Thực tiễn và giải pháp của vấn đề nuôi con nuôi của những người đồng tính

Một phần của tài liệu quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng (Trang 50)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Thực tiễn và giải pháp của vấn đề nuôi con nuôi của những người đồng tính

chung sống như vợ chồng 3.2.1. Thực tiễn

Nhu cầu được sinh con, xin con nuôi chung là một nhu cầu chính đáng của người đồng tính Việt Nam. Khảo sát về mong muốn có con Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường trong nhóm người trả lời thuộc độ tuổi kết hôn và hiện đang trong một mối quan hệ đồng giới cho thấy 61% mong muốn có con trong tương lai, 9% không muốn có con, 30% còn lại chưa nghĩ hoặc chưa tính đến việc này. Về mục đích và ý nghĩa của việc có con, đa phần các cặp đôi cho rằng việc có con sẽ giúp họ tăng cường sự gắn bó cho cuộc sống đôi lứa (84%) hay coi đó là trách nhiệm của bản thân với gia đình (61.3%)44.

44Trung tâm nghiên cứu khoa học – Viện nghiên cứu lập pháp, Chuyên đề thông tin: Hôn nhân đồng giới: Kinh nghiệm một số nước và thực tế ở Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam hiện chỉ quy định hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn và mới nhất là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định ở Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng chỉ đối với trường hợp vợ chồng có giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản45, nếu những người đồng tính nam muốn có con đẻ, họ phải sử dụng đến dịch vụ đẻ thuê (bất hợp pháp). Trong trường hợp này, người nam đồng tính cùng chung sống như vợ chồng cũng không thể nhận là cha nuôi vì pháp luật quy định khi mối quan hệ con nuôi đã được xác định thì cha mẹ đẻ không còn quyền và nghĩa vụ với người con này nữa46

. Như vậy, rất khó duy trì cả quyền và nghĩa vụ của hai người đồng tính với đứa con. Tương tự như vậy, khi một người đồng tính nữ sinh con, người đồng giới cùng chung sống cũng không thể nhận là mẹ nuôi của đứa con và do đó không thể thực hiện quyền giám hộ khi cần thiết. Đối với trường hợp nhận con nuôi chung (không phải con đẻ của hai người) của cặp đôi đồng tính cũng chưa được pháp luật về nuôi con nuôi cho phép. Trong những trường hợp này, tài sản dùng vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng con nuôi sẽ là tài sản chung của hai người hay tài sản riêng? Mặt khác, quan hệ cha, mẹ, con, quan hệ thừa kế cũng không phát sinh mà giữa họ chỉ có quan hệ như những người quen biết bình thường. Điều này không bảo đảm các điều kiện thuận lợi thông thường cho việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với con nuôi, nhất là đối với người con nuôi chưa thành niên.

Bên cạnh đó, Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định người nhận nuôi con nuôi phải có tư cách đạo đức tốt, có điều kiện thực tế để bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để bảo đảm cho người con nuôi, nhất là người con nuôi chưa thành niên, được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt, được sống trong một môi trường lành mạnh, thuận lợi cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Tuy nhiên, trong xã hội nói chung và trong bộ máy chính quyền nói riêng hiện vẫn còn nhiều quan điểm phiến diện, sai lầm và thái độ kỳ thị đối với người đồng tính và cho rằng đây là một loại bệnh có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bình thường của trẻ em, từ đó từ chối việc cho phép người đồng tính nhận con nuôi. Dẫn đến nhiều người đồng tính có điều kiện rất tốt để nhận nuôi con nuôi những có thể không được nhận nuôi con nuôi.

Việc nhận các trẻ em về nuôi dưỡng sẽ trở thành một xu hướng tất yếu của những cặp đồng tính chung sống như vợ chồng trong thời gian tới khi hiện tượng công khai quan hệ chung sống giữa họ đang dần trở hên phổ biến. Họ có thể không biết hoặc thấy không cần thiết việc thỏa thuận một người trong họ đứng ra làm thủ tục nhận nuôi con

45Điểm a khoản 2 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 46Khoản 4 Điều 24 Luật nuôi con nuôi năm 2010

nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi. Nên họ cùng nhau đến các Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, bệnh viện… nhận các trẻ em bị bỏ rơi nhận về nuôi dưỡng. Hoặc họ có thể nhận cháu của mình về cùng nuôi dưỡng. Tuy nhiên, việc xác lập quan hệ cha mẹ nuôi với con nuôi một cách tùy ý, không nằm trong phạm vi bảo hộ của pháp luật như thế sẽ dễ dẫn đến phát sinh những vấn đề khó khăn trong việc quản lý cũng như vấn đề giải quyết các tranh chấp khi quyền và nghĩa vụ của người được nhận nuôi dưỡng và người nuôi dưỡng không được đảm bảo.

3.2.2. Giải pháp

Cũng có ý kiến đề xuất không nên cho phép các cặp đôi cùng giới sinh và nuôi con vì có thể đứa trẻ sẽ không phát triển bình thường. Điều này là có thể không chính xác vì trước khi thừa nhận hôn nhân đồng giới, nhiều nước đã tiến hành các nghiên cứu so sánh kết quả phát triển của trẻ em trong các gia đình hôn nhân truyền thống và các kiểu hình gia đình khác. Hội Nhi khoa Hoa Kỳ (The American Academy of Pediatrics - 2002), Hội Y học sinh sản Hoa Kỳ (The American Society for Reproductive Medicine - 2006) đã kết luận không có bằng chứng nào chỉ ra bất kỳ nguy cơ cho sự phát triển của trẻ khi trẻ được nuôi dưỡng trong các gia đình có hai ông bố hoặc hai bà mẹ. Một số nghiên cứu còn chỉ ra những đứa con do đồng tính nữ sinh ra (nhờ xin tinh trùng), được nuôi dưỡng trong gia đình đồng tính nữ thậm chí còn có một số khả năng vượt trội hơn trẻ em trong các gia đình hôn nhân truyền thống. Trong khi nghiên cứu về khả năng nuôi dạy con của các cặp đồng tính nam cho thấy sự vượt trội hơn các ông bố dị tính khi họ có cả các khả năng chăm sóc trẻ giống như người mẹ47. Như vậy về bản chất, việc được chăm sóc, giáo dục bởi một cặp đôi đồng tính không ảnh hưởng xấu đến quan niệm về thể chế gia đình truyền thống và sự phát triển của trẻ. Ngược lại, việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở các nước còn mang lại lợi ích về sức khỏe cộng đồng, bình đẳng giới và hòa hợp xã hội.

Qua những thông tin trên cho thấy nhu cầu được công nhận sống chung, được có con chung là những nhu cầu chính đáng của người đồng tính. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn còn có những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Các quan điểm này, dù phản đối hay ủng hộ cũng còn những điều cần làm rõ hơn nữa. Những quan điểm đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: truyền thống, văn hóa (về hôn nhân, gia đình, kết hôn); lo ngại hôn nhân cùng giới ảnh hưởng đến gia đình và xã hội; lo ngại cặp đôi đồng tính ảnh hưởng đến con cái khi được nuôi dạy trong gia đình đồng tính. Chính vì vậy, quan điểm ủng hộ của xã hội Việt Nam về việc bảo vệ quyền cho người đồng tính nói chung và quyền sống chung, có con chung nói riêng chưa thực sự nhất quán. Thực tế, sự lo ngại, băn khoăn về quan hệ sống chung của người đồng tính luôn tồn tại ở bất cứ quốc gia nào.

47 Trương Hồng Quang, Một số quan điểm về kết hôn đồng giới tại Việt Nam hiện nay, http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/ Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=6033, [ngày truy cập 30/7/2014]

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam, sự lo ngại các vấn đề liên quan đến quan hệ sống chung của người đồng tính là có thật. Có thể sự tiếp thu văn hóa mới đã làm cho người dân thay đổi quan điểm, giảm kỳ thị người đồng tính và thấy rằng cần bảo vệ họ đồng thời cũng nên chấp nhận cho người đồng tính quyền nhận con nuôi chung. Tuy nhiên điều kiện để nhận con nuôi chung cần phải quy định rõ ràng hơn. Không phải hai người đồng tính bất kỳ đều được nhận con nuôi chung. Nếu như vậy vô tình lại làm quyền nhận nuôi con nuôi chung của hai người di tính bất bình đẳng hơn so với hai người người đồng tính. Từ những quy định hiện hành người viết đề xuất trước hết là công nhận quan hệ chung sống có đăng ký giữa người đồng tính để trên cơ sở đó bổ sung những quy định điều chỉnh quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi của những người đồng tính trong Luật nuôi con nuôi, cụ thể như sau:

Thêm vào khoản 3 Điều 8 Luật nuôi con nuôi cụm từ “hoặc cả hai người đồng tính chung sống có đăng ký”

Điều 8. Người được nhận làm con nuôi

“3. Một người chỉ được nhận làm con nuôi của một người độc thân hoặc cả hai người hai người là vợ chồng hoặc cả hai người đồng tính chung sống có đăng ký”.

Và thêm vào khoản 4 Điều 17 Luật nuôi con nuôi cụm từ “hoặc tình trạng chung sống có đăng ký”

Điều 17. Hồ sơ của người nhận con nuôi

“4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tình trạng chung sống có đăng ký”

Đồng thời nhằm tạo điều kiện chung sống hạnh phúc và bền lâu giữa những người đồng tính chung sống như vợ chồng cũng như ràng buộc về quyền và nghĩa vụ cha mẹ con cần bổ sung thêm quy định “cha hoặc mẹ đẻ là người đồng tính vẫn còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi của người đồng tính chung sống có đăng ký với mình trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc quy định khác” vào Điều 24 Luật nuôi con nuôi năm 2010.

Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi

“5. cha hoặc mẹ đẻ là người đồng tính vẫn còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi của người đồng tính chung sống có đăng ký với mình trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc quy định khác”.

Riêng đối với vấn đề mang thai hộ, thực ra quy định về mang thai hộ trong dự Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nên mở rộng hơn đối với nam đồng tính. Hiện nay phụ nữ đơn thân có thể sinh con theo phương pháp khoa học nhưng nam giới đơn thân thì

không có quyền này. Vì vậy, có thể mở rộng theo hướng nam đồng tính có thể lấy tinh trùng của mình kết hợp với noãn (trong ngân hàng hoặc người hiến tặng vô danh) để nhờ người phụ nữ khác mang thai hộ. Theo đó, nam đồng tính có thể có con riêng của mình một cách chính thức mà không phải đi nhờ người khác “đẻ thuê” trái phép như hiện nay (và cũng chỉ được nhận đứa trẻ đó làm con nuôi vì không hợp pháp). Bên cạnh đó, một số đạo luật khác cũng nên quan tâm các vấn đề liên quan đến cộng đồng LGBT như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Trợ giúp pháp lý…

Một phần của tài liệu quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng (Trang 50)