T iu 110 H in pháp 1980 c ng quy ạ Đề ếũ định: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lãnh đạo công tác của Hội đồng Bộ trưởng, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành những quyết
2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt
2.3.1. Những ưu điểm
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng, Nhà Nước và nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Đời sống xã hội của nhân dân được nâng lên rõ rệt, nền hoà bình ổn định về Chính trị - quốc phòng được củng cố. Hoạt động quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế có những bước tiến lớn.
Trong những yếu tố quyết định đến những thành tựu đó chúng ta dễ dàng có thể nhìn thấy những đóng góp to lớn từ sự điều hành hiệu quả của Chính phủ Việt Nam qua các thời kỳ.
Hiến pháp năm 1992 và các văn bản pháp luật sau này đã tạo dựng một hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động của Chính phủ, để từ đó Chính phủ có thể phát huy được vai trò và vị trí của mình trong hoạt đồng điều hành nền kinh tế- xã hội của đất nước.
Đánh giá thực trang tổ chức và hoạt động của Chính phủ, dưới góc độ của một lưu học sinh Lào được học tập và nghiên cứu tại Việt Nam tác giả nhận thấy:
- Chính phủ Việt Nam đã thực sự trở thành một cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất theo tinh thần của Hiến Pháp Việt Nam và nguyện vong của nhân dân Việt Nam.
- Chính phủ Việt Nam đã hoạt động rất hiệu quả trong việc điều hành nền kinh tế thoát khỏi khó khăn cũng như vươn lên đạt nhiều thành tựu trong giai đoạn mới.
- Với đặc điểm đông về dân cư và nhiều về địa giới hành chính, nhưng Chính phủ Việt Nam đã quản lý thành công và thực hiện được những mục tiêu kinh tế- xã hội quan trọng mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đề ra.
Xuất phát từ góc độ và mục tiêu nghiên cứu đề tài của một lưu học sinh Lào tại Việt Nam, tác giả xin phép được tập trung những đánh giá của mình vào tổ chức và hoạt động của Chính Phủ Lào để đảm bảo tính tập trung trong nghiên cứu của luận văn.
Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, theo Hiến pháp sửa đổi năm 2003, tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào tiếp tục được củng cố và trở thành yếu tố đảm bảo cho công cuộc đổi mới đất nước đi vào chiều sâu. Nhìn một cách khái quát, có thể thấy những thành tựu của quá trình
đổi mới tổ chức và hoạt động Chính phủ Lào hiện nay được thể hiện trên một số điểm cơ bản sau:
Từ chỗ quy định Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với tính chất là một tập thể lãnh đạo, quản lí, chuyển sang nền kinh tế thị trường, cơ quan đó được quy định là Chính phủ. Đây không chỉ là sự thay đổi tên gọi mà là sự thể hiện nguyên tắc mới trong việc tổ chức cơ quan hành pháp đồng thời là cơ quan đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước.
Bước vào thời kì đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, yêu cầu về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước nói chung và Chính phủ nói riêng đã có sự thay đổi căn bản do có sự thay đổi về chức năng của nhà nước. Bộ máy hành chính nhà nước lúc này không phải phình ra tỉ lệ thuận với cơ cấu ngành kinh tế và sự phát triển phong phú của các ngành, các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh để quản lí cho xuể mà ngược lại, trong điều kiện nhà nước thực hiện vai trò quản lí vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nhà nước nói riêng cần phải gọn nhẹ, đa năng, hiệu lực và hiệu quả. Trước yêu cầu đó, với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của đất nước, thực hiện vai trò thống nhất quản lí nhà nước trên toàn lãnh thổ, những năm qua, Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã trải qua các bước cải cách, điều chỉnh về cơ cấu tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, tập trung vào thực hiện chức năng nhiệm vụ thống nhất quản lí hành chính nhà nước trên tất cả các mặt, các lĩnh vực hoạt động nhà nước và xã hội, đảm bảo tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật, đảm bảo các quyền của công dân và tổ chức. Đến nay, cơ cấu tổ chức Chính phủ đã được điều chỉnh, sắp xếp lại gọn nhẹ và hợp lí hơn, tạo điều kiện để Chính phủ tập trung năng lực vào việc thực hiện chức năng của cơ quan đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước. Về số lượng, hiện nay Chính phủ Lào có Văn phòng Chính phủ, 13 bộ, 2 cơ quan ngang bộ. Ngoài ra còn có 7 cơ quan tương đương cục trực thuộc Chính phủ. So với trước năm 1986, con số đầu mối tổ chức bộ máy của Chính phủ đã giảm, trên cơ sở đó, các chức năng, nhiệm vụ mới của Chính phủ được điều chỉnh sắp xếp lại cho phù hợp. Một số cơ quan mới đã được thành lập để thực hiện vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Về thành viên Chính phủ, Hiến pháp quy định rõ Chính phủ gồm Thủ tướng, các
- Củng cố lại một bước chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ. Trên cơ sở văn bản pháp luật của nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ cũng đã tiến hành củng cố tổ chức bộ máy của mình (các cục, vụ, văn phòng…), sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ cấu đó; bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức cho phù hợp với khả năng, trình độ của mỗi người nhằm phát huy tối đa khả năng của họ.
Chính phủ tiếp tục chỉ đạo, củng cố tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước (được thành lập theo Nghị định của Chính phủ số 159 ngày 26/8/1996). Sau khi củng cố, Kiểm toán Nhà nước gồm các đơn vị: Cục kiểm toán các cơ quan nhà nước và các đơn vị kinh doanh; Cục kiểm toán dự án đầu tư và hợp tác đối ngoại; phòng quản lí hành chính.
- Tiếp tục sắp xếp, điều chỉnh lại chức năng một số uỷ ban nhà nước, chuyển một số công việc do các uỷ ban này phụ trách cho Vụ tổ chức cán bộ, công chức thuộc Văn phòng Chính phủ.
- Tiếp tục củng cố chức năng của Uỷ ban trung ương chỉ đạo hướng dẫn phát triển nông thôn theo hướng chuyển giao công tác nghiên cứu chỉ đạo thực hiện chính sách vĩ mô và công tác chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nông thôn cho Bộ nông nghiệp-lâm nghiệp và địa phương thực hiện.
- Nhìn chung, có được cơ cấu tổ chức Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào như hiện tại là kết quả của quá trình đổi mới hệ thống chính trị nói chung, đổi mới bộ máy hành chính nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong 20 năm qua.
+ Về phát triển đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước
Bước vào thời kì đổi mới đất nước, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào chú trọng đổi mới đội ngũ cán bộ công chức nhà nước nói chung, cán bộ công chức trong bộ máy hành chính nói riêng theo yêu cầu của tình hình mới. Những thành tựu chủ yếu về công tác cán bộ công chức hành chính của Lào được thể hiện trên những nét cơ bản sau:
- Đảng và Nhà nước Lào đã ban hành hàng loạt các nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp cán bộ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa
năm 1991, Đảng nhân dân cách mạng Lào đã đề ra đường lối rõ ràng về công tác cán bộ công chức cũng như củng cố bộ máy hành chính nhà nước gọn nhẹ vững mạnh, hiệu lực và hiệu quả. Ngày 11/11/1993, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 171/TTg về quy chế viên chức nhà nước Lào. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến công tác cán bộ như Quyết định số 172/TTg ngày 11/11/1993 về cấp bậc, chức vụ cán bộ, Quyết định số 173/TTg ngày 11/11/1993 về chức vụ điều hành của cán bộ dân sự, Quyết định số 175/TTg ngày 25/11/1993 về chế độ lương mới, Quyết định số 176/TTg ngày 25/11/1993 về tiêu chuẩn nghỉ hưu và tiền trợ cấp. Các bộ, ngành như giáo dục, công nghiệp, tài chính… còn xây dựng các văn bản cụ thể hoá các quy định trên để áp dụng cho phù hợp với đặc điểm của ngành.
Để tăng cường công tác cán bộ, gần đây Nhà nước Lào đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới thay thế cho Quyết định số 171/TTg ngày 11/11/1993, đó là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 82/TTg ngày 19/5/2003. Đây được coi là văn bản quan trọng nhất để Nhà nước Lào quản lí viên chức một cách thống nhất trên toàn quốc trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền.
- Số lượng cán bộ công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước được tăng cường đáp ứng nhu cầu nhân lực quản lí đất nước trong tình hình mới. Bên cạnh đó, so với trước Hiến pháp năm 1991, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức hành chính đã được nâng lên một bước quan trọng.
- Cơ chế tuyển chọn cán bộ cho các cơ quan hành chính nhà nước cũng được cải tiến một bước.
Nhìn chung, từ khi thực hiện đổi mới, công tác quản lí cán bộ trong bộ máy hành chính nhà nước Lào đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Đó là Chính phủ đã quản lí được đội ngũ cán bộ và quỹ lương, các quy chế về cán bộ công chức tạo cơ sở pháp lí cho họ thực hiện chức trách và quyền hạn của mình một cách thuận lợi. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định và phát triển hệ thống hành chính nhà nước.
Từ sau Đại hội IV của Đảng nhân dân cách mạng Lào năm 1986 đến nay, Đảng đã thực hiện chính sách đổi mới toàn diện mà một trong những nhiệm vụ
cán bộ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển đất nước.
2.3.2. Một số vấn đề còn tồn tại.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được như trên, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức của Chính phủ Lào hiện vẫn còn những điểm hạn chế và bất cập như sau:
- Hiệu quả hoạt động của Chính phủ vẫn còn nhiêu bất cập.
Việc ban hành văn bản pháp quy còn gây ra sự chồng chéo, thiếu tính thực tế trong việc triển khai để các văn bản đi vào cuộc sống.
- Sự phân công chức năng, nhiệm vụ quyền hạn giữa các bộ ngành, cơ quan tương đương chưa cụ thể và đồng bộ dẫn đến tình trạng trùng lắp, chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan nhà nước gây ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước.
- Số lượng bộ máy giúp việc của các bộ, cơ quan ngang bộ có xu hướng tăng nhanh. Con số thống kê cho thấy bộ máy cấp vụ tăng lên đáng kể trong khoảng thời gian từ năm 2000 (168 vụ) đến năm 2004 (190 vụ).[45] Điều này làm cho bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương vẫn cồng kềnh trong khi năng lực quản lí chưa được cải thiện một cách căn bản, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của Chính phủ và bộ máy hành chính nhà nước nói chung.
- Chức năng quản lí vĩ mô của các bộ, cơ quan ngang bộ đối với ngành hoặc lĩnh vực liên ngành trong phạm vi cả nước chưa được pháp luật quy định rõ ràng nên việc tổ chức thi hành trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn trên thực tế khó xác định công việc nào chịu sự quản lí trực tiếp của bộ hoặc địa phương và công việc nào phải được sự thống nhất thực hiện giữa trung ương và địa phương.
- Việc quy định vai trò, quyền hạn và nhiệm vụ của một số bộ, cơ quan ngang bộ và bộ máy giúp việc vÉn chưa rõ ràng và thống nhất. Nội dung quản lí điều hành của một số bộ, cơ quan ngang bộ vÉn chưa được quy định một cách cụ thể hợp lí.
- Trong cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ còn bộc lộ nhiều bất cập, chẳng hạn chưa có sự phân định rõ ràng giữa vụ và cục; quyền hạn và trách
nhiệm của các cục cũng chưa được quy định rõ dẫn đến tình trạng lúng túng trong hoạt động hoặc hoạt động chồng chéo thẩm quyền.
- Sự phân cấp giữa trung ương và địa phương trong quản lí hành chính nhà nước chưa hợp lí, làm cho địa phương chưa phát huy được vai trò chủ động sáng tạo trong điều hành công việc ở địa phương đồng thời làm cho hoạt động của bộ máy hành chính ở trung ương ôm đồm, sự vụ, kém hiệu quả.
+ Về đội ngũ cán bộ, công chức trong Chính phủ
Bên cạnh những kết quả đã đạt được rất đáng trân trọng về đào tạo bồi dưỡng, bố trí sắp xếp cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong Chính phủ nói riêng và bộ máy hành chính nói chung trong những năm qua, thực trạng đội ngũ cán bộ công chức ở Lào hiện nay còn những bất cập, biểu hiện chủ yếu trên những khía cạnh sau:
- Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức đã tăng lên so với thời kì trước đổi mới nhưng nhìn chung vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lí hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay;
- Một số cán bộ công chức thiếu bản lĩnh chính trị vững vàng, có hiện tượng quan liêu, tham nhũng;
- Việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về cán bộ công chức chưa thống nhất, đồng bộ: Một số quy định của Chính phủ đã không được triển khai thực hiện nghiêm túc, dẫn đến tình trạng mỗi bộ, ngành làm theo cách riêng của mình. Điều này thể hiện trong công tác thi tuyển và thi nâng ngạch bậc cho cán bộ công chức, kỉ luật cán bộ công chức, giải quyết chế độ hưu trí và các chính sách xã hội cho cán bộ công chức;
- Công tác đào tạo cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền hành chính hiện đại: Công tác này chưa thực sự mang lại những thay đổi căn bản về chất cho đội ngũ cán bộ công chức, việc quy hoạch chưa được thực hiện đồng bộ, thiếu định hướng; việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều bất cập, chưa sát với thực trạng của đội ngũ cán bộ, thiếu tính cập nhật về đời sống kinh tế-xã hội. Do vậy gây lãng phí về thời gian, ngân sách của nhà nước, trong khi đó chất lượng còn ở mức thấp. Việc quản lí chất lượng đào tạo chưa gắn với yêu cầu sử dụng, các quy định về quản lí chất lượng đào tạo còn chung chung, thiếu tính cụ thể; chương trình bồi dưỡng lí luận
bản, nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn bức thiết chưa được nhận thức và giải quyết. Việc phân cấp quản lí đào tạo chưa kết hợp chặt chẽ với phân cấp quản lí cán bộ, công chức. Do vậy, công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ công chức hành chính vẫn chưa đồng bộ với nhau (nhiều trường hợp quy hoạch luân chuyển cán bộ công chức rồi mới cho đi đào tạo, bồi dưỡng, trong khi đó theo nguyên tắc chỉ những người đã có trong quy hoạch thì mới được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cho từng chức danh);