Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Thưa các thầy cổ giáo cùng các bạn Việt Nam yêu quý, đến thời điểm khi
em hoàn thiện luận văn tốt nghiệp đại học Luật em đã sinh sống và học tập
xa nhà 5 năm Trong suốt những năm tháng dài xa nhà đó, em đã nhận được
sự dạy dỗ chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo Việt Nam Sự giúp đỡ chânthành của các bạn bè người Việt Tất cả những điều đó đã giúp chúng emvượt qua những khó khăn để có thể học tập tại Việt Nam
Cho em gửi lời biết ơn sâu sắc đến các thầy các cô giáo và các bạn ViệtNam
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, Thầy Phạm HồngQuang đã ân cần chỉ bảo em để em có thể hoàn thành luận văn Cho phép emgửi lời cảm ơn tới thầy
Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô, chú cán bộ thư viện Trường Đạihọc Luật Hà Nội đã tạo điều kiện để em có cơ hội tìm kiếm tại liệ để nghiêncứu và hoàn thành luận văn
Do những hạn chế lớn về ngôn ngữ nên trong quá trình thực hiện luậnvăn, em vẫn còn mắc phải không ít sai sót về lỗi chính tả về hình thức trìnhbày, và nội dung Em mong nhận được sự đóng góp từ phía các thầy cô vàcác bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 2KHÁI QUÁT VỀ LUẬN VĂN
Nước CHDCD Lào và nước CHXHCN Việt Nam là hai nước có mối liên hệlịch sử lâu dài và mật thiết Từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹthì mối liên hệ kinh tế- xã hội- chính trị giữa hai nước lại càng có những bướcphát triển mạnh mẽ Hiện nay, cả Lào và Việt Nam đều xây dựng Nhà nước theochế độ Xã Hội chủ nghĩa - Chế độ mà quyền lực của Nhà nước là của dân, dodân và vì dân Cả hai nước đều đang nỗ lực xây dựng và vận hành nền kinh tếtheo cơ chế thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước
Trong gia đoạn hiện nay, xu thế hội nhập quốc tế đang tác động mạnh mẽđến sự phát triển của mỗi quốc gia trong đó có cả Việt Nam và Lào Đòi hỏiViệt Nam và Lào cần có những hoạch định đúng đắn
Nhìn nhận một cách tổng thể các mặt thì Việt Nam có những bước tiến mạnh
mẽ hơn so với Lào.Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được nhữngthành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Mọi mặt củađời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt Một trong những yếu tố quan trọng gópphần tạo nên những thành công đó chính là sự quản lý điều hành hiệu quả củaChính phủ và các cơ quan hữu quan
Nhân thức được mối quan hệ than thiết của hai nước trên moị mặt , đặc biệt làmối quan hệ về chính trị giữa hai nước, nên Nhà nước Lào đã tạo điều kiện chochúng em sang học tập tại Việt Nam
Với mong muốn sau này, khi ra trường được trở về nước làm việc trong cơquan quản lý hành chính nhà nước, em đã lựa chọn ngôi trường Đại học Luật HàNội và đặc biệt là khoa hành chính – Nhà nước để học tập và nghiên cứu
Hiện tại mô hình tổ chức và hoạt động của Chính phủ hai nước Việt Nam
và Lào có những nét khá tương đồng Tuy nhiên, cách vận hành của Chính phủViêt Nam có rất nhiều điểm để Lào học tập và tham khảo
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
KHÁI QUÁT VỀ LUẬN VĂN 2
MỤC LỤC 3
PHẦN MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ - CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CAO NHẤT 10
1.1 Khái niệm quản lý hành chính nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước 10
1.1.1.Quản lý hành chính Nhà nước 10
1.1.2 Cơ quan hành chính Nhà nước 13
1.2 Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất 15
1.3 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam
và Lào 18
1.3.1 Nguyên tắc Đảng lãnh đạo 18
1.3.2 Nguyên tắc tập trung dân chủ 19
1.3.3 Nguyên tắc pháp chế 19
1.3.4 Nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành và theo lãnh thổ 20
1.3.5 Nguyên tắc quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo chức năng và phối hợp quản lí liên ngành 21
CHƯƠNG 2 22
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ LÀO 22
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chính phủ Việt Nam và Lào trước thời kỳ đổi mới 22
2.1.1 Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam trước
năm 1992 22
2.1.2 Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào trước năm 1991 26
2.2 Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào theo pháp luật hiện hành 30
2.2.2.Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào theo pháp luật hiện
Trang 4+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ 34
+ Thủ tướng Chính phủ 35
+ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ 36
2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào hiện nay 39
2.3.1 Những ưu điểm 39
2.3.2 Một số vấn đề còn tồn tại 43
2.3.3 Nguyên nhân 45
CHƯƠNG 3 47
PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ LÀO 47
3.1 Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào hiện nay 47
3.2 Các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Lào 51
PHẦN KẾT LUẬN 54
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước của bất kì quốc gianào trên thế giới cũng là vấn đề hết sức rộng lớn và phức tạp Điều đó do bảnchất của chính đối tượng quản lí nhà nước quy định vì đời sống xã hội vô cùng
đa dạng phong phú và vận động phát triển không ngừng, đòi hỏi luôn phải cónhững cải tiến, điều chỉnh các chức năng, nhiệm vụ quản lí hành chính và tổchức bộ máy hành chính, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp cán bộ cho phù hợp Việt Nam và Lào là hai quốc có truyền thống đoàn kết và lòng yêu nướcsâu sắc; nền hành chính của hai nhà nước Lào và Việt có quá trình lịch sử lâudài với những bước phát triển thăng trầm Hiện nay, Cộng hoà dân chủ nhân dânLào đang xây dựng nền kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền theo đườnglối của Đảng nhân dân cách mạng Lào; còn Việt Nam cũng tiến hành công cuộcxây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội chủ nghĩa
Có những điểm chung về xuất phát điểm, có nền kinh tế nghèo nàn, lạchậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề và một thời kì duy trì cơ chế quản lý kếhoạch, tập trung bao cấp Trên nền tảng các giá trị truyền thống văn hoá dân tộc,những thành tựu trong đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhànước thời gian qua rất to lớn, đáng ghi nhận nhưng những khuyết điểm, tồn tạicủa cơ chế cũ vẫn còn nhiều biểu hiện phức tạp cần phải nỗ lực nghiên cứu khắcphục nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước đápứng yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới đất nước của Lào và Việt Namhiện nay
Thực tế cho thấy đời sống quốc tế, sự vận động phát triển của các quan hệkinh tế-xã hội trong nền kinh tế thị trường diễn ra vô cùng sinh động, sự vậnđộng của hệ thống thiết chế và thể chế nhà nước thường có sự lệch pha, chậmhơn sự phát triển của quá trình kinh tế-xã hội Chính vì vậy, theo mỗi bước pháttriển của đời sống kinh tế-xã hội hiện nay, việc đổi mới tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy hành chính nhà nước cần phải được xác định là nhiệm vụ thườngxuyên, không ngừng nghỉ
Trang 6Dưới góc độ chuyên ngành Luật Hành chính, trên cơ sở những đòi hỏi củathực tiễn sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước phápquyền hiện nay ở Lào và Việt Nam, qua nghiên cứu đề tài có thể khẳng địnhđược rằng việc đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chínhnhà nước nói chung và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Chính phủ là vấn đềrất bức thiết và có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của công cuộc đổi mới hệthống chính trị và thể chế nhà nước đáp ứng những yêu cầu cho sự phát triển củaViệt Nam và Lào trong giai đoạn hiện nay Chính vì vậy; tác giả mạnh dạn chọn
đề tài: “Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào” làm luận văn
tốt nghiệp
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, các vấn đề liên quan đến bộ máy hành chính nhà nước Làonói chung và tổ chức – hoạt động của Chính phủ nói riêng vẫn là đề tài còn rấtmới mẻ trong nghiên cứu khoa học không những ở trong nước mà còn cả ở nướcngoài
Đã có một số công trình nghiên cứu có đề cập vấn đề tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy hành chính nhà nước Lào nhưng một cách gián tiếp như:
- Luận án tiến sĩ chuyên ngành lịch sử: “Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo quá trình xây dựng bộ máy hành chính nhà nước (1975 - 1995 )” của nghiên
cứu sinh - On Kẹo Phôm Ma Kon Đề tài nghiên cứu này đã được bảo vệ thành côngtại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội) năm 2004
- Luận văn thạc sĩ luật học: “Bộ máy hành chính nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay” của Phatthana Souk Aloun, bảo vệ năm 2003
- Luận văn thạc sĩ luật học: “Bộ máy nhà nước của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay” của NaLan Thammathava, bảo vệ năm 2003
Bên cạnh đó còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí của Lào liên quan
đến vấn đề đổi mới, kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước như: “Nắm vững quan điểm của Đảng trong công tác kiện toàn bộ máy tổ chức Chính phủ trong giai đoạn mới ” của BanNhăng VoLaChít (Tạp chí A-LunMay, tháng 11/1998); “Mốt số vấn
đề về công tác tổ chức bộ máy hành chính trong cơ chế thị trường” của On Kẹo PhômMa Kon (Tạp chí KoSảng Phăk số 32 năm 2000); “Một số suy nghĩ về việc kiện toàn bộ máy Chính phủ” của PhănKhăm VịPhaVăn (Tạp chí A-LunMay, tháng
Trang 7chủ nhân dân Lào” của dự án GPAR (UNDP) (Tạp chí Hành chính năm 2004,
2005)
Nhưng đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu một cách hệ thống
và hoàn chỉnh về tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào
Rõ ràng, việc thiếu những công trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt độngcủa Chính phủ của hai nhà nước Lào và Việt Nam là một thiếu sót lớn Bở lẽ,Việt Nam và Lào là hai quốc gia có mối quan hệ hữu hảo lâu đời Hai quốc gia
có sự giao thoa văn hoá sâu sắc Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chốngPháp và chống Mỹ , quân và dân hai nước đã “kề vai, sát cánh” chiến đấu, hỗ trợnhau giành độc lập Từ đó đến nay, mối quan hệ kinh tế, xã hội và chính trị đãđược nâng lên tầm cao mới
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đánh giá mức độ hoàn thiện của các chế định pháp luật về tổ chức vàhoạt động của Chính phủ Lào qua từng giai đoạn lịch sử, phân tích thực trạng
tổ chức và hoạt động của Chính phủ , trên cơ sở đó đề xuất một số phươnghướng, giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động Chính phủ trong điềukiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay của cả hai nước hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận án có các nhiệm vụ nghiêncứu như sau:
- Nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn những vấn đề lí luận cơ bản về tổ chức
và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào như khái niệm chung về hànhchính, Chính phủ; các chức năng cơ bản và các nguyên tắc tổ chức, hoạt độngcủa Chính phủ Việt Nam và Lào;
Trang 8- Làm sáng tỏ quá trình phát triển của Chính phủ Lào và Việt Nam, trìnhbày và phân tích nội dung các văn kiện của Đảng và văn bản quy phạm phápluật của Nhà nước về tổ chức và hoạt động của Chính phủ các cấp.
- Nêu ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng tổ chức vàhoạt động Chính phủ Việt Nam và Lào hiện nay;
- Đưa ra những phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện tổchức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào trong điều kiện xây dựngNhà nước pháp quyền , phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và xu hướng hội nhập quốc tế
- Nghiêu cứu quá trình hình thành và phát triển, mức độ hoàn thiện của cácchế định về tổ chức và hoạt động Chính phủ Việt Nam và Lào;
- Đánh giá thực trạng, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện
tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào hiện nay
5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Tác giả đã nghiên cứu giải quyết đề tài luận văn dựa trên phương pháp luậnMác-Lênin về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam
và Đảng nhân dân cách mạng Lào về cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Trong qua trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng các phương phápnghiên cứu cụ thể là: phương pháp lịch sử, thống kê, phân tích, tổng hợp, sosánh, hệ thống hoá… Thông qua đó, những vấn đề có liên quan tới tổ chức vàhoạt động bộ máy hành chính Nhà nước được xem xét, đánh giá từ nhiều góc độkhác nhau, bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện, có hệ thống và xác thực theo nhữngnội dung cụ thể trong luận văn
6 Kết cấu của Luận văn
Luận văn được chia thành 3 chương:
Trang 9Chương I – Cơ sở lí luận về tổ chức và hoạt động của Chính phủ - cơ quanhành chính nhà nước cao nhất:
Chương II - Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng tổ chức hoạtđộng của Chính phủ Viêt Nam và Lào
Chương III Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủViệt Nam và Lào
'
Trang 10CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
-CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CAO NHẤT
1.1 Khái niệm quản lý hành chính nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước.
1.1.1.Quản lý hành chính Nhà nước.
Khái niệm hành chính bắt nguồn từ khái niệm quản lí Theo tiếng Latin,
“hành chính” - “administration” có nghĩa là quản lí, điều hành, phục vụ, hỗ trợ.[22,tr.9] Trong lĩnh vực xã hội, quản lí là một dạng hoạt động xã hội, có nghĩa là điềukhiển các hoạt động của con người và quá trình xã hội hướng tới mục tiêu đã định.Điều này xuất phát từ nhu cầu của hoạt động xã hội là cần phải có sự quản lí, đúng
như C Mác đã nói: “quản lí là chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động”;[1, tr.29-30] “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng cần đến sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung… Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình còn dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng”.[2, tr.480]
Trong tiếng Việt, từ “hành chính” có nguồn gốc Hán, nghĩa là thi hànhchính sự [15, tr.91] - thi hành chính sách và pháp lệnh của chính phủ Có tác giảcòn giải thích thuật ngữ “hành chính” một cách cụ thể là những hành vi, nhữngbiện pháp để thi hành chính sách do cơ quan chính trị thiết lập Đó là những hoạt
động liên tục và thường xuyên để “thanh thảo những nhu cầu chung của nhân dân”.
Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát rằng hành chính là hoạt động quản
lí, điều hành, phục vụ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó hoạtđộng của cơ quản quản lý hành chính nhà nước (còn gọi là hành chính công) giữ
vị trí đặc biệt quan trọng
Trong hoạt động của nhà nước, thuật ngữ “hành chính” được hiểu là hoạtđộng thi hành, quản lí, cai trị, điều hành công việc chung một cách chính thức.Theo đó, chủ thể thực hiện hoạt động này là nhà nước, trên cơ sở quyền lực nhànước
Trang 11Hành chính nhà nước là sự quản lí của nhà nước đối với xã hội và đối với
cả chính bộ máy nhà nước, mặc dù về nguyên lí, bộ máy nhà nước không cómục đích tự thân, sự tồn tại của bộ máy nhà nước là xuất phát từ nhu cầu kháchquan của đời sống xã hội, nhằm phục vụ cho đời sống xã hội Hành chính nhà
nước còn được gọi là hành chính công, tức là “hoạt động của nhà nước, của các
cơ quan mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để quản lí công việc của nhà nước nhằm phục vụ lợi ích chung hay lợi ích riêng hợp pháp của công dân.” [23, tr.17]
Tuy nhiên, cách hiểu khái niệm hành chính nhà nước như trên mới chỉ xuấtphát từ góc độ mối tương quan giữa nhà nước với xã hội (giữa chủ thể với đốitượng quản lí) mà chưa nhìn nhận nó dưới góc độ mối tương quan giữa các yếu
tố cấu thành quyền lực nhà nước hay giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước Nếu nhìn nhận từ góc độ phân công, phối hợp giữa các quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp thì hành chính nhà nước là dạng hoạt động nhà nước thuộcphạm trù hành pháp Dưới góc độ này, hành chính nhà nước là một trong ba loạihoạt động của nhà nước mà đặc trưng của nó là được thực hiện trên cơ sở chấphành luật và tổ chức thi hành luật, đảm bảo hiệu lực thực tế của luật, biến cácquy định của luật trở thành hiện thực trong đời sống hàng ngày của xã hội vànhà nước Với đặc trưng này, hành chính nhà nước (trên cấp độ cao nhất) đượcphân biệt với các hoạt động lập pháp và tư pháp Nếu sản phẩm của hoạt độnglập pháp là các văn bản luật nhằm tạo cơ sở pháp lí cho các hoạt động xã hội;sản phẩm của hoạt động tư pháp là các phán quyết về tính hợp pháp của cáchành vi và các tuyên bố về những sự kiện pháp lí đảm bảo trật tự pháp luật vàbảo vệ các quyền con người đã được luật ghi nhận, thì sản phẩm của hoạt độnghành chính là các quyết định hành chính và hành vi hành chính phù hợp với quyđịnh của luật, hiện thực hoá các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổchức
Để làm rõ khái niệm hành chính, chúng ta cũng cần phân biệt giữa hànhchính và hành pháp Hai khái niệm này rất gần gũi và có liên hệ mật thiết nhưngkhông phải là những khái niệm đồng nhất PGS.TS Lê Minh Thông đã từng
viết: “Quyền hành pháp là khái niệm chung dùng để chỉ một bộ phận (nhánh, loại) quyền lực đặc thù - quyền thi hành pháp luật và phản ánh mối quan hệ
Trang 12nước nói chung còn quyền hành chính là khái niệm cụ thể hơn, phản ánh tiểu hệ thống quyền lực thống nhất từ trung ương xuống địa phương gắn với việc quản
lí điều hành và phục vụ của toàn bộ hệ thống cơ quan hành chính.”[21, tr.285]
Từ những phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm chung về hành chínhnhà nước như sau:
Hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức bằng quyền lực nhà nước
do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến cơ sở tiến hành đối với các hoạt động xã hội và hành vi của công dân nhằm mục đích thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, an ninh, thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân.
Hành chính nhà nước là hoạt động quản lí của nhà nước đối với các lĩnhvực đời sống xã hội trên cơ sở chấp hành và tổ chức thi hành pháp luật một cáchđộc lập, chủ động và sáng tạo Nếu xuất phát từ vai trò của nhà nước nói chung
là quản lí xã hội, tức là sự tác động có mục đích đến đời sống xã hội thì các hoạtđộng lập pháp, hành pháp và tư pháp đều có ý nghĩa quản lí Nhưng nếu xét từgóc độ phân công chức năng của bộ máy nhà nước thì hành chính nhà nướcthuộc hoạt động của một trong ba hệ thống thực thi quyền lực nhà nước, đó làquyền hành chính do hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện.Chính vì thế, người ta thường nói quản lí nhà nước với ý nghĩa là quản lí hànhchính nhà nước là nói ở góc độ này
Đặc điểm chủ yếu của quản lý hành chính nhà nước với tính cách là hoạt động chấp hành và điều hành được thể hiện trên những nét chính sau:
- Quản lý hành chính nhà nước là loại hoạt động mang tính tổ chức trực tiếp là chủ yếu
- Quản lý hành chính nhà nước là loại hoạt động mang tính chủ động, độc lập sáng tạo cao
- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được đảm bảo về phương diện
tổ chức - bộ máy
- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được đảm bảo bằng cơ sở vật chất to lớn
Quản lý hành chính nhà nước mang tính chất chính trị rõ rệt
- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính liên tục và chuyên
Trang 13Từ những điểm trên, có thể nhận thức chung về quản lý hành chính nhà nước làhoạt động quản lí, điều hành và phục vụ của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực,phạm vi của nền kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh Hành chính nhànước là loại hoạt động mang tính chấp hành và điều hành – tính tổ chức thựctiễn là chủ yếu Với hệ thống tổ chức bộ máy to lớn, thống nhất, chặt chẽ, vớitính chuyên nghiệp cao, hoạt động hành chính nhà nước mang tính động lập,sáng tạo, hiệu lực và hiệu quả cao đáp ứng các yêu cầu của quản lí nhà nướctrong nhà nước pháp quyền.
1.1.2 Cơ quan hành chính Nhà nước
Trong nền hành chính nhà nước, với tính cách là thể thống nhất về mặt cơ cấu tổchức các cơ quan hành chính nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước là yếu tốhợp thành giữ vị trí vô cùng quan trọng Đứng trên phương diện lý luận về nhà
nước, bộ máy hành chính nhà nước được hiểu là hệ thống các cơ quan nhà nước
thực hiện chức năng của nền hành chính nhà nước-chức năng chấp hành và điều
hành, các cơ quan đó được gọi là cơ quan hành chính nhà nước.
Theo “Từ điển giải thích thuật ngữ luật học” do Trường Đại học Luật Hà
Nội biên soạn, bộ máy hành chính nhà nước “là hệ thống các cơ quan chấp hành-điều hành được thành lập để quản lí mọi mặt của đời sống xã hội với sự
đa dạng về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và phương pháp hoạt động…
[24, tr.18]
Như vậy, nói đến bộ máy hành chính nhà nước, trước hết cần phải đề cập
cơ quan hành chính nhà nước Cũng giống như bất cứ cơ quan nhà nước nàokhác, các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập trên cơ sở luật định đểthực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn trong từng lĩnh vực nhất định Ngoàicác dấu hiệu chung của cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước còn cónhững dấu hiệu đặc thù, nhờ đó chúng ta có thể phân biệt với các cơ quan kháccủa nhà nước
Thứ nhất, cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quản lí
hành chính nhà nước - hoạt động chấp hành và điều hành là hoạt động mang tínhdưới luật;
Thứ hai, cơ quan hành chính nhà nước có phạm vi thẩm quyền nhất định giới hạn
trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước do pháp luật quy định;
Trang 14Thứ ba, các cơ quan hành chính nhà nước có mối liên hệ trong hệ thống trực
thuộc, cấp trên cấp dưới tạo thành một hệ thống thống nhất từ trung ương đến cơsở
Tổng thể các cơ quan hành chính nhà nước là hợp thành hệ thống tổ chức bộmáy hành chính nhà nước Tuy nhiên, mỗi cơ quan hành chính nhà nước cũng làmột hệ thống tổ chức chặt chẽ theo những nguyên lí chung của cả hệ thống bộmáy hành chính nhà nước
Các cơ quan hành chính nhà nước liên kết chặt chẽ với nhau hợp thành hệthống thống nhất, gọi là bộ máy hành chính nhà nước Điều này cho thấy tínhthống nhất chặt chẽ, với hiệu lực và hiệu quả cao của bộ máy hành chính nhànước từ trung ương đến cơ sở là yêu cầu khách quan cần phải có đối với một nềnhành chính hiện đại
Về mặt nguyên tắc chung, bộ máy hành chính nhà nước với tư cách là một hệ thống phải được vận hành trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tổ chức bộ máy hành chính phải phù hợp với những yêu cầu của việc thựchiện nhiệm vụ của cơ quan hành pháp mà chính phủ là thiết chế đứng đầu
- Tiết kiệm và hiệu quả
- Sự tham gia của người dân vào công việc quản lí một cách dân chủ; pháthuy tối đa tính tích cực của con người trong tổ chức
Như vậy, có thể nhận thức khái niệm chung về bộ máy hành chính nhànước là toàn bộ hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ
sở để thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước Bộ máy đó bao gồmtổng thể các cơ quan hành chính nhà nước từ Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang
bộ đến những cơ quan chính quyền địa phương các cấp theo vùng lãnh thổ Kháiniệm bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam và Lào cũng cần phải được nhậnthức một cách tổng hợp cả về cơ cấu tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước
và cơ chế phân công, phối hợp hoạt động của các cơ quan đó
Trang 15Các cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động theo một hệthống thống nhất, thông suốt trên những nguyên tắc chung theo quy định củaHiến pháp và pháp luật có thể được hình dung như một “bộ máy” Thuật ngữ
“bộ máy hành chính nhà nước ” thể hiện rõ đặc điểm và yêu cầu khách quan làtoàn bộ các cơ quan hành chính, cán bộ công chức nhà nước Việt Nam và Làođược tổ chức thành một hệ thống với cơ chế sắp xếp, phân định các chức năngnhiệm vụ, quyền hạn và tiến hành phối hợp các hoạt động theo những nguyêntắc, chuẩn mực, trình tự do Hiến pháp và pháp luật của mỗi nước quy định Tất
cả nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp của chính quyền nhà nước, phát huy tối đahiệu lực và hiệu quả của nền hành chính Lào đáp ứng các yêu cầu phát triển đấtnước
Ngoài những đặc điểm chung so với bộ máy hành chính nhà nước các nướctrên thế giới cũng như bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam, bộ máy hànhchính nhà nước Lào còn có những điểm đặc thù riêng
Về tổ chức bộ máy, để phù hợp với thực trạng nền kinh tế-xã hội, các điềukiện thiên nhiên và lịch sử văn hoá, yêu cầu phát triển của đất nước hiện nay, hệthống các cơ quan hành chính nhà nước Lào ở địa phương đã được tổ chứcthành ba cấp tỉnh, huyện và bản (không có cấp xã) Ngoài ra, ở mỗi cấp hànhchính lãnh thổ như trên đều không có hội đồng nhân dân với tư cách là cơ quanđại diện như Việt Nam và nhiều nước trên thế giới Về tổ chức bộ máy và cơ chếhoạt động, bộ máy hành chính nhà nước Lào hiện nay còn có điểm đặc thù nữa
là vai trò của người đứng đầu cơ quan hành chính ở mỗi cấp chính quyền địaphương - tỉnh trưởng, huyện trưởng, trưởng bản Người đứng đầu cơ quan hànhchính nắm quyền điều hành toàn bộ hoạt động của bộ máy hành chính của địaphương Dưới sự điều hành của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ởđịa phương là một bộ máy văn phòng giúp
Nhìn chung, điểm đặc thù trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hànhchính nhà nước Lào thể hiện rõ nét ở tính gọn nhẹ, thông suốt của hệ thống các
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Cách thức tổ chức và hoạt động đómang lại sự phù hợp của nền hành chính nhà nước Lào với những điều kiện tựnhiên, lịch sử và hoàn cảnh chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước Lào
1.2 Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
Trang 16Hiến pháp của cả Việt Nam và Lào đều khẳng định Chính phủ là cơ quanhành pháp của Nhà nước nước Cộng hoà Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam và CộngHoà dân chủ nhân dân Lào Vị trí này của Chính phủ được Hiến pháp xác địnhtrong mối quan hệ thống nhất giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.Nhưng nếu xét trong hệ thống bộ máy hành chính nhà nước thì Chính phủ lại là
cơ quan hành chính nhà nước cao nhất Với nhiệm kì bằng nhiệm kì của Quốchội, Chính phủ đóng vai trò là cơ quan thống nhất quản lí việc thực hiện cácnhiệm vụ của Nhà nước về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội, quốcphòng, an ninh và đối ngoại
Các nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được Hiến pháp quy định gồmcác điểm như sau:
- Thi hành Hiến pháp, pháp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của
Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh của Chủ tịch nước;
- Trình dự thảo luật trước Quốc hội, dự thảo pháp lệnh trước Uỷ banthường vụ Quốc hội;
- Quy định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhànước hàng năm trình Quốc hội xét và phê chuẩn;
- Báo cáo công tác trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội (khi Quốchội không họp) và báo cáo trước Chủ tịch nước;
- Ra các quyết định về quản lí kinh tế-xã hội, khoa học, kĩ thuật, quốcphòng, an ninh và đối ngoại;
- Tổ chức chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các ngành và chính quyền địaphương;
- Tổ chức và kiểm tra hoạt động của các lực lượng quốc phòng, an ninh;
- Kí hiệp ước, hiệp định với nước ngoài và chỉ đạo việc thi hành các hiệpước, hiệp định đó;
- Đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ các quyết định, chỉ thị của bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chính quyền địa phương tráipháp luật
Ngoài 9 nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể nêu trên, Chính phủ còn thực hiệnnhững quyền hạn, nhiệm vụ khác theo luật định đó là:
Trang 17- Thực hiện hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, sắc lệnh, pháp lệnhcủa Chủ tịch nước, tổ chức tuyên truyền pháp luật, giáo dục việc tôn trọng phápluật, quy định các biện pháp bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân;
- Xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước
đề nghị Quốc hội xem xét và phê chuẩn;
- Quản lí thống nhất việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng cơ sở kinh tế,văn hoá - xã hội, khoa học và kĩ thuật, thực hiện chính sách tài chính và tiền tệ,quản lí và đảm bảo việc sử dụng hiệu quả tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhântheo quy định của hiến pháp và pháp luật;
- Báo cáo hoạt động của mình trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội
và Chủ tịch nước;
- Nghiên cứu xây dựng và trình dự thảo luật trước Quốc hội, dự thảo pháplệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
- Nghiên cứu và trình dự thảo sắc lệnh của Chủ tịch nước;
- Ban hành nghị định và quyết định về quản lí nhà nước, quản lí kinh tế - xãhội, khoa học, kĩ thuật, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; an ninh quốcphòng và quan hệ đối ngoại;
- Tổ chức, lãnh đạo, quản lí và giám sát mọi hoạt động của các ngành nghề
và cơ quan chính quyền địa phương để bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả phápluật;
- Tổ chức và quản lí thống nhất về dân số trên phạm vi cả nước;
- Củng cố và tăng cường kiểm tra việc bảo vệ quốc phòng, bảo vệ an trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, thực hiện mệnhlệnh và kỷ luật quân đội cần thiết để bảo vệ an ninh quốc phòng;
ninh Đình chỉ hoặc xoá bỏ các quyết định, chỉ thị, hướng dẫn và thông tư củacác bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác trực thuộc trực tiếp Chính phủ và
cơ quan chính quyền địa phương nếu các cơ quan này thực thi công việc trái vớipháp luật
- Quyết định thành lập hoặc giải thể huyện và điều chỉnh địa giới giữa cáchuyện theo đề nghị của huyện trưởng và thị trưởng thành phố
- Tổ chức, thực hiện và giám sát việc thanh tra nhà nước nhằm phát hiện racác vi phạm pháp luật, tham nhũng và các yếu kém khác; giải quyết khiếu nại, tố
Trang 18cáo của người dân liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, côngchức và các cơ quan quản lí nhà nước ở mỗi cấp theo quy định của pháp luật.
- Hợp tác, thương lượng, kí các hiệp định và thoả thuận với các quốc giakhác, quản lí và giám sát quan hệ đối ngoại và việc thực hiện các hiệp định vàthoả thuận đã kí
1.3 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước lànhững tư tưởng, quan điểm có tính chủ đạo, xuyên suốt, làm cơ sở cho toàn bộcác quy định cụ thể của pháp luật và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của bộmáy hành chính nhà nước Lào
Mọi nền hành chính đều có những nguyên tắc chung để tổ chức và hoạtđộng bộ máy hành chính nhà nước nhưng mỗi nền hành chính lại có nhữngnguyên tắc riêng để tổ chức và hoạt động bộ máy hành chính nhà nước có tínhđặc thù phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốcgia, dân tộc
Chính phủ là một bộ phận của Bộ máy hành chính Nhà nước, chính vì vậynhững nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nướccũng chi phối đến tổ chức và hoạt động của Chính Phủ các cấp
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Việt Nam và Lào, tác giả nhậnthấy tổ chức và hoạt động của Chính phủ các cấp của Việt Nam và Lào chịu sựchi phối, chỉ đạo của một số nguyên tắc chính như:
1.3.1 Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
Trong Hiến pháp- Đạo luật cao nhất của hai nước đều ghi nhận nguyên tắcĐảng lãnh đạo là một nguyên tắc quan trọng nhất trong việc tổ chức và hoạtđộng của bộ máy Nhà nước, bộ máy hành chính nói chung và tổ chức hoạt độngcủa Chính phủ các cấp nói riêng
Cụ thể tại Lào, Đảng nhân dân cách mạng Lào là trụ cột của hệ thống chínhtrị nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Điều 3 Hiến pháp năm 1991 quy định:
“Quyền làm chủ đất nước của nhân dân các bộ tộc được thực hiện và đảm bảo bằng hoạt động của hệ thống chính trị do Đảng nhân dân cách mạng Lào là hạt nhân lãnh đạo” Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội Lào nói
chung, bộ máy hành chính nhà nước Lào nói riêng đã có bề dày lịch sử gắn liền
Trang 19với quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dânLào.
Trong lĩnh vực hành chính nhà nước, nguyên tắc Đảng lãnh đạo thể hiện cụthể thông qua các hình thức hoạt động của Đảng như sau:
- Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách về quản lí nhà nước nói chung và quản lí hành chính nhà nước nói riêng:
- Vai trò lãnh đạo của Đảng trong quản lí hành chính nhà nước thể hiện trong công tác tổ chức cán bộ
- Đảng lãnh đạo bộ máy hành chính nhà nước bằng hình thức kiểm tra, việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng trong hoạt động quản
lí hành chính nhà nước
1.3.2 Nguyên tắc tập trung dân chủ
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộmáy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nhà nước nói riêng Điều 5 Hiến
pháp năm 1991 quy định: “Quốc hội và tất cả các cơ quan của Nhà nước được
tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.
Nguyên tắc tập trung dân chủ yêu cầu sự kết hợp hài hoà giữa tập trung vàdân chủ Trong hoạt động quản lí nhà nước, tập trung nhằm đảm bảo sự thâutóm quyền lực nhà nước vào chủ thể quản lí để điều hành, chỉ đạo việc thực hiệnpháp luật, dân chủ là việc mở rộng quyền cho các đối tượng quản lí nhằm pháthuy trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lí, phát huy khả năng của đối tượngquản lí trong quá trình thực hiện pháp luật Cả hai yếu tố này phải có sự phốihợp một cách đồng bộ, chặt chẽ với nhau, chúng có mối quan hệ qua lại và thúcđẩy lẫn nhau cùng phát triển trong quản lí hành chính nhà nước
Trang 20và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, trong đó có các cơ quanhành chính nhà nước.
Điều 10 Hiến pháp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào năm 1991 quy
định: “Nhà nước quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, mọi tổ chức của Đảng và Nhà nước, các tổ chức quần chúng, các tổ chức xã hội và mọi công dân phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”
Quản lí hành chính nhà nước là công việc phức tạp gồm những lĩnh vựchoạt động khác Đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trongquản lí hành chính nhà nước có nghĩa là phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu đốivới từng lĩnh vực hoạt động khác nhau đó, cụ thể là:
Thứ nhất, trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật (văn bản dưới luật) là hình thức hoạt động cơ bản
và chủ yếu trong quản lí hành chính nhà nước
Thứ hai, trong tổ chức thực hiện pháp luật Tổ chức thực hiện pháp luật
trong quản lí hành chính nhà nước thực chất là hoạt động tổ chức thực hiện nộidung các văn bản pháp luật do các chủ thể quản lí hành chính nhà nước banhành
1.3.4 Nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành và theo lãnh thổ
Trong quản lí hành chính nhà nước, khái niệm ngành có thể hiểu là tổng thểnhững đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đơn vị sự nghiệp cung ứng cùng mộtloại sản phẩm nhất định, thuộc mọi quy mô và thuộc các thành phần kinh tếkhác nhau Lãnh thổ là những phạm vi vùng đất, vùng dân cư thuộc chủ quyềnquốc gia, một phạm vi hoạt động quản lí hành chính nhà nước với một cơ cấu tổchức bộ máy quản lí hành chính nhà nước tương ứng
Sự phân chia thành các ngành là quy luật phát triển tất yếu khách quan củanền kinh tế - xã hội Tương tự như vậy, sự phân chia đất nước thành các đơn vịhành chính lãnh thổ để quản lí dân cư là đặc trưng của mọi chế độ nhà nước Sựphân chia các mặt hoạt động xã hội thành ngành là kết quả sự phân công laođộng xã hội diễn ra đồng thời với quá trình phát triển sản xuất và chuyên mônhoá các loại hoạt động khác nhau của con người Tuỳ theo sự phân loại màngười ta chia ngành thành các phân ngành, ngành chuyên sâu Sự phân công laođộng xã hội quy định sự phân công lao động quản lí
Trang 21Lào là một đất nước có cơ cấu các vùng lãnh thổ mang đặc trưng chủ yếu làđịa bàn rừng núi (đất nước Triệu Voi) Điều kiện kinh tế - xã hội nói chung vàgiao thông ở Lào còn nhiều khó khăn Do vậy, nguyên tắc kết hợp quản lí theongành và theo lãnh thổ càng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tổ chức và hoạtđộng của bộ máy hành chính nhà nước
1.3.5 Nguyên tắc quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo chức năng và phối hợp quản lí liên ngành
Sự phát triển của ngành đòi hỏi phải có sự quản lí theo chức năng của các
cơ quan chuyên môn nhằm đảm bảo cho các hoạt động chuyên môn diễn ratrong phạm vi ngành được thực hiện một cách thống nhất đồng bộ từ trung ươngđến cơ sở Bên cạnh đó, một ngành không chỉ và không thể tồn tại và hoạt độngmột cách biệt lập mà luôn có sự phụ thuộc, liên quan đến các ngành khác
Ở Lào, theo quy định của pháp luật, hệ thống quản lí theo chức năng gồm
có các bộ, sở, phòng và mỗi cơ quan quản lí theo ngành đều có các bộ phận quản
lí theo chức năng như cục, vụ, ban Các bộ phận này đều chịu sự quản lí của
các cơ quan quản lí theo chức năng có thẩm quyền cấp trên.
Trang 22CHƯƠNG II QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ LÀO
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chính phủ Việt Nam và Lào trước thời kỳ đổi mới
2.1.1 Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam trước năm 1992
Ngày 2/9/1945 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong công cuộc giải phóngdân tộc của dân tộc Việt Nam Đây là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản
“Tuyên ngôn độc lập” - khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ công hoà Sauhơn,1000 năm Bắc thuộc và hơn 80 năm Pháp thuộc dân tộc Việt Nam đã gìànhđược độc lập tự do cho mình
Khắc phục những khó khăn lớn, từ sự tàn phá của chiến tranh, của chínhsách vơ vét thuộc địa của thực dân Pháp, Chính phủ lâm thời Nước Việt Namdân chủ cộng hoà mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành nhữngbiện pháp thúc đẩy đất nước thoát khỏi khó khăn Trong đó xây dựng một Nhànước, một chính quyền mạnh là một nhiệm vụ cấp bách
Từ yêu cầu của thực tiễn, và nỗ lực của Chính phủ lâm thời, đặc biệt làChủ tịch Hồ Chí Minh: Hiến Pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra đờivào năm 1946 Đánh dấu một bước đi lớn trong lịch sử của nền lập pháp ViệtNam
Không chỉ dừng lại ở đó, bản Hiến Pháp là minh chứng hùng hồn choquyền sống, quyền độc lập quyền tự do của người dân lao động trong xã hội dânchủ Việt Nam Hiến pháp 1946 đã xác lập nên địa vị Chính trị quan của Chínhphủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Từ đó tạo điều kiện xây dựng nền tảngphát huy mọi tiềm năng điều kiện để đưa đất nước Việt Nam phát triển
Bước sang giai đoạn cuối năm 1946, thực dân Pháp vẫn chưa từ bỏ ý địnhmuốn đặt ách nô lệ tại Việt Nam một lần nữa Chính vì vậy mà chúng liên tục đedoạ nền hòa bình, độc lập tự do của dân tộc Việt Nam Chúng đã nổ súng tạiMiền Nam Việt Nam, và tiền hành gây áp lực với Chính Phủ Việt Nam tại MiềnBắc
Dân tộc Việt Nam đã không được hưởng sự tự do trọn vẹn, cuối năm
Trang 23Trong giai đoạn này, bộ máy chính quyền của nước Việt Nam dân chủcộng hoà đã phải chuyển lên thủ đô kháng chiến Việt Bắc Khắc phục mọi khókhăn, Chủ tịch Hồ CHí Minh và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đãtiến hành lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tăng cường xây dựng phát triển mọimặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở những vùng tự do Lãnh đạo nhân dânkháng chiến chống Pháp.
Sau chiến thắng lịch sử Điện biên Phủ, thực dâm Pháp phải ký hiệp định
Giơ- ne- vơ (20/07/1954), Miền Bắc Việt Nam được hàon toàn độc lập nhưng
Việt Nam tạm thưòi bị chai cắt thành hai miền Nhiệm vụ cách mạng trong giaiđoạn mới này là: Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh thốngnhất đất nước
Ngày 23/1/1957 tại Kỳ họp thứ VI quốc hội khoá 1 đã ra nghị quyết vềviệc sửa đổi hiến pháp và thành lập ban sửa đổi Hiến Pháp, đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh Ngày 1/4/1959 Dự thảo Hiến pháp sửa đổi công bố để nhân dânthảo luận, đóng góp ý kiến Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá 1, ngày31/12/1959, Hiến pháp sửa đổi được thông qua và ngày 1/1/1960 Chủ tịch HồChí Minh ký quyết định công bố bản Hiến pháp này
Hiến pháp 1959 chứa đựng nhiều giá trị mới về mặt quy định tổ chức vàhoạt động của Chính phủ: Chế định Chủ tịch nước tách khỏi Chính phủ, quyềnhạn của Chủ tịch nước hạn chế hơn rất nhiều so với Hiến pháp 1946(không cònđứng đầu Chính phủ, không còn quyền ban hành sắc lệnh )
Theo quy định của Hiến pháp năm 1980 Hội đồng bộ trưởng là Chính phủcủa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hànhchính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất
Hội đồng Bộ trưởng thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chínhtrị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước;tăng cường hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; bảo đảmviệc tôn trọng và chấp hành pháp luật; phát huy quyền làm chủ tập thể của nhândân; bảo đảm xây dựng chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vậtchất và văn hoá của nhân dân
Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội;trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác
Trang 24Tại Điều 105 Hiến pháp 1980 quy định cơ cấu của Hội đồng
bộ trưởng bao gồm: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Các Phó Chủ tịch Hộiđồng Bộ trưởng, Các bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước
Hội đồng Bộ trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật
2- Trình dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội vàHội đồng Nhà nước
3- Lập dự án kế hoạch Nhà nước và dự toán ngân sách Nhà nước trìnhQuốc hội; tổ chức thực hiện kế hoạch Nhà nước và ngân sách Nhà nước
4- Thống nhất quản lý việc cải tạo, xây dựng và phát triển nền kinh tế quốcdân, việc xây dựng và phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật
5- Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân
6- Bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân và tạo điều kiện cho công dânhưởng quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ của mình
7- Tổ chức quốc phòng toàn dân và xây dựng các lực lượng vũ trang nhândân
8- Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội
9- Thi hành việc động viên, giới nghiêm và mọi biện pháp cần thiết để bảo
vệ Tổ quốc
10- Thi hành những biện pháp nhằm bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệlợi ích của Nhà nước và của xã hội
11- Thống nhất quản lý tài chính, tiền tệ và tín dụng
12- Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê và thống kê của Nhà nước
13- Tổ chức và lãnh đạo công tác trọng tài Nhà nước về kinh tế
14- Tổ chức và lãnh đạo công tác bảo hiểm Nhà nước
15- Tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra và kiểm tra của Nhà nước
16- Tổ chức và quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; chỉ đạo việc thựchiện các hiệp ước và hiệp định đã ký kết
17- Xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước từ Trung ương đến cơsở; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ Nhà nước
18- Lãnh đạo công tác của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộtrưởng
Trang 2519- Bảo đảm cho Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ và quyềnhạn của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.
20- Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp
21- Tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thànhviên của Mặt trận hoạt động
22- Tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và phápluật trong nhân dân
23- Đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị,thông tư không thích đáng của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộtrưởng
24- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của các Hộiđồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương, đồngthời đề nghị Hội đồng Nhà nước sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó
25- Đình chỉ việc thi hành và sử đổi hoặc bãi bỏ những quyết định và chỉthị không thích đáng của Uỷ ban nhân dân các cấp
26- Quyết định việc phân vạch địa giới các đơn vị hành chính dưới cấptỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương
Quốc hội và Hội đồng Nhà nước có thể giao cho Hội đồng bộ trưởngnhững nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết
Hội đồng Bộ trưởng căn cứ vào Hiến pháp, các luật và pháp lệnh, ra nhữngNghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư và kiểm tra việc thi hànhnhững văn bản đó
Các Nghị quyết, Nghị định và Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng phảiđược quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng Bộ trưởng biểu quyết tán thành Tại Điều 110 Hiến pháp 1980 cũng quy định : Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng lãnh đạo công tác của Hội đồng Bộ trưởng, đôn đốc, kiểm tra việc thihành những quyết định của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng
và thay mặt Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo công tác đối với các bộ, các cơ quankhác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp Các Phó Chủ tịchHội đồng Bộ trưởng giúp Chủ tịch và có thể được uỷ nhiệm thay Chủ tịch khiChủ tịch vắng mặt.Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng Bộ trưởng, các Bộtrưởng và thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng chịu trách
Trang 26Các Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởngcăn cứ vào Luật của Quốc hội, pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước và Nghị quyết,Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Hội đồng Bộ trưởng, ra nhữngQuyết định, Chỉ thị, Thông tư và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.
2.1.2 Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào trước năm 1991.
Đây là giai đoạn đặc biệt trong lịch sử nhà nước và pháp luật của Lào Tuy
về mặt hình thức, quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các bộ tộc Lào được ghinhận ở mức độ nhất định nhưng bộ máy nhà nước Lào ở giai đoạn này thể hiện
rõ địa vị nô lệ, tính chất phụ thuộc vào chủ nghĩa thực dân kiểu cũ được thiết lậptrên toàn cõi Đông Dương (Lào, Việt Nam và Camphuchia)
Nhằm thôn tính toàn bộ nước Lào, thực dân Pháp tiếp tục những cuộc mặc
cả với Anh, Xiêm, Trung Quốc và đi đến kí kết Nghị định thư Pháp – Anh ngày25/11/1893, Hiệp định thương mại Pháp – Xiêm ngày 1/3/1894, Hiệp định Pháp– Anh ngày 25/11/1896 Hiệp địnhxác định biên giới Lào - Trung Quốc được kíkết tháng 6 năm 1895 Hiệp ước Pháp – Xiêm được kí kết ngày 7/10/1902 vàngày 13/2/1904
Cũng giống như đối với các thuộc địa khác, trong đó có Việt Nam, để dễ bềcai trị, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách “chia để trị”, theo đó Lào bị phânchia làm hai phần: Lãnh thổ Luông-pha-bang và lãnh thổ Viêng-chăn–chămpasắc
Ngoài ra, bộ máy hành chính nhà nước Lào ở trung ương lúc này còn có Tểtướng, Hàn lâm viện và Lục bộ Tể tướng là người thay mặt nhà vua quản lí,điều hành bộ máy hành chính nhà nước Bộ là cơ quan quản lí một lĩnh vực nhấtđịnh, trong phạm vi lãnh thổ Luang-pha-bang có các bộ như bộ lễ, bộ lại, bộ hộ,
bộ hình, bộ công, bộ binh Đứng đầu mỗi bộ là thượng thư hàm nhị phẩm Giúpviệc cho thượng thư là hai viên chức cấp phó là tả và hữu thị lang mang hàmtam phẩm
Năm 1954, cuộc kháng chiến của nhân dân các nước trên bán đảo ĐôngDương đã giành được thắng lợi to lớn, đặc biệt là sau chiến thắng Điện Biên Phủcủa Việt Nam, thực dân Pháp buộc phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ Sự kiện nàyđánh dấu giai đoạn phát triển mới của cách mạng ở các nước trong khu vực nóichung và nhân dân các bộ tộc Lào nói riêng Đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã
Trang 27trị của chủ nghĩa thực dân cũ của thực dân Pháp, khích lệ lòng yêu nước, yêu độc lập, tự do của nhân dân ta, khích lệ tinh thần đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc trong nước.”[4, tr.29]
Sau khi giành được độc lập, chính quyền cách mạng còn non trẻ đã vấpphải sự chống đối của thù trong giặc ngoài Thực dân Pháp vẫn chưa từ bỏ âmmưu thôn tính nước Lào một lần nữa Trước sự can thiệp của thực dân Pháp vàcác lực lượng thù địch khác, đất nước Lào tạm thời bị chia cắt thành hai khuvực: Khu vực thuộc quản lí của Chính phủ Vương quốc Lào và khu vực giảiphóng Neo-Lào-hắcxạt (thuộc quyền quản lí của Mặt trận dân tộc yêu nướcLào)
+ Quy chế pháp lí khu vực thuộc quyền quản lí của Chính phủ Vương quốc Lào
Lần đầu tiên trong lịch sử nước Lào, tổ chức bộ máy chính quyền tại khuvực quản lí của Chính phủ Vương quốc Lào được thiết lập bởi những quy địnhHiến pháp Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn trong lịch sử phát triển của nhà nước
và bộ máy hành chính nhà nước Lào Trong phạm vi vùng lãnh thổ của Chínhphủ vương quốc Lào quản lí, chế độ hiến pháp được thiết lập đã tạo nền tảngpháp lí cơ bản cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hệ thống hànhchính nhà nước ở đây
Đúng ra, bản hiến pháp đầu tiên ở Lào là bản Hiến pháp tạm thời năm
1945 của chính quyền Itxala Ngày 12 tháng 10 năm 1945, do kết quả thắng lợicủa cuộc Cách mạng tháng Tám, tại Lào, Chính phủ Itxala được thành lập doPha Nha Khâmmao làm Thủ tướng đã trịnh trọng công bố trước quốc dân vàthế giới bản Tuyên bố độc lập của quốc gia, ban bố bản Hiến pháp tạm thời,quốc ca và quốc kì Lào Chính phủ lâm thời gồm có 7 bộ, thành phần củaChính phủ thể hiện tính chất liên hiệp gồm nhiều xu hướng chính trị khácnhau, từ những chiến sĩ cách mạng kiên cường như Hoàng thân Xuphanuvôngđến những phần tử cực hữu như Kàtày Trong hoàn cảnh cụ thể của nước Làolúc bấy giờ, trên một chừng mực nhất định, Chính phủ lâm thời Lào Itxalacũng đã tiêu biểu cho nguyện vọng độc lập dân tộc của nhân dân các bộ tộcLào
Bản hiến pháp được ban hành ngày 11 tháng 5 năm 1957 được coi là bản
Trang 28máy chính quyền Vương quốc Lào gồm có: Nhà vua, Hội đồng tư vấn trực thuộcnhà vua, Nghị viện nhân dân và Chính phủ Vương quốc Lào.
* Chính phủ Vương quốc Lào: Chính phủ Vương quốc Lào là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất của quốc gia Chính phủ thực hiện chức năng quản
lí nhà nước trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Đứng đầu Chính phủ là Thủtướng Chính phủ, giúp việc cho Thủ tướng có Phó Thủ tướng và các thànhviên khác Chính phủ Vương quốc Lào thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạnsau:
- Thi hành hiến pháp, luật, nghị quyết của Nghị viện, sắc lệnh của Nhà vua;
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội dài hạn, hàng năm để trìnhnghị viện xem xét, thông qua;
- Lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, phân bổ ngân sách nhà nước,kết toán ngân sách nhà nước để trình nghị viện xem xét quyết định;
- Tổ chức, chỉ đạo và đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các bộ và cơ quanchính quyền địa phương;
- Quyết định tổng biên chế của các bộ;
- Kí hiệp ước, hiệp định với nước ngoài; tổ chức và chỉ đạo việc tuân thủnhững hiệp ước, hiệp định đã kí kết;
- Chính phủ ban hành nghị quyết, nghị định: Các văn bản do Chính phủ banhành phải được Thủ tướng Chính phủ kí; trong trường hợp Thủ tướng Chínhphủ vắng mặt phải được Phó Thủ tướng do Thủ tướng uỷ quyền kí
+ Khu vực Neo-Lào-hắcxạt (Mặt trận Lào yêu nước)
Từ sau năm 1945, trên phạm vi lãnh thổ Lào, một khu vực giải phóng
đã được thành lập Cùng với sự phát triển của phong trào đấu tranh yêu nướcngày càng lớn mạnh, khu vực giải phóng đó cũng dần dần được củng cố vàphát triển mạnh mẽ Năm 1950, sau Đại hội quốc dân kháng chiến với việcthông qua bản Cương lĩnh chính trị 12 điểm, Mặt trận Neo Lào Itxala đãđược thành lập Từ năm 1956, Neo Lào Itxala được đổi tên thành Neo LàoHắc-xạt (Mặt trận Lào yêu nước) Neo-Lào-hắcxạt đóng vai trò của mộtchính quyền kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạngLào Neo-Lào-hắc-xạt thực hiện chức năng tổ chức, quản lí, động viên nhândân các bộ tộc Lào chiến đấu giành độc lập dân tộc vì mục tiêu xây dựng đất