5. Cấu trúc luận văn
2.2.4. Quyền thừa kế tài sản giữa những người đồng tính chung sống như vợ
Hai người đồng tính chung sống như vợ chồng không làm phát sinh quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa họ, có chăng chỉ có thể thừa kế theo di chúc. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, có hai hình thức thừa kế là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Đối với thừa kế theo pháp luật, di sản thừa kế sẽ được chia theo Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 với thứ tự như sau:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Trong ba hàng thừa kế trên ta không tìm thấy vị trí nào dành cho quan hệ của hai người đồng tính chung sống như vợ chồng. Trước pháp luật quan hệ giữa họ không được công nhận nên không thể xem họ là vợ chồng của nhau làm cho vị trí thừa kế ở hàng thứ nhất không dành cho quan hệ giữa họ. Hơn nữa, từ quy định về hành thừa kế cho thấy nếu một trong hai người chết không để lại di chúc thì người còn sống sẽ không nhận được bất cứ tài sản nào thuộc về di sản của người chết. Đây thật sự là một điều khá đáng tiết, nếu nhìn nhận ở góc độ xã hội, hai người đồng chung sống như vợ chồng dù biết rằng họ không được pháp luật công nhận nhưng họ không vì lý do đó mà không chung sống hay chỉ tìm đến nhau để thỏa mãn một số nhu cầu nào đó mà ngược lại họ thật sự xem nhau là vợ chồng. Khi một trong hai người chết di, dù chưa thể hiện ý chí muốn để lại một phần tài sản cho người sống chung nhưng ta không thể phủ nhận được một sự thật
người sống chung mới là một trong những người người chết quan tâm, lo lắng, thương yêu. Như vậy mà sau khi chết họ bị tước bỏ quyền để lại một phần di sản của mình cho người kia. Về phần người kia, mất mát người mình thương yêu là không thể bù đắp mà bây giờ những kỷ vật của người kia cũng không được quyền gìn giữ, đó thật là một điều cần ta suy nghĩ. Tuy nhiên, quyền thừa kế tài sản của hai người đồng tính chung sống như vợ chồng có thể phát sinh trong trường hợp người chết để lại di chúc. Với các quy định hiện hành không có một quy định nào cấm người người đồng tính lập di chúc hay cấm người lập di chúc để lại di sản thừa kế cho người đồng tính chung sống như vợ chồng với mình. Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ cấm người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Mặt khác, người lập di chúc được quyền chỉ định người thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 648 Bộ luật dân sự năm 2005. Vì thế nếu hai người đồng tính chung sống như vợ chồng muốn để lại một phần tài sản của mình cho người kia họ phải lập di chúc thể hiện nguyện vọng đó. Di chúc sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc để pháp luật có thể bảo hộ nguyện vọng chính đáng này.
Như vậy, có thể kết luận rằng trong quan hệ chung sống như vợ chồng giữa hai người đồng tính chỉ phát sinh quan hệ thừa kế trong trường hợp người chết để lại di chúc còn vấn đề thừa kế theo pháp luật không thể đặt ra xem xét.
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUAN HỆ NHÂN THÂN VÀ QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
Từ việc phân tích các quy định của pháp luật trong chương hai kết hợp với việc tìm hiểu về quan hệ chung sống như vợ chồng của những người đồng tính trên thực tế, người viết đưa ra một số hệ quả xấu từ việc không công nhận quan hệ này và phương hướng nhằm hoàn thiện các quy định hiện hành về quan hệ nhân thân và tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng.
3.1. Thực tiễn và giải pháp về quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính khi không được pháp luật công nhận