1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Những giải pháp mà Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhằm ngăn chặn suy giảm và kích thích kinh tế trước tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu

16 565 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 118,5 KB

Nội dung

Môn: Tài Chính Phát Triển Đề tài: Những giải pháp mà Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhằm ngăn chặn suy giảm và kích thích kinh tế trước tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu Bài Làm Cho đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính đã tác động lan toả khắp các châu lục và thấm sâu vào hầu hết các quốc gia trên thế giới. Khủng hoảng tài chính đang chuyển dần sang khủng hoảng kinh tế. Cả thế giới đang nỗ lực ứng phó với cuộc khủng hoảng này, nhưng những dự báo gần đây nhất do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra cho thấy, kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu phục hồi 1. Thế giới ứng phó với khủng hoảng tài chính kinh tế Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính kinh tế, hầu hết các nước đều thực hiện đồng bộ 2 công cụ chính sách tài khoá và tiền tệ. Một mặt, kích thích tiêu dùng chính phủ và kích thích tiêu dùng trong dân cư; mặt khác, giảm bớt khó khăn, giảm chi phí và giá thành cho các doanh nghiệp để có sản phẩm cạnh tranh hơn, giá rẻ hơn theo hướng tăng tổng cầu có khả năng thanh toán trên đơn vị hàng hoá. Đồng thời, trên thị trường tài chính, tập trung vào hỗ trợ và củng cố lại các định chế tài chính đã bị tổn thất do khủng hoảng tài chính gây ra như phối hợp giảm lãi suất, bơm mạnh cung tiền, cứu trợ trực tiếp các ngân hàng và tổ chức tài chính…. Nhung giai phap ma Chinh phu Viet Nam da thuc hien nham ngan chan suy giam va kich thich kinh te truoc tac dong tieu cuc cua cuoc khung hoang va suy thoai toan cau

Họ tên: Nguyễn Trung Dũng Lớp: Cao học Kinh tế K5 BÀI TIỂU LUẬN Môn: Tài Chính Phát Triển Đề tài: Những giải pháp mà Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhằm ngăn chặn suy giảm và kích thích kinh tế trước tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu Bài Làm Cho đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính đã tác động lan toả khắp các châu lục và thấm sâu vào hầu hết các quốc gia trên thế giới. Khủng hoảng tài chính đang chuyển dần sang khủng hoảng kinh tế. Cả thế giới đang nỗ lực ứng phó với cuộc khủng hoảng này, nhưng những dự báo gần đây nhất do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra cho thấy, kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu phục hồi 1. Thế giới ứng phó với khủng hoảng tài chính - kinh tế Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính - kinh tế, hầu hết các nước đều thực hiện đồng bộ 2 công cụ chính sách tài khoá và tiền tệ. Một mặt, kích thích tiêu dùng chính phủ và kích thích tiêu dùng trong dân cư; mặt khác, giảm bớt khó khăn, giảm chi phí và giá thành cho các doanh nghiệp để có sản phẩm cạnh tranh hơn, giá rẻ hơn theo hướng tăng tổng cầu có khả năng thanh toán trên đơn vị hàng hoá. Đồng thời, trên thị trường tài chính, tập trung vào hỗ trợ và củng cố lại các định chế tài chính đã bị tổn thất do khủng hoảng tài chính gây ra như phối hợp giảm lãi suất, bơm mạnh cung tiền, cứu trợ trực tiếp các ngân hàng và tổ chức tài chính…. Cho đến nay, hàng loạt gói kích cầu khẩn cấp có giá trị lớn được chính phủ các nước thông qua nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế. Ngày 17-2-2009, Tổng thống Mỹ đã ký Luật tái đầu tư và phục hồi Mỹ (ARRA) với tổng trị giá 787 tỉ USD, bằng 6% GDP của nước Mỹ. Mục tiêu của gói kích thích kinh tế thứ 2 này là nhằm tạo 3,5 triệu việc làm, giảm nhẹ tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng đối với người thu nhập thấp; kích thích đầu tư và tiêu dùng để phục hồi tăng trưởng kinh tế trong 2 năm tới. 65% giá trị của gói kích thích này 1 là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và 35% là giảm thuế. Như vậy, cho đến nay, tổng trị giá gói kích thích kinh tế của Mỹ qua các đợt đã lên đến 2.250 tỉ USD. Các nước EU cũng triển khai các gói kích thích kinh tế lớn để đối phó với khủng hoảng. EU khuyến nghị các nước thành viên cam kết không giảm ngân sách, thực hiện sớm kích cầu thông qua giảm thuế, tăng cho vay ngắn hạn, cải thiện môi trường đầu tư, giảm chi phí hành chính và tăng cường đổi mới công nghệ. Là một trong những nền kinh tế đầu tàu của EU, tháng 12-2008, Đức chi các gói cứu trợ kinh tế đầu tiên với 31 tỉ USD, gói thứ hai 50 tỉ USD được Hạ viện thông qua ngày 13-2-2009, tập trung vào xây dựng trường học, đầu tư đường bộ, đường sắt, internet băng thông rộng, xây dựng, khai thác các nguồn năng lượng sạch. Ngay từ đầu khủng hoảng, Chính phủ Pháp liên tiếp đã đưa ra những biện pháp đối nội và đối ngoại để để đối phó với khủng hoảng. Dành 26 tỉ euro để đầu tư vào 1.000 dự án ưu tiên trong các lĩnh vực: kết cấu hạ tầng đường bộ và đường sắt; xây dựng nhà ở xã hội; quốc phòng và an sinh; giáo dục bậc cao và nghiên cứu; bảo tồn bảo tàng. Ngoài biện pháp hỗ trợ bán ô tô thông qua việc thưởng 1.000 euro cho những người mua ô tô sạch, chính phủ dành 7,8 tỉ euro để hỗ trợ hai doanh nghiệp sản xuất ô tô PSA (Peugeot) và Renault. Tây Ban Nha cũng nhanh chóng thành lập Quỹ đặc biệt kích thích kinh tế và tạo công ăn việc làm của nhà nước với nguồn vốn 11 tỉ ơ-rô nhằm mục tiêu tạo ra 300.000 việc làm mới trong năm 2009. Trong các nền kinh tế châu Âu, Anh là nền kinh tế không sử dụng đồng euro (eurozone), và có cấu trúc, cách thức phát triển tương đối giống Mỹ, nên chịu tác động của khủng hoảng mạnh nhất trong nhóm các nước G20. Ngay từ tháng 9-2008, nước này đã đưa ra kế hoạch giải cứu tổng thể đầu tiên với 400 tỉ bảng nhằm cung cấp tín dụng, tiếp quản một số ngân hàng lớn có nguy cơ đổ vỡ… Tiếp đến, tháng 11-2008, đưa ra gói giải pháp kích cầu trị giá 20 tỉ bảng nhằm giảm thuế VAT; tăng chi của chính phủ, điều chỉnh một số chính sách thuế với doanh nghiệp; an sinh xã hội. Mặc dù hệ thống ngân hàng của Nhật Bản hiện nay không bị nguy cơ đổ vỡ như của Mỹ và EU, nhưng các ngành kinh tế chủ lực của nền kinh tế bị đình trệ do xuất khẩu sụt giảm mạnh. Đến nay, Nhật Bản đã công bố gói kích thích kinh tế 117 tỉ USD trong quý 4/2008 với mục tiêu tạo 1,5 triệu việc làm trong 3 năm, hỗ trợ tiêu dùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ; giảm thuế, đầu tư phát triển giao thông, trợ giá nhiên liệu, lương thực…. 2 Để đối phó với khủng hoảng, chính phủ Hàn Quốc đã nhanh chóng thực hiện “chính sách kinh tế - xã hội mới” với chi phí 38 tỉ USD, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng để tăng việc làm, tạo điều kiện cho ngành xây dựng cũng như kinh tế địa phương phát triển. Ngoài ra chính phủ nước này đã tuyên bố kế hoạch phát triển kinh tế xã hội xanh để tạo 96 ngàn việc làm cho đến năm 2012. Hàn Quốc muốn thông qua những kế hoạch này trước mắt là tạo việc làm, song về lâu dài để nhằm củng cổ các nền tảng cho sự phát triển sau khủng hoảng. Trung Quốc gây ngạc nhiên cho toàn thế giới khi công bố gói kích thích tài chính trị giá 4000 tỉ NDT (tương đương 586 tỉ USD) đến năm 2010 với 10 giải pháp và các hạng mục đầu tư khá rạch ròi, bao gồm: xây dựng các công trình đảm bảo đảm đời sống, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đường sắt, đường bộ, sân bay; tăng chi cho phát triển y tế, giáo dục, môi trường sinh thái; phục hồi khu vực động đất; điều chỉnh cơ cấu; cải cách chính sách thuế giá trị gia tăng; cải tạo kỹ thuật, giảm thuế cho các doanh nghiệp, tăng mức hỗ trợ tài chính - tiền tệ. Chính sách kích cầu của Trung Quốc nhìn chung khá linh hoạt và tỏ ra có hiệu quả bước đầu. Có sự phân biệt đối tượng hưởng thụ chính sách, không tràn lan, hướng nhiều đến cải cách hành chính, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế, khu vực nông thôn, lao động, việc làm và y tế, giáo dục. Các nước ASEAN chưa chịu tác động trực tiếp, nhưng khủng hoảng tài chính đã làm bộc lộ điểm yếu của các nước này là lệ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu (Mỹ, châu Âu) và chưa thực sự chú trọng thị trường trong nước. Vì vậy, các biện pháp kích thích của các nước đều hướng vào kích thích nhu cầu trong nước; giải quyết việc làm, tăng cường đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh.Cụ thể là: Xin-ga-po đã đưa kế hoạch phục hồi kinh tế trị giá 13,7 tỉ USD chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh; Thái Lan thực hiện gói kích thích kinh tế 8,7 tỉ USD với trọng tâm nhằm tăng sức tiêu thụ trong nước, hỗ trợ nông dân, xuất khẩu, du lịch, giảm chi phí dịch vụ công, tạo công ăn việc làm; In-đô-nê-xi-a đang triển khai chương trình kích thích kinh tế 6,3 tỉ USD nhằm miễn thuế VAT cho 17 lĩnh vực ưu tiên, tạo việc làm và hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân. Phi-li-pin kích thích kinh tế với 6,3 tỉ USD, tập trung đầu tư công cho phát triển hạ tầng và nông nghiệp, tăng cường an sinh xã hội, y tế, giáo dục… 3 2. Những nỗ lực của Việt Nam trong việc ứng phó với tác động của khủng hoảng Là một thành viên mới của WTO, lần đầu tiên Việt Nam chịu tác động một cách rõ nét và trực tiếp nhất tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới. Hoạt động sản xuất kinh doanh giảm, sức tiêu thụ giảm, hàng hóa ứ đọng, hoạt động sản xuất có xu hướng bị thu hẹp, thu Ngân sách nhà nước giảm, chỉ số giá tiêu dùng giảm, thị trường chứng khoán trì trệ, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài giảm mạnh đã kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống gây ra nhiều hệ lụy trong sản xuất, tiêu dùng, cải thiện điều kiện sống của người dân Trong bối cảnh chung đó, biện pháp mà chúng ta áp dụng để kích thích kinh tế cũng giống như các nước khác: thông qua “các gói kích cầu”. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội với những biện pháp chủ yếu như: giảm thuế, giãn thuế và hoàn thuế; hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng; hạ lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc; tăng đầu tư công cho kết cấu hạ tầng từ nguồn trái phiếu chính phủ và hỗ trợ trực tiếp cho người dân thông qua các chính sách an sinh xã hội. Cụ thể, Ngày 11/12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30/2008/NQ-CP, đề ra những nhóm giải pháp trọng tâm mà các Bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương triển khai ngay thành các chương trình hành động cụ thể để chủ động ứng phó trước việc sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu giảm sút do tác động trực tiếp của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nghị quyết nêu rõ, mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2009 khoảng 6,5%. Để thực được mục tiêu trên, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải cấp bách là tập trung mọi nỗ lực thực hiện: a. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu Đây là nhóm giải pháp được đặt ra đầu tiên trong Nghị quyết, bao gồm 11 nhóm công việc cụ thể giao cho các Bộ, ngành, địa phương. Trước hết, trong năm 2009, phải tập trung hoàn thành và triển khai thực hiện các chương trình, đề án đã được giao để thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thủy sản, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, ưu tiên hỗ trợ ngành hàng sản xuất, có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nguồn liệu trong nước, sử dụng nhiều lao động. 4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ mức tiền hỗ trợ giống lúa, hoa màu, gia súc, gia cầm, thủy sản cho nông dân để khôi phục sản xuất ở các vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Bộ Công Thương nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất, chế tạo sản phẩm ngành Công nghiệp, đủ điều kiện thay thế hàng nhập khẩu, trình Thủ tướng trong tháng 12/2008. Bộ Công Thương trình Thủ tướng phê duyệt Đề án đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu giai đoạn 2009 - 2010 trong tháng 1/2009. Bộ Giao thông vận tải có kế hoạch nâng cấp các sân bay tại các địa phương có điểm du lịch quốc gia. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an trình Chính phủ xem xét miễn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch đối với các thị trường tiềm năng. b. Kích cầu tiêu dùng và đầu tư Kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng là một trọng tâm của Nghị quyết số 30, trong đó Chính phủ xác định 12 giải pháp mà các bộ ngành liên quan phải triển khai.  Về kích cầu đầu tư Thứ nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan ra soát lại toàn bộ các văn bản pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng để sửa đổi ngay những bất cập làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đầu tư; khẩn trương xây dựng luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, xây dựng để trình Quốc hội tại kỳ họp sắp tới. Thứ hai, đối với các công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cho phép tiếp tục giải ngân số vốn còn lại của năm 2008 đến hết tháng 6/2009. Đối với các dự án, công trình quan trọng, cấp bách nhưng chưa bố trí được nguồn vốn, trong đó có dự án tái định cư các khu kinh tế, các bộ ngành và địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư và chủ động làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xử lý nguồn vốn, kể cả việc tạm ứng ngân sách nhà nước để thực hiện. Thứ ba, tạm hoãn thu hồi các khoản vốn ngân sách nhà nước đã ứng trước kế hoạch năm 2009, trừ các khoản đã tạm ứng năm 2009 để hoàn thành trong năm 2008. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ngay trong tháng 12 này danh mục các dự án và mức vốn được hoãn thu hồi. 5 Thứ tư, đối với các dự án, công trình sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ, cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư đối với các dự án đã có trong danh mục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao; trên cơ sở đó thực hiện việc điều hòa vốn giữa các dự án, công trình và được thanh toán theo đúng tiến độ. Đồng thời, cho phép tiếp tục giải ngân nguồn vốn trái phiếu Chính phủ còn lại của năm 2008 trong năm 2009. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan hoàn thành phương án phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009 trước ngày 31/12/2008; bổ sung các dự án cấp bách khác trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục để triển khai thực hiện. Tạm ứng từ nguồn trái phiếu Chính phủ khoảng 1.500 tỷ đồng để đầu tư, xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy lợi, nâng cao năng lực phòng chống lụt bão vùng đồng bằng sông Hồng… Thứ năm, Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì ban hành các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân cách nguồn vốn FDI và ODA, nhất là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, có giá trị xuất khẩu lớn, những dự án giải quyết việc làm; phấn đấu năm 2009 thực hiện giải ngân các nguồn vốn trên không thấp hơn mức thực hiện trong năm 2008. Thứ sáu, Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 12/2008 cho phép cấp quyết định đầu tư được chỉ định thầu các dự án có mức vốn tối đa không quá 5 tỷ đồng/dự án tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng thời chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Thứ bảy, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án, công trình có quy mô lớn được tạo điều kiện tối đa về đất đai, tiếp cận nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, lãi suất… Các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước chủ động tham gia các dự án, công trình đầu tư hạ tầng quan trọng như cảng biển, điện, đường cao tốc, thủy lợi, trường học, cơ sở y tế… để góp phần đẩy nhanh tiến độ và kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội của đất nước. Thứ tám, trong tháng 12/2008, Bộ Xây dựng trình Chính phủ Đề án xây dựng quỹ nhà ở xã hội giai đoạn 2009 – 2015; Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ban hành cơ chế phù hợp để đảm bảo khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp 6  Đối với kích cầu tiêu dùng, Chính phủ xác định 4 giải pháp cơ bản sau: Thứ nhất, tiếp tục điều hành giá theo cơ chế thị trường đối với các mặt hàng điện, than, nước sạch, cước vận chuyển xe buýt… Trong tháng 1/2009, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ về lộ trình thực hiện cụ thể Thứ hai, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan trình Thủ tướng đề án phát triển hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu, trong đó tập trung các mặt hàng lương thực, xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng và thuốc chữa bệnh; chống gian lận, đầu cơ, gây mất ổn định thị trường. Thứ ba, các bộ ngành liên quan tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, giá cả, chất lượng hàng hóa…; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là kinh doanh trái phép, trốn thuế, liên kết độc quyền Thứ tư, khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các đợt hạ giá bán hàng để kích thích tiêu dùng, trước mắt là trong dịp Tết nguyên đán 2009. c. Chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt: Giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp  Tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn Nghị quyết đưa ra 5 giải pháp chính Ngân hàng Nhà nước phải triển khai, trong đó có việc thực hiện cơ cấu lại hạn nợ cho doanh nghiệp, giảm lãi suất cơ bản, hướng dẫn cho vay theo lãi suất thỏa thuận… Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước phải có các biện pháp cụ thể để tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu và doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, như tiếp tục xem xét giảm dự trữ bắt buộc, điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Thứ hai, nghiên cứu, hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận quy định tại Nghị quyết số 23/2008/QH12 của Quốc hội. Thứ ba, các ngân hàng thương mại thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn nợ và áp dụng các giải pháp xử lý nợ vay vốn ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật đối với các hộ nông dân bị thiệt hại do thiên tai và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Thứ tư, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại tệ theo tín hiệu thị trường, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát 7 nhập khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đầu điều hành cán cân thanh toán quốc tế theo hướng không để thâm hụt. Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét điều chỉnh áp dụng lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống phù hợp theo mức lãi suất hiện hành; không phạt do quá hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn. Ngoài ra, Chính phủ cũng giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm.  Giảm, giãn thuế cho nhiều đối tượng Về lĩnh vực tài chính, Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính tập trung triển khai ngay nhóm 9 giải pháp phục vụ mục tiêu Nghị quyết đặt ra. Thứ nhất, giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý 4/2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ hai, giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 9 tháng đối với số thuế phải nộp năm 2009 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (70% số thuế còn lại sau khi giảm) và của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử Thứ ba, tạm hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán. Thứ tư, điều chỉnh thuế xuất khẩu đối với một số loại tài nguyên, khoáng sản và trình Chính phủ sửa đổi thuế suất thuế tài nguyên theo hướng hạn chế xuất khẩu, bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước. Thứ năm, điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất, trong nước chưa sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh. Điều chỉnh tăng thuế trong khuôn khổ cam kết WTO, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất trong nước, kiềm chế nhập siêu Thứ sáu, giãn thời gian ân hạn nộp thuế đối với một số ngành hàng phù hợp với chu kỳ sản xuất và tiêu thụ (đóng tàu, sản xuất cơ khí…). Thực hiện tốt 8 chính sách về ân hạn thời hạn nộp thuế nhập khẩu (275 ngày) đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Thứ bảy, cải cách thủ tục xuất nhập khẩu, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, đơn giản thủ tục hoàn thuế, quyết toán thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. Thứ tám, quy định rõ và phù hợp tỷ lệ phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu không phải chịu thuế nhập khẩu. Thứ chín, trong tháng 12/2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triển khai thực hiện Luật thuế Thu nhập cá nhân theo hướng hỗ trợ khó khăn cho một số đối tượng nộp thuế. 3. Tính đúng đắn, hiệu quả của nhóm các giải pháp chống suy giảm và kích thích kinh tế của chính phủ Trong năm 2008, với việc thực hiện có kết quả 8 nhóm giải pháp của Chính phủ, lạm phát đã được kiềm chế, kinh tế vĩ mô cơ bản giữ được ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,23%. Đạt được kết quả trên là do có chủ trương đúng đắn của Đảng, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự giám sát có hiệu quả của Quốc hội, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Từ tháng 10-2008 đến nay, tình hình kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến kinh tế nước ta, làm cho sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và đời sống nhân dân. Trước tình hình khủng hoảng tài chính thế giới, Chính phủ xác định phải tập trung điều hành thực hiện mục tiêu tổng quát và các giải pháp của kế hoạch năm 2009 mà Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ tư đã thông qua, trong đó nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách là phải tập trung mọi nỗ lực để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2009. Để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nói trên, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11-12-2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội với 5 nhóm giải pháp chủ yếu: (1) Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu; (2) Thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng; (3) Chính 9 sách tài chính và tiền tệ; (4) Bảo đảm an sinh xã hội; (5) Tăng cường công tác điều hành, tổ chức thực hiện chính sách. Việc triển khai các gói giải pháp chống suy giảm kinh tế do Chính phủ đưa ra, đã mang lại cho nền kinh tế những dấu hiệu tích cực bước đầu: mặc dù nền kinh tế tiếp tục chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới cùng với đó là thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh trong nước, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn dân, tình hình kinh tế xã hội tháng 4 đầu năm 2009 tiếp tục có chuyển biến theo chiều hướng tích cực trong hầu hết các ngành. Thể hiện rõ nhất là sản xuất công nghiệp tăng trưởng liên tục trong 3 tháng qua, riêng tháng 4 tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2008. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng tháng 4 tăng trên 20%. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển ổn định. Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm cũng đạt gần 40.000 tỷ đồng, tăng hơn 8 % so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là những kết quả tích cực sau khi triển khai một loạt các chính sách hỗ trợ sản xuất, kích cầu đầu tư và tiêu dùng… Khi lạm phát tăng cao vào những tháng đầu năm 2008, Chính phủ đưa ra gói giải pháp kiềm chế lạm phát, chủ trương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, sản xuất thu hẹp, số người mất việc làm tăng. Đến những tháng cuối năm, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế xuất hiện dấu hiệu suy giảm, Chính phủ lại phải chuyển sang thực hiện nhóm giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế. Trong bối cảnh đó, để triển khai các nhóm giải pháp của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phải linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ, chuyển mạnh từ chính sách tiền tệ thắt chặt sang chính sách tiền tệ nới lỏng chỉ trong một thời gian rất ngắn. Sự điều chỉnh quá nhanh đó đã gây ra một số tác động tiêu cực trước tiên là cho hoạt động ngân hàng sau đó là đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Với gói kích cầu mà Chính phủ đưa ra trong thời gian gần đây như hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, mua sắm phương tiện sản xuất, tăng lương tối thiểu, hỗ trợ lãi suất trung hạn cho doanh nghiệp sẽ tạo ra tác dụng kép. Doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp, giúp họ giảm chi phí đầu vào, chí phí sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhờ gói kích cầu này sẽ giải quyết được bài toán lãi suất cho các ngân hàng. Doanh nghiệp được vay với lãi suất thấp, đồng thời mức lãi suất huy động của ngân hàng vẫn đủ sức hấp dẫn để thu hút tiền nhàn rỗi trong dân, bảo đảm đủ nguồn vốn cung cấp cho nền kinh tế cũng như an toàn cho hệ thống ngân hàng 10 [...]... Với những dự 14 án loại này, người lao động có việc làm ổn định, nhu cầu tiêu dùng được giữ vững, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế , Sáu là, chính sách kích cầu cần quan tâm hơn nữa đến cầu tiêu dùng của người dân và của những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Kinh nghiệm của các nước cho thấy, kích cầu tiêu dùng là nhóm giải pháp quan trọng để hạn chế tác động của suy thoái kinh tế Để kích. .. Một là, giải pháp ngăn chặn suy thoái kinh tế phải hướng vào việc tạo ra những doanh nghiệp mới, cần áp dụng chính xác hỗ trợ lãi suất cho những doanh nghiệp mới có phương án kinh doanh khả thi để thu hút số lao động đã mất việc và tạo ra công ăn việc làm mới Không nên quá chú trọng, chạy theo các chỉ tiêu kinh tế đã đề ra trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mà cần tranh thủ cơ cấu lại nền kinh tế, cơ... kích cầu của Chính phủ, và đón đầu cơ hội tăng trưởng kinh tế Từ những vấn đề trên đây, cùng với việc nghiên cứu các chính sách kích thích kinh tế của các nước trên thế giới, một số vấn đề cần lưu ý khi triển khai “gói kích cầu trong nước để có thể đạt mục tiêu: giải quyết được vấn đề trước mắt là chống suy giảm, ngăn ngừa khả năng lạm phát - tác động trái chiều của giải pháp chống suy giảm, và lâu... chính phủ phát huy tác dụng đúng kịch bản đòi hỏi cần phải tăng cường cải cách cơ chế quản lý và thủ tục hành chính. / 15 Một số chính sách ngăn chặn suy giảm kinh tế của Việt Nam - Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội - Quyết định số 12/2009/QD-TTg ngày 19/1/2009 của Thủ tướng Chính. .. biện pháp ứng phó của Chính phủ là hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp Ngày 23-1-2009, Chính phủ công bố gói kinh tế lần một với lãi suất hỗ trợ 4% Gói kích thích kinh tế lần hai được Chính phủ công bố hôm 6-4 nhằm cấp bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp song hướng vào các nguồn vốn trung và dài hạn trong khoảng thời gian tối đa 24 tháng Để ngăn chặn suy giảm kinh tế và kích cầu, gói hỗ trợ lãi suất 4% của. .. giải pháp về kinh tế Vì biện pháp kích thích kinh tế được đặt trong hệ thống chính sách phát triển bền vững của cả nền kinh tế, đầu tư gắn với cải cách Nếu không tính toán cẩn trọng, thì những căn bệnh hiện tại trong bộ máy nhà nước như tham nhũng, thiếu minh bạch, xung đột lợi ích sẽ đưa “gói kích thích kinh tế này đến một kịch bản không thể lường trước được Do đó, để gói kích thích kinh tế của chính. .. hàng thương mại Trong chính sách này, ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian giữa Ngân hàng Nhà nước và doanh nghiệp để thực hiện việc hỗ trợ lãi suất Chủ động xử lý các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đối với hoạt động kinh doanh, thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng cường huy động vốn, mở rộng tín dụng có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật, áp dụng lãi... đón Tết Nguyên đán Kỷ Sửu tươi vui, đầm ấm, tiết kiệm; đồng tình ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27-12-2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại 61 huyện nghèo đang triển khai tích cực 4 Những hạn chế tồn tại trong nhóm các giải pháp chống suy giảm và kích thích kinh tế của chính phủ Cho đến thời điểm hiện nay, trọng tâm chính. .. trưởng, phòng ngừa suy giảm kinh tế, Chính phủ đã sử dụng cả chính sách tài khóa và tiền tệ Trong phạm vi của chính sách tài khóa, kích thích tiêu dùng nội địa là một biện pháp quan trọng hàng đầu Điều đó đã giải tỏa trực tiếp khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, đó là sự sụt giảm nhu cầu của thị trường xuất khẩu Phát triển thị trường nội địa là một giải pháp được nhiều quốc gia... xuất và đời sống của nhân dân mà nhà nước ta nắm quyền chi phối, trong giai đoạn hiện nay phải kìm chế việc tăng giá Vì sự tăng giá các mặt hàng này, lập tức sẽ làm tăng mặt bằng đầu vào của nền kinh tế, dẫn đến tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Hơn nữa, nó sẽ làm giảm sức mua của người dân, giảm nỗ lực kích cầu của nhà nước và hậu quả cuối cùng là nền kinh tế tiếp tục suy thoái

Ngày đăng: 26/02/2015, 09:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w