5. Cấu trúc luận văn
2.1.3. Quyền ly hôn
* Nhìn từ quan hệ giữa hai người đồng tính
Hai người đồng tính chung sống như vợ chồng khi muốn chấm dứt quan hệ chung sống họ sẽ không được pháp luật giải quyết theo thủ tục ly hôn như đối với hôn nhân giữa nam và nữ. Hay nói cách khác quan hệ chung sống của họ không làm phát sinh quyền ly hôn. Bởi lẽ:
Ly hôn là một trong những hiện tượng xã hội về hôn nhân. Nếu kết hôn là hành vi nhằm xác lập quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng để trên cơ sở đó hình thành nên các quan hệ hôn nhân và gia đình thì ly hôn là hành vi nhằm giải phóng những hôn nhân bế tắc. Xét theo góc độ đó, ly hôn là một giải pháp bổ sung cần thiết của kết hôn nhằm bảo đảm cho việc tồn tại những gia đình hạnh phúc. Xét về mặt pháp lý, ly hôn “là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng
hoặc của hai vợ chồng”23, hay “là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”24. Việc chấm dứt quan hệ hôn nhân này sẽ dẫn
đến những hệ quả pháp lý nhất định về hôn nhân và gia đình. Ví dụ: Chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa vợ và chồng, tài sản chung được phân chia thành tài sản riêng của mỗi cá nhân… Quyền ly hôn do đó được xem là một trong những quyền nhân thân quan trọng của cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, cụ thể tại Điều 42 Bộ luật dân sự năm 2005 và khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 “vợ chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn”. Theo quy định này, ly hôn được thực hiện theo yêu cầu của cả hai vợ chồng (thuận tình ly hôn) hoặc trong trường hợp một bên (vợ hoặc chồng) xin ly hôn mà không có sự đồng ý
23Khoản 8 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 24Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
của bên kia. Trong cả hai trường hợp thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên (vợ hoặc chồng) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân. Từ định nghĩa ly hôn cũng như quy định về quyền ly hôn đã khẳng định quyền ly hôn của cá nhân chỉ phát sinh khi cá nhân đó đang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp. Trong khi đó, bản thân mối quan hệ chung sống như vợ chồng giữa hai người đồng tính ngay từ đầu đã không được pháp luật công nhận nên mối quan hệ này càng không được xem là hôn nhân. Tức là về mặt pháp lý, quan hệ hôn nhân chưa từng tồn tại giữa hai người đồng tính chung sống như vợ chồng. Chính do thiếu tiền đề là hôn nhân nên mặc nhiên hai người đồng tính chung sống như vợ chồng không thể thực hiện được quyền ly hôn để chấm dứt mối quan hệ chung sống như vợ chồng này. Nếu hai người đồng tính chung sống như vợ chồng sau một thời gian chung sống họ nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án có thụ lý để tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng hay không? Vấn đề này lại không được pháp luật quy định.
* Nhìn từ quan hệ của hai người đồng tính với người khác giới
Nhìn từ một phương diện khác, từ trước đến nay không có một quy định nào cấm người đồng tính kết hôn nên cũng chẳng có lý do gì lại có quy định cấm người đồng tính ly hôn nếu một trong hai hoặc cả hai người đồng tính chung sống như vợ chồng đang tồn tài một quan hệ hôn nhân hợp pháp với một người khác giới khác. Quan hệ hôn nhân mà người đồng tính đã xác lập với người khác giới vẫn là hôn nhân có giá trị pháp lý nên người đồng tính vẫn có quyền yêu cầu ly hôn và khi thực hiện quyền ly hôn họ phải tuân thủ các quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Quan trọng nhất phải có căn cứ ly hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 “Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định
cho ly hôn”. Vấn đề như thế nào để Tòa án cho rằng “tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời
sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được” được hướng dẫn chi tiết tại mục 8 điểm a Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao như sau:
a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào
chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau,
đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người
vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ,
chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, nội dung căn cứ chung để cho ly hôn là xuất phát từ những nguyên nhân, lý do cụ thể trong đời sống vợ chồng. Đối với đời sống vợ chồng của người đồng tính với người khác giới, ngay từ lúc bắt đầu đã là một sự gượng ép, miễn cưỡng đến khi sự kiềm chế đó đã vượt quá mức giới hạn thì ly hôn là cần thiết và tất yếu. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ và con chưa thành niên, phụ nữ có thai, thai nhi cũng là bảo vệ lợi ích của xã hội Luật hôn nhân và gia đình đã hạn quyền ly hôn đối với người chồng (dù người chồng có phải là người đồng tính hay không) trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi25
.
Ngoài kế thừa quy định vợ hoặc chồng hoặc của hai vợ chồng có quyền ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 còn quy định cha, mẹ, người thân thích khác của một bên vợ chồng bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi cũng có quyền yêu cầu ly hôn nếu có căn cứ về việc người chồng hoặc vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia26. Quy định này giúp bảo vệ không chỉ bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi mà còn bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bên kia.
25Khoản 2 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năng 2010. 26Điều 51 và Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Như vậy, những người đồng tính chung sống với nhau như vợ chồng vẫn có quyền ly hôn và quyền này thực hiện để chấm dứt mối quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa họ với một người khác giới. Còn nếu đối với chính mối quan hệ chung sống như vợ chồng giữa đồng tính với nhau thì cả hai người đều không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn để chấm dứt mối quan hệ chung sống đó. Tuy nhiên, họ vẫn có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp khác phát sinh từ mối quan hệ chung sống này, chẳng hạn như tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.