Căn cứ xác lập tài sản thuộc quyền sở hữu chung

Một phần của tài liệu quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng (Trang 33)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.1.1. Căn cứ xác lập tài sản thuộc quyền sở hữu chung

Có một sự thống nhất trong quy định giữa ngành luật Dân sự và ngành luật Hôn nhân và gia đình về chế độ tài sản chung của vợ chồng đó là tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất27. Nhưng ngay từ đầu mối quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính không được pháp luật công nhận là vợ chồng nên không thể dùng các quy định về tài sản chung của vợ chồng của Luật hôn nhân và gia đình để điều chỉnh về tài sản chung của những người đồng tính chung sống như vợ chồng, mà chỉ có thể dùng các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 (luật chung) để điều chỉnh về quan hệ tài sản giữa hai chủ thể này. Theo quy định hiện hành, Bộ luật dân sự chấp nhận hình thức sở hữu chung về tài sản của nhiều chủ thể và tài sản thuộc hình thức sở hữu chung đó gọi là tài sản chung. Điều 214 Bộ luật dân sự năm 2005 định nghĩa: Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung28. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung29. Hình thức sở hữu chung hợp nhất được Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ ra rõ ở hai trường hợp, cụ thể tại Điều 219 và Điều 220 đó là sở hữu chung của vợ chồng và sở hữu chung của cộng đồng. Ngoài ra, với quy định về hộ gia đình tại Điều 106 Bộ luật dân sự năm 2005, các thành viên có tài sản chung và cùng đóng góp công sức hoạt động kinh tế chung, cùng với quy định về tài sản chung của hộ gia đình tại Điều 108 Bộ luật dân sự năm 2005 bao gồm: quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng được Nhà nước giao cho hộ gia đình; tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập từ hoạt động kinh tế chung; được thừa kế chung hoặc thỏa thuận từ tài sản riêng của cá nhân thành tài sản chung của hộ đã cho thấy phần quyền của

27Điều 219 Bộ luật dân sự năm 2005 và Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 28Điều 216 Bộ luật dân sự năm 2005

29Điều 217 Bộ luật dân sự năm 2005

chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung nên đây cũng là một dạng sở hữu chung hợp nhất. Như vậy, cho thấy dù pháp luật không quy định rõ ràng hai chủ thể là cá nhân không thể có tài sản chung hợp nhất nhưng từ những quy định riêng lẻ như trên ta có thể thấy sở hữu chung hợp nhất chỉ được pháp luật thừa nhận khi tài sản chung đó được xác lập giữa các thành viên có quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ hộ gia đình hay quan hệ cộng đồng. Do đó, tài sản chung của hai người đồng tính chung sống như vợ chồng chỉ có thể là tài sản chung theo phần.

Sở hữu chung theo phần là một trong hai dạng của sở hữu chung. Sự phân loại này chủ yếu dựa vào việc xác định được hay không phần quyền của mỗi chủ sở hữu, không phụ thuộc vào căn cứ xác lập. Cho nên căn cứ xác lập quyền sở hữu chung theo phần cũng chính là căn cứ xác lập quyền sở hữu chung. Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung theo phần của những người đồng tính chung sống như vợ chồng do đó cũng phải tuân theo căn cứ xác lập quyền sở hữu chung được quy định tại Điều 215 Bộ luật dân sự năm 2005: “Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận của các chủ sở hữu, theo quy

định của pháp luật hoặc theo tập quán”. Trước hết, căn cứ xác lập quyền sở hữu chung

phải tuân theo căn cứ xác lập quyền sở hữu quy định tại Điều 170 Bộ luật dân sự năm 2005: “Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây: 1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp; 2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 3. Thu hoa lợi, lợi tức; 4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến; 5. Được thừa kế tài sản; 6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chốn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên; 7. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này; 8.

Các trường hợp khác do pháp luật quy định”. Trên cơ sở đó quyền sở hữu chung của các

chủ thể được xác định dựa trên các căn cứ: Do các bên thỏa thuận (như nhiều người góp tiền để cùng mua sắm một tài sản hoặc cùng xây dựng một công trình chung); Theo quy định của pháp luật (như tài sản chung của vợ chồng theo quy định của luật hôn nhân và gia đình, tài sản chung của hộ gia đình theo quy định của Bộ luật dân sự); Theo tập quán (như sở hữu nhà thờ, đền, chùa).

Tập quán của người Việt Nam trước nay chưa từng tồn tại tập quán về tài sản chung của hai người đồng tính chung sống như vợ chồng. Quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính đến thời điểm này vẫn chưa được xã hội Việt Nam thật sự chấp nhận nên tư tưởng trong quá khứ thì càng khắt khe hơn. Vì không được xã hội chấp nhận nên mặc nhiên nó không thể trở thành tập quán. Đối với pháp luật thì lại càng rõ ràng hơn, pháp luật không can thiệp vào mối quan hệ chung sống này thì không có quy định xác lập tài sản chung của những người đồng tính chung sống như vợ chồng

là điều chắc chắn. Do vậy, tài sản chung của những người đồng tính chung sống như vợ chồng chỉ có thể xác lập trên cơ sở thỏa thuận.

Một phần của tài liệu quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)