Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động các khách sạn tại nha trang (Trang 26 - 32)

2.1.2.1. Du lịch Khánh Hòa

- Tiềm năng phát triển du lịch Khánh Hoà + Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch biển, đảo: Vịnh Nha Trang, Vịnh Vân Phong, Bãi biển Dốc Lết, Đầm Nha Phu, Vịnh và bãi biển Cam Ranh...là những kỳ quan thiên nhiên đẹp với khí hậu ôn hòa, bãi biển đẹp, cát mịn, núi đồi hùng vĩ, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như: tổ chức hội nghị, tắm biển, vui chơi, giải trí cao cấp,…

Tài nguyên hang, động, suối, thác: Suối Ba Hồ, Suối Hoa Lan, Suối Khoáng nóng, Suối Tiên, Hòn Bà, Thác Yang Bay,... vẫn còn nét hoang sơ của thiên nhiên. Ngoài ra, với diện tích rừng hiện có là 186,5 nghìn ha, là những điều kiện thích hợp để phát triển du lịch sinh thái núi với các loại hình tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, thể thao.

+ Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn

Các di tích lịch sử kiến trúc: Tháp Bà Pô Nagar, Chùa Long Sơn, Viện Hải dương học, Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa, Chợ Đầm, Khu tưởng niệm Bác sĩ Alexandre Yersin, Di tích Am Chúa, Bộ Đàn đá Khánh Sơn,... Hệ thống các di tích này sẽ thích hợp với loại hình tham quan như: nghiên cứu, tìm hiểu.

Các lễ hội dân gian: Lễ hội nghinh Ông, lễ hội Tháp Bà PôNagar, lễ hội Am Chúa... đều được tổ chức gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa, là những yếu tố thuận lợi để p hát triển các loại hình du lịch như tâm linh, tham quan, vãn cảnh.

Các sự kiện đặc biệt: Các sự kiện đã được tổ chức tại địa phương như: Hội nghị tư vấn giữa kỳ các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam, Hội nghị chuyên viên tài chính AFEC, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, Duyên dáng Việt Nam 16 (2006);

cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt và cuộc thi Hoa hậu Trái đất lần thứ nhất (2007); vòng chung kết liên hoan tiếng hát Truyền hình toàn quốc giải Sao Mai 2007; cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ thế giới (2008) và cuộc thi Hoa hậu Trái đất lần thứ 2 (2010)… là những điều kiện thuận lợi để thu hút khách, tạo động lực cho phát triển du lịch (UBND tỉnh Khánh Hòa, 2014).

- Những lợi thế phát triển ngành du lịch Khánh Hòa

Lợi thế về cơ sở hạ tầng: Ở giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, nằm trên tuyến Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam, có nhiều cảng biển quan trọng, đường hàng không quốc tế. Ngoài ra, còn có Vịnh Cam Ranh, Vịnh Vân Phong, sân bay Cam Ranh.

Lợi thế về các nhà cung cấp dịch vụ du lịch: Nhiều tập đoàn du lịch lớn trên thế giới như: Novotel, Vinpearl, Ana Mandara…, đặc biệt là tập đoàn Khách sạn cao cấp Sheraton của Mỹ đã có mặt ở Nha Trang - Khánh Hòa đã chứng minh rằng Khánh Hòa là một vùng đất đầy tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch và cũng chính vì đó Khánh Hòa đã có nhiều lợi thế hơn so với các trung tâm du lịch khác ở trong nước.

Lợi thế về vị trí địa lý: Khánh Hòa là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có bờ biển dài 385 km. Phong phú với đầy đủ các loại địa hình: biển đảo, núi, đồng bằng... Vịnh Nha Trang được công nhận là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới. Biển Khánh Hòa có tài nguyên rất phong phú. Khí hậu của Khánh Hòa tương đối ôn hòa, nên rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch núi, biển...

Lợi thế về nguồn nhân lực: Có các Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang, Trường Cao đẳng nghề Nha Trang, Trường Đại học Nha Trang, Trường Trung cấp Du lịch Nha Trang và Trung tâm Dạy nghề nghiệp vụ du lịch khách sạn quốc tế Yasaka – Sài Gòn – Nha Trang, là nơi đào tạo hàng ngàn nhân lực du lịch cho tỉnh và các tỉnh trong khu vực. Hàng năm, số lượng người học ra trường khoảng gần 1000 người (UBND tỉnh Khánh Hòa, 2014).

- Tình hình phát triển du lịch Khánh Hòa

Năm 2010 toàn tỉnh Khánh Hoà có 148 doanh nghiệp, đến 2013 đã có hơn 1.000 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch trong đó có 33 doanh nghiệp nhà nước, 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 150 công ty cổ phần, 420 công

ty trách nhiệm hữu hạn, 440 doanh nghiệp tư nhân, 90 chi nhánh và 18 đơn vị - tổ chức khác kinh doanh du lịch. Như vậy so với năm 2000, thì số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiện nay đã tăng hơn 7,8 lần. Mặc dù, có tăng trưởng về quy mô, nhưng còn tồn tại một số doanh nghiệp chất lượng và năng lực kinh doanh chưa được hiệu quả. Vì vậy, cần phải tiếp tục rà soát để sắp xếp lại các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, nhằm hướng đến khi tăng trưởng về quy mô thì luôn đi kèm với chất lượng năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp (UBND tỉnh Khánh Hòa, 2014).

- Đặc điểm lưu trú của khách du lịch tại Khánh Hoà

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về du lịch tại Khánh Hoà

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Doanh thu du lịch Tỷ đồng 1.357 1.563 1.877 2.252 2.568 3.35 2 Số cơ sở lưu trú du lịch Cơ sở 397 409 455 503 511 565 3 Tổng số phòng Phòng 9.4 10.2 11.73 12.048 12.7 15730 4 Tổng lượt khách Người 1.597.228 1.580.080 1.840.259 2.180.008 2.317.950 3.020.518 5 Lượt khách quốc tế Người 315.585 281.202 384.979 440.39 530.66 635.948 (Nguồn: Sở VH-TT-DL Khánh Hoà, 2014)

Hệ số sử dụng chung phòng lưu trú (số người bình quân trong 1 phòng lưu trú) hiện nay ở Khánh Hoà là 1,6 đối với khách du lịch quốc tế và 1,9 đối với khách du lịch nội địa (2010). Tuy nhiên, theo xu hướng chung thì hệ số này đang giảm dần nên hệ số sử dụng chung phòng đối với khách du lịch quốc tế giảm xuống còn 1,5 và khách du lịch nội địa là 1,8 (2013).

Theo xu hướng đi du lịch hiện nay, một vấn đề khác cần được quan tâm là nên khuyến khích xây dựng các khách sạn đủ tiêu chuẩn xếp hạng sao (năm 2004 có 3.728 phòng lưu trú trong số 6.335 phòng lưu trú của Khánh Hoà là thuộc các khách sạn được xếp hạng từ 1 - 5 sao), với các trang thiết bị đồng bộ và hệ thống các dịch vụ đa

dạng, tránh đầu tư cho những cơ sở lưu trú nhỏ lẻ, trang thiết bị yếu kém, chỉ phục vụ dịch vụ lưu trú.

Đến 2013, chỉ tiêu về số lao động bình quân/1 phòng lưu trú ở Khánh Hoà rất thấp (chỉ đạt 0,79 lao động/1 phòng khách sạn). Chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ du lịch. Dựa vào nhu cầu lao động tính bình quân cho một phòng khách sạn của cả nước và khu vực là 1,8 - 2,0 lao động trực tiếp, cũng như số lao động gián tiếp kèm theo (1 lao động trực tiếp kèm theo 2,0 - 2,2 lao động gián tiếp)

- Mục tiêu phát triển du lịch Khánh Hoà

+ Mục tiêu chung

Về kinh tế: Đến năm 2020 du lịch Khánh Hoà phát triển với mục tiêu thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế khác theo tinh thần của Nghị quyết XIV và XV/NQ-TU tỉnh Khánh Hoà đã đề ra. Phấn đấu đưa Khánh Hoà trở thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ không chỉ của cả nước mà của khu vực.

Về văn hoá - xã hội: Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao vị thế du lịch Khánh Hoà đối với cả nước và trên trường quốc tế; cải tạo cảnh quan môi trường; nâng cao trình độ dân trí; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

Về môi trường: Phát triển du lịch Khánh Hoà giai đoạn từ nay đến năm 2020 gắn liền với phát triển du lịch bền vững, vì vậy mục tiêu phát triển du lịch là góp phần gìn giữ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và nhân văn.

Về an ninh quốc phòng, trât tự an toàn xã hội: Khánh Hoà là tỉnh duyên hải có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng vùng biển đảo đối với khu vực và cả nước vì vậy phát triển du lịch Khánh Hoà nhằm góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định khu vực, tạo nên một điểm đến an toàn và thân thiện.

+ Mục tiêu cụ thể

Khách du lịch: Tăng cường thu hút khách du lịch, phấn đấu năm 2015 đón 2.300 ngàn lượt trong đó có gần 900 ngàn lượt khách quốc tế; năm 2020 đón được 3.400 ngàn lượt khách trong đó có khoảng 1.400 ngàn lượt khách quốc tế.

Thu nhập từ du lịch: Nâng cao nguồn thu từ du lịch; phấn đấu năm 2015 khoảng 5.000 tỷ VNĐ (doanh thu du lịch 3.200 tỷ); năm 2020 đạt 10.700 tỷ VNĐ

(doanh thu du lịch đạt 7.000 tỷ); đưa tổng giá trị GDP du lịch năm 2010 đạt hơn 1.200 tỷ VNĐ (9,09% tổng GDP toàn tỉnh); năm 2015 đạt 2.400 tỷ (9,94%) và năm 2020 đạt gần 5.000 tỷ VNĐ (chiếm 11,53% tổng GDP của tỉnh).

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tăng cường đầu tư, xây dựng các khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia trên địa bàn, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương (2 khu du lịch quốc gia và khoảng 18 - 20 khu du lịch khác); nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và địa phương trên địa bàn; nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2015 khoảng 12.400 phòng với hơn 8.700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng trong đó có 2.200 phòng đạt tiêu chuẩn 4 – 5 sao; năm 2020 đạt gần 21.000 phòng với hơn 15.700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng trong đó có 4.000 phòng đạt tiêu chuẩn 4 - 5sao .

Bảng 2.2 : Dự báo cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Khánh Hoà (giá 2006)

2015 2020 Loại dịch vụ Tỉ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỉ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Ăn uống 24,0 1.188,326 22,0 2.340,800 Lưu trú 35,0 1.732,976 32,0 3.404,800 Mua sắm 11,0 544,650 12,0 1.276,800 Vận chuyển du lịch 14,0 693,190 16,0 1.702,400 Dịch vụ khác 16,0 792,218 18,0 1.915,200 Tổng cộng 100,0 4.951,360 100,0 10.640,000 (Nguồn: Sở VH-TT-DL Khánh Hoà, 2014)

Lao động và việc làm: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; phấn đấu đến năm 2015 đảm bảo hơn 60.000 lao động (trong đó có khoảng 20.000 lao động trực tiếp) và năm 2020 có hơn 113.000 lao động (trong đó có hơn 38.000 lao động trực tiếp).

Về cơ cấu chi tiêu của khách: Với đặc thù của Khánh Hoà, có thể dự kiến cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến 2020 như bảng 2.2.

2.1.2.2. Du lịch Nha Trang

Nha Trang là thành phố có nền kinh tế tương đối phát triển ở khu vực miền Trung. Năm 2011, GDP bình quân đầu người của thành phố đạt 3184 USD, tốc độ tăng trưởng GDP tăng bình quân hàng năm từ 13- 14%. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích

cực theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Năm 2011, tỷ trọng công nghiệp- xây dựng chiếm 32%, du lịch - dịch vụ 63,77% và nông nghiệp là 4,23%. Trong đó công nghiệp tăng 7,97%, dịch vụ tăng 7,01% so với năm 2010, ngược lại ngành nông nghiệp tiếp tục suy giảm 12,46% do quá trình đô thị hóa khiến quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang có nhiều đóng góp đáng kể, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn Khánh Hòa. Tuy diện tích chỉ chiếm 4,84%, Nha Trang chiếm đến hơn 1/3 dân số và hơn 2/3 tổng sản phẩm nội địa của Khánh Hòa. Ngoài ra Nha Trang cũng đóng góp 82,5% doanh thu du lịch - dịch vụ và 42,9% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Là trung tâm khai thác, chế biến thủy-hải sản lớn, sản lượng thủy-hải sản của thành phố cũng chiếm 41,7% tổng sản lượng toàn tỉnh Khánh Hòa.

Du lịch thành phố Nha Trang bao gồm phần lãnh thổ đất liền và phần biển đảo ven bờ với TP. Nha Trang là trọng tâm. Phần ven biển trải dài từ phía nam TP. Nha Trang lên đến phía nam bán đảo Hòn Khói (một phần lãnh thổ thị xã Ninh Hoà). Phần lãnh thổ đất liền giáp khu vực phía tây nam huyện Ninh Hoà (phía nam QL 26) và lãnh thổ các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh...dọc theo hành lang tỉnh lộ 2 tạo thành hành lang du lịch đông - tây ở khu vực trung tâm.

Đặc điểm tài nguyên: Khu vực Nha Trang nổi trội tài nguyên du lịch biển, đảo với vịnh Nha Trang và quần thể các đảo trong lòng vịnh như Hòn Tre, Hòn Mun, Đảo Yến, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Miểu, Hòn Mát...là hạt nhân; khu vực đầm Nha Phu với đặc trưng riêng của tài nguyên biển đảo của các đảo…

- Hướng khai thác loại hình du lịch:

+ Du lịch sinh thái biển : Nghỉ mát, tắm biển, thể thao nước, tham quan đảo, lặn biển, câu mực, câu cá.…

+ Du lịch văn hoá: Tham quan hệ thống di tích trên địa bàn như chùa Pô Naga, bảo tàng, Viện Hải dương học...; hành hương lễ hội.

+ Du lịch MICE: Thương mại, công vụ, hội chợ, hội thảo, festival, hội thao, khen thưởng, hoặc kèm theo các sự kiện đặc biệt khác (như đua thuyển buồm) ….

+ Du lịch thăm thân: Phục vụ khách du lịch là người Việt ở nước ngoài;

+ Du lịch tàu biển: Kết hợp du lịch biển và tham quan các di tích lịch sử, thắng cảnh trên đất liền khu vực thành phố Nha Trang.

+ Du lịch đồng quê: Kết hợp với các loại hình du lịch trên để khai thác đặc trưng các miền quê vùng phụ cận thành phố Nha Trang.

Du lịch Nha Trang với các thế mạnh đặc biệt có khả năng thu hút khách cao và là cụm du lịch và nghỉ dưỡng lớn của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

- Dự báo các chỉ tiêu phát triển của du lịch Nha Trang

Bảng 2.3: Dự báo khách, doanh thu du lịch du lịch Nha Trang

Các chỉ tiêu 2015 2020

- Khách du lịch (Ngàn lượt) 1.541 2.176 - Lượng phòng lưu trú (Phòng) 8.315 13.408 - Nhu cầu vốn đầu tư (Tỷ VNĐ) 3.920,976 8.362,224

(Nguồn: Sở VH-TT-DL Khánh Hoà, 2014)

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động các khách sạn tại nha trang (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)