Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu chung

Một phần của tài liệu quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng (Trang 35)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.1.2.Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu chung

Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu chung của hai người đồng tính chung sống như vợ chồng không được pháp luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh. Dù rằng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 quy định cụ thể việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng tại Điều 28 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tiếp tục kế thừa quy định này đồng thời còn quy định thêm về tài sản chung được đưa vào kinh doanh30nhưng quy định này không thể áp dụng cho quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính vì trước pháp luật quan hệ đó không thể xem là vợ chồng. Để điều chỉnh việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu chung của hai người đồng tính chung sống như vợ chồng vẫn dựa vào các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005.

Theo quy định tại Điều 221 Bộ luật dân sự năm 2005 “các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc

pháp luật có quy định khác”. Trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận, hai người đồng

tính chung sống như vợ chồng đã xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chung. Do vậy, việc quản lý cũng đương nhiên được thực hiện trên nguyên tắc thỏa thuận, thống nhất ý chí của hai người, trừ trường hợp hai người có thỏa thuận khác, chẳng hạn giao cho một người quản lý tài sản chung hoặc có quy định khác.

Đối với sử dụng tài sản chung, khoản 1 Điều 222 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả

thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Trước hết cần khẳng định việc sử dụng tài

sản thuộc sở hữu chung đều là hành vi khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung. Tuy nhiên, dựa vào bản chất của sở hữu chung theo phần, là sở hữu chung trong đó phần quyền của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung nên việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung của mỗi người được thực hiện tương ứng với phần quyền của người đó. Dù vậy, dựa trên nguyên tắc các chủ thể được thực hiện các giao dịch dân sự trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận của các bên nên nếu hai người đồng tính chung sống như vợ chồng có thỏa thuận khác thì sẽ tuân theo sự thỏa thuận đó, trừ trường hợp pháp luật quy định cụ thể về quyền sử dụng tài sản chung của các chủ sở hữu chung thì họ phải tuân theo quy định đó.

Bên cạnh quy định về chiếm hữu, sử dụng, Bộ luật dân sự còn quy định việc định

30Điều 35 và Điều 36 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

đoạt tài sản chung theo phần tại khoản 1, 3, 4 Điều 223. Việc định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu chung thực hiện trên nguyên tắc do hai người thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Pháp luật đặt ra trường hợp ưu tiên mua phần quyền trong sở hữu chung. Nếu một trong hai người muốn bán phần quyền tài sản của mình trong khối tài sản chung thì người còn lại có quyền ưu tiên mua phần quyền tài sản đó. Người muốn bán phần quyền tài sản của mình phải thông báo về việc bán và các điều kiện cần thiết cho người còn lại biết trước ít nhất ba tháng đối với bất động sản, một tháng đối với động sản. Tùy thuộc vào từng loại tài sản, việc thông báo có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng. Thời hạn được tính từ ngày người này nhận được thông báo về việc người kia dự định bán phần quyền tài sản chung của mình với các điều kiện mua bán và giá cả của phần quyền sở hữu tài sản. Ngoài ra, quyền ưu tiên mua còn được bảo vệ khi một trong hai người muốn bán phần quyền tài sản của mình cho người thứ ba mà không thông báo cho người kia thì người kia có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền ưu tiên mua của mình trong thời hiệu ba tháng kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm quyền ưu tiên mua. Trường hợp một trong hai người từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền thuộc về Nhà nước.

Một phần của tài liệu quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng (Trang 35)