Lực lượng lao động xã hội(LLLĐXH): là một bộ phận của dân số bao gồm những người trong độ tuổi lao động (15-55 tuổi với nữ, 15-60 tuổi với nam) có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi nhưng trên thực tế có tham gia lao động
LỜI MỞ ĐẦU Thập niên đầu của thế kỷ 21 là một thập niên đầy biến động về kinh tế, chính trị, xã hội. Bắt đầu là vụ khủng bố ngày 19/9/2001, rồi chiến tranh tại I- rắc, vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên, dịch cúm gà H5N1, và đỉnh cao là cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007 kéo dài cho đến tận bây giờ. Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu ở Mỹ rồi lan rộng ra toàn thế giới khiến nền kinh tế thế giới phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: tốc độ tăng trưởng giảm, lạm phát, và đặc biệt là tình trạng thất nghiệp tăng cao. Nhưng ở Việt Nam, tỉ lệ thất nghiệp hằng năm giảm hoặc tăng rất chậm. Nguyên nhân do đâu? Một phần là do nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế nhỏ, còn non trẻ nên chưa bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng, nhưng phần lớn là do Chính phủ Việt Nam đã kịp thời ban hành những chính sách đúng đắn nhằm hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, kìm hãm sự gia tăng của lạm phát và giảm tình trạng thất nghiệp,…. Những chính sách đó là gì? Tác động của nó như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn, nhóm tôi đã thực hiện đề tài: “ Phân tích tác động của một số chính sách cụ thể mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện trong vài năm trở lại đây để giải quyết vấn đề việc làm”. NỘI DUNG I. Những vấn đề cơ bản về thất nghiệp 1. Thất nghiệp - Là khái niệm chỉ những người trong lực lượng lao động xã hội không có việc làm và đang tích cực tìm kiếm việc làm. - Lực lượng lao động xã hội(LLLĐXH): là một bộ phận của dân số bao gồm những người trong độ tuổi lao động (15-55 tuổi với nữ, 15-60 tuổi với nam) có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi nhưng trên thực tế có tham gia lao động. - Tỷ lệ thất nghiệp: Số người thất nghiệp U% = x 100% LLLĐXH 2. Các dạng thất nghiệp a) Theo lý do thất nghiệp - Mất việc, người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó. - Bỏ việc, là những người tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ quan của người lao động. - Nhập mới, là những người lần đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm. - Tái nhập, là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay trở lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. b) Theo nguồn gốc thất nghiệp - Thất nghiệp tạm thời, xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm việc làm hoặc công việc làm khác tốt hơn, phù hợp với nhu cầu riêng của mình - Thất nghiệp cơ cấu, xảy ra khi có sự thay đổi cơ cấu kinh tế, có sự chuyển đổi động thái sản xuất, chỉ xảy ra ở một bộ phận thị trường lao động. - Thất nghiệp chu kỳ (thiếu cầu), xảy ra bởi sự suy giảm tổng cầu trong nền kinh tế, thất nghiệp này xảy ra trên toàn bộ thị trường lao động. c) Theo lý thuyết về cung cầu lao động - Thất nghiệp tự nguyện: chỉ những người không muốn đi làm ở mức lương hiện hành, muốn đi làm ở mức lương cao hơn. - Thất nghiệp không tự nguyện: chỉ những người muốn đi làm ở mức lương hiện hành nhưng không được thuê. - Thất nghiệp tự nhiên: là thất nghiệp ở mức sản lượng tiềm năng. Về bản chất thất nghiệp tự nhiên chính là thất nghiệp tự nguyện khi thị trường lao động ở trạng thái cân bằng. - Thất nghiệp trá hình (vô hình): chỉ những người đi làm thực sự nhưng thu nhập quá ít. II. Vấn đề thất việc làm ở Việt Nam trong những năm trở lại đây (2005-2009) 1. Thực trạng vấn đề việc làm của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây a) Vấn đề thất nghiệp Thất nghiệp luôn là mối quan tâm nóng bỏng toàn cầu. Trong những năm 2005 – 2007, nền kinh tế thế giới ổn định, nền kinh tế ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vấn đề thất nghiệp cũng dịu đi. Nhưng đến cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế đã khiến vấn đề này lại trở nên nhức nhối. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút; tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa ứ đọng, kể cả các vật tư quan trọng, lương thực và nhiều nông sản xuất khẩu có khối lượng lớn; số người mất việc làm năm 2008 khoảng 667.000 người, 3.000 lao động từ nước ngoài phải về nước trước thời hạn. Theo Bộ Lao Động, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vào khoảng 4,65%. Tức là khoảng hơn 2 triệu lao động không có việc làm. . đề tài: “ Phân tích tác động của một số chính sách cụ thể mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện trong vài năm trở lại đây để giải quyết vấn đề việc làm . . việc làm ở Việt Nam trong những năm trở lại đây (2005-2009) 1. Thực trạng vấn đề việc làm của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây a) Vấn đề thất nghiệp Thất