với dân tộc nói chung và với bản sắc văn hóa dân tộc
2.2 Đời sống văn hóa của thế hệ sinh viên K36 trường Đại học Luật hiện nay.
Khi nhắc tới hai chữ “sinh viên”mọi người đều biết đó là tầng lớp tri thức cao của mỗi quốc gia, là tương lai của đất nước là những người quyết định sự phồn thịnh của dân tộc vì chính họ là những “ mua xuân của xã hội”.Hành trang vào đời , các bạn không thể chỉ mang theo những vốn kiến thức được học mà để thành danh các bạn phải là người có nhân cách tốt xứng đáng với cương vị là một sinh viên, hay nói đúng hơn” trước khi
Trang 5thành danh thì phải thành nhân” Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đã từng nói:có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Qua đó cũng đủ thấy được tầm quan trọng về nhân cách của mỗi con người.Yếu tố đó không những quyết địnhkết quả học tập mà còn quyết định cả tương lai và cuộc đời của mỗi bạn
Có thể khái quát một số tác dụng của văn hóa học và đại cương văn hóa bằng một số nét chính về đời sống văn hóa của sinh viên K36 như sau: Điểm nổi bật đầu tiên khi ta nghĩ về sinh viên, đó là những con người năng động sáng tạo.Trong đầu hộ luôn đầy ắp những ý tưởng độc đáo và thú vị họ tận dụng mọi cơ hội để biến ý tưởng thành hiện thực, sinh viên không ngừng đởi mới phương pháp học tập sao cho có nhiều lượng kiến thức nhất Không chờ đợi thụ động vào thầy cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn.Họ không chỉ học tập trong phạm vi hẹp ở trường lớp mà còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác…Sự năng động của sinh viên còn thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, có tình thương người Ví dụ: các bạn sinh viên của chúng ta hàng năm thường tổ chức hoạt động quyên góp quần áo cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên tổ chức các hoạt động tình nguyện gần đây nhất là hoạt động đi tình nguyện ở Lai Châu…Ngoài ra các bạn sinh viên còn tuyên truyền hiến máu nhân đạo ví dụ như hội tuyên truyền hiến máu Báo Hồng của trường Đại học Luật của chúng ta Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một bộ phận sinh viên có tư duy sáng tạo ít hơn tư duy thích ứng, thói quen bắt chước rất nhanh với động cơ thực dụng và tính vụ lợi kiểm soát Sự dối lừa được coi là một chuyện bình thường Khi quan sát, có thể thấy một biểu hiện đáng buồn là nhiều sinh viên không cho rằng việc sao chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, viết tiểu luận và khoá luận là một hành vi phi đạo đức Điều đáng lo ngại là
Trang 6nhiều sinh viên bộc lộ thái độ cho rằng đó là chuyện bình thường, không liên quan đến đạo đức, nhân cách Trong khi đó, ở các nước phát triển, lừa dối là hành vi bị lên án rất mạnh trong môi trường học đường.
Điểm thứ hai đó là quan điểm sống và tình yêu trong học đường bên cạnh những cặp tình bạn phát triển một cách trong sáng, quan điểm sống đúng đắn thì còn không ít các bạn trẻ lại đi ngược lại với sự trong sáng, quan điểm sống lệch lạc dẫn tới đó là hiện tượng “sống thử” để….tiết kiệm đối với các bạn sinh viên hiện nay đang trở thành một trào lưu thời thượng mặc dù biết trước những hậu quả xấu sẽ xảy ra So với các sinh viên trường khác hiện tượng này ở trường Đại học Luật Hà Nội của chúng ta không thể nói là ít hơn ở các trường khác nhưng cũng không thể nói là nhiều.
Điểm thứ ba đó là văn hóa ăn mặc trong học đường đối với nhiều bạn sinh viên ăn mặc chỉnh tề tới trường là một nét đẹp văn hóa với trang phục quen thuộc đó là quần đen áo trắng hay những chiếc áo đồng phục thể hiện lên một trên đó là một con người đứng đắn đùng chất của một người sinh viên Bên cạnh còn có nhiều bạn trẻ do tiếp thu những ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài xâm nhập, đã không giữ vững được những nét đẹp truyền thống, nét tiến bộ từ cái mới lại ăn mặc một cách phản cảm như áo hai dây hay mặc những chiếc áo ngắn cũn cỡn, những chiếc quần sót ngắn ngủn làm mất đi mĩ quan của người sinh viên hiện đại.
Điểm thứ tư đó là văn hóa giao tiếp của sinh viên hiện nay cũng là vấn đề đáng bàn tới Sinh viên hiện nay văn hóa giao tiếp với mọi người luôn luôn thân thiện cởi mở lời lẽ tự nhiên trong sáng nhưng bên cạnh đó còn có không ít các bạn còn buông những lời nói xuồng xã trước mặt mọi người hay nói xấu nhau, nói xấu bạn hơn nữa còn cãi nhau trước mặt nhiều người khác khiến mất nét đẹp , nét lịch sự của người sinh viên.
Điểm thứ năm là tinh thần học tập và làm việc tập thể của sinh viên K36 nói riêng và của sinh viên Luật nói chung là không còn xa lạ đối với mỗi
Trang 7bạn sinh viên Trường đại học Luật luôn tở chức các hình thức học tập nhóm như làm bài tập nhóm, học các giờ thảo luận, hình thức học bằng thuyết trình…để giúp rèn luyện cũng như trang bị cho sinh viên những kĩ năng làm việc theo nhóm cũng như tự tin khi thuyết trình trước đám đông Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có nhiều bạn sinh viên còn lười nhác thích dựa dẫm không chủ động hợp tác làm bài tập nhóm, do tâm lí sợ hãi trước đám đông nên thường lẩn tránh thuyết trình nếu so với sinh viên các trường bên cạnh như sinh viên ngoại thương, ngoại giao,… thì sinh viên trường chúng ta còn nhiều điểm kém hơn so với sinh viên trường họ bên cạnh đó hình thức học tập của mình vẫn còn có điểm chưa bằng họ như hình thức tổ chức lớp học thảo luận, thuyết trình còn đông sinh viên nên không thể để cho từng người thể hiện bản thân của mình được tốt hơn.
Xây dựng nhân cách con người cho sinh viên hiện nay là quan trọng nhất Để làm tốt điều đó không chỉ có gia đình và nhà trường không ngừng tuyên truyền giáo dục kiến thức nâng cao ý thức cho sinh viên mà bên cạnh đó giá trị nhân cách mà mỗi người tự xác định, tự giác thực hiện theo các hệ chuẩn xã hội Mỗi bạn sinh viên chúng ta cần phải làm và có một số hành động cụ thể để xây dựng đời sống văn hóa hiện đại góp phần phát huy bản sắc văn hía dân tộc như:
Thứ nhất: quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp, lòng tự hào dân tộc Cụ thể trong đời sống hàng ngày mỗi bạn học sinh nên lựa chọn các hành vi ứng xử phù hợp với từng đối tượng giao tiếp khác nhau từ cách thức giản dị và thân thiết đối với bạn bè xung quanh và kính trọng quan hệ thầy- trò tới quan hệ cha- con, làng xóm, cộng đồng.Ở đây mỗi bạn sinh viên phải lựa chọn một khuôn mẫu hành vi, hệ thống ngôn ngữ phù hợp với đối tượng giao tiếp là biểu hiện văn hóa.
Thứ hai: tiếp thu tinh hoa văn hóa của khu vực và trên thế giới, làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc Chúng ta nhận thức được rằng: tiếp kiến và
Trang 8giao lưu văn hóa là qui luật phát triển văn hóa, qui luật tất yếu của đời sống, một nhu cầu tự nhiên của con người hiện đại Vì vậy tuổi trẻ nói chung và sinh viên nói riêng cần phải biết kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hóa dân tộc, những yếu tố nội sinh của văn hóa Việt Nam, đồng thời phải biết tiếp thu gạn lọc những cái mới từ bên ngoài một cách phù hợp trong sự giao thoa của nền văn hóa hiện đại.
Thứ ba: Đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hóa độc hại, những thành phần phá hoại văn hóa dân tộc trong đời sống hiện đại, nhất là khi chúng ta gia nhập vào các tổ chức liên kết trên thế giới, thì sự giao thoa giữa các nền văn hóa là tất yếu Xuất phát từ những nối sống thực dụng đua đòi , một số các bạn trong đó không ít các bạn sinh viên đã vấp ngã vì không có sự đề kháng Sự ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai, những, quan niệm xa lạ cách ăn mặc lố lăng, kệch cỡn các thói quen tây hóa nên bị bài trừ một cách kiên quyết.
Thứ tư: Mỗi bạn sinh viên chúng ta, ngoài việc học tập nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thì chúng ta phải không ngừng rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống văn hóa lành mạnh từ cách ăn mặc, trang phục, sinh hoạt, học tập…đồng thời mỗi bạn sinh viên cần phải xây dựng một nhân cách văn hóa trong đời sống văn hóa hiện đại bằng cách xây dựng những chuẩn mực văn hóa trong lối sống, đạo đức trong sáng lành mạnh, kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm xâm nhập học đường, các hủ tục lạc hậu những thói hư tật xấu…nhằm xây dựng văn hóa, củng cố và phát huy những gì đã có, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc
III KẾT LUẬN
Có thể nói văn hóa học và đại cương văn hóa có tác động không nhỏ tới nhân cách của mỗi con người nó giúp cho con người chúng ta hoàn thiện
Trang 9hơn về những thiếu sót trong nhân cách giúp ngày càng phát triển thêm những nhân cách mới và đặc biệt trong hoàn cảnh do sự tác động của toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường thì sinh viên Việt Nam là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng khá mạnh của xu thế toàn cầu hóa Đây là nguồn nhân lực đầy sức mạnh, trẻ và có tri thức, có khả năng tiếp cận nhanh chóng với cái mới và thay đổi linh hoạt những tố chất rất cần thiết cho một thời kỳ phát triển mới Việc phát huy tính tích cực và điều chỉnh những hành vi lệch lạc trong ý thức đạo đức của sinh viên, có tác dụng vô cùng to lớn trong việc bảo vệ và sử dụng nguồn lực quý này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 TS Phạm Thái Việt, TS Đào Ngọc Tuấn; Đại cương về văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản văn hóa - thông tin.
2 GS.TS Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, nhà xuất bản giáo dục -1999.
Trang 103 www.Tailieu.vn 4 www.Tienphong.vn
5. www.baomoi.com.vn