Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Morey & Dittman (1995) đánh giá hiệu quả quản lý tổng quát ở 54 khách sạn ở Mỹ, nghiên cứu của
Sanjeev (2007) đánh giá hiệu quả của 68 khách sạn và nhà hàng hoạt động ở Ấn Độ, nghiên cứu của Barros & Mascarenhas (2005) đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của 43 khách sạn ở Bồ Đào Nha trong năm 2001. Tuy nhiên, nghiên cứu lại cho ra kết quả khác với nghiên cứu của Bell & Morey (1995), John và cộng sự (1997), nghiên cứu của Anderson và cộng sự (2000), nghiên cứu của Foo Lee Yen, Mohhidin Othman (2011).
Có lẽ sự sai khác này là do hạn chế của phương pháp DEA. Thứ nhất, kết quả ước lượng (cho phần phi hiệu quả) hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm thống kê của các quan sát. Vì vậy, kiểm định thống kê không thể áp dụng được trong phương pháp này. Thứ hai, như đã được Sengupta (2002) nêu ra, DEA chỉ xem xét phía cung mà không xem xét phía cầu và những đặc trưng của thị trường. Cuối cùng là độ nhạy, Timmer (1971) lập luận rằng DEA rất nhạy cảm với các quan sát cực trị. Tức là khi một doanh nghiệp (hoặc một ngành) hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với những doanh nghiệp khác, DEA có thể ước lượng quá cao phần phi hiệu quả của nó. Dù có những hạn chế đó, DEA đang ngày càng được sử dụng rộng rãi. Bản chất DEA là so sánh, do đó, phương pháp DEA khuyến cáo rất cẩn thận khi so sánh các số trung bình của các nghiên cứu với nhau, vì mỗi tập dữ liệu khác nhau, có thể cho kết quả sai khác.
Tóm tắt chương 3
Chương này giới thiệu mẫu, kết quả nghiên cứu và thảo luận về hiệu quả các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời của các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang. Nghiên cứu cũng tiến hành phân tích kết quả khảo sát chương trình quản lý môi trường và trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp, xác định nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả các yếu tố đầu vào của các khách sạn Nha Trang, để từ đó làm cơ sở cho kiến nghị.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Sau khi nghiên cứu đề tài, tác giả rút ra một số kết luận sau đây:
(1) Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã đạt được, cụ thể:
Đã tổng kết được các lý thuyết về hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời.
Đánh giá được hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời cho các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang.
Xác định nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả các yếu tố đầu vào của các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các khách sạn nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.
(2) Về phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đo lường hiệu quả các yếu tố đầu vào (được trình bày ở chương 2) bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng là thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn biến đầu vào, đầu ra, điều chỉnh biến cho phù hợp với môi trường nghiên cứu, sau đó sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu thực tế để đo lường. Kết quả nghiên cứu chính thức được sử dụng để phân tích, đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời cho các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang (được trình bày ở chương 2).
(3) Về kết quả nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu gồm 12 khách sạn 3 sao, 6 khách sạn 4 sao, 6 khách sạn 5 sao tại Nha Trang, Khánh Hòa.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ Khách sạn 3 sao: Hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của khách sạn 3 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 0,87, nhỏ nhất là 0,63, lớn nhất là 1,00. Trong khi đó, khả năng sinh lời của khách sạn 3 sao tại Nha Trang trung bình là 0,50, nhỏ nhất là 0,16, lớn nhất là 0,71, độ lệch chuẩn là 0,2.
Phân nhóm hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào khách sạn 3 sao tại Nha Trang cho thấy khoảng 58,33% số khách sạn có hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào
tương đối tốt (từ 90% trở lên, 8,33% số khách sạn ở mức trung bình, còn lại khoảng 33,34% số khách sạn có hiệu quả thấp – mức báo động.
Phân nhóm khả năng sinh lời khách sạn 3 sao tại Nha Trang cho thấy khoảng 50% số khách sạn có khả năng sinh lời tương đối tốt (từ 50% trở lên, còn lại khoảng 8% số khách sạn có khả năng sinh lời trung bình, còn lại khoảng 42% số khách sạn có khả năng sinh lời thấp – mức báo động.
+ Khách sạn 4 sao: Hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của khách sạn 4 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 0,79, nhỏ nhất là 0,53, lớn nhất là 1,00. Trong khí đó, khả năng sinh lời của khách sạn 4 sao tại Nha Trang trung bình là 0,48, nhỏ nhất là 0,31 (Ánh Sáng - The Light hotel), lớn nhất là 0,79 (Novotel Nha Trang), độ lệch chuẩn là 0,18.
Phân nhóm hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào khách sạn 4 sao tại Nha Trang cho thấy khoảng 50% số khách sạn có hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào tương đối tốt (từ 80% trở lên, còn lại khoảng 50% số khách sạn có hiệu quả thấp – mức báo động.
Phân nhóm khả năng sinh lời khách sạn 4 sao tại Nha Trang cho thấy khoảng 33% số khách sạn có khả năng sinh lời tương đối tốt (từ 50% trở lên, khoảng 17% số khách sạn có khả năng sinh lời trung bình, còn lại khoảng 50% số khách sạn có khả năng sinh lời thấp – mức báo động.
+ Khách sạn 5 sao: Hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của khách sạn 5 sao tại Nha Trang trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) trung bình là 0,91, nhỏ nhất là 0,73. Khả năng sinh lời của khách sạn 5 sao tại Nha Trang trung bình là 0,48, nhỏ nhất là 0,41 (Sheraton), lớn nhất là 0,59 (Ana Mandara -Evason Ana Mandara Nha Trang), độ lệch chuẩn là 0,07
Phân nhóm hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào khách sạn 5 sao tại Nha Trang cho thấy khoảng 50% số khách sạn có hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào tương đối tốt (từ 90% trở lên), còn lại khoảng 16,67% số khách sạn có hiệu quả thấp – mức báo động (dưới 80%).
Phân nhóm khả năng sinh lời khách sạn 5 sao tại Nha Trang cho thấy khoảng 50% số khách sạn có khả năng sinh lời tương đối tốt (từ 50% trở lên), còn lại khoảng 50% số khách sạn có khả năng sinh lời trung bình.
- Các khách sạn không đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào có 3 sự lựa chọn: (i) giảm các yếu tố đầu vào của khách sạn để tăng lợi nhuận, (ii) các khác sạn rời khỏi kinh doanh khách sạn và chuyển sang loại hình kinh doanh khác, (iii) các khách sạn dừng hoạt động kinh doanh. Lựa chọn i và ii là hai lựa chọn mà các nhà quản lý khách sạn và các nhà quản lý nhà nước nên quan tâm. Lựa chọn iii là lựa chọn cuối cùng. Bởi vì vai trò quan trọng của kinh doanh khách sạn đối với Nha Trang nói riêng, tỉnh Khánh Hòa nói chung, lựa chọn i sẽ được sử dụng trong phần kết luận này. Kết quả của nghiên cứu có thể giúp các nhà quản lý khách sạn giảm các yếu tố đầu vào chi phí của khách sạn.
Tỷ lệ giảm của các yếu tố đầu vào khách sạn 3 sao tại Nha Trang như lao động, số phòng, chi phí biến đổi so với thực tế trung bình là 13,1% ; khách sạn 4 sao giảm số lao động, số phòng, chi phí biến đổi so với thực tế trung bình lần lượt là 21,46% ; 21,52% ; 21,46% ; khách sạn 5 sao tỷ lệ giảm của các yếu tố đầu vào như lao động, số phòng, chi phí biến đổi so với thực tế trung bình là 9,28%. Việc giảm các yếu tố đầu vào này sẽ góp phần đáng kể vào việc tiết kiệm nhiều chi phí.
Chi phí trung bình các yếu tố đầu vào của các khách sạn ngày càng tăng, trong khi số lượng các khách sạn ngày càng nhiều nên giá phòng tăng không theo kịp sự gia tăng của chi phí. Vì vậy, một số khách sạn cạnh tranh gay gắt (trừ mùa cao điểm), tỷ lệ lấp phòng thấp, một vài khách sạn mất nhiều tiền và phá sản, một số mất vốn chủ sở hữu và có thể không thể chi trả các khoản vay ngân hàng. Nếu các khách sạn có thể tiết kiệm các yếu tố đầu vào, điều này có thể giúp các khách sạn hoạt động hiệu quả hơn, có thể tồn tại với mức giá phòng cạnh tranh.
Mức giảm và tỷ lệ giảm các yếu tố đầu vào so với hiện tại của các khách sạn trong mẫu nghiên cứu có thể là kênh thông tin cho các nhà quản lý tại địa phương tham khảo để thay đổi chính sách quản lý và hỗ trợ các khách sạn trong việc thiết kế, tố chức, qui hoạch, đào tạo, phương pháp quản trị để đạt được hiệu quả. Bên cạnh đó, các nhà quản lý khách sạn có thể dễ dàng sử dụng các kết quả này để cải thiện các yếu tố đầu vào, làm cho các khách sạn của họ đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, cải thiện khả năng sinh lời, và giảm rủi ro.
Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng các khách sạn 5 sao đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào hơn các khách sạn 3 sao, 4 sao. Một vài lý do có thể cho sự khác biệt về hiệu quả này: hiệu quả qui mô, lao động đặc biệt hơn, quản lý khách sạn, đầu
vào rẻ hơn bởi vì họ mua hoặc sử dụng số lượng lớn…Các nhà quản trị nên tập trung vào các khách sạn có hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào ở mức thấp – mức báo động trước tiên, sau đó là các khách sạn có hiệu quả trung bình, và cải thiện hiệu quả của khách sạn. Các cách thức quản lý và thực hiện nên phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, cần tiến hành phân tích tổng thể dữ liệu môi trường, kinh tế, các yếu tố xã hội của lĩnh vực kinh doanh khách sạn trong quá khứ cũng như hiện tại, dự đoán cho tương lai dựa trên bộ dữ liệu chắc chắn và khoa học. Thông tin về biến môi trường nên được đưa vào phân tích. Dữ liệu về kinh tế nên bao gồm thông tin và số lượng, giá cả của các yếu tố, chi phí dựa trên bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách sạn một cách đầy đủ để đánh giá hiệu quả doanh thu, hiệu quả chi phí hoặc xa hơn là đánh giá hiệu quả lợi nhuận bởi vì việc đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào (về mặt số lượng, trừ một vài yếu tố đánh giá về mặt giá trị do không thể hoặc khó tính toán số lượng) là chưa đầy đủ. Thông tin về các yếu tố xã hội nên bao gồm mối quan hệ của các lĩnh vực khác, tổ chức sản xuất – kinh doanh và các kênh marketing, mối quan hệ giữa các khách sạn với các công ty lữ hành, với khách hàng để xác định khả năng cạnh tranh của thị trường.
4.2. Các đóng góp của luận văn
Kết quả của đo lường trong nghiên cứu cho thấy rằng các biến đo lường cần phải được đánh giá thảo luận chuyên gia, và khảo sát độ tin cậy khi dùng chúng để đo lường. Nếu không thực hiện việc đánh giá biến đo lường và không thực hiện một cách khoa học thì kết quả nghiên cứu sẽ không có sức thuyết phục cao và ý nghĩa trong thống kê.
Kết quả đo lường cho thấy sự phù hợp của thực tiễn nghiên cứu, có ý nghĩa thiết thực cho các nhà quản lý nhà nước, cũng như quản lý khách sạn. Đây chính là những căn cứ để xây dựng một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang nói riêng, toàn quốc nói chung. Bên cạnh đó, việc phân tích lãng phí yếu tố đầu vào của các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang đã làm rõ lãng phí thế nào, biến số nào, cần điều chỉnh thế nào là đóng góp quan trọng, là kênh tham khảo cho chính bản thân của từng khách sạn, cũng như giá trị trung bình của tập dữ liệu lại là kênh thông tin cho các nhà quản lý chính sách để quản lý, dự báo, định hướng phát triển hệ thống khách sạn tại Nha Trang phát triển bền vững.
Về mặt phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu này góp phần vào hệ thống đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lời. Các nhà nghiên cứu có thể xem đo lường này như là cách thức đo lường tham khảo cho các nghiên cứu khác và tại các lĩnh vực khác.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nếu đo lường một khái niệm tiềm ẩn bằng nhiều biến quan sát sẽ làm tăng độ giá trị và độ tin cậy của đo lường. Các biến quan sát trong nghiên cứu này có thể điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể. Lý do là mỗi lĩnh vực đặc thù khác nhau đều có những đặc thù riêng của nó.
4.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu mới áp dụng cách tiếp đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào nhằm giảm các chi phí sản xuất kinh doanh. Đối tượng nghiên cứu là các khách sạn 3, 4, 5 sao tại Nha Trang với 4 biến số (lao động, số phòng, chi phí biến đổi, doanh thu) cho nghiên cứu. Trong thực tế, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các khách sạn ngoài các yếu tố trên còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố đầu vào khác (diện tích, trình độ nhân viên,…) hay biến số đầu ra (như năng suất, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận…) để phân tích ảnh hưởng hay hiệu quả đầu vào đối với đầu ra … Do giới hạn về điều kiện dữ liệu và để đơn giản, nghiên cứu này đã sử dụng 4 biến số này, mặc dù việc chọn các yếu tố này chỉ là các yếu tố quyết định chính chi phí đầu vào, chứ chưa phải hoàn toàn quyết định kết quả đầu ra: năng suất, lợi nhuận.
Trong nghiên cứu tiếp theo, các biến sẽ được thêm vào mô hình nghiên cứu. Việc nghiên cứu chọn biến này có thể tham khảo các nghiên cứu của Baard và Van den Berg (2004), Kokko và Sjöholm (2004), Hansen, Rand và Tar (2002) đã chỉ ra rằng quy mô là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo các nghiên cứu của Panco và Korn (1999), Hansen và ctv (2002) thì tuổi của một doanh nghiệp là nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Hansen và ctv (2002), Phan Đình Khôi và ctv (2008) đã cho thấy trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ của Chính phủ có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn. Bên cạnh đó, Nguyễn Quốc Nghi (2010), một lần nữa đã chứng minh mức độ tiếp cận các chính sách hỗ trợ Chính phủ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời
tác giả còn cho thấy mối quan hệ xã hội, tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng là các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Amy K. Smith và cộng sự, chỉ ra tầm ảnh hưởng của những phản ứng cảm tính của khách hàng đến việc đánh giá những nỗ lực trong việc khắc phục lỗi dịch vụ và thẩm định sự hài lòng của khách hàng. Nghiên cứu thấy rằng những phản ứng cảm tính của khách hàng về những lỗi dịch vụ có ảnh hưởng đến việc đánh giá nỗ lực phục hồi của các công ty kinh doanh khách sạn và việc phán đoán sự hài lòng trong một số trường hợp và các ảnh hưởng của cảm xúc khác nhau giữa các ngành công nghiệp thiết lập. Nghiên cứu này xác định ra nhiều loại của các nỗ lực hiệu quả nhất trong việc