Giải pháp

Một phần của tài liệu quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng (Trang 47)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Giải pháp

Qua tìm hiểu có thể nhận thấy quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính và hôn nhân đồng giới là những vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm ở Việt Nam hiện nay. Thực tế cho thấy, các quan điểm truyền thống cũ đã và đang chi phối rất lớn đến việc thừa nhận quan hệ chung sống đồng giới hay hôn nhân đồng giới. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, phần lớn người dân Việt Nam hiện nay chưa ủng hộ hôn nhân đồng giới41

. Tuy nhiên, quyền được yêu thương và quyền được chung sống giữa những người đồng tính là nguyện vọng chính đáng và nó thuộc nội dung của quyền con người. Trước thực tiễn này, pháp luật cần có phương thức điều chỉnh hợp lý để vừa tạo điều kiện cho những người đồng tính được thực hiện những quyền cơ bản của mình vừa để giảm thiểu sự phân biệt, kỳ thị với người đồng tính cũng như những tác động tiêu cực của hiện tượng đồng tính đối với gia đình và xã hội.

Trên cơ sở thực tiễn, người viết đưa ra giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài. Đối với giải pháp trước mắt, trong thời gian tới nên tiếp tục có những hình thức phổ biến, định hướng nhận thức đúng đắn hơn về cộng đồng LGBT42 nói chung, cộng đồng đồng tính nói riêng tại Việt Nam. Đồng thời cần tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa hai người đồng tính chung sống như vợ chồng để những cặp đôi đồng giới đã chung sống cũng như đang có ý định chung sống hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật góp phần giúp họ biết cách bảo vệ được lợi ích chính đáng của mình và cùng nhau xây dựng một cuộc sống lâu dài. Hơn nữa, để tạo cơ sở cho việc ghi nhận quan hệ đồng giới, việc ban hành các quy định mới trong luật pháp ở Việt Nam để hợp pháp hóa quan hệ đồng giới là cần thiết và cần được tiến hành song song với các hoạt động đánh giá tác động, nâng cao nhận thức để xã hội hiểu và đón

40Thanh Tuyền, Có nơi tạm lánh cho người đồng tính bị bạo hành, Báo Pháp luật, Số 259 – Bộ mới (4011), Thứ sáu, ngày 26/9/2014, tr. 12.

41 Trương Hồng Quang, Một số quan điểm về kết hôn đồng giới tại Việt Nam hiện nay, http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/ Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=6033, [ngày truy cập 30/7/2014]

42Cộng đồng những người đồng tính, song tính và chuyển giới

nhận. Bên cạnh đó, cần tổ chức nghiên cứu sâu hơn về thực trạng quan điểm của tầng lớp xã hội về đồng tính, hôn nhân đồng giới, đánh giá trên những cơ sở đầy đủ và rõ ràng hơn để có những kiến nghị xác đáng hơn.

Hôn nhân giữa những người cùng giới tính là vấn đề có tính nhạy cảm xã hội cao. Do đó, việc thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính cũng cần phải được xem xét, cân nhắc, nhìn nhận trên nhiều khía cạnh khác nhau với lộ trình, bước đi phù hợp. Trong bối cảnh quốc tế và Việt Nam hiện nay, bước đi phù hợp nhất của pháp luật Việt Nam là không nên can thiệp hành chính vào quyền được sống theo bản dạng giới và khuynh hướng tính dục; cần tôn trọng việc sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính, cũng như các thỏa thuận của họ trong việc xác lập và giải quyết các vấn đề phát sinh từ cuộc sống chung. Đồng thời, pháp luật cần có những quy định thích hợp để giúp họ giải quyết một cách ổn thỏa các hậu quả pháp lý của việc sống chung này nhằm góp phần bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của các đương sự và sự ổn định của xã hội. Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy, nhiều nước đã giải quyết vấn đề này một cách có lộ trình, tức là trước hết, Nhà nước thừa nhận việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính sau đó mới thừa nhận hôn nhân giữa những người này. Ví dụ: Hà Lan quy định về việc đăng ký kết hợp dân sự giữa những người cùng giới tính vào năm 1998, nhưng đến năm 2001 mới thừa nhận chính thức hôn nhân hợp pháp giữa người cùng giới tính; Canada thừa nhận quyền chung sống giữa những người cùng giới tính vào năm 1999, đến năm 2005 mới thừa nhận hôn nhân giữa họ với nhau; Cộng hòa Pháp thừa nhận quyền chung sống giữa những người cùng giới tính từ năm 1999 và đến năm 2013 mới thừa nhận hôn nhân của họ... Tại châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính, nhưng đã hợp pháp hóa quan hệ đồng tính vào năm 1997 (Trung Quốc), năm 2009 (Ấn Độ)43.

Thật khó để bất cứ một xã hội nào, nhất là một quốc gia còn nặng truyền thống như Việt Nam ngay lập tức công nhận hôn nhân đồng giới, thay đổi quan điểm về khái niệm gia đình, thay đổi chuẩn mực xã hội... trong một thời gian ngắn. Với tình hình hiện tại, nhất thiết phải có quy định điều chỉnh mối quan hệ sống chung có đăng ký của người đồng tính. Nếu không tạo cơ hội cho người đồng tính chứng minh sự bền vững trong việc sống chung thì xã hội khó đạt được tính căn bản bền vững, giá trị xã hội của pháp luật cũng khó được đảm bảo và phát huy. Việc cho phép sống chung có đăng ký sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước xem xét, đánh giá quan hệ đồng giới một cách chính xác, có cơ sở hơn so với việc chỉ đưa ra quy định giải quyết hậu quả do việc sống chung không có đăng ký. Hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã ra đời và có hiệu lực vào

43Trung tâm nghiên cứu khoa học – Viện nghiên cứu lập pháp, Chuyên đề thông tin: Hôn nhân đồng giới: Kinh nghiệm một số nước và thực tế ở Việt Nam.

ngày 01/01/2015, thay thế cho Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 nhưng văn bản Luật này lại không điều chỉnh quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính dù là giải quyết hậu quả. Vì vậy, để giải quyết các vấn đề thực tiễn về quyền kết hôn của người đồng tính người viết đề xuất theo hướng Chính phủ nên có Nghị định điều chỉnh việc chung sống có đăng ký của cặp đôi đồng tính. Một điều cần lưu ý là khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật này cần phải tiếp thu kinh nghiệm của các nước tiên tiến. Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật này cần phải dự liệu những vấn đề như: tài sản chung phát sinh trong thời kỳ chung sống giữa hai người đồng tính. Khi họ không chung sống nữa, khối tài sản đã tạo lập trong thời gian đã chung sống sẽ phân chia thế nào? Vấn đề hai người đồng tính cùng nhận con nuôi thì cả hai có được cùng đứng tên là bố, hoặc cùng đứng tên là mẹ nuôi của đứa trẻ không? Vấn đề khi một người qua đời mà không để lại di chúc thì người kia có quyền hưởng thừa kế tài sản như quyền thừa kế của vợ, chồng? Nghị định ra đời trong thời gian này theo người viết là phù hợp vì nó có thể bổ sung cho một lúc hai văn bản Luật hôn nhân và gia đình đang có hiệu lực và sẽ có hiệu lực. Đồng thời, đối với quy định cấm kết hôn đồng giới của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010 sẽ bị Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 bãi bỏ nhưng quy định thừa nhận và giải quyết hậu của quan chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính trong dự thảo Luật hôn nhân và gia đình không được giữ lại. Có phải đây là một bước thụt lùi hơn so với Dự thảo. Cho nên để cùng với Nghị định giải quyết trọn vẹn quan hệ chung sống giữa những người đồng giới và thể hiện sự thống nhất trong các quy định cần thiết bổ sung thêm trong quy định mới tại khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn, ngay sau câu “Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính” nên bổ sung thêm câu “chỉ thừa nhận quan hệ chung sống có đăng ký”. Cụ thể:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

2. “Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Nhà nước chỉ thừa nhận quan hệ chung sống có đăng ký”

Cũng bởi vì chung sống có đăng ký cũng có những hạn chế đặc thù của nó, cho nên việc thừa nhận hôn nhân đồng giới sau đó là điều cần thiết để đảm bảo giá trị xã hội của pháp luật, người viết đưa ra giải pháp lâu dài là công nhận hôn nhân đồng giới. Với việc thừa nhận hình thức chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính và sau đó là thừa nhận hôn nhân đồng giới, đồng thời đã giải quyết được những bất cập được đề cấp ở phần thực tiễn:

- Thứ nhất, thừa nhận hình thức chung sống có đăng ký dù không hoàn toàn giải

quyết hết các vấn đề về quyền con người nhưng đã cho thấy quyền con người của người đồng tính đang được Nhà nước xem xét bảo vệ trên cơ sở lợi ích chung của toàn xã hội nhằm đảm bảo xã hội phát triển một cách thuận lợi, đúng trật tự. Trong điều kiện hiện tại,

quy định như vậy cho thấy Nhà nước đã bảo vệ tốt nhất quyền con người cho người đồng tính trong giới hạn có thể. Khi đến thời điểm thích hợp, công nhận hôn nhân đồng giới là sự bổ sung hoàn hảo để nhân quyền của người đồng tính được pháp luật bảo vệ một cách trọn vẹn. Bởi trong nhà nước pháp quyền, pháp luật tồn tại vì con người chứ không phải con người tồn tại vì pháp luật.

- Thứ hai, Sự thừa nhận của pháp luật sẽ cho phép họ chung sống công khai, được

đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ trong mối quan hệ và đẩy lùi một cách cơ bản những định kiến, kỳ thị của xã hội, tạo điều kiện cho họ sống tốt và cống hiến cho xã hội. Quan hệ sống chung có đăng ký trong thời gian này và thừa nhận hôn nhân đồng giới trong thời gian tới cũng không làm ảnh hưởng đến chế định hôn nhân truyền thống, sẽ không gây xáo trộn lớn trong đời sống xã hội Việt Nam. Việc hạn chế sự kỳ thị của xã hội đối với nhóm người này sẽ dẫn đến giảm nhẹ sức ép từ gia đình đối với những người chưa can đảm thừa nhận về xu hướng tính dục của mình, giúp cho hành vi xâm phạm hôn nhân tự nguyện được ngăn chặn tích cực. Mặt khác, sự bất ổn và những hệ quả xấu tiềm tàng từ mối quan hệ chung sống của họ khi không được pháp luật can thiệp cũng sẽ giảm bớt.

- Thứ ba, giúp Nhà nước dễ dàng quản lý cũng như có thể điều chỉnh kịp thời,

đúng mức mối quan hệ đang diễn ra này càng phổ biến này.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần ban hành Nghị định bổ sung quy định về đăng ký sống chung có đăng ký cho cặp đôi đồng tính (đăng ký, hủy đăng ký, mẫu đăng ký, mẫu hủy đăng ký). Việc đăng ký này sẽ được ghi vào một sổ riêng với mẫu Đăng ký khác so với mẫu của cặp đôi nam nữ (thay thuật ngữ vợ/chồng bằng thuật ngữ: bên thứ nhất, bên thứ hai...). Đồng thời, pháp luật cũng nên bổ sung quy định về quan hệ đăng ký kết hợp dân sự có yếu tố nước ngoài (tương tự như quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài).

Một phần của tài liệu quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng (Trang 47)