0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp về quyền sử

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI VỢ CHỒNG LY HÔN LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 42 -42 )

2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn.

Điều 4 Luật đất đai năm 2013 quy định: “ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do

Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Sở dĩ Luật đất đai năm 2013

quy định như vậy là dựa trên nền tảng của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi bổ sung năm 2013. Chính vì thế, các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình chỉ được quyền sử dụng ổn định lâu dài chứ không có quyền sở hữu. Nếu vợ chồng ly hôn và có tranh chấp về quyền sử dụng đất thì chỉ đặt ra vấn đề chia quyền sử dụng đất như thế nào chứ không phải chia đất để sở hữu.

Việc phân chia quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn có ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích của vợ chồng và các thành viên khác trong gia đình. Bởi quyền sử dụng đất là một loại tài sản mang những nét đặc thù riêng và là tài sản có giá trị lớn và đem lại thu nhập chính cho gia đình. Có thể nói quyền sử dụng đất là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ngoài Luật Đất đai năm 2003 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì Bộ Luật Dân sự năm 2005 cũng quy định về việc chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn. Tuy nhiên, việc giải thích, hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng không được đầy đủ, kịp thời. Chính vì điều đó mà tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án trong những năm qua gặp nhiều khó khăn và giải quyết các vụ án còn chậm chạp chưa thống nhất.

Việc chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn được quy định tại Điều 97 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và được cụ thể hóa tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật

Hôn nhân và gia đình như sau: “Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn

mỗi bên vợ chồng có được do chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, nhận thế chấp hoặc được Nhà nước giao, cho thuê là tài sản riêng của vợ, chồng. Khi ly hôn, quyền sử dụng đất bên nào thuộc về bên đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác [3, Điều 23]. “Thỏa thuận khác” ở đây có thể là vợ chồng đồng ý nhập quyền sử dụng đất là tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng hay là được chia trong thời kỳ hôn nhân cũng là tài sản riêng của mỗi bên và khi ly hôn sẽ thuộc về bên đó, trừ khi vợ chồng có thỏa thuận đó là tài sản chung. Trong trường hợp đó nếu có xảy ra tranh chấp thì người có nghĩa vụ chứng minh là người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chứ không phải là bên kia.

Còn đối với quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì theo nguyên tắc là chia đôi nếu vợ chồng không tự thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản. Nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà có nguyên tắc giải quyết riêng. Sau đây, chúng tôi đưa ra một số ví dụ cho từng trường hợp cụ thể.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI VỢ CHỒNG LY HÔN LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 42 -42 )

×