Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào (Trang 46 - 51)

T iu 110 H in pháp 1980 c ng quy ạ Đề ếũ định: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lãnh đạo công tác của Hội đồng Bộ trưởng, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành những quyết

3.1 Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt

Trong điều kiện hiện nay, yêu cầu phát huy dân chủ, đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân đối với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ cần được nhận thức với những nội dung căn bản như sau:

- Tổ chức và hoạt động của Chính phủ đảm bảo nguyên tắc phục vụ nhân dân, lấy sự phục vụ nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc làm ăn, kinh doanh và sinh sống làm mục tiêu cao cả, niềm vinh quang của bộ máy chính quyền và mỗi cán bộ công chức;

- Đảm bảo để nhân dân tham gia được nhiều nhất, tốt nhất vào hoạt động quản lí hành chính nhà nước; các quyết định hành chính, hành vi hành chính đều phải dựa trên các căn cứ pháp luật, đảm bảo tính công khai, minh bạch;

- Xây dựng cơ chế pháp lí để nhân dân và các tổ chức xã hội góp ý, phản biện đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của chính quyền từ trung ương đến cơ sở, nhất là những dự án, dự thảo, đề án có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các nhóm xã hội liên quan;

- Tổ chức và hoạt động của Chính phủ phải đảm bảo tính thân thiện với dân; người dân có thể dễ dàng tiếp cận và hiểu biết; có cơ chế pháp lí cho nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, chống quan liêu tham nhũng. Người dân có quyền và có điều kiện thực tế để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với các việc làm sai trái, vi phạm pháp luật và đạo đức của các cơ quan và người có thẩm quyền trong bộ máy hành chính;

- Tổ chức và hoạt động của Chính phủ phải đảm bảo tính an toàn, tin tưởng và tốt nhất cho người dân: Điều này đòi hỏi các cơ quan và nhân viên hành chính nhà nước không chỉ biết hành động trên cơ sở công vụ mà còn phải dựa trên nền tảng đạo đức vì dân. Pháp luật không thể quy định một cách đầy đủ những nghĩa vụ pháp lí mà cơ quan và nhân viên hành chính nhà nước phải làm những điều tốt nhất cho dân. Đạo đức công vụ có vai trò ngày càng quan trọng trong nền hành chính hiện đại vì nó tạo nền tảng vững chắc, bổ sung và lấp đầy những chỗ trống của pháp luật.

Một số định hướng trong tổ chức và dạot động của Chính phủ Lào:

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, Nhà nước đóng vai trò là người trực tiếp tổ chức điều hành nền sản xuất xã hội. Nhà nước vừa là chủ sở hữu, vừa là người nắm quyền lực công; vừa thực hiện vai trò quản lí kinh tế vừa là nhà kinh doanh. Mặt khác, Nhà nước còn đóng vai trò là người cung cấp hầu hết các dịch vụ công ích, người tổ chức và điều hành toàn bộ các hoạt động sự nghiệp. Trong điều kiện một nền hành chính trực tiếp như vậy, tổ chức của Chính phủ càng phải vươn ra, phình to theo sự phân chia các hoạt động kinh tế-xã hội thành nhiều ngành, nhiều cấp để quản lí, điều hành. Đó là lí do cho sự tồn tại một bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh và quan liêu trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, vai trò, chức năng của nhà nước đã thay đổi một cách căn bản. Bản chất của nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hoạt động tự do, tự định đoạt trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể độc lập trong kinh doanh. Do vậy, Chính phủ với tư cách là người nắm quyền hành pháp phải đóng vai trò trọng tài, duy trì trật tự theo luật pháp để cho các hoạt động kinh tế-xã hội được vận hành một cách tự do, an toàn và đạt hiệu quả. Nhà nước quản lí ở tầm vĩ mô, đảm bảo môi trường thuận lợi và hỗ trợ khi cần thiết cho các hoạt động kinh tế-xã hội mà không trực tiếp can thiệp vào các hoạt động tác nghiệp của các chủ thể kinh tế-xã hội

Có thể nhận thức được những yêu cầu của nền kinh tế thị trường đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước trên những nét chủ yếu như sau:

Về nguyên tắc, bộ máy hành chính phải đáp ứng yêu cầu phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo các quyền con người, nó không thể trở thành gánh nặng hay sự cản trở phát triển kinh tế-xã hội. Yêu cầu tinh gọn là tất yếu khách quan của chính các quan hệ kinh tế-xã hội đối với tổ chức của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Bởi lẽ, như trên đã phân tích vai trò, chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là quản lí ở tầm vĩ mô (vai trò gián tiếp so với cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung) nên mỗi cơ quan trong Chính phủ cần phải thực hiện sự quản lí tổng hợp, đa năng đối với ngành, lĩnh vực được phân công ở phạm vi tất cả các thành phần kinh tế chứ không chỉ riêng đối với kinh tế nhà nước.

Hoạt động của Chính phủ cần có hiệu lực và hiệu quả hơn

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi một bộ máy hành chính nhà nước thống nhất, mạnh mẽ, đó là điều có tính quy luật. Sự mạnh mẽ của quyền lực nhà nước trong thế giới hiện đại thể hiện chủ yếu ở quyền hành pháp và hệ thống hành chính nhà nước. Đây cũng chính là đặc điểm phổ biến của các nhà nước trên thế giới hiện nay. Bởi lẽ nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do cạnh tranh một cách bình đẳng nhưng cũng với nhiều diễn biến rất phức tạp, mau lẹ, khó lường và trong nó cũng chứa đựng nhiều nguy cơ mất ổn định, mất trật tự và nhiều hành vi vi phạm, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể và của xã hội nói chung.

Trong nền kinh tế thị trường, một trong những đòi hỏi khách quan đối với tổ chức và hoạt động của Chính phủ là phải tiết kiệm và hiệu quả. Không thể tổ chức và duy trì hoạt động một hệ thống hành chính không có hiệu quả, gây lãng phí cho nhà nước và cho xã hội. Nói cách khác, bộ máy nhà nước nói chung, Chính phủ nói riêng phải là tấm gương sáng cho sự tận tụy phục vụ xã hội, cho việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả những đồng tiền vốn mà xã hội và nhà nước đầu tư vào đây.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ phải dựa trên quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền

Nhà nước pháp quyền là nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở hệ thống pháp luật hoàn thiện, phù hợp với các quy luật vận động mang tính khách quan của nền kinh tế-xã hội nhằm mục tiêu vì con người, cho con người. Trong nhà nước pháp quyền, hoạt động của toàn thể bộ máy nhà nước và các nhân viên nhà nước đều đặt trên cơ sở pháp luật, trong phạm vi được giới hạn bởi pháp luật. Trong khi đó, người dân có quyền làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, không trái với các quy tắc đạo đức xã hội hay quy tắc sinh hoạt cộng đồng.

Nhà nước pháp quyền từ những ý niệm, quan điểm đơn lẻ, cục bộ về việc chế ngự quyền lực nhà nước để tránh sự lạm dụng nó, do một số nhà tư tưởng, nhà triết học đưa ra đã trở thành một học thuyết hoàn chỉnh, thể hiện niềm mơ ước và khát vọng về một nền dân chủ của hàng nghìn thế hệ con người.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ phải dựa trên quan điểm thống nhất quyền lực nhà nước

Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, không thực hiện sự phân lập (phân chia, biệt lập) trong tổ chức và hoạt động giữa các cơ quan nắm các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào hiện nay không thể thoát li nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước bởi lẽ trong nhà nước pháp quyền, việc xây dựng hệ thống hành chính trong sạch, vững mạnh không thể không xuất phát từ việc xây dựng Chính phủ - cơ quan thực thi quyền hành pháp và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của đất nước - một trong ba đầu mối thực thi và đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước xét trong mối liên hệ giữa các cơ quan được phân công thực thi ba quyền đó.

Quan điểm đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước đặt ra các yêu cầu sau đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước:

- Chính phủ - cơ quan đứng đầu trong hệ thống hành chính nhà nước do Quốc hội lập ra, nhiệm kì của Chính phủ theo nhiệm kì của Quốc hội;

- Hoạt động của Chính phủ và cả bộ máy hành chính đảm bảo tính chấp hành đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ

Quốc hội ban hành; Chính phủ và các thành viên của Chính phủ phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Quốc hội;

- Hoạt động của Chính phủ được đặt dưới quyền giám sát tối cao của Quốc hội;

- Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và những người có thẩm quyền trong các cơ quan đó được đặt dưới quyền phán xét của cơ quan tư pháp khi có khiếu kiện của công dân, tổ chức cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan và người có thẩm quyền trái pháp luật, xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w