5. Cấu trúc luận văn
2.2.2.2. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
Bởi vì cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất, kinh doanh và các mục
32PGS.TS. Hoàng Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2008, tr. 397
đích khác phù hợp với quy định của pháp luật33. Cho nên hai người đồng tính chung sống như vợ chồng có quyền làm chủ, chi phối tài sản thuộc sở hữu của cá nhân mình thông qua các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Họ có thể tự mình chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc thông qua các hợp đồng dân sự giao cho người khác thực hiện việc chiếm hữu. Nhưng một trong hai người không thể quản lý tài sản riêng của người còn lại trong trường hợp người đó không thể tự mình quản lý tài sản riêng và không ủy quyền cho người khác quản lý vì đơn giản là họ không có quan hệ hôn nhân. Pháp luật hôn nhân và gia đình chỉ cho phép người này được quản lý tài sản của người kia trong trường hợp người kia không thể tự mình quản lý tài sản riêng và không ủy quyền cho người khác nếu họ là vợ chồng như khoản 2 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 đã quy định. Ngoài ra, họ còn có quyền dùng vốn và tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu riêng của mình đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Điều này được pháp luật công nhận và bảo vệ. Điều 50 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về quyền tự do kinh doanh của cá nhân khẳng định: “Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợp đồng, thuê lao động và các quyền khác phù
hợp với quy định của pháp luật”. Đồng thời, có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần,
góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác34đặc biệt là đối với người kia.
Không như quan hệ vợ chồng, nếu tài sản riêng của vợ chồng còn được dùng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng theo khoản 4 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 thì quan hệ chung sống như vợ chồng giữa hai người đồng tính không bắt buộc họ phải đem tài sản riêng của người này để phục vụ nhu cầu chung của hai người nhưng trên thực tế họ đã tự nguyện thực hiện như vậy dù không có quan hệ hôn nhân và gia đình bởi họ có một ràng buộc khác khá hữu hiệu đó là tình cảm và sự gắn kết yêu thương.