Xét về mặt xã hội, ly hôn ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của vợ chồng, của gia đình và xã hội. Trong đại đa số các vụ án ly hôn, các đương sự có yêu cầu giải quyết ly hôn thì thường có tranh chấp về tài sản, nhất là những tài sản có giá trị lớn như quyền sử dụng đất. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn có một ý nghĩa vô cùng to lớn.
Quyền sử dụng đất là tài sản đặc biệt quan trọng, thường có giá trị sử dụng và giá trị thực tế và có ảnh hưởng lớn đến việc tạo lập, ổn định cuộc sống sau khi ly hôn của vợ, chồng, cũng như các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn được khách quan, chính xác, hợp lý sẽ bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình, nhất là lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Ly hôn thường mang đến cho hai bên vợ, chồng và con cái những tổn thất, mất mát về tinh thần, tình cảm. Do đó những lợi ích vật chất chính đáng của họ cần được bảo vệ.
Ly hôn là chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Do đó, mọi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về tài sản được giải quyết kịp thời, đầy đủ và chính xác vì nó không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của vợ chồng mà nó còn tác động đến lợi ích của người thứ ba. Vì thế, trong thực tế giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án cần quan tâm, bảo vệ lợi ích của người thứ ba có liên quan. Người thứ ba ở đây có thể là cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, anh chị em bên vợ hoặc bên chồng, người đã xác lập giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất là tài sản chung với vợ chồng…Họ là những người có quyền lợi liên quan đến quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng.
Như vậy, việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn không những bảo đảm quyền lợi chính đáng của mỗi bên vợ, chồng, của gia đình và con cái mà còn bảo vệ được lợi ích hợp pháp của những người khác.
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể xác lập các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất với cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp như: chồng thế
chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung để vay tiền ngân hàng cho con đi học, vợ chồng góp vốn đầu tư kinh doanh bằng quyền sử dụng đất …Khi vợ chồng ly hôn, quyền lợi của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy, trong quá trình xét xử, tòa án cần xác định cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này là bên có quyền và nghĩa vụ liên quan để giải quyết cho hợp lý, thỏa đáng để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho cơ quan, tổ chức cũng như lợi ích của Nhà nước và xã hội.
Khi chia quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, tòa án phải xác định “nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng đất” của vợ, chồng để chia cho phù hợp. Với đường lối giải quyết này đã giúp cho việc sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí.
Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn đúng pháp luật, khách quan, kịp thời còn góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, giữ gìn, bảo vệ giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam. Việc giải quyết tranh chấp không những bảo vệ được quyền lợi cho các đương sự mà còn làm cho mâu thuẫn giữa họ không còn, xung đột mới không có cơ hội phát sinh, nguy cơ tranh chấp dân sự có thể trở thành tội phạm bị đẩy lùi.
Qua việc giải quyết tranh chấp, các thẩm phán có cơ hội, điều kiện để đúc rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ xét xử, phát hiện được những thiếu sót trong các quy định pháp luật, kịp thời kiến nghị, bổ sung hoàn thiện pháp luật.
Nói tóm lại, việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, khi có yêu cầu, tòa án cần phải điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu…để có cách giải quyết đúng đắn.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN