Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 88 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
88
Dung lượng
1,1 MB
Nội dung
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ TUYẾT CHINH “PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI VỢ CHỒNG LY HÔN Ở VIỆT NAM” LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ TUYẾT CHINH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI VỢ CHỒNG LY HÔN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Doãn Hồng Nhung Hà Nội - 2014 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI VỢ CHỒNG LY HÔN 6 1.1. Khái quát chung về tranh chấp quyền sử dụng đất 6 1.2. Khái niệm tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn 11 1.3. Chế độ tài sản của vợ chồng 13 1.3.1. Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng 17 1.3.2. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ chồng 26 1.4. Nguyên tắc chung của giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn 29 1.5. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn 34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI VỢ CHỒNG LY HÔN 37 2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. 37 2.1.1. Đối với quyền sử dụng đất được Nhà nước giao đất 38 2.1.2. Đối với quyền sử dụng đất được Nhà nước cho thuê đất 41 2.1.3. Đối với quyền sử dụng đất được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế chung, nhận thế chấp trong thời kỳ hôn nhân. 45 2.1.4. Đối với quyền sử dụng đất được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất 47 2.1.5. Đối với quyền sử dụng đất của vợ chồng được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất 48 2.2. Tình hình chung của việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn ở Việt Nam 59 2.2.1. Những thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật 61 4 2.2.2. Những khó khăn phát sinh khi áp dụng pháp luật hiện hành 63 2.2.3. Nguyên nhân chủ yếu khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất 65 CHƢƠNG 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI VỢ CHỒNG LY HÔN 71 3.1. Kiến nghị về hoàn thiện quy phạm pháp luật 71 3.2. Kiến nghị về tổ chức thực hiện giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. 73 3.3. Các giải pháp hỗ trợ, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai 76 KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 5 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong tài liệu luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ, trích dẫn trong luận văn đảm bảo chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên đặc biệt quan trọng của quốc gia. Sự gia tăng về dân số cũng như sự phát triển về kinh tế đã làm cho những tranh chấp phát sinh về vấn đề đất đai ngày càng nhiều, các quan hệ về đất đai ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp. Tranh chấp đất đai tiếp tục là vấn đề phức tạp và ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Vì thế mà các quan hệ về đất đai cần phải có những chế định pháp luật điều chỉnh nhằm ổn định trật tự chung trong xã hội. Đặc biệt cần phải xem xét việc giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai và là những biện pháp để pháp luật đất đai phát huy được vai trò trong đời sống xã hội. Tranh chấp đất đai trong quan hệ hôn nhân và gia đình là một loại tranh chấp phổ biến trong đời sống xã hội, đặc biệt là tranh chấp quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp đất đai trong lĩnh vực này hiện nay đang khó khăn và cũng là khâu yếu trong công tác giải quyết các tranh chấp về đất đai. Do đó, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về việc phân chia đất đai trong vấn đề ly hôn; trên cơ sở đó đề ra đường lối giải quyết các tranh chấp này một cách tương đối cụ thể để lành mạnh hoá quan hệ đất đai; mang lại niềm tin cho xã hội là việc làm rất cần thiết. 2. Đối tƣợng nghiên cứu Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhưng kéo theo đó là thực tế xã hội ngày càng phức tạp khiến cho quá trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn gặp nhiều biến động. Điều đó liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của mọi cá nhân trong xã hội, đặc biệt là các cặp vợ chồng. Luật đất đai năm 2003 cùng các văn bản pháp luật khác như Luật nhà ở năm 2005, Luật hôn nhân gia đình năm 2000… ở nước ta là cơ sở cho công tác giải 7 quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn được thuận lợi. Tuy nhiên thực tế nhiều trường hợp giải quyết tranh chấp về vấn đề này còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Ở địa phương việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn gặp nhiều khó khăn. Mà nguyên nhân chủ yếu là do người dân không nắm vững pháp luật; hay do các cán bộ Nhà nước có trách nhiệm giải quyết tranh chấp không thực hiện đúng thẩm quyền, trình độ chưa bắt kịp với thực tế cuộc sống, hệ thống pháp luật về vấn đề này còn nhiều bất cập Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, năm 2010, nước ta có gần 88.000 vụ ly hôn, tăng hơn 9.700 vụ so với năm 2009. Theo một kết quả nghiên cứu được công bố năm 2008 của Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM), tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam tăng nhanh và chiếm 31% - 40%, nghĩa là cứ ba cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn. Nhưng dù cho ly hôn vì lý do gì thì khi phân chia tài sản, đặc biệt là đất đai (tài sản có giá trị lớn) luôn được các bên quan tâm. Vì thế đòi hỏi pháp luật phải điều chỉnh các mối quan hệ này sao cho phù hợp với nhu cầu của xã hội. Với mục đích nghiên cứu, làm rõ những quy định về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn; tìm hiểu và đóng góp một phần hiểu biết của mình vào quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Tôi đã chọn đề tài: “Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn ở Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi là luận văn thạc sỹ luật học thuộc chuyên ngành kinh tế, luận văn này bao gồm những quy định về lý luận, thực tiễn có liên quan đến áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn tại Việt Nam với tư cách là một hình thức cụ thể, chủ yếu và sinh động của hoạt động áp dụng pháp luật. Luận văn khái quát những vấn đề chung trong việc áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn tại Việt Nam để thấy 8 được những khó khăn, bất cập đang tồn tại. Từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét cũng như đưa ra những giải pháp để khắc phục những khó khăn, bất cập ấy. Luận văn xem xét nghiên cứu tình hình áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2012 tại Việt Nam. 4. Tình hình nghiên cứu đề tài Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến một số khía cạnh về những vấn đề liên quan đến đề tài như: Tác giả Trần Hoàng Châu, “Tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết của Tòa án”, Luận văn Thạc sỹ Luật học – Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Tác giả Phạm Đức Thắng, “các vấn đề về giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay”, khóa luận tốt nghiệp cử nhân – Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001 Những luận văn này tuy đã được nghiên cứu từ cách đây khá lâu nhưng những vấn đề lý luận của luận văn vẫn mang ý nghĩa sâu sắc và có tính kế thừa cao cho những công trình nghiên cứu về sau. Vấn đề giải quyết tranh chấp về đất đai luôn là chủ đề được xã hội quan tâm, đặc biệt những năm gần đây rất nhiều tác giả nghiên cứu và viết về vấn đề này như: tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan (2008), “Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo Luật hôn nhân gia đình năm 2000”, luận văn thạc sỹ luật học - Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội; TS. Doãn Hồng Nhung (2009), “Pháp luật đất đai và vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 23(160) tháng 12/2009, tr. 48-50; Tác giả Hạnh Nguyên (2013), Bài viết “quyền về đất đai của phụ nữ sau ly hôn: vẫn thiệt đơn, thiệt kép”, Phụ nữ Việt Nam, 44 (3779), tr.14; Tác giả Hoàng Thị Thái Hoa (2005), vấn đề ly hôn – nhìn từ sự tác động của yếu tố văn hóa truyền thống, thông tin khoa học phân viện nghiên cứu văn hóa thông tin tại Huế, số tháng 9/2005, trang 59-71; Tác giả Lê Thị Tuyết Chinh (2010), “giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn”, luận văn cử nhân – Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin: trong khóa luận này, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là tìm kiếm thông tin qua các tài liệu được lưu trữ trong 9 thư viện trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Hà Nội với một số luật của các nước trên thế giới và các tài liệu trên mạng internet và các phương tiện thông tin đại chúng … - Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu phát hiện ra những thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó và từ đó hiểu rõ hơn về từng khía cạnh của vấn đề. Tổng hợp những kết quả nghiên cứu từng mặt, từng khía cạnh để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung. Hai phương pháp này được sử dụng song song để bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong nghiên cứu. Từ đó đưa ra những nhận định đúng đắn để giúp cho quá trình nghiên cứu đạt được kết quả tốt. - Phương pháp quy nạp và diễn dịch: hai phương pháp nghiên cứu này tuy trái ngược nhau nhưng lại là một phần không thể thiếu của nhau. Chúng hỗ trợ nhau và hỗ trợ cho công tác nghiên cứu. Phương pháp quy nạp và diễn dịch được sử dụng chủ yếu trong chương I của luận văn để lý giải những nguyên tắc, nguyên lý, giả thuyết, kết luận, định nghĩa, khái niệm … - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp chung nhất trong công tác nghiên cứu. Luận văn vận dụng phương pháp này trong việc xem xét đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn tại Việt Nam trong những điều kiện cụ thể và các mối quan hệ khác. Ngoài ra, luận văn còn vận dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp thu thập số liệu, xử lý thông tin, thống kê, phân tích, so sánh… nhằm đưa ra được những thông tin, số liệu chính xác, những biện pháp tối ưu phục vụ cho công tác nghiên cứu bám sát với thực tiễn đời sống. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn tại Việt Nam. Qua đó thấy được những nguyên nhân chủ yếu (chủ quan và khách quan) dẫn đến những tranh chấp này, từ đó đưa ra những biện pháp ngăn chặn và phương pháp giải quyết khi tranh chấp xảy ra. 10 Trên cơ sở đưa ra những giải pháp có tính khả thi cao nhằm đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp cũng như đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay. 7. Bố cục luận văn bao gồm: Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn còn gồm có 3 chương: CHƢƠNG 1 – Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn CHƢƠNG 2 – Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn CHƢƠNG 3 – Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tác giả rất mong nhận được những lời nhận xét, đánh giá góp ý để có thêm kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn và giải quyết tranh chấp đất đai nói chung. [...]... sử dụng đất của vợ chồng quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn chỉ đặt ra đối với quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng Pháp luật quy định một số nguyên tắc chung về đường lối giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn Đó cũng là những nguyên tắc chung khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn Các nguyên tắc này xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền. .. chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn: đây là trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn Đất tranh chấp có thể là đất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đất để ở; có thể là giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa một bên ly hôn với hộ gia đình vợ hoặc chồng hoặc có thể xảy ra khi bố mẹ cho con đất đến khi ly hôn. .. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI VỢ CHỒNG LY HÔN 1.1 Khái quát chung về tranh chấp quyền sử dụng đất Tranh chấp đất đai hiện nay rất đa dạng, phong phú, nhiều khi nhiều mâu thuẫn đan xen lẫn nhau Để thấy rõ một cách toàn diện những vấn đề lý luận cơ bản về tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn ta phải xem xét nó nằm ở vị trí nào trong các dạng tranh chấp. .. giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn có vai trò rất lớn đối với xã hội nói chung, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân trong xã hội, đặc biệt là các cặp vợ chồng 1.2 Khái niệm tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn Theo quy định của pháp luật Việt Nam chỉ có thể hiểu Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền. .. đất các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, trong đó có sự phân biệt theo loại đất, theo đối tượng sử dụng, theo hình thức giao đất hoặc thuê đất Quyền sử dụng đất có sự khác nhau về mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng đất Quyền sử dụng đất nông nghiệp khác với quyền sử dụng đất ở; quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân khác với quyền sử dụng đất của tổ chức Quyền sử dụng đất là một quyền. .. giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các quyết định về giải quyết tranh chấp đất đai Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn là một dạng tranh chấp phổ biến mà hiện nay các cơ quan pháp luật của Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết Cũng thấy... bảo quyền tự do, bình đẳng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân mỗi người theo quy định của pháp luật Qua những phân tích trên chúng ta có thể đưa ra khái niệm về tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn như sau: tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ ly hôn là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về đất đai khi quan hệ hôn nhân... trước khi kết hôn, có quy định như vậy mới đáp ứng được với xu hướng phát triển của xã hội, đảm bảo quyền và 33 lợi ích của vợ chồng và phù hợp với xu thế chung của hệ thống pháp luật trên thế giới 1.4 Nguyên tắc chung của giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn Nguyên tắc chung khi giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn là những tư tưởng chỉ đạo trong quá giải. .. quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng Và đó là những cơ sở để khi giải quyết tranh chấp Tòa án không gặp khó khăn, đồng thời đảm bảo được lợi ích chính đáng của đương sự 1.3.1.6 Quyền sử dụng đất mà vợ chồng được Nhà nước bồi thường trong thời kỳ hôn nhân Quyền sử dụng đất mà vợ chồng được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng Nếu quyền sử. .. Thứ tư: Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: đây là dạng tranh chấp do người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã chết mà không để lại di chúc, hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp - . đất khi vợ chồng ly hôn 29 1.5. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn 34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI. LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI VỢ CHỒNG LY HÔN 6 1.1. Khái quát chung về tranh chấp quyền sử dụng đất 6 1.2. Khái niệm tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn 11 1.3 2 – Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn CHƢƠNG 3 – Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn Trong quá