5. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Trách nhiệm liên đới trong giao dịch dân sự do một bên thực hiện
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 đặt ra vấn đề “vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai
người thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình”35. Điều này có nghĩa
khi vợ hoặc chồng thực hiện giao dịch dân sự nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia
33Khoản 1 Điều 213 Bộ luật dân sự năm 2005 34Khoản 2 Điều 213 Bộ luật dân sự năm 2005
35Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010
đình thì đương nhiên được xem là có sự thỏa thuận của hai vợ chồng và vợ chồng cùng liên đới chịu trách nhiệm. Có như vậy, quyền lợi của người thứ ba tham gia xác lập hợp đồng liên đến tài sản chung của vợ chồng mới được đảm bảo trước pháp luật. Đây là một quy định rất quan trọng và cần thiết nhằm ràng buộc trách nhiệm của vợ chồng đối với nhau và đối với cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, hai người đồng tính chung sống với nhau như vợ chồng dù trên thực hai người cùng nhau xây dựng cuộc sống gia đình chung nhưng những nhu cầu thiết yếu phát sinh từ cuộc sống gia đình đó không được pháp luật xem là nhu cầu thiết yếu của gia đình. Bởi vì, pháp luật không công nhận họ là vợ đồng nên cuộc sống mà họ cùng nhau xây dựng sẽ không được xem là cuộc sống gia đình. Chính vì thế khi một trong hai người xác lập giao dịch dân sự với người thứ ba ta không cần phải xem giao dịch đó nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hay không. Điều này dẫn đến không thể dựa vào nhu cầu thiết yếu để luận giải là giao dịch do một người thực hiện đã có sự thỏa thuận với người còn lại để ràng buộc trách nhiệm liên đới giữa họ. Như vậy, thực sự giữa hai người đồng tính chung sống như vợ chồng liệu có phát sinh nghĩa vụ liên đới đối với giao dịch dân sự do một người thực hiện? Theo người viết, giữa hai người đồng tính chung sống như vợ chồng vẫn phát sinh nghĩa vụ liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện bởi lý do như sau.
Do không có cơ sở quan hệ gia đình để ràng buộc nghĩa vụ liên đới giữa hai người đồng tính chung sống như vợ chồng nên nghĩa vụ liên đới được nhìn nhận từ góc độ của hai chủ thể (cá nhân) pháp lý độc lập dưới sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2005. Trước hết, theo những quy định về đại diện, khoản 1 Điều 143 Bộ luật dân sự năm 2005 khẳng định cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Đồng thời người đại diện chỉ không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với các chủ thể mà Bộ luật dân sự năm 2005 đã liệt kê tại khoản 5 Điều 144 là chính mình và người thứ ba mà mình cũng là người đại diện. Vì thế, về phương diện đại diện một trong hai người đồng tính chung sống như vợ chồng hoàn toàn có quyền ủy quyền cho người còn lại đại diện cho mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của chính mình.
Tiếp theo, về nguồn gốc của nghĩa vụ liên đới, Bài giảng Luật dân sự Việt Nam – Phần Nghĩa vụ của Thạc sĩ Tăng Thanh Phương đã thể hiện “Nghĩa vụ liên đới có thể được xác lập theo thỏa thuận của các bên liên quan hoặc theo quy định của pháp luật”. Cho nên nếu giữa hai người đồng tính và người thứ ba trong giao dịch dân sự có thỏa thuận về nghĩa vụ liên đới thì giữa hai người đồng tính chung sống với nhau như vợ chồng sẽ hoàn toàn có thể phát sinh nghĩa vụ liên đới. Như vậy, từ những phân tích trên ta có thể kết luật nếu một trong hai người đồng tính chung sống như vợ chồng ủy quyền cho người còn lại xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của hai người với người thứ ba và thỏa thuận về nghĩa vụ liên đới thì giữa hai người đồng tính chung sống như vợ chồng
phát sinh nghĩa vụ liên đới đối với người thứ ba dù giao dịch này chỉ do một người xác lập, thực hiện. Tuy nhiên, nếu một trong hai người đồng tính chung sống như vợ chồng không được sự ủy quyền đại diện của người kia hoặc không có sự thỏa thuận về nghĩa vụ liên đới thì giao dịch dân sự đó chẳng qua là giao dịch dân sự do một người thực hiện và không làm phát sinh nghĩa vụ liên đới đối với người kia.
Ngoài ra, với những quy định nhằm đảm bảo cho quyền lợi của người thứ ba trong trường hợp một trong hai người có nghĩa vụ liên đới không có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc chết, Điều 298 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “bên có quyền có thể yêu cầu
bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”. Tức là, người
còn lại phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cho bên có quyền.