... hiệu hoạt động khách sạn 3 Chính vậy, việc nghiên cứu, đánh giá hiệu sử dụng yếu tố đầu vào để đánh giá hiệu hoạt động khách sạn Nha Trang cần thiết, góp phần xác định hiệu hoạt động khách sạn. .. giới thiệu kinh doanh khách sạn, sản phẩm khách sạn; hiệu hoạt động khách sạn thông qua khái niệm hiệu quả, phương pháp đo lường hiệu quả, chất ý nghĩa hiệu hoạt động; quan điểm đánh giá hiệu. .. dụng để phân tích, đo lường hiệu sử dụng yếu tố đầu vào khả sinh lời cho khách sạn 3, 4, Nha Trang Hai phương pháp phân tích sử dụng nghiên cứu đánh giá hiệu hoạt động khách sạn 3, 4, Nha Trang
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Khánh Hoà – 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
Tác giả luận văn
Võ Đình Quyết
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, vì vậy sự hỗ trợ từ thầy cô
và bạn bè, đồng nghiệp và gia đình là rất lớn Thông qua luận văn này, trước tiên tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến những người thân trong gia đình của tôi đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình viết đề tài, xin gởi lời cảm ơn đến thầy Lê Kim Long, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài Xin cảm ơn các thầy cô và anh chị
em trong lớp Cao học Kinh tế 2013 đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này, một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
1.1 Kinh doanh khách sạn 6
1.1.1 Khái niệm kinh doanh khách sạn 6
1.1.2 Sản phẩm của khách sạn 6
1.1.3 Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn 7
1.2 Hiệu quả hoạt động 8
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả 8
1.2.2 Phương pháp đo lường hiệu quả 9
1.2.3 Bản chất và ý nghĩa của hiệu quả hoạt động 11
1.2.4 Các quan điểm đánh giá hiệu quả 13
1.2.5 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 13
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1 Một số đặc điểm của đối tượng và địa bàn nghiên cứu 17
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 17
2.1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 17
2.2 Mô hình nghiên cứu 23
2.2.1 Hàm Cobb-Douglas 23
2.2.2 Ước lượng các thông số của hàm Cobb-Douglas 25
2.2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước và biến nghiên cứu đề xuất 31
2.3 Phương pháp nghiên cứu 34
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 34
2.3.2 Phương pháp phân tích 35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN 37
3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 37
3.2 Kết quả nghiên cứu 41
3.2.1 Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời 41
Trang 63.2.2 Mức tiết kiệm tối đa các nguồn lực đầu vào của khách sạn 50
3.3 Thảo luận 61
3.3.1 Thảo luận kết quả 61
3.3.2 Thảo luận với các nghiên cứu khác 67
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 69
PHỤ LỤC 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về du lịch tại Khánh Hoà 19
Bảng 2.2 : Dự báo cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Khánh Hoà (giá 2006) 21
Bảng 2.3: Dự báo khách, doanh thu du lịch du lịch Nha Trang 23
Bảng 2.4 Tóm lượt chọn biến của các nghiên cứu trước 32
Bảng 2.5: Các biến sử dụng trong phân tích 34
Bảng 3.1 : Thống kê mẫu khách sạn 3 sao tại Nha Trang 38
Bảng 3.2 : Thống kê mẫu khách sạn 4 sao tại Nha Trang 39
Bảng 3.3 : Thống kê mẫu khách sạn 5 sao tại Nha Trang 40
Bảng 3.4 : Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời khách sạn 3 sao tại Nha Trang 42
Bảng 3.5 : Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời khách sạn 4 sao tại Nha Trang 44
Bảng 3.6 : Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời khách sạn 5 sao tại Nha Trang 48
Bảng 3.7 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực lao động khách sạn 3 sao tại Nha Trang 50
Bảng 3.8 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực số phòng khách sạn 3 sao tại Nha Trang 51
Bảng 3.9 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực chi phí biến đổi khách sạn 3 sao tại Nha Trang 52
Bảng 3.10 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực lao động khách sạn 4 sao tại Nha Trang 54 Bảng 3.11 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực số phòng khách sạn 4 sao tại Nha Trang 55 Bảng 3.12 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực chi phí biến đổi khách sạn 4 sao tại Nha Trang 56
Bảng 3.13 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực lao động khách sạn 5 sao tại Nha Trang 58 Bảng 3.14 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực số phòng khách sạn 5 sao tại Nha Trang 59 Bảng 3.15 : Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực chi phí biến đổi khách sạn 5 sao tại Nha Trang 60
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình DEA tối thiểu hoá đầu vào 29
Hình 2.2 Mô hình DEA tối đa hoá đầu ra 29
Hình 3.1 Tỷ lệ giảm lao động của khách sạn 3 sao 51
Hình 3.2 Tỷ lệ giảm số phòng của khách sạn 3 sao 52
Hình 3.3 Tỷ lệ giảm chi phí biến đổi của khách sạn 3 sao 53
Hình 3.4 Tỷ lệ giảm các yếu tố đầu vào của khách sạn 3 sao 53
Hình 3.5 Tỷ lệ giảm lao động của khách sạn 4 sao 54
Hình 3.6 Tỷ lệ giảm số phòng của khách sạn 4 sao 55
Hình 3.7 Tỷ lệ giảm chi phí biến đổi của khách sạn 4 sao 57
Hình 3.8 Tỷ lệ giảm các yếu tố đầu vào của khách sạn 4 sao 57
Hình 3.9 Tỷ lệ giảm lao động của khách sạn 5 sao 58
Hình 3.10 Tỷ lệ giảm số phòng của khách sạn 5 sao 59
Hình 3.11 Tỷ lệ giảm chi phí biến đổi của khách sạn 5 sao 61
Hình 3.12 Tỷ lệ giảm các yếu tố đầu vào của khách sạn 5 sao 61
Hình 3.13 Các vấn đề môi trường và quản lý môi trường 67
Hình 3.14 Các vấn đề chương trình trách nhiệm xã hội 67
Trang 9Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Doanh thu Lợi nhuận Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào (Technical efficiency - hiệu quả kỹ thuật)
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành kinh doanh khách sạn ở Khánh Hoà thời gian gần đây phát triển mạnh mẽ
cả về quy mô và chất lượng Nếu như đầu những năm 1990, điểm đến du lịch Khánh Hoà chỉ có vài chục khách sạn thì tính đến 2014 số cơ sở lưu trú đã tăng lên gấp hàng chục lần Cụ thể, hiện nay toàn tỉnh Khánh Hoà có khoảng hơn 500 cơ sở lưu trú với hơn 12.800 phòng, trong đó có 58 khách sạn từ 3 - 5 sao với 4.981 phòng Theo tinh thần của Nghị quyết XIV và XV/ NQ-TU, tỉnh Khánh Hoà đã đề ra phát triển du lịch Khánh Hoà thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ trên thế giới, với mức đóng góp ngân sách đến năm 2020 là 11,53% (Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Khánh Hòa, 2014) Nha Trang là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, tuy diện tích chỉ chiếm 4,84%, nhưng lại chiếm hơn 1/3 dân số và hơn 2/3 tổng sản phẩm nội địa của Khánh Hòa Ngoài ra Nha Trang cũng đóng góp 82,5% doanh thu du lịch - dịch vụ Số lượng khách du lịch đến Nha Trang tăng từ 1.125 ngàn lượt (2010) lên 1.541 ngàn lượt (2015 – dự kiến) (Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Khánh Hòa, 2014) Một số thương hiệu khách sạn đẳng cấp thế giới như: Sheraton, Novotel, Havana… đã có mặt ở Nha Trang Với những chính sách thu hút đầu tư và môi trường kinh doanh thuận lợi, nhiều
dự án xây dựng các khách sạn quy mô lớn đã và đang triển khai trên địa bàn thành phố Nha Trang
Ngành du lịch Nha Trang đang đứng trước những cơ hội để phát triển, nhưng cùng với đó, những thách thức phát sinh đối với việc kinh doanh du lịch ngày càng hiện rõ và gia tăng Sự quá tải trong việc cung cấp nơi lưu trú trong mùa cao điểm và
sự giảm giá cạnh tranh trong mùa thấp điểm đã đặt ra những thách thức không nhỏ trong việc lựa chọn quy mô của nơi lưu trú
Cùng với sự phát triển về số lượng, cạnh tranh về chất lượng phục vụ và hiệu quả hoạt động của các khách sạn luôn được các nhà quản trị cấp cao trong lĩnh vực kinh doanh này quan tâm Đánh giá hiệu quả hoạt động là một chứng cứ quan trọng để các khách sạn hoạch định và xây dựng chính sách Để làm được điều này, đầu tiên các khách sạn phải đo lường được hiệu quả hoạt động của nó, so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng một phân khúc, ở đây cụ thể là trong cùng hạng sao
Trang 11Theo lý thuyết kinh tế, sự phát triển quá nhanh và tự phát của một ngành thường dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào – từ đó sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh tế của các khách sạn, của ngành và môi trường trong tương lai gần Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý các yếu tố đầu vào đóng vai trò quyết định cho việc phát triển bền vững trong dài hạn Tuy nhiên, mối quan tâm hàng đầu của các khách sạn thường là khả năng sinh lợi của khách sạn Chính vì vậy, phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi của các khách sạn là một nhu cầu bức thiết và phải thực hiện ngay nhằm giúp các nhà quản lý khuyến cáo chủ khách sạn và đề ra các biện pháp quản lý nhằm phát triển du lịch Nha Trang – Khánh Hòa phát triển bền vững
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của khách sạn, có rất nhiều phương pháp để đánh giá, trước đây phương pháp truyền thống phổ biến nhất là sử dụng hiệu quả tài chính
Dĩ nhiên, điều này là căn cứ quan trọng đối với các nhà đầu tư khi họ cần tìm hiểu về khách sạn Nhưng việc sử dụng phương pháp này chỉ mang tính chất đánh giá riêng biệt, chưa nói rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý đối với hiệu quả hoạt động của khách sạn Khi mà ngành khách sạn là ngành kinh doanh tập trung, giá cả thường được so sánh với nhau để định giá phòng, thì hiệu quả hoạt động của khách sạn càng cần phân tích sâu để hiểu rõ vai trò của việc quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả hay không
Trong một số phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động hiện đại, để xác định mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào, xác định mức độ lãng phí và đề xuất biện pháp cải thiện mức lãng phí của các yếu tố đầu vào, phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) là một trong những công cụ phân tích mạnh Phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA) - phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp đã được nghiên cứu, sử dụng khá nhiều trong các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học quốc tế về kinh tế, cũng như về du lịch Tuy nhiên, ở Việt Nam nghiên cứu này được sử dụng phổ biến ở lĩnh vực thủy sản (nghiên cứu của Đặng Hoàng Xuân Huy, 2009, 2012; Lê Kim Long và cộng sự, 2013…), ngân hàng (Nguyễn Thị Ngân và cộng sự, 2012; Đỗ Quang Giám, 2006), trong khi đó, trong lĩnh vực du lịch, phương pháp này vẫn còn tương đối mới, chưa được tiếp cận, áp dụng nhiều trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của các khách sạn
Trang 12Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào để đánh giá hiệu quả hoạt động các khách sạn tại Nha Trang là cần thiết, góp phần xác định hiệu quả hoạt động từng khách sạn và so sánh các khách sạn trong cùng một phân khúc với nhau, xác định mức độ lãng phí của các nguồn lực yếu tố đầu vào Qua đó, góp phần giúp cho các khách sạn tại Nha Trang hoạt động một cách hiệu quả, phát triển bền vững
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu này nhằm đo lường hiệu quả hoạt động ngành kinh doanh khách
sạn (khách sạn từ 3 đến 5 sao) của Nha Trang - Khánh Hoà nhằm xác định hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các khách sạn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các khách sạn từ 3 đến 5 sao đang hoạt động trên địa
bàn Nha Trang – Khánh Hòa Để thuận tiện cho việc trình bày, từ “Khách sạn” dùng trong nghiên cứu là để chỉ cả khách sạn và khu nghỉ dưỡng
Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả hoạt động trong hoạt động kinh doanh
khách sạn tại Nha Trang – Khánh Hòa thông qua hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào
và khả năng sinh lời
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Phương pháp định tính được sử dụng là thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn biến đầu vào, đầu ra, điều chỉnh biến cho phù hợp với môi trường nghiên cứu,
Trang 13sau đó sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu thực tế để đo lường Kết quả nghiên cứu chính thức được sử dụng để phân tích, đo lường hiệu quả
sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời cho các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang
Hai phương pháp phân tích chính được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang – Khánh Hòa là phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) và khả năng sinh lời
5 Đóng góp của đề tài
- Lý thuyết: hệ thống lại lý thuyết về đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào theo phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA); đo lường khả năng sinh lời
- Thực tiễn:
+ Phân tích được hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các khách sạn từ 3 đến 5 sao tại Nha Trang theo hướng phân tích đường bao dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) và đo lường khả năng sinh lời
+ Đánh giá mức tiết kiệm tối đa và mức lãng phí của các khách sạn từ 3 đến 5 sao tại Nha Trang, từ đó, đề xuất một số cách để giảm mức lãng phí tại các khách sạn
+ Là tài liệu tham khảo tốt cho học viên cao học các khóa sau
6 Dự kiến kết cấu của luận văn
Ngoài các phần như: mở đầu, kết luận – kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,… luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương này giới thiệu kinh doanh khách sạn, sản phẩm của khách sạn; hiệu quả hoạt động của khách sạn thông qua khái niệm hiệu quả, phương pháp đo lường hiệu quả, bản chất và ý nghĩa hiệu quả hoạt động; các quan điểm đánh giá hiệu quả Bên cạnh đó, chương cũng trình bày tổng quan các nghiên cứu trước trong và ngoài nước
Chương 2: Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu Chương này giới thiệu một số đặc điểm của đối tượng và địa bàn nghiên cứu Chương cũng trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu: phân tích màng dữ liệu (DEA), khả năng sinh lời thông qua chỉ tiêu mang tính đại diện là tỷ số số dư đảm phí
Trang 14Chương 3: Kết quả nghiên cứu - Thảo luận Chương này giới thiệu mẫu, kết quả nghiên cứu và thảo luận về hiệu quả các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời của các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang Nghiên cứu cũng tiến hành đánh giá kết quả khảo sát chương trình quản lý môi trường và trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp, xác định nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả các yếu tố đầu vào của các khách sạn Nha Trang, để từ đó làm cơ sở cho kiến nghị giải pháp
Trang 15CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Kinh doanh khách sạn
1.1.1 Khái niệm kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi
Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi
Kinh doanh ăn uống trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán
và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng (khách sạn) cho khách nhằm mục đích có lãi
Ta có thể coi khách của khách sạn là tất cả ai có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách sạn Họ có thể là khách du lịch (từ các nơi khác ngoài địa phương đến) như khách du lịch với mục đích tham quan, nghỉ ngơi thư giãn; khách thương gia với mục đích công vụ Họ cũng có thể là người dân địa phương hoặc bất kì ai tiêu dùng những sản phẩm đơn lẻ của khách sạn (dịch vụ tắm hơi xoa bóp, sử dụng sân tennis, thưởng thức một bữa ăn trưa, tổ chức một bữa tiệc cưới ) Như vậy, khách của khách sạn là người tiêu dùng sản phẩm của khách sạn không giới hạn bởi mục đích, thời gian, và không gian tiêu dùng Khách du lịch chỉ là một đoạn thị trường của khách sạn mà thôi, song đây lại là thị trường chính yếu, quan trọng nhất của khách sạn (Nguyễn Văn Mạnh, 2010)
1.1.2 Sản phẩm của khách sạn
- Khái niệm sản phẩm của khách sạn
Sản phẩm của khách sạn là tất cả những dịch vụ và hàng hóa mà khách sạn cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ liên hệ với khách sạn lần đầu
để đăng ký buồng cho tới khi tiêu dùng xong và rời khỏi khách sạn (Nguyễn Văn Mạnh, 2010)
Trang 16Sản phẩm hàng hóa là những sản phẩm hữu hình (có hình dạng cụ thể) mà khách sạn cung cấp như: thức ăn, đồ uống, hàng lưu niệm, các hàng hóa được bán trong doanh nghiệp khách sạn
Sản phẩm dịch vụ (sản phẩm dưới dạng phi vật chất hay vô hình) là những giá trị
về vật chất hoặc tinh thần (hay cũng có thể là một sự trải nghiệm, một cảm giác về sự hài lòng hay không hài lòng) mà khách hàng đồng ý bỏ tiền ra để đổi lấy chúng
Dịch vụ chính: là dịch vụ buồng ngủ và dịch vụ ăn uống nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của khách khi họ lưu lại tại khách sạn
Dịch vụ bổ sung: là các dịch vụ khác ngoài hai dịch vụ trên nhằm thỏa mãn nhu cầu thứ yếu trong thời gian khách lưu lại tại khách sạn Đối với dịch vụ bổ sung của khách sạn người ta chia ra thành dịch vụ bổ sung bắt buộc và dịch vụ bổ sung không bắt buộc Việc tồn tại dịch vụ bổ sung bắt buộc và không bắt buộc tùy thuộc vào quy định trong tiêu chuẩn phân hạng khách sạn của mỗi quốc gia
- Đặc điểm của sản phẩm khách sạn: mang tính vô hình, là dịch vụ không thể lưu kho cất trữ được, có tính cao cấp, có tính tổng hợp cao, chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của khách hàng, chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất
kỹ thuật nhất định (Nguyễn Văn Mạnh, 2010)
1.1.3 Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn
Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch
Khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 đến 5 sao là khách sạn có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng phục vụ cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách
du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
Trang 17Khách sạn hạng càng cao, yêu cầu chất lượng phục vụ, trang thiết bị tiện nghi,
số lượng các dịch vụ càng phải đầy đủ, hoàn hảo, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách (xem phụ lục 4) (Nguyễn Văn Mạnh, 2010)
1.2 Hiệu quả hoạt động
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả (hiệu quả hoạt động) bao gồm nhiều khái niệm tùy theo phạm vi và cách tiếp cận
+ Hiệu quả (Efficiency): là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (như lao động, vốn, máy móc…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật,
xã hội Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được (outputs) so với các biến số đầu vào (inputs) đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó
+ Hiệu quả kinh tế (Economic efficiency): là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực…) để đạt được mục tiêu xác định
H = K/C (1.1) Với H: là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế nào đó);
K: là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó;
Và có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế Vậy hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định
+ Hiệu quả tài chính (Finance efficiency): Là chỉ tiêu dùng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhưng hiệu quả tài chính này thông thường chỉ là thước đo riêng phần
Trang 18+ Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào (Technical efficiency - TE, hiệu quả kỹ thuật): là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định (Coelli, T J và cộng sự, 2005)
1.2.2 Phương pháp đo lường hiệu quả
1.2.2.1 Phương pháp truyền thống
Để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp dựa trên phương pháp tài chính, người
ta sử dụng năm thước đo cơ bản:
+ Tỷ suất lợi nhuận
+ Bảo tồn và phát triển vốn
+ Tình hình tài chính lành mạnh
+ Đóng góp cho ngân sách nhà nước
+ Cải thiện thu nhập cho người lao động
Trong năm thước đo này, khả năng sinh lời là một thước đo quan trọng Khả năng sinh lời (profitability) được định nghĩa là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính Việc đánh giá khả năng sinh lời phải dựa trên một khoảng thời gian tham chiếu Khái niệm khả năng sinh lời được áp dụng trong mọi hoạt động kinh tế sử dụng các phương tiện vật chất, con người và tài chính, thể hiện bằng kết quả trên phương tiện Khả năng sinh lời có thể áp dụng cho một hoặc một tập hợp tài sản Ở cấp độ doanh nghiệp, khả năng sinh lời là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà doanh nghiệp nắm giữ Nhìn chung, tùy theo mục tiêu phân tích, khả năng sinh lợi có thể được đại diện bởi nhiều nhóm chỉ số phân tích khác nhau Trong nghiên cứu này, khả năng sinh lời được đo bằng tỷ lệ số dư đảm phí
- Số dư đảm phí: một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiều đồng doanh thu + Số dư đảm phí là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi biến phí:
Trang 19Lợi nhuận thuần XXX
Khi số dư đảm phí bằng định phí, lợi nhuận sẽ bằng 0 => hòa vốn
Mối quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận cung cấp cho các nhà quản trị một công cụ hoạch định mạnh Các nhà quản trị có thể có thể dự đoán lợi nhuận ở những mức hoạt động khác nhau mà không cần phải lập báo cáo kết quả kinh doanh Số dư đảm phí phải vượt qua định phí, nếu không sẽ bị lỗ Khi chưa hòa vốn, mỗi sản phẩm tiêu thụ sẽ giảm lỗ, tương ứng với số dư đảm phí đơn vị
Khi đã hòa vốn cứ bán thêm một sản phẩm, lợi nhuận sẽ tăng tương ứng với số
Trang 20Thông qua khái niệm về tỷ lệ số dư đảm phí ta rút ra mối quan hệ giữa doanh thu
và lợi nhuận, mối quan hệ đó là nếu doanh thu tăng 1 lượng thì lợi nhuận tăng 1 lượng bằng doanh thu tăng lên nhân cho tỷ lệ số dư đảm phí
Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: nếu tăng cùng 1 lượng doanh thu ở tất cả những sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận, những doanh nghiệp thì những doanh nghiệp nào, những bộ phận nào có tỉ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều (Ngô Đình Trực, 2012)
1.2.2.2 Phương pháp hiện đại
Có nhiều phương pháp hiện đại để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong đó, hai phương pháp phân tích chính là phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) được khởi xướng bởi Charnes và các cộng sự (1978) và phương pháp phân tích đường biên ngẫu nhiên (Stochastic Production Frontier - SPF) được phát triển bởi Battese và Coelli (1995) (Johns, N và cộng sự, 1997) Các phương pháp này sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 2
1.2.3 Bản chất và ý nghĩa của hiệu quả hoạt động
Khái niệm hiệu quả nói chung của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, … và cũng có thể là các đại lượng chi phí phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm, … Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp Trong khi đó, công thức (1.1) lại cho thấy trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh
Trang 21doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng như thực hiện
sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp và từ đó có thể tạo ra lợi nhuận Như vậy, mục tiêu bao trùm lâu dài của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở nguồn lực sẵn có Để đạt được mục tiêu này, quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Hiệu quả kinh doanh là một công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả, giảm chi phí kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả
Bản chất của phạm trù hiệu quả đã chỉ rõ trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng tạo ra kết quả cao trong cùng một nguồn lực đầu vào hoặc tốc độ tăng kết quả lớn hơn so với tốc độ tăng việc sử dụng các nguồn lực đầu vào Đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa Do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất, đưa ra phương pháp đúng đắn nhất để đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa Với tư cách là một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả không chỉ được sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi hoạt động của toàn doanh nghiệp, mà còn sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng của từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào
Từ công thức định nghĩa về hiệu quả kinh tế, chúng ta thấy khi thiết lập mối quan hệ tỷ lệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” sẽ có thể cho một dãy các giá trị khác nhau Vấn đề được đặt ra là trong các giá trị đạt được thì giá trị nào phản ánh tính hiệu quả
Trang 22(nằm trong miền có hiệu quả), các giá trị nào sẽ phản ánh tính hiệu quả cao cũng như những giá trị nào nằm trong miền không đạt hiệu quả (Nguyễn Hải Sản, 2007)
1.2.4 Các quan điểm đánh giá hiệu quả
+ Phương pháp dãy số thời gian: là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp
xếp theo thứ tự thời gian Dãy số thời gian cho phép thống kê học nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự biến động, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai
+ Phương pháp thống kê: sử dụng các số liệu thống kê để xác định các chỉ số đánh
giá Số liệu gồm có số liệu đầu vào (chi phí), số liệu đầu ra (doanh thu) Có hai loại chỉ tiêu đánh giá:
Dạng thuận: H = Kết quả kinh tế /Chi phí kinh tế = Q/C Trong đó: H biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị đầu ra Chỉ tiêu H được dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế
Dạng nghịch: E = Chi phí kinh tế / Kết quả kinh tế = C/Q Chỉ tiêu E cho biết để có một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu vào Chỉ tiêu E là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực hay chi phí thường xuyên
+ Phương pháp đồ thị: là phương pháp mô tả bằng đồ thị để có thể so sánh và đánh giá tính hiệu quả Phương pháp này biểu thị rất trực quan và sinh động
+ Phương pháp so sánh giữa các doanh nghiệp: là phương pháp thống kê dùng
để so sánh các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành, cùng qui mô và trong cùng một khoảng thời gian (Nguyễn Hải Sản, 2007)
1.2.5 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
- Tình hình nghiên cứu trong nước
Có nhiều đề tài sử dụng phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thủy sản, ngân hàng như:
Đặng Hoàng Xuân Huy và cộng sự (2012), nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho các trại nuôi cá Tra thương phẩm tại Đồng Bằng Sông Cửu Long bằng phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA) theo mô hình tối thiểu hóa đầu vào và phương pháp đường biên ngẫu nhiên (SPF) Kết quả cho thấy, theo phương pháp DEA tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng
Trang 23đến kết quả sản xuất (CRS), chỉ có 9,47% số trại cá Tra đạt hiệu quả sử dụng các yếu
tố đầu vào, hệ số hiệu quả trung bình là 0,57; trong trường hợp qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS), chỉ có 19,47% số trại cá Tra đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, hệ số hiệu quả trung bình là 0,72 Trái lại, với phương pháp phân tích đường biên ngẫu nhiên (SPF), hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trung bình là 0,89
và có hai nhân tố có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào đó là chi phí hóa chất và thức ăn
Đỗ Quang Giám (2006), đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho các
hộ trồng vải thiều tại Bắc Giang Kết quả cho thấy chính việc sử dụng không hiệu quả đầu vào như công lao động, phun thuốc, tuổi cây, tỷ lệ ra tán quả cách năm, phân hóa học và mật độ cây dẫn đến tình trạng hao phí nguồn lực, điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
Trương Quang Thịnh (2011), đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các Ngân hàng Thương mại của Việt Nam giai đoạn 2008 -2010 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp đường bao dữ liệu với các biến đầu vào gồm chi phí tiền lương, chi phí trả lãi, các khoản chi phí khác; các biến đầu ra gồm tổng tài sản, thu nhập lãi, các khoản thu nhập khác Kết quả cho thấy, trong số 39 ngân hàng, 12 ngân hàng luôn sử dụng nguồn lực có hiệu quả, các ngân hàng còn lại còn lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực Qua đó cho thấy khả năng sử dụng các nguồn lực của các ngân hàng này là không đồng đều, từ đó hạn chế khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập vào nền tài chính khu vực và thế giới Hạn chế của nghiên cứu là chưa xem xét đến các yếu tố tài sản vô hình của ngân hàng khi lựa chọn biến số đầu ra, chưa chỉ
ra sự thay đổi về hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào với trường hợp quy mô không đổi và quy mô thay đổi, chưa phân tích được ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng và chưa xem xét chất lượng của tài sản có trong tổng tài sản khi chọn biến đầu ra tổng tài sản (vì chất lượng tài sản có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của ngân hàng) Ngoài ra, các ngân hàng có trọng số sử dụng nguồn lực là khác nhau, có lợi thế khác nhau nên việc xem xét trọng số của các ngân hàng như nhau trong nghiên cứu là chưa thỏa đáng
- Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Một số nghiên cứu tiêu biểu đã áp dụng phương pháp DEA trong ngành khách sạn như Morey và Dittman (1995) sử dụng phương pháp phân tích DEA để đánh giá
Trang 24hiệu quả quản lý tổng quát ở 54 khách sạn ở Mỹ Sanjeev (2007) đánh giá hiệu quả của
68 khách sạn và nhà hàng hoạt động ở Ấn Độ bằng phương pháp DEA Hwang và Chang (2003) sử dụng DEA và bổ sung thêm chỉ số năng suất Malmquist’s Total Factor Productivity (TFP) để đo lường hiệu quả quản lý của 45 khách sạn ở Đài Loan trong năm 1998 và sự thay đổi về hiệu quả của 45 khách sạn từ năm 1994 đến 1998 Barros và Mascarenhas (2005) sử dụng DEA đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của 43 khách sạn ở Bồ Đào Nha trong năm 2001
Bell và Morey (1995) nghiên cứu hiệu quả của khách sạn và đánh giá 31 đơn vị
du lịch với 4 yếu tố đầu vào: (1) các chi phí hỗ trợ; (2) các khoản chi phí trong chuyến đi; (3) các yếu tố môi trường, và (4) các khoản chi phí khác Yếu tố đầu ra là các mức
độ dịch vụ được cung cấp (tuyệt hảo và trung bình)
Morey và Dittman (1995) sử dụng 9 yếu tố đầu vào: (1) tiền lương, (2) các chi phí năng lượng, (3) chi phí cố định, (4) chi phí cho bộ phận phòng, (5) những khoảng chi phí ngoài lương cho tài sản, (6) những khoảng chi phí ngoài lương cho công việc quản lý, (7) những khoảng chi phí ngoài lương cho việc quảng cáo, (8) biên chế và các chi phí liên quan đến công việc hành chính, và (9) lương và các khoảng chi phí quảng cáo Bốn yếu tố đầu ra được sử dụng là: (1) thị phần, (2) tốc độ tăng trưởng, (3) tổng doanh thu và (4) chất lượng dịch vụ cung cấp
John và cộng sự (1997) sử dụng các đầu vào và đầu ra đơn giản mà không có tỷ
số hay dữ liệu tổng hợp Các tác giả đã sử dụng các dữ liệu phi tài chính để phân tích Bốn đầu vào được sử dụng trong nghiên cứu này là: (1) số lượng phòng trống, (2) tổng giờ làm việc, (3) tổng chi phí cho thực phẩm và đồ uống, (4) tổng chi phí tiện ích; và
ba yếu tố đầu ra dùng trong nghiên cứu gồm: (1) số phòng có khách, (2) tổng các khoản đã phục vụ và (3) tổng doanh thu thức uống
Anderson và cộng sự (2000) đánh giá hiệu quả của 48 khách sạn bằng việc sử dụng dữ liệu chéo về giá, đầu vào và đầu ra Năm yếu tố đầu vào đã được chọn: (1) số lượng phòng, (2) số lao động toàn thời gian qui đổi, (3) tổng chi phí liên quan đến trò chơi, (4) tổng chi phí vào thực phẩm và đồ uống và (5) các khoảng chi phí biến đổi khác Tuy nhiên, chỉ có hai yếu tố đầu ra được xem xét: (1) tổng doanh thu và (2) doanh thu khác
Foo Lee Yen, và cộng sự (2011) nghiên cứu hiệu quả khách sạn tại Malaysia Sáu yếu tố đầu vào được sử dụng trong nghiên cứu này là: (1) Số lượng phòng, (2) số
Trang 25lượng lao động, (3) tổng tài sản, (4) tổng chi phí hoạt động, (5) chi phí khác, (6) chi phí thực phẩm và đồ uống Sáu yếu tố đầu ra được chọn: (1) số đêm sử dụng phòng, (2) số khách, (3) số phòng đầy khách, (4) doanh thu từ hoạt động, (5) doanh thu khác, (6) doanh thu từ thực phẩm và đồ uống
Tóm lại, cho đến nay hầu hết các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động theo phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA) tại Việt Nam chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp, ngân hàng, chưa có nghiên cứu nào trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam
Tóm tắt chương 1
Chương này giới thiệu kinh doanh khách sạn, sản phẩm của khách sạn; hiệu quả hoạt động của khách sạn thông qua khái niệm hiệu quả, phương pháp đo lường hiệu quả, bản chất và ý nghĩa hiệu quả hoạt động; các quan điểm đánh giá hiệu quả Bên cạnh đó, chương cũng trình bày tổng quan các nghiên cứu trước trong và ngoài nước, làm cơ sở cho việc phân tích chương 2, 3
Trang 26CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Một số đặc điểm của đối tượng và địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các khách sạn 3 sao – 5 sao tại Nha Trang với 4 biến
số (lao động, số phòng, chi phí biến đổi, doanh thu) cho nghiên cứu
2.1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.2.1 Du lịch Khánh Hòa
- Tiềm năng phát triển du lịch Khánh Hoà
+ Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch biển, đảo: Vịnh Nha Trang, Vịnh Vân Phong, Bãi biển Dốc Lết, Đầm Nha Phu, Vịnh và bãi biển Cam Ranh là những kỳ quan thiên nhiên đẹp với khí hậu ôn hòa, bãi biển đẹp, cát mịn, núi đồi hùng vĩ, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như: tổ chức hội nghị, tắm biển, vui chơi, giải trí cao cấp,…
Tài nguyên hang, động, suối, thác: Suối Ba Hồ, Suối Hoa Lan, Suối Khoáng
nóng, Suối Tiên, Hòn Bà, Thác Yang Bay, vẫn còn nét hoang sơ của thiên nhiên Ngoài ra, với diện tích rừng hiện có là 186,5 nghìn ha, là những điều kiện thích hợp để phát triển du lịch sinh thái núi với các loại hình tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, thể thao
+ Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn
Các di tích lịch sử kiến trúc: Tháp Bà Pô Nagar, Chùa Long Sơn, Viện Hải
dương học, Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa, Chợ Đầm, Khu tưởng niệm Bác sĩ Alexandre Yersin, Di tích Am Chúa, Bộ Đàn đá Khánh Sơn, Hệ thống các di tích này sẽ thích hợp với loại hình tham quan như: nghiên cứu, tìm hiểu
Các lễ hội dân gian: Lễ hội nghinh Ông, lễ hội Tháp Bà PôNagar, lễ hội
Am Chúa đều được tổ chức gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa, là những yếu tố thuận lợi để p hát triển các loại hình du lịch như tâm linh, tham quan, vãn cảnh
Các sự kiện đặc biệt: Các sự kiện đã được tổ chức tại địa phương như:
Hội nghị tư vấn giữa kỳ các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam, Hội nghị chuyên viên tài chính AFEC, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, Duyên dáng Việt Nam 16 (2006);
Trang 27cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt và cuộc thi Hoa hậu Trái đất lần thứ nhất (2007); vòng chung kết liên hoan tiếng hát Truyền hình toàn quốc giải Sao Mai 2007; cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ thế giới (2008) và cuộc thi Hoa hậu Trái đất lần thứ 2 (2010)… là những điều kiện thuận lợi để thu hút khách, tạo động lực cho phát triển du lịch (UBND tỉnh Khánh Hòa, 2014)
- Những lợi thế phát triển ngành du lịch Khánh Hòa
Lợi thế về cơ sở hạ tầng: Ở giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh
và Đà Nẵng, nằm trên tuyến Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam, có nhiều cảng biển quan trọng, đường hàng không quốc tế Ngoài ra, còn có Vịnh Cam Ranh, Vịnh Vân Phong, sân bay Cam Ranh
Lợi thế về các nhà cung cấp dịch vụ du lịch: Nhiều tập đoàn du lịch lớn trên
thế giới như: Novotel, Vinpearl, Ana Mandara…, đặc biệt là tập đoàn Khách sạn cao cấp Sheraton của Mỹ đã có mặt ở Nha Trang - Khánh Hòa đã chứng minh rằng Khánh Hòa là một vùng đất đầy tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch và cũng chính vì đó Khánh Hòa đã có nhiều lợi thế hơn so với các trung tâm du lịch khác ở trong nước
Lợi thế về vị trí địa lý: Khánh Hòa là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải Nam
Trung Bộ, có bờ biển dài 385 km Phong phú với đầy đủ các loại địa hình: biển đảo, núi, đồng bằng Vịnh Nha Trang được công nhận là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới Biển Khánh Hòa có tài nguyên rất phong phú Khí hậu của Khánh Hòa tương đối ôn hòa, nên rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch núi, biển
Lợi thế về nguồn nhân lực: Có các Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và
Du lịch Nha Trang, Trường Cao đẳng nghề Nha Trang, Trường Đại học Nha Trang, Trường Trung cấp Du lịch Nha Trang và Trung tâm Dạy nghề nghiệp vụ du lịch khách sạn quốc tế Yasaka – Sài Gòn – Nha Trang, là nơi đào tạo hàng ngàn nhân lực du lịch cho tỉnh và các tỉnh trong khu vực Hàng năm, số lượng người học ra trường khoảng gần 1000 người (UBND tỉnh Khánh Hòa, 2014)
- Tình hình phát triển du lịch Khánh Hòa
Năm 2010 toàn tỉnh Khánh Hoà có 148 doanh nghiệp, đến 2013 đã có hơn 1.000 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch trong đó có 33 doanh nghiệp nhà nước, 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 150 công ty cổ phần, 420 công
Trang 28ty trách nhiệm hữu hạn, 440 doanh nghiệp tư nhân, 90 chi nhánh và 18 đơn vị - tổ chức khác kinh doanh du lịch Như vậy so với năm 2000, thì số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiện nay đã tăng hơn 7,8 lần Mặc dù, có tăng trưởng về quy mô, nhưng còn tồn tại một số doanh nghiệp chất lượng và năng lực kinh doanh chưa được hiệu quả Vì vậy, cần phải tiếp tục rà soát để sắp xếp lại các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, nhằm hướng đến khi tăng trưởng về quy
mô thì luôn đi kèm với chất lượng năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp (UBND tỉnh Khánh Hòa, 2014)
- Đặc điểm lưu trú của khách du lịch tại Khánh Hoà
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về du lịch tại Khánh Hoà
sử dụng chung phòng đối với khách du lịch quốc tế giảm xuống còn 1,5 và khách du lịch nội địa là 1,8 (2013)
Theo xu hướng đi du lịch hiện nay, một vấn đề khác cần được quan tâm là nên khuyến khích xây dựng các khách sạn đủ tiêu chuẩn xếp hạng sao (năm 2004 có 3.728 phòng lưu trú trong số 6.335 phòng lưu trú của Khánh Hoà là thuộc các khách sạn được xếp hạng từ 1 - 5 sao), với các trang thiết bị đồng bộ và hệ thống các dịch vụ đa
Trang 29dạng, tránh đầu tư cho những cơ sở lưu trú nhỏ lẻ, trang thiết bị yếu kém, chỉ phục vụ dịch vụ lưu trú
Đến 2013, chỉ tiêu về số lao động bình quân/1 phòng lưu trú ở Khánh Hoà rất thấp (chỉ đạt 0,79 lao động/1 phòng khách sạn) Chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ du lịch Dựa vào nhu cầu lao động tính bình quân cho một phòng khách sạn của cả nước và khu vực là 1,8 - 2,0 lao động trực tiếp, cũng như số lao động gián tiếp kèm theo (1 lao động trực tiếp kèm theo 2,0 - 2,2 lao động gián tiếp)
- Mục tiêu phát triển du lịch Khánh Hoà
+ Mục tiêu chung
Về kinh tế: Đến năm 2020 du lịch Khánh Hoà phát triển với mục tiêu thực sự
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế khác theo tinh thần của Nghị quyết XIV và XV/NQ-TU tỉnh Khánh Hoà đã đề ra Phấn đấu đưa Khánh Hoà trở thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ không chỉ của cả nước mà của khu vực
Về văn hoá - xã hội: Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các
giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao vị thế du lịch Khánh Hoà đối với cả nước và trên trường quốc tế; cải tạo cảnh quan môi trường; nâng cao trình độ dân trí; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn
Về môi trường: Phát triển du lịch Khánh Hoà giai đoạn từ nay đến năm 2020
gắn liền với phát triển du lịch bền vững, vì vậy mục tiêu phát triển du lịch là góp phần gìn giữ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và nhân văn
Về an ninh quốc phòng, trât tự an toàn xã hội: Khánh Hoà là tỉnh duyên hải có
vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng vùng biển đảo đối với khu vực và cả nước
vì vậy phát triển du lịch Khánh Hoà nhằm góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định khu vực, tạo nên một điểm đến an toàn và thân thiện
+ Mục tiêu cụ thể
Khách du lịch: Tăng cường thu hút khách du lịch, phấn đấu năm 2015 đón
2.300 ngàn lượt trong đó có gần 900 ngàn lượt khách quốc tế; năm 2020 đón được 3.400 ngàn lượt khách trong đó có khoảng 1.400 ngàn lượt khách quốc tế
Thu nhập từ du lịch: Nâng cao nguồn thu từ du lịch; phấn đấu năm 2015
khoảng 5.000 tỷ VNĐ (doanh thu du lịch 3.200 tỷ); năm 2020 đạt 10.700 tỷ VNĐ
Trang 30(doanh thu du lịch đạt 7.000 tỷ); đưa tổng giá trị GDP du lịch năm 2010 đạt hơn 1.200
tỷ VNĐ (9,09% tổng GDP toàn tỉnh); năm 2015 đạt 2.400 tỷ (9,94%) và năm 2020 đạt gần 5.000 tỷ VNĐ (chiếm 11,53% tổng GDP của tỉnh)
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch; tăng cường đầu tư, xây dựng các khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia trên địa bàn, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương (2 khu
du lịch quốc gia và khoảng 18 - 20 khu du lịch khác); nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và địa phương trên địa bàn; nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2015 khoảng 12.400 phòng với hơn 8.700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng trong đó có 2.200 phòng đạt tiêu chuẩn 4 – 5 sao; năm 2020 đạt gần 21.000 phòng với hơn 15.700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng trong đó có 4.000 phòng đạt tiêu chuẩn
Tỉ lệ (%)
Giá trị (Tỷ đồng)
Lao động và việc làm: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; phấn đấu đến năm
2015 đảm bảo hơn 60.000 lao động (trong đó có khoảng 20.000 lao động trực tiếp) và năm 2020 có hơn 113.000 lao động (trong đó có hơn 38.000 lao động trực tiếp)
Về cơ cấu chi tiêu của khách: Với đặc thù của Khánh Hoà, có thể dự kiến cơ cấu
chi tiêu của khách du lịch đến 2020 như bảng 2.2
2.1.2.2 Du lịch Nha Trang
Nha Trang là thành phố có nền kinh tế tương đối phát triển ở khu vực miền Trung Năm 2011, GDP bình quân đầu người của thành phố đạt 3184 USD, tốc độ tăng trưởng GDP tăng bình quân hàng năm từ 13- 14% Cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích
Trang 31cực theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp Năm 2011, tỷ trọng công xây dựng chiếm 32%, du lịch - dịch vụ 63,77% và nông nghiệp là 4,23% Trong đó công nghiệp tăng 7,97%, dịch vụ tăng 7,01% so với năm 2010, ngược lại ngành nông nghiệp tiếp tục suy giảm 12,46% do quá trình đô thị hóa khiến quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp Là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang có nhiều đóng góp đáng kể, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn Khánh Hòa Tuy diện tích chỉ chiếm 4,84%, Nha Trang chiếm đến hơn 1/3 dân số và hơn 2/3 tổng sản phẩm nội địa của Khánh Hòa Ngoài ra Nha Trang cũng đóng góp 82,5% doanh thu du lịch - dịch vụ và 42,9% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Là trung tâm khai thác, chế biến thủy-hải sản lớn, sản lượng thủy-hải sản của thành phố cũng chiếm 41,7% tổng sản lượng toàn tỉnh Khánh Hòa
nghiệp-Du lịch thành phố Nha Trang bao gồm phần lãnh thổ đất liền và phần biển đảo ven bờ với TP Nha Trang là trọng tâm Phần ven biển trải dài từ phía nam TP Nha Trang lên đến phía nam bán đảo Hòn Khói (một phần lãnh thổ thị xã Ninh Hoà) Phần lãnh thổ đất liền giáp khu vực phía tây nam huyện Ninh Hoà (phía nam QL 26) và lãnh thổ các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh dọc theo hành lang tỉnh lộ 2 tạo thành hành lang du lịch đông - tây ở khu vực trung tâm
Đặc điểm tài nguyên: Khu vực Nha Trang nổi trội tài nguyên du lịch biển, đảo
với vịnh Nha Trang và quần thể các đảo trong lòng vịnh như Hòn Tre, Hòn Mun, Đảo Yến, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Miểu, Hòn Mát là hạt nhân; khu vực đầm Nha Phu với đặc trưng riêng của tài nguyên biển đảo của các đảo…
- Hướng khai thác loại hình du lịch:
+ Du lịch sinh thái biển : Nghỉ mát, tắm biển, thể thao nước, tham quan đảo, lặn biển, câu mực, câu cá.…
+ Du lịch văn hoá: Tham quan hệ thống di tích trên địa bàn như chùa Pô Naga, bảo tàng, Viện Hải dương học ; hành hương lễ hội
+ Du lịch MICE: Thương mại, công vụ, hội chợ, hội thảo, festival, hội thao, khen thưởng, hoặc kèm theo các sự kiện đặc biệt khác (như đua thuyển buồm) …
+ Du lịch thăm thân: Phục vụ khách du lịch là người Việt ở nước ngoài;
+ Du lịch tàu biển: Kết hợp du lịch biển và tham quan các di tích lịch sử, thắng
cảnh trên đất liền khu vực thành phố Nha Trang
Trang 32+ Du lịch đồng quê: Kết hợp với các loại hình du lịch trên để khai thác đặc trưng các miền quê vùng phụ cận thành phố Nha Trang
Du lịch Nha Trang với các thế mạnh đặc biệt có khả năng thu hút khách cao và là cụm du lịch và nghỉ dưỡng lớn của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
- Dự báo các chỉ tiêu phát triển của du lịch Nha Trang
Bảng 2.3: Dự báo khách, doanh thu du lịch du lịch Nha Trang
- Trong số các mô hình mô tả quá trình sản xuất, mô hình này thuộc loại đơn giản nhất
- Tuy mô hình đơn giản, song vẫn cho phép nhận xét sát thực với tình hình sản xuất thực tế
- Các thông số của mô hình dễ ước lượng
Hàm Cobb-Douglas có dạng:
) 1 ( t t t
t A L K
Trong đó: 0< < 1 Với giả thiết 0 < hàm Cobb-Douglas coi giá trị sản xuất tỷ
lệ thuận với lao động và vốn
Trang 33Với giả thiết hàm Cobb-Douglas là hàm liên tục theo thời gian và dưới góc độ
dt
dF A ) K , L ( F dt
dA
dt
dQ
t t
dt
dK K
F A dt
dL L
F A ) K , L
t t
K dt
dK K
Q L
1 Q
L dt
dL L
Q A
1 dt
dA Q
dK Q
K K
Q L
1 dt
dL Q
L L
Q A
của công thức này gồm có ba thành phần: thành phần thứ nhất là tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp; thành phần thứ hai là tốc độ tăng năng suất cận biên của lao động (
Q
) Viết gọn lại có:
) K ( Gr ) Q
K ( MPK ) L ( Gr ) Q
L ( MPL ) A ( Gr
Gr(Q) tốc độ tăng của giá trị Sản xuất
Gr(L) tốc độ tăng của lao động
Gr(K) tốc độ tăng của vốn
MPL và MPK là năng suất cận biên tương ứng của yếu tố lao động và vốn
Trong thị trường có cạnh tranh hoàn hảo tỷ lệ lợi nhuận của đồng vốn bỏ ra sẽ bằng năng suất cận biên của vốn (MPK), còn tỷ lệ lương của công nhân sẽ bằng năng suất biên duyên của lao động (MPL) Trong trường hợp này MPK(K/Q) sẽ là tỷ lệ đóng góp của vốn trong giá trị sản xuất và MPL(L/Q) là tỷ lệ đóng góp của lao động trong giá trị sản xuất Như vậy trong trường hợp này MPL và MPK là tỷ lệ đóng góp của lao động và vốn trong kết quả sản xuất thu được Cụ thể hoá công thức (2.4) mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng:
) K ( Gr ) 1 ( ) L ( Gr ) A ( Gr )
Q
(
Trang 34Công thức (5) cho thấy tỷ lệ đóng góp của tốc độ tăng lao động cho tốc độ tăng
Các thông số của hàm (, TFP) nếu được tính thường xuyên sẽ phản ánh được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, đồng thời cũng cho thấy xu hướng nâng cao chất lượng sử dụng máy móc, trình độ công nhân viên của đơn vị (thông qua TFP)
Nếu các doanh nghiệp đều tính các thông số của mô hình Cobb-Douglas riêng cho mình rồi đem so sánh các thông số đó với thông số của một xí nghiệp chuẩn (xí nghiệp có giá trị Q, L, K bình quân) cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh sẽ thấy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (Tsaur, S., 2001)
2.2.2 Ước lượng các thông số của hàm Cobb-Douglas
Có nhiều phương pháp ước lượng các thông số của hàm Cobb-Douglas: phương phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS), hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SPF), phân tích màng bao dữ liệu (DEA)…Ở đây giới thiệu nội dung của hai phương pháp đường biên, trong đó lý giải vì sao chọn phương pháp màng bao dữ liệu (DEA)
- Phương pháp đường biên ngẫu nhiên (SPF)
Mô hình phân tích SPF được tóm gọn như sau:
Hàm SPF cho dữ liệu chéo được mô tả:
(2.7)
Trang 35Trong đó: Y i là mức sản lượng đầu ra của đơn vị sản xuất thứ i (i=1,2,…n); X i là
véc tơ yếu tố đầu vào (1*K, với K là số lượng yếu tố đầu vào) của đơn vị sản xuất thứ
i β là véc tơ (1*K) tham số cần được ước lượng V i là sai số ngẫu nhiên, được giả thiết
bằng không thì đơn vị sản xuất thứ i đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào 100% và
thứ i đang sử dụng lãng phí các yếu tố đầu vào – còn gọi là phi hiệu quả Theo Battese
(2.8)
các yếu tố đầu vào của đơn vị sản xuất gồm có: các yếu tố vi mô như đặc điểm riêng của đơn vị sản xuất (quy mô, kinh nghiệm, sự phối hợp các đầu vào ); các yếu tố vĩ
mô như thể chế, chính sách, sự hỗ trợ của chính phủ (quy hoạch, vốn vay, tập huấn
Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của đơn vị sản xuất kinh doanh thứ i chính
là
(2.9)
Như vậy, nếu dạng hàm sản xuất f thích hợp nhất được lựa chọn, Battese và
Coelli (1995) đề nghị các tham số ở mô hình (2.7) và (2.8) được ước lượng đồng thời bằng phương pháp MLE (Maximum Likelihood Estimation) Lúc đó mô hình (2.7) sẽ cho biết mức sản lượng lớn nhất có thể đạt tới với các đầu vào cho trước Chỉ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của mỗi đơn vị sản xuất ở (2.9) chính bằng mức sản lượng quan sát (thực tế) chia cho mức sản lượng lớn nhất có thể đạt tới Các tham số được ước lượng ở mô hình (2.8) sẽ cho biết các nhân tố và mức độ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào Phần mềm ước lượng chuyên dụng là FRONTEIR 4.1 (Coelli, 1994)
Trang 36- Phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA)
Phương pháp DEA là phương pháp phi tham số, khác với phương pháp tham số như SPF, OLS Phương pháp phân tích DEA được mô phỏng như sau:
Giả sử có dữ liệu của I khách sạn, mỗi khách sạn sử dụng N đầu vào và M đầu
ra Với khách sạn thứ i, dữ liệu về đầu vào được thể hiện bằng véctơ cột xi và đầu ra được diễn tả bằng véctơ cột yi Như vậy, số liệu đầu vào và đầu ra của tất cả các khách
sạn được thể hiện bằng ma trận X (N hàng, I cột) và ma trận Y (M hàng, I cột)
Phương pháp sử dụng các “tỷ lệ” được xem là phương pháp trực quan mô tả phân tích bao số liệu (DEA) Với mỗi khách sạn, chúng ta sẽ đo tỷ lệ của tổng số
lượng các sản phẩm đầu ra trên tổng số lượng các đầu vào đã sử dụng (u’yi/v’xi) với u
là véc tơ số lượng đầu ra (M hàng 1 cột); v là véc tơ số lượng đầu vào (N hàng 1 cột)
Số lượng đầu vào và đầu ra tối ưu của khách sạn thứ i được tìm ra qua việc giải mô
hệ số hiệu quả của nó luôn nhỏ hơn hoặc bằng 1 Một vấn đề khó khăn có thể xảy ra là
có rất nhiều lời giải cho bài toán trên (ví dụ: nếu u* v* là nghiệm thì 2u* 2v* cũng là nghiệm của bài toán) Để tránh trường hợp áp đặt v’xi = 1
Sự thay đổi ký hiệu từ u và v sang , tương ứng, hàm ý rằng đã xét đến một
mô hình toán tuyến tính tương tự khác
(2.12)
0
,0
,0
),(min ,
Y y
i i
Trang 37Trong đó, θ - Đại lượng vô hướng, thể hiện mức độ hiệu quả của khách sạn;
λ –Véc tơ hằng số Nx1
Bài toán (2.12) được giải N lần, nghĩa là từng lần đối với mỗi khách sạn Như
hiệu quả có thể chiếu lên đường giới hạn hiệu quả, khi đó ta nhận được tổ hợp tuyến
không đạt hiệu quả (θ < 1) có thể thiết lập mục tiêu giảm tỷ lệ các yếu tố đầu vào một
Trong sản xuất, thường ta sẽ phải đối diện với bài toán là quy mô sản xuất sẽ có ảnh hưởng tới kết quả sản xuất Để ước lượng cho trường hợp này, bài toán (2.12) sẽ
+ Phương pháp đường bao dữ liệu theo mô hình tối thiểu hóa đầu vào
y Các khách sạn A, B, C và D nằm trên đường giới hạn hiệu quả SS’ là các khách sạn đạt hiệu quả Mức độ phi hiệu quả được phản ánh bằng khoảng cách từ B đến P Tỷ lệ TE= OB/OP thể hiện hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của khách sạn P, nghĩa là có thể giảm chi phí đầu vào của khách sạn P mà không làm ảnh hưởng đến đầu ra Theo định nghĩa, các mức độ hiệu quả này nằm trong giới hạn từ 0 đến 1
0
11
,0
,0
),(min ,
Y y
i i
Trang 38- Phương pháp đường bao dữ liệu theo mô hình tối đa hóa đầu ra
Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào được coi là khả năng của một ngành trong việc sản xuất tối đa đầu ra trong điều kiện đầu vào cho trước Trong trường hợp của mô
các khách sạn A, B, C và D nằm trên đường giới hạn hiệu quả SS’ là các doanh nghiệp đạt hiệu quả Mức độ phi hiệu quả kỹ thuật được phản ánh bằng khoảng cách từ P đến P’ Tỷ lệ TE= OP/OP’ thể hiện hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của khách sạn P, nghĩa là có thể tối đa hóa đầu ra của khách sạn P mà không làm ảnh hưởng đến đầu vào Theo định nghĩa, các mức độ hiệu quả này nằm trong giới hạn từ 1 đến
Hình 2.2 Mô hình DEA tối đa hoá đầu ra
Trang 39- Lý do chọn phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) cho phân tích
Để đáp ứng sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu của thị trường đối với du lịch khi các nguồn lực sản xuất hạn chế - ở cả góc độ của các khách sạn và các nhà quản lý, hoạch định chính sách, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào để tìm cách gia tăng sản lượng đầu
ra mà không phải sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào của sản xuất vào là một chủ
đề rất được quan tâm Hiện tại có hai phương pháp phân tích chính là Phương pháp phân tích màng dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) được khởi xướng bởi Charnes và các cộng sự (1978) và phương pháp Phân tích đường biên ngẫu nhiên (Stochastic Production Frontier - SPF) được phát triển bởi Battese và Coelli (1995) DEA là phương pháp phân tích phi tham số dựa trên các dữ liệu thực tế để xây dựng đường biên sản xuất tốt nhất SPF là phương pháp phân tích dựa trên nền tảng lý thuyết kinh tế lượng cho phép tách bạch được sai số ngẫu nhiên trong sản xuất với sự phi hiệu quả trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào
Mặc dù phương pháp tham số (SPF) được sử dụng phổ biến, nhưng các phương pháp phi tham số cũng đang được sử dụng ngày càng nhiều khi chúng ta không xác định được dạng công nghệ hoặc dạng hàm sản xuất Điểm nổi bật của phương pháp DEA là nó có thể giải quyết các ràng buộc trong việc xác định dạng sản xuất và vô số các phương thức phân phối của phần dư Hơn nữa, ước lượng biên sản xuất dựa trên kết quả hiện có sẽ cho ta một đường biên gần với thực tế hơn Phương pháp này có thể
áp dụng ở cấp độ doanh nghiệp với nhiều đầu ra
Trong lĩnh vực khách sạn, hầu hết các nghiên cứu hiệu quả khách sạn sử dụng phương pháp DEA DEA giả định rằng không có sự biến thiên ngẫu nhiên từ đường biên hiệu quả, cụ thể là tất cả sự chênh lệch đều được xem kém hiệu quả Đặc biệt, do không cần giả định về dạng hàm, DEA dễ áp dụng hơn, bên cạnh đó, đối với lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, việc tách bạch các sai số ngẫu nhiên trong sản xuất là không cần thiết Bên cạnh đó, việc đo lường mức lãng phí phương pháp SPF không làm được, trong khi phương pháp DEA có thể xác định một cách cụ thể từng doanh nghiệp không đạt hiệu quả, và mức cải thiện từng yếu tố đầu vào để đạt hiệu quả, đồng thời, hầu hết các nghiên cứu trước như tổng quan nghiên cứu đều chỉ phân tích, đánh giá hiệu quả
mà chưa ước lượng mức lãng phí của các yếu tố đầu vào
Trang 40Dựa trên các nghiên cứu của của Morey & Dittman (1995) đánh giá hiệu quả quản
lý tổng quát ở 54 khách sạn ở Mỹ, nghiên cứu của Sanjeev (2007) đánh giá hiệu quả của 68 khách sạn và nhà hàng hoạt động ở Ấn Độ, nghiên cứu của Barros & Mascarenhas (2005) đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của 43 khách sạn ở
Bồ Đào Nha trong năm 2001, nghiên cứu của Bell & Morey (1995), John và cộng sự (1997), nghiên cứu của Anderson và cộng sự (2000), nghiên cứu của Foo Lee Yen, Mohhidin Othman (2011)…., dựa vào tình hình thực tế kinh doanh khách sạn tại TP Nha Trang, và việc thu thập lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn tại Nha Trang, phương pháp Data Envelopment Analysis (DEA) được sử dụng
Việc sử dụng trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS)
là do nghiên cứu xử lý dữ liệu theo qui mô khách sạn theo qui định của Tổng cục du lịch (theo từng loại khách sạn: 3 sao, 4 sao, 5 sao)
Việc lựa chọn cách tiếp cận tối thiểu hoá đầu vào (DEA – input orientation) để phân tích là do:
+ Để đáp ứng sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu của thị trường đối với du lịch khi các nguồn lực sản xuất hạn chế - ở cả góc độ của các khách sạn và các nhà quản lý, hoạch định chính sách, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào để tìm cách gia tăng sản lượng đầu ra mà không phải sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào của sản xuất vào là một chủ đề rất được quan tâm
Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới Vì vậy chính sách của chính quyền thành phố Nha Trang là giảm các yếu tố đầu vào hơn là tối đa hóa đầu ra vì điều này đảm bảo sự phát triển bền vững du lịch trong tương lai, với việc sử dụng ít nhất nguồn lực đầu vào trong khi cho kết quả tốt nhất
+ Các khách sạn muốn giảm chi phí đầu vào hơn là tăng đầu ra Vì hiện tại, các khách sạn trong cùng qui mô (cùng hạng sao), sự cạnh tranh gay gắt, việc chênh lệch giá là không đáng kể
2.2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước và biến nghiên cứu đề xuất
Đã có nhiều nghiên cứu trước liên quan đến đánh giá hiệu quả hoạt động khách sạn Việc đánh giá hiệu quả hoạt động theo phương pháp hiện đại, chủ yếu bằng phương pháp DEA, SPF…, chủ yếu là nghiên cứu ngoài nước, nghiên cứu trong nước còn ít Bảng 2.4 tóm lượt việc chọn biến của các nghiên cứu trước trong và ngoài nước về đánh giá hiệu quả hoạt động của khách sạn