giải quyết vấn đề về sử dụng đất
A-ĐẶT VẤN ĐỀ. Gia đình ông Toán sử dụng một mảnh đất ở 290m 2 từ năm 1972. Diện tích đất này gia đình ông Toán đã đóng thuế sử dụng đất cho nhà nước từ quý 4 năm 1992 đến năm 2001. Tháng 8 năm 2003, gia đình ông Toán bị chính quyền địa phương ra quyết định thu hồi diện tích đất này. Gia đình ông khiếu nại từ đó đến nay nhưng không nhận được sự trả lời thỏa đáng từ phía chính quyền địa phương. Họ nói: “Đây là dự án chung không giải quyết một trường hợp cá nhân gia đình ông”. Trong khi đó lại tiếp tục cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình khác. Hỏi: 1. Việc làm của chính quyền địa phương trong vụ việc này là đúng hay sai? Vì sao? 2. Nếu cán bộ xã có hành vi cố tình vi phạm thì nhà nước có biện pháp xử lí cụ thể như thế nào để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật? 3. Anh (chị) hãy tư vấn cho ông Toán những việc làm cần thiết để ông tự bảo vệ quyền lợi của mình? B-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Vấn đề 1: Việc làm của chính quyền địa phương trong vụ việc này là đúng hay sai? Vì sao? Có thể thấy việc làm của chính quyền địa phương xã diễn ra vào tháng 8 năm 2003, trước khi luật đất đai năm 2003 có hiệu lực. Chính vì vậy dựa theo các quy định của luật đất đai năm 1993 ta có thể khẳng định việc làm của chính quyền địa phương xã trong vụ việc này là hoàn toàn sai. Như chúng ta đã biết thì gia đình ông Toán sử dụng mảnh đất ở 290m 2 từ năm 1972 và đã đã đóng thuế sử dụng đất cho nhà nước từ quý 4 năm 1992 đến năm 2001 đồng thời trong thời gian gia đình ông sử dụng đất không có tranh chấp và đất được sử dụng lâu dài. Như vậy, gia đình ông là chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất này. Tháng 8 năm 2003, chính quyền địa phương ra quyết định thu hồi sử dụng đất của gia đình ông Toán là sai vì các lý do sau đây: Thứ nhất, theo điểm d khoản 3 điều 23 luật Đất đai năm 1993 quy định: “kế hoạch giao đất khu dân cư nông thôn để UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao đất cho hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở”. Và điều 28 luật Đất đai năm 1993 cũng quy định: “Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất nào thì có quyền thu hồi đất đó. Việc thu hồi đất để chuyển sang mục đích khác phải theo đúng quy hoạch và kế hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Trước khi thu hồi đất phải thông báo cho người đang sử dụng biết về lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án đền bù thiệt hại. Trong trường hợp có nhu cầu khẩn cấp của chiến tranh, chống thiên tai hoặc trong tình trạng khẩn cấp, thì việc trưng dụng đất do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên quyết định. Hết thời hạn trưng dụng, người sử dụng đất được trả lại đất và được đền bù thiệt hại do việc trưng dụng gây ra theo quy định của pháp luật.” Vì vậy, việc thu hồi đất ở trong khu dân cư nếu có phải do UBND cấp huyện tiến hành, việc chính quyền xã thu hồi đất ở của gia đình ông Toán là sai pháp luật. Thứ hai, theo quy định tại điều 28 luật Đất đai năm 1993 ở trên đã nêu rõ: “Việc thu hồi đất chuyển sang mục đích khác phải theo đúng quy định và kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Trước khi thu hồi đất phải thông báo cho người sử dụng biết về lí do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án đền bù thiệt hại. Trong trường hợp có nhu cầu khẩn cấp thì việc trưng dụng đất do UBND huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh trở lên quyết định. Hết thời gian trưng dụng, người sử dụng đất được trả lại đất và được đền bù thiệt hại do việc trưng dụng gây ra theo quy định của pháp luật”. Vì vậy, việc thu hồi đất của chính quyền địa phương là không đúng với pháp luật khi chính quyền địa phương đã không nêu rõ ràng lý do thu hồi đất của gia đình ông Toán, không có báo trước với gia đình ông đồng thời không nêu ra kế hoạch di chuyển, đền bù thiệt hại cho gia đình ông. Thứ ba, chính quyền địa phương đã thu hồi sai đối tượng vì mảnh đất của gia đình ông Toán không rơi vào các trường hợp cần phải thu hồi theo quy định tại điều 26 và 27 luật Đất đai năm 1993. Điều 26 luật đất đai năm 1993 quy định: “Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất đã giao sử dụng trong những trường hợp sau đây: 1. Tổ chức sử dụng đất bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác. Giảm nhu cầu sử sụng đất mà không thuộc các trường hợp quy định tại điều 30 luật này. Cá nhân sử dụng đất đã chết mà không có người được tiếp tục sử dụng đất đó. 2. Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất được giao. 3. Đất không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liền mà không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đó cho phép. 4. Người sử dụng đất có ý không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. 5. Đất sử dụng không đúng mục đích được giao. 6. Đất được giao không theo đúng thẩm quyền quy định tại điều 23, 24 luật này.” Hơn nữa theo điều 27 quy định thì trong trường hợp thật cần thiết nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất vào mục đích an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại. Có thể thấy rõ mảnh đất của gia đình ông Toán không nằm trong diện cần thu hồi, vì vậy việc chính quyền xã thu hồi mảnh đất ở của gia đình ông là đối tượng. Thứ tư, trong khi trả lời đơn khiếu nại của gia đình ông Toán chính quyền địa phương nói “đây là dự án chung” là không thỏa đáng bởi vì trong khi thu hồi chính quyền địa phương đã không báo trước về việc thu hồi, không có dự án đền bù cho gia đình ông Toán đồng thời không công khai mục đích thu hồi đất, trong khi đó lại tiếp tục cấp GCNQSDĐ cho các hộ khác. Vậy cái “dự án chung” mà chính quyền địa phương nói đến ở đây là gì? Phải chăng dự án này chỉ có riêng gia đình ông Toán hay đây chỉ là một cách trả lời chống chế, trốn tránh trách nhiệm của chính quyền xã? 2. Vấn đề 2: Nếu cán bộ xã có hành vi cố tình vi phạm thì có biện pháp xử lí cụ thể như thế nào để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật? Điều 141 luật Đất đai năm 2003 quy định về xử lý đối với người quản lý vi phạm pháp luật về đất đai như sau: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai; thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”. Bên cạnh đó căn cứ vào điều 172 nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai, tại điểm a và c khoản 1 quy định các hành vi vi phạm về thu hồi đất như sau: “không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định tại điều 39 luật đất đai, không công khai phương án bồi thườn, tái định cư” và “thu hồi đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt”. Như vậy cán bộ xã đã vi phạm điểm a và c khoản 1 điều 172 nghị định 181/2004/NĐ- CP, vì thế cán bộ xã sẽ bị xử lí theo quy định tại điểm a và c khoản 2 điều 172 nghị định này. Cụ thể như sau: “có hành vi quy định tại điểm a khoản 1 điều này do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo, cố ý thì bị hạ bậc lương, tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch” và “có hành vi quy định tại điểm c khoản 1 điều này do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ ngạch, cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức, tái phạm do cố ý thì bị buộc thôi việc”. Nếu cán bộ xã có hành vi cố tình sai phạm và xét thấy mức độ vi phạm của cán bộ xã là khá nghiêm trọng, vì vậy để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật thì Nhà nước cần áp dụng hình thức xử lí là hạ ngạch hoặc cách chức. 3. Vấn đề 3: Tư vấn cho ông Toán những việc làm cần thiết để ông tự bảo vệ quyền lợi của mình? Thứ nhất, ông Toán phải làm đơn khiếu nại lên UBND huyện nêu rõ việc làm của chính quyền xã kèm theo các giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng mảnh đất của gia đình ông. Nếu UBND huyện vẫn chưa giải quyết cho ông thì ông sẽ tiếp tục khiếu nại lên UBND tỉnh, đây sẽ là người giải quyết cuối cùng. Việc khiếu nại của ông dựa theo quy định tại điều 138 luật đất đai năm 2003 như sau: “1. Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai. 2. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau: a) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng; b) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân; c) Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân. 3. Việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản 2 Điều 136 của Luật này.” Thứ hai, ông có quyền tố cáo hành vi sai phạm của cán bộ, chính quyền xã theo quy định tại điều 139 luật đất đai 2003 như sau: 1. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. 2. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, với các lí lẽ trên hoặc ông có thể nhờ luật sư trực tiếp yêu cầu chính quyền xã hủy quyết định thu hồi đất và cấp giấy CNQSDĐ cho gia đình ông. C-KẾT LUẬN Hiện nay, tình trạng các cơ quan chức năng lợi dụng chức quyền thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật đất đai đang diễn ra ở rất nhiều nơi gây nên sự sai lệch cho việc thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về đất đai. Việc xử lí nghiêm minh các vi phạm, giáo dục ý thức pháp luật có tính chất quyết định để duy trì trật tự, kỉ cương, nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lí đất đai ở nước ta hiện nay nhằm góp phần tạo nên hành lang pháp lí về vấn đề này. . nhân sử dụng đất đã chết mà không có người được tiếp tục sử dụng đất đó. 2. Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất được giao. 3. Đất không được sử dụng. luật trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định