Căn cứ xác lập tài sản thuộc quyền sở hữu riêng

Một phần của tài liệu quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng (Trang 38)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.2.1. Căn cứ xác lập tài sản thuộc quyền sở hữu riêng

Do không bị ràng buộc trong quan hệ hôn nhân và gia đình nên hai người đồng tính chung sống như vợ chồng không bị khái niệm thời kỳ hôn nhân chi phối thời điểm phát sinh tài sản thuộc quyền sở hữu riêng – chung. Những căn cứ xác lập quyền sở hữu riêng của vợ chồng được quy định ở Luật hôn nhân và gia đình không thể bao quát hết các trường hợp xác lập quyền sở hữu riêng về tài sản của họ. Với tư cách là hai chủ thể pháp lý độc lập, nếu hai người đồng tính chung sống như vợ chồng không tự nguyện

31Khoản 3 Điều 226 Bộ luật dân sự năm 2005

nhập tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của họ thành tài sản chung thì tài sản đó sẽ là tài sản riêng của hai người. Như vậy, căn cứ phát sinh quyền sở hữu riêng của hai người đồng tính chung sống như vợ chồng chính là căn cứ xác lập quyền sở hữu của cá nhân và được Bộ luật dân sự năm 2005 quy định cụ thể tại Điều 170. Từ quy định này có thể khái quát thành hai nhóm căn cứ xác lập quyền sở hữu32.

Thứ nhất, quyền sở hữu được xác lập theo ý chí của các chủ thể thông qua hợp

đồng dân sự hoặc giao dịch dân sự một bên. Hợp đồng là sự kiện pháp lý trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất ý chí của các chủ thể làm phát sinh việc chuyển dịch quyền sở hữu từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chủ thể được chuyển giao tài sản thông qua các giao dịch hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản được chuyển giao từ thời điểm nhận tài sản nếu là tài sản không đăng ký quyền sở hữu. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản theo quy định của pháp luật thì quyền sở hữu được xác lập đối với chủ thể được chuyển giao tài sản khi chủ thể này thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Đối với giao dịch dân sự thể hiện ý chí của một bên chủ thể như lập di chúc thì quyền sở hữu phát sinh từ thời điểm mở thừa kế.

Thứ hai, quyền sở hữu tài sản được xác lập theo quy định của pháp luật. Đó là:

- Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp.

- Xác lập quyền sở hữu do được thừa kế theo pháp luật.

- Xác lập quyền sở hữu tài sản do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

- Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.

- Xác lập quyền sở hữu theo theo thời hiệu do pháp luật quy định.

- Xác lập quyền sở hữu thông qua phán quyết của Tòa án hoặc Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: sở hữu tài sản trong trường hợp ly hôn theo quyết định của Tòa án hay quyền sở hữu tài sản theo quyết định hóa giá nhà ở của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Ngoài ra, còn các trường hợp khác do pháp luật quy định. Đây là trường hợp mà nhà làm luật dự liệu các trường hợp khác là căn cứ xác lập quyền sở hữu của chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)