1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng việt trong hoạt động giao tiếp

61 2,8K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 111,86 KB

Nội dung

... xác định từ loại tiếng Việt từ xác định tượng chuyển loại lâm thời từ Sau phân tích hiệu nghệ thuật việc áp dụng tượng chuyển loại lâm thời từ tiếng Việt Chuyển loại lâm thời từ tiếng Việt, cách... chuyển loại lâm thời từ tiếng Việt góp phần làm phong phú vốn từ tiếng Việt không từ loại mà tạo hiệu nghệ thuật tu từ Hiện tượng chuyển loại lâm thời từ tiếng Việt chủ yếu xảy từ loại động từ, ... LOẠI LÂM THÒI CỦA TỪ TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIÉP 2.1 Kết thống kê, phân loại Đe tài khảo sát 281 từ chuyển loại lâm thời từ tiếng Việt hoạt động giao tiếp Dựa vào mục đích, phân loại tượng chuyển loại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ĐỎ THỊ LÂM HIỆN TƯỢNG CHUYỂN LOẠI LÂM THỜI CỦA TỪ TIẾNG VIỆT TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC ••• Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Ngưòi hướng dẫn khoa học: TS. ĐỎ THI THU HƯƠNG HÀ NỘI, 2015 • LỜI CẲM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Thị Thu Hương, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Nhờ cô, tôi đã học hỏi được rất nhiều về phương pháp nghiên cứu khoa học và biết cách nghiên cứu vẫn đề khoa học một cách nghiêm túc và đúng đắn nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Ngữ Văn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này. Và cuối cùng tôi xin cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện cũng như giúp đỡ tôi hoàn thành được khóa luận này. Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Đỗ Thị Lâm LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả nào đã công bố trước đây. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được chú thích đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc. Neu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Đỗ Thị Lâm DANH MỤC VIẾT TẮT ĐT : Động từ DT:Danh từ HT: Hư tò TT: Tính từ TTT : Tình thái từ QHT : Quan hệ từ PT: Phụ từ TrT: Trợ từ Tr: Trang MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO KÉT QUẢ THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI MỞ ĐÀU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Trong lịch sử tiếng Việt, có nhiều con đường để phát triển vốn từ, cấu tạo từ mới, các đơn vị từ ghép, từ láy chuyển nghĩa. Và một trong những con đường cơ bản, làm giàu vốn từ cho hệ thống từ vựng tiếng Việt là phương thức chuyến loại của từ. Nhờ phương thức này, tiếng Việt đã sản sinh thêm nhiều đơn vị từ vựng mới đáp ứng nhu cầu giao tiếp và tư duy của con người. 1.2 Trong phương thức chuyển loại, người ta phân biệt: hiện tượng chuyển loại của từ tiếng Việt trong ngôn ngữ và hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp. Qua việc khảo sát các tác phẩm văn chương trong văn học Việt Nam hiện đại chúng tôi nhận thấy hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ trong hoạt động giao tiếp được sử dụng trong văn chương rất nhiều. Các kiểu chuyến loại này có tác dụng nghệ thuật rất lớn, làm cho văn thơ giàu hình tượng và có tính thẩm mĩ cao. Vì nhận thấy được tầm quan trọng của việc mục đích tu từ trong mỗi tác phẩm văn học nên chúng tôi lựa chọn đề tài Hiện tượng chuyển loại lâm thời của tù’ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp, để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề Hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt, ở bình diện lí thuyết, lâu nay đã có nhiều công trình bài viết về nó. Tiêu biểu như các bài nghiên cứu: Trương Văn Trình, Nguyễn Hiến Lê, “đã bàn về từ chuyển loại và vai trò của ngữ cảnh để phân biệt từ loại của từ, đồng thời cũng chỉ rõ: “đừng lẫn với tiếng đồng âm không chỉ có nghĩa khác nhau mà ý cũng có sự khác nhau” [8;Tr 161 163]. Ví dụ: (cái cuốc, cuốc đất), cuốc (chim cuốc), quốc (Quốc gia). Điểm đáng 4 lưu ý là có nhiều trường hợp không thể xác định từ thuộc từ loại này có trước hay từ thuộc từ loại kia có trước. “Xét trường hợp từ c u ố c dẫn trên hiện nay chúng ta không thế biết được tiền thân đặt ra tù’ ấy để trỏ đồ vật, rồi mới là để chỉ động tác hay là dùng để chỉ động tác rồi mới trỏ đồ vật. Chủ trương quan niệm về sự vật có trước, không có ảnh hưởng gì đến ngữ pháp. Có điều chắc chắn là hai quan niệm ấy là khái niệm cơ bản, và ngôn ngữ nào có tố chức hắn hoi, cũng phải phân biệt tiếng trỏ sự vật và tiếng trỏ sự trạng” [8; Tr 161 - 163]. Như vậy thì theo quan điểm này thì vấn đề nêu trên cũng không ảnh hưởng nhiều đến nghiên cứu hiện tượng chuyển loại trong địa hạt ngữ pháp. Nguyễn Văn Tu đã phân biệt hai cách chuyển loại: “Cách thứ nhất là dùng cách ghép một từ với một từ làm chứng cho nó chuyển loại ví dụ như từ h ó a kết họp với từ q u â n s ự thành q u â n s ự h ó a , cách thứ hai là một từ đơn hoặc một từ ghép nào đó có thế chuyển từ loại mà không thay đối hình thức ví dụ như danh từ t h ị t chuyển thành động từ t h ị t . . [9; Tr 86 -92]. Tác giả cho thấy chuyến từ loại là một quan niệm rằng từ loại được cấu tạo theo con đường từ pháp và cú pháp. Nguyễn Kim Thản đã bàn về các hướng chuyến loại, cũng như việc nhận diện cách thức của một nhóm từ có thể chuyển hóa sang từ loại khác [10; Tr 81-97, Tr 325 - 326]. Tác giả đưa ra một số ví dụ khá thuyết phục và thú vị như đại từ nhân xưng hoặc những từ xưng hô chuyển hóa thành động từ, hoặc nhũng trợ tù' như: v â n g , d ạ , ơ i , ừ . . . cũng có thể động từ hóa, V.V.. Bùi Minh Toán bàn về sự biến đối và chuyến hóa của từ trong hoạt động giao tiếp ở các bình diện như bình diện ngữ âm và hình thức cấu tạo, bình diện ngữ pháp, bình diện chức năng của từ, bình diện phong cách [7; Tr 89-121]. Vũ Thị Ân, Nguyễn Thị Ly Kha bàn về sự chuyển loại của từ đi từ khái niệm đến một số hiện tượng chuyển loại như hiện tượng hư hóa, hiện tượng chuyển loại giữa các thực từ, hiện tượng chuyển loại giữa các hư từ, chuyển tiểu loại, và phân biệt hiện tượng chuyển loại và hiện tượng đồng âm [1; Tr 169- 178]. 5 Hoàng Văn Hành bàn luận khá chi tiết, đồng thời còn đề cập đến một số cách lí giải hiện tượng này cũng như khẳng định rằng chuyển loại là phương thức cấu tạo từ có quan hệ chặt chẽ với học thuyết về từ loại. Tác giả dường như đồng tình với chủ trương phân định từ loại tiếng Việt phải dựa vào ba tiêu chuấn: (1) Ý nghĩa khái quát của các lớp từ; (2) Chức vụ của từ khi làm thành phần câu; (3) Khả năng kết hợp của từ với các từ khác như là một đặc trung thường xuyên. Trong ba tiêu chuấn này tác giả cho rằng phần lớn sự chú ý của các nhà nghiên cứu vẫn tập trung vào địa hạt cú pháp của từ, do đó, tiểu chuấn k h ả n ă n g k ế t h ợ p , và c h ứ c v ụ c ủ p h á p của từ được sử dụng nhiều, được coi là tiêu chuẩn quan trọng. Còn tiêu chuẩn ỷ n g h ĩ a c á c t ừ l o ạ i cũng được coi như một tiêu chuẩn quan trọng, nhưng còn ít được khảo sát và đánh giá đúng mức [3; Tr 143-184]. Trên đây là một số công trình bàn về hiện tượng chuyển loại, những công trình này đã đóng góp về mặt lý thuyết và đây cũng là nền tảng, là cơ sở để chúng tôi tiếp tục kế thừa, nghiên cứu. Vận dụng các kết quả nghiên cứu nói trên chúng tôi xem xét cụ thể những hiểu quả mà hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ mang lại trong tác phẩm giao tiếp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cún 3.1 Mục đích Qua việc phân tích hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ trong hoạt động giao tiếp nói chung, trong thơ văn nói riêng, thấy được hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ cũng là một biện pháp làm tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm của từ, góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp. 3.2 Nhiệm vụ - Tổng họp các vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài - Khảo sát, thống kê và phân loại ngữ liệu - Miêu tả và phân tích hiệu quả nghệ thuật của hiện tượng chuyển loại lâm thời của tù' trong hoạt động giao tiếp. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cún 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đe phục vụ cho mục đích nghiên cứu, ngữ liệu được khảo sát trong một số tác phẩm thơ văn Việt Nam hiện đại và trong hoạt động giao tiếp nói chung. 5. Phương pháp nghiên cún - Phương pháp thống kê phân loại - Phương pháp phân tích - tống hợp - Phương pháp hệ thống - Phương pháp miêu tả 6. Đóng góp 6.1. Đóng góp về mặt khoa học Luận văn góp phần làm sáng tỏ lý thuyết về hiện tượng chuyến loại lâm thời của từ trong hoạt động giao tiếp. Ngoài ra luận văn còn góp phần tìm hiểu kĩ thêm về hiện tượng chuyển loại của từ tiếng Việt nói chung và hiện tượng chuyền loại lâm thời của từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp nói riêng, đây cũng là những lóp tù' được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nghệ thuật tạo nên những giá trị đặc sắc cho những tác phẩm văn chương, ngôn ngữ văn chương nói chung và ngôn ngữ của từng tác giả nói riêng. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Đe tài khẳng định hiên tượng chuyển loại lâm thời của từ, góp phần nâng cao hiệu quả biểu đạt của tác phẩm văn chương. Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể vận dụng vào thực tiễn giảng dạy từ tiếng Việt, cũng như trong giảng dạy tác phấm văn chương trong nhà trường. 7. Bố cục 7 Ngoài phần Mở đầu, Ket luận, Tài liệu tham khảo khóa luận của chúng tôi gồm có hai chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Miêu tả hiện tượng chuyến loại lâm thời của từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp. CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Hoạt động giao tiếp là gì? 1.1.1 Khái niệm Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra thường xuyên giữa các thành viên trong xã hội. Giao tiếp có ở mọi nơi, mọi lúc, có thể tồn tại ở dạng nói hoặc dạng viết. Giao tiếp cũng có thể được tiến hành bằng nhiều phương tiện n g ô n n g ữ khác như: c ử c h ỉ , đ i ệ u b ộ , h à n h đ ộ n g , n é t m ặ t , c á c p h ư ơ n g tiện kĩ thuật (Tất cả được gọi là các hành vỉ siêu ngôn n g ữ ) . Tuy nhiên phương tiện quan trọng nhất, phổ biến nhất, và hiệu quả tối ưu nhất vẫn là ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ mà giao tiếp giữa con người với nhau mới có thể duy trì như: t r a o đ o i t h ô n g t i n , b ộ c l ộ t ì n h c ả m , t h ả i đ ộ , q u a n h ệ đế tố chức xã hội. Tuy nhiên phương tiện quan trọng nhất, phổ biến nhất và hiệu quả tối un vẫn là ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ và giao tiếp, con người t r a o đ ổ i t h ô n g t i n , b ộ c l ộ t ì n h c ả m , t h ả i đ ộ , q u a n h ệ . . . đế tố chức xã hội hoạt động. 1.1.2 Các nhân tố của hoạt động giao tiếp Hoạt động giao tiếp có sự tham gia của nhiều nhân tố. Các nhân tố này vừa tạo ra hoạt động giao tiếp lại vừa chi phối tới hoạt động giao tiếp. Các nhân tố chính đó là: 1.1.2.1 Nhân vật giao tiếp Là những người tham gia vào cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra lời nói. Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp luân phiên đảm nhiệm vai trò người phát ( n ó i / v i ế t ) hoặc người nhận ( n g h e / đ ọ c ) . 8 Giữa các nhân vật giao tiếp có thế có các quan hệ cùng vai ( n h ư q u a n h ệ b ạ n h ọ c , đ ồ n g n g h i ệ p v ớ i n h a u . . . ) hoặc quan hệ khác vai (quan hệ cha mẹ với con, thầy cô giáo với học sinh...). Muốn cuộc giao tiếp đạt kết quả như mong muốn, người p h á t cần phải xác định đúng quan hệ vai giữa mình với người n h ậ n để lựa chọn hình thức giao tiếp phù hợp nhất. 9 Đặc điểm của các nhân vật giao tiếp về lứa tuổi, về nghề nghiệp, về giới tính, về trình độ hiểu biết, về vốn sống, về địa vị xã hội... đều ảnh hưởng và để lại dấu ấn trong hoạt động giao tiếp, nhất là trong các ngôn bản. Nhân tố nhân vật giao tiếp trả lời cho các câu hỏi: a i n ó i ( a i v i ế t ) ? , n ó i v ớ i a i ? , v i ế t c h o a i ? 1.1.2.2 Hiện thực được nói tới Đây là nhân tố nội dung giao tiếp nó bao gồm những sự kiện, hiện tượng, sự vật trong thực tế khách quan và những tình cảm, tâm trạng của con người. Hiện thực được nói tới tạo thành đề tài và nội dung của hoạt động giao tiếp. Nhân tố này cũng luôn ảnh hưởng đến những hình thức và đặc điểm của hoạt động giao tiếp, của ngôn ngữ. Nhân tố nội dung giao tiếp trả lời cho các câu hỏi: n ó i ( v i ế t ) c á i g ì ? / v ề vấn đề gì? Chẳng hạn, nếu nói về vấn đề khoa học thì ngôn ngữ, cách diễn đạt, cách cấu tạo ngôn bản có nhiều điểm khác với việc nói về tình cảm, cảm xúc của con người. 1.1.2.3 Hoàn cảnh giao tiếp Hoàn cảnh giao tiếp là hoàn cảnh diễn ra cuộc giao tiếp. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ cũng như các hoạt động khác của con người nó luôn luôn diễn ra trong hoàn cảnh nhất định. Đó là hoàn cảnh không gian, thời gian với những đặc điểm của môi trường mà hoạt động giao tiếp diễn ra (h o à n c ả n h g i a o t i ế p h ẹ p ) . Đó còn là hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, văn hóa,... của dân tộc, của đất nước ( h o à n c ả n h g i a o t i ế p r ộ n g ) . Các nhân tố trong hoàn cảnh giao tiếp luôn luôn chi phối tới các phương tiện của hoạt động giao tiếp: từ việc lựa chọn nội dung đến cách thức thế hiện, và cả những nghi thức trong giao tiếp. Nhân tố hoàn cảnh giao tiếp trả lời cho câu hỏi: n ó i ( v i ế t ) t r o n g h o à n c ả n h n à o ? 1.1.2.4 Mục đích giao tiếp Giao tiếp có thể nhằm nhiều mục đích khách nhau, có thế nhằm mục đích làm quen, bày tỏ nỗi vui mừng, lo lắng, thông báo cho người nghe một tư tưởng, một 1 nhận thức, đưa ra một lời mời hay một yêu cầu đòi hỏi người nghe phải thực hiện, đặt ra một câu hỏi về một vấn đề mà mình chưa rõ để người nghe giải đáp..., với cuộc giao tiếp có nhiều mục đích thì có mục đích chính và mục đích phụ. Khi đạt được mục đích đã đặt ra thì hoạt động giao tiếp đã đạt được hiệu quả. Nhân tố mục đích giao tiếp trả lời các câu hỏi: n ó i ( v i ế t ) đ ể l à m g ì ? 1.1.2.5 Phương tiện và cách thức giao tiếp Phương tiện giao tiếp ở đây là ngôn ngữ, là tiếng Việt đối với đại đa số người Việt Nam. Song tiếng Việt gồm nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, và có sự phân biệt ở mức độ nhất định giữa cách tiếng địa phương, các ngôn ngữ nghề nghiệp, chuyên môn. Do đó tùy từng phạm vi, từng lĩnh vực hoạt động của con người, những nhân vật giao tiếp lựa chọn những yếu tố ngôn ngữ thích hợp hơn nữa trong hoạt động giao tiếp còn có thể được thực hiện theo những cách thức khác nhau: nói miệng hay dùng văn bản viết, trong văn bản viết thì dùng dạng văn xuôi hay văn vần, để trình bày trực tiếp nội dung cần giao tiếp hay trình bày thông qua hình ảnh, sự so sánh ví von... tất cả điều đó đều ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp, đến việc hình thành ngôn bản. Nhân tố này trả lời cho câu hỏi: n ó i ( v i ế t ) n h ư thế nào? T ó m l ạ i : Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn luôn có sự chi phối của nhiều nhân tố. Chúng tác động đến sự hình thành và lĩnh hội ngôn bản, đồng thời để lại dấu ấn trong ngôn bản - những nhân vật giao tiếp cần ý thức rõ điều đó để sử dụng ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp một cách có hiệu quả và đạt được mục đích 1 1.1.3 Các bình diện của từ trong hoạt động giao tiếp Từ là một trong những đơn vị cơ bản của hệ thống ngôn ngữ. Nó luôn luôn là tổng thể của hai mặt âm thanh và ý nghĩa. Khi viết, mặt âm thanh được thể hiện bằng chữ viết. Muốn thực hiện sự giao tiếp ( n ó i h o ặ c v i ế t ) phải dùng từ để cấu tạo các đơn vị lớn hơn, như cụm từ, câu... Vậy từ chính là ngôn ngữ nhỏ nhất có thể dùng độc lập để cấu tạo câu. 1.1.3.1 Bình diện hình thức ngữ âm và cấu tạo về hình thức, từ được tạo nên bởi âm thanh. Các âm thanh này kết họp với nhau theo các quy tắc ngữ âm của mỗi ngôn ngữ. Ớ tiếng Việt, mỗi từ đơn thường cấu tạo gồm một âm tiết ( m ộ t t i ế n g ) , âm tiết có thể tối đa bao gồm phụ âm đầu, vần ị t o i đ a c ó b a â m : â m đ ệ m , â m c h í n h , â m c u ô i ) và thanh điệu. Ví dụ: Từ “Toản ” Trong đó phụ âm đầu T; vần: oan; âm đệm: o; âm chính: a; âm cuối: n; và thanh điệu là dấu hỏi. Còn tối thiểu âm tiết có âm chính và thanh điệu Ví dụ: (cô) ả, (cái) ô, ý(lớn), ý (nhỏ)... Các từ phức thì mỗi từ gồm nhiều tiếng. Các tiếng đó phối hợp với nhau theo hai phương thức chủ yếu. -Phương thức lặp: tạo ra các từ láy. Ví dụ: Chuôn chuôn, xâu xí, ngoãn ngèo... -Phương thức ghép: tạo ra các từ ghép. Ví dụ: Đất nước, xe máy... 1.1.3.2. Bình diện nghĩa Nghĩa của từ là những nội dung nhận thức, và có thể ứng với các đối tượng của hiện thực mà con người nhận thức và dùng từ để gọi tên. Ví dụ: Cây, nhà, cao, hoa hồng, chạy chọt... Nghĩa của từ còn là các khái niệm trong nhận thức, tư duy của con người. Nghĩa của từ còn bao gồm các loại nghĩa ngữ pháp, trong đó chủ yếu là nghĩa biểu hiện quan hệ của các từ trong cụm từ, trong câu. 1 2 Ví dụ: Từ “của ” biếu hiện quan hệ sở thuộc, sở hữu; Từ “vì” biếu hiện quan hệ nguyên nhân,... Các loại ý nghĩa trên có thể là các thành phần ý nghĩa và ngược lại, nhiều từ có thế đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với nhau. Trong quá trình sử dụng vào hoạt động giao tiếp, nghĩa của từ còn có sự biến đổi, chuyển hóa. 1.1.3.3. Bình diện ngữ pháp Đó là bình diện của những thuộc tính, những đặc điếm trong việc tố chức hệ thống ngôn ngữ và cấu tạo các đơn vị lớn hơn từ. Đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt nhìn chung biểu lộ ở hình thức cấu tạo và hình thức biến đổi của nó. Đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt chỉ biểu lộ trong cụm từ và trong câu, khi từ kết hợp với các từ khác ở trước và ở sau nó. Ví dụ: Bác đã đi rồi sao bác ơi ỉ (Tố Hữu) Từ đ i kết họp với các phụ từ đ ã ờ trước và r ồ i ở sau. Điều đó chứng tỏ nó mang đặc điểm ngữ pháp của động từ. Cùng với bình diện nghĩa, bình diện ngữ pháp của từ có vai trò quyết định trong sự kết hợp của các từ thành cụm từ, thành câu. Neu sự kết hợp không tương ứng với các đặc điểm ngữ pháp của từ thì mắc lỗi về dùng từ và cả lỗi về đặt câu. Ví dụ: Chị Dậu ỉà người phụ nữ nông dân điểm hình đã bị nghiệt ngã xuống dòng đời đen tối. Ở câu này, từ nghiệt ngã dùng không đúng cả về nghĩa, về đặc điểm ngữ pháp, về nghĩa, n g h i ệ t n g ã là khắt khe, cay nghiệt đến mức không thể chịu đựng nổi. về ngữ pháp, n g h i ệ t n g ã có đặc điểm của tính từ, không thể kết hợp với từ b ị ở trước v à x u ố n g d ò n g đ ờ i đ e n t ố i ( c h ỉ h ư ớ n g ) ở sau. Ta có thể chữa là: Chị Dậu là người phụ nữ nông dân đã bị đối xử nghiệt ngã trong dòng đời đen tối (hoặc... đã bị cuộc đời nghiệt ngã đẩy xuống dòng đời đen tối...) 1 3 1.1.3.4. Bình diện phong cách Được sử dụng trong giao tiếp với một lịch sử lâu dài, ở các từ dần dần định hình những đặc điểm về phong cách, về lĩnh vực và phạm vi sử dụng. Những đặc điếm này trở thành những nét đặc thù của từ về mặt sử dụng, chúng tạo nên bình diện phong cách của từ. Cùng với hình thức ngữ âm, ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm phong cách có thể được ghi nhận trong từ điểm để xác nhận nét riêng biệt của từ và hướng dẫn cách dùng từ. Ở bình diện phong cách có thể phân biệt các từ đa phong cách và các từ chuyên phong cách. Đa phong cách là những từ không mang những đặc trưng phong cách chuyên biệt, mà trung hòa về những đặc điểm phong cách. Chúng có thể thích hợp với mọi phong cách ngôn ngữ ( s i n h h o ạ t , k h o a h ọ c , h à n h c h í n h , n g h ị l u ậ n , b ả o c h í h a y v ă n c h ư ơ ỉ ĩ g n g h ệ t h u ậ t ) . Do đó, có thế dùng những từ ngữ đó ở mọi phong cách chức năng ngôn ngữ, mọi hoàn cảnh giao tiếp, mọi lĩnh vực, mọi nghề nghiệp, mọi địa phương,... với những giá trị về cơ bản giống nhau. Ví dụ: Các từ người, đi, ăn, nước, cây, đẹp, tốt, xấu... *Tóm lại: Trong hoạt động giao tiếp các bình diện của từ có sự chuyển hóa, như từ từ loại này có thể chuyển sang từ loại khác. 1.2 Hiện tưọng chuyển loại của từ 1.2.1. Khái niệm Khi sử dụng, đặc điếm ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ được hiện thực hóa. Do tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ, nên một từ cóthể mang đặc ngữ nghĩa, ngữ pháp của nhiều từ loại hoặc tiểu loại. Mỗi lần sử dụng trong câu, đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của m ộ t trong số n từ loại ấy được hiện 1 4 điểm thực hóa. Hiện tượng chuyển loại của từ là sự chuyển hóa từ ở phạm trù từ loại hoặc tiếu loại này sang phạm trù từ loại hoặc tiểu loại khác với sự giúp đỡ của phương tiện cấu tạo từ tối thiểu mà ngôn ngữ có được. Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, hình thức đ ả n h d ấ u sự chuyển loại từ là khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp [3;Tr 169]. Ví dụ: Từ loại (tiêu loại) gôc 1.2.2 Chuyên loại Cái bừa, cái cuôc (DT) Đang bừa, đang cuôc (ĐT) Cái xe, cái bát (DTK) 2 xe cát, 2 bát cơm (DTĐV) Mỉm cười (ĐTNĐ) Nó cười cho đây (ĐTNgĐ) Hiện tượng chuyển loại của từ trong ngôn ngữ và hiện tượng chuyển loại lâm thòi của từ trong lòi Hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ loại tiếng Việt là một hiện tượng phổ biến trong ngôn ngữ, là một trong các phương thức cấu tạo từ có khả năng sản sinh rất cao. Bản chất của hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp là sử dụng vỏ âm thanh có sẵn tạo ra các loại đơn vị mới mang nội dung, ý nghĩa có liên quan đến nội dung ý nghĩa của đơn vị ngôn ngữ có sẵn những nó lại biếu thị một chức năng khác trong hoạt động ngôn ngữ. Hiện tượng chuyển loại nhằm tạo ra đơn vị mới dựa trên cơ sở âm thanh có sẵn nó được thừa nhận như một cách thức mở rộng vốn từ. Ví dụ: “ B Ó ( J ) m ộ t b ó ( ) l ủ a . ” Ở ví dụ trên 2 ta thấy xuất hiện hai từ b ó nếu như b ó ( ì ) chỉ hành động thì b ó ( ) đã chuyển sang 2 danh từ, trong cùng một câu đã xuất hiện, hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ. Từ ví dụ trên cho ta thấy ngoài việc mở rộng vốn từ ra thì hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ trong hoạt động giao 1 5 tiếp còn góp phần làm tăng sự phong phú, đa dạng cho phương tiện biểu đạt. Đây cũng là biểu hiện của quy luật tiết kiệm trong ngôn ngữ. Phân biệt hiện tượng chuyến loại và hiện tượng chuyến loại lâm thời của từ trong hoạt động giao tiếp: Chuyển loại lâm thời diễn ra trong hoạt động giao tiếp. Ví dụ như: “Hạnh phúc thay môi ngày vui như têt Trên cao xanh bom đạn lặng im ” (Tố Hữu) Ở câu thơ trên ta thấy từ in đâm c a o x a n h vốn là tính từ chỉ trạng thái nhưng khi đặt vào trong câu thơ trên đã chuyển sang danh từ nhằm nhấn mạnh sự hòa bình, sự bình yên hạnh phúc tươi vui của đất nước. Hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ xuất hiện trong những câu văn, câu thơ cụ thể của các tác giả cụ thể. Nó không được ghi lại trong ngôn ngữ, hay nói cách khác đây chính là hiện tượng chuyến loại lâm thời của từ trong lời nói. Trong khấu ngữ, hiện tượng chuyển loại lâm thời với chuyển nghĩa cũng thường được sử dụng. Những từ như: r ù a , m u ỗ i , đ à n b à , g á i vốn là danh từ, nhưng trong giao tiếp chúng lại được dùng với tư cách một tính từ hay động từ. Sau đây là một số ví dụ về hiện tượng chyển loại và chuyển nghĩa được dùng trong khẩu ngữ: Ví dụ: - Thiết bị được đua về cơ sở với tốc độ rùa. ( Đài truyền hình Hà Nội đưa tin về giáo dục) - Việc ấy ư? Muỗi ỉ - Sao anh đàn bà thế? 1 6 Vậy nên chúng ta có thể cho rằng hiện tượng chuyển loại của từ trong ngôn ngữ ốn định hơn hiện tượng chuyến loại lâm thời trong lời nói, vì trong lời nói, trong hoạt động giao tiếp ta còn phải phụ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phong cách giao tiếp... *Tóm lại: Chúng ta cần phân biệt hiện tượng chuyến loại ốn định trong ngôn ngữ với hiện tượng chuyến loại chỉ có tính chất lâm thời trong điều kiện và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, đặc biệt, ít phổ biến và thường mang tính chất tu từ. 1.2.3. Một số hiện tượng chuyển loại của từ 1.2.3.1 Hiện tượng chuyển loại giữa các thực từ -Chuyển loại giữa danh từ và động từ: Thường gặp danh từ chỉ công cụ chuyến loại thành động từ chỉ hoạt động dùng công cụ ấy. Ví dụ: Cái c à y , cái c u ố c , cái b ơ m (DT) -> đã c à y , sẽ c u ố c , đang c ư a , đang b o m (ĐT) Một số danh từ chỉ khái niệm, danh từ tổng hợp cũng có khả năng chuyển loại thành động từ. Ví dụ: Có ý thức, có những nhận thức mới, nhũng ngày lễ lạt (DT) —> Ý thức được việc đỏ; nhận thực lại vấn đề; Nó vẫn lễ lạt sếp luôn luôn (ĐT) Ta cũng thường gặp trường họp ĐT chỉ hoạt động cảm nghĩ, nói năng (it h ư ờ n g l à t ừ h a i â m t i ế t ) chuyển loại thành DT. Ví dụ: a. đang suy nghĩ mông lung 1 7 b. đang tính toán thiệt hơn a ’.nhũng suy nghĩ mông lung ấy b Những tính toán thiệt hơn ấy Trong thực tế sử dụng, ta cũng gặp hiện tượng một số ĐT chỉ hoạt động chuyển loại thành DT Ví dụ: a. Đang bó rau; Đang gánh nước(ĐT chỉ hoạt động) Ba gánh b. Ba bó mu; nước (DTĐV) Động từ chỉ hoạt động, trạng thái chuyển thành danh từ chỉ khối Ví dụ: a. phán đoán tình hình; thu nhập những khản lớn (ĐT hoạt động ) b. những phán đoán ấy; thu nhập bình quân (DT khối) - Chuyến loại giữa tính từ và danh từ: Một số TT(nhất là tính từ có cấu tạo song tiết) có thể chuyển loại thành DT (chỉ khái nệm trừu tượng) Ví dụ: a. rất gian khố, rất khó khăn, rất hạnh phúc (TT) b. những g i a n k h ổ ấy , những k h ó k h ă n ấy (DT) Có một số danh từ (thường gặp ở nhóm DT chỉ sự vật hiện tượng, do nhóm DT này có ngữ nghĩa biếu thị thuộc tính của thực thế mà nó gọi tên) cũng có thể chuyển loại thành TT. Ví dụ: b. Hạnh phúc của tôi (DT) a a. Hòn đá (DT) Tỉnh nết đả lắm(TT) b Rất hạnh phúc (TT) - Chuyển loại danh từ thành đại từ nhân xưng: Hầu hết DT chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Việt ( t r ừ c á c t ừ v ợ c h ồ n g , d â u , r ể v à k ị , c h ắ t , c h ú t ) được dùng làm đại từ xưng hô ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. 1 8 Nhóm danh từ chỉ chức danh, như: t h ủ t r ư ở n g , g i ả o s ư , t i ế n s ĩ , b á c s ĩ ...thường được dùng thay cho đại từ nhân xưng ngôi thứ hai. Riêng ba từ t h ầ y , c ô , v ú được dùng như DT thân thuộc. Ví dụ: a. Ông ơi, ông làm cho cháu cái diều ỵ hệt thế này nhé. b. Báo cáo thủ trưởng. Tất cả chúng tôi đã săn sàng. c. Thầy còn nhớ em không? Thầy quên em sao được, em ỉà Hà. L2.3.2 Hiện tượng chuyển loại từ thực từ thành hư từ Ta thấy có hiện tượng một hư từ được dùng với đặc điểm ngữ pháp của nhiều hư từ khác nhau. Thành thử có thế nói, trong tiếng Việt, không chỉ có hiện tượng chuyến loại giữa các thực từ mà còn có hiện tượng chuyến loại giữa các hư từ. Ta có thể thấy các kiểu chuyển loại giữa các hư từ ( t h ư ờ ì ĩ g g ặ p ) như sau: - Chuyển phụ từ thành quan hệ từ. So sánh: Ví dụ: a. Nó đến rồi. (PT) a Đi đâu rồi cũng nhớ tới quê hương (QHT) b. Nó vẫn còn thức.(PT) b Nó vẫn vậy, còn anh thì sao? (QHT) Ta thấy ở các Ví dụ (a’, b’), các phụ từ r ồ i , c ò n đã được dùng với đặc điểm ngữ pháp của quan hệ từ (khác với trường hợp gốc - dùng với đặc điểm ngữ pháp của phụ từ ở các Ví dụ ( a, b). Có thể nói trên đây là chứng cứ của hiện tượng chuyển loại từ phụ từ thành quan hệ từ. Ta cũng thường gặp nhóm phụ từ được dùng như quan hệ từ sóng đôi biểu thị quan hệ hô ứng hoặc quan hệ tăng tiến, như: c h ư a . . . đ ã , v ừ a . . . đ ã , đã... lại, vừa...vừa, càng... càng. Ví dụ: a. Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng. (tục ngữ) b. Cơn đẳng đông vừa trông vừa chạy, Cơn đẳng nam vừa làm vừa chơi. (tục ngữ) - Chuyển phụ từ hành trợ từ: Do bố sung cho danh từ , động từ, tính từ ý nghĩa về l ư ợ n g , t h ờ i g i a n , m ứ c đ ộ , s ự t i ế p d i ễ n , . . . nên hiện tượng chuyển loại từ phụ từ sang trợ từ cũng là một hiện tượng khá phố biến của từ loại tiếng Việt. Ví dụ: a. Nó luôn nghĩ đến anh.(QHT) a \ Khó khản lắm, đến ông ấy cũng bó tay(Tr T) b. Neu mưa thì ở nhà.( QHT) b Thì ai mà chẳng biết! (TrT') Như những hiện tượng chuyển loại đã trình bày ở trên, các QHT đ ế n , t h ì ở các Ví dụ (a’, b’) không còn được dùng với đặc điếm ngữ pháp của QHT (như ở Ví dụ a,b) mà đã được dùng với đặc điểm ngữ pháp của từ loại trợ từ. Từ nét nghĩa chỉ quan hệ ngữ pháp, chúng chuyến sang nét nghĩa biếu thị ý nhấn mạnh và kéo theo sự chuyển đổi của khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp. 1.3 Phân biệt hiện tượng chuyển loại của từ với hiện tượng đồng âm và • • •ơ «/ • • • o o hiện tượng đa nghĩa 1.3.1 Hiện tượng chuyến loại và hiện tượng đồng âm • • ơ «/ • • • ơ o Hiện tượng chuyển loại và đồng âm cùng giống nhau ở điểm: cùng một hình thức ngữ âm, cùng tiết kiệm ngôn ngữ nhưng bản chất từ loại khác nhau. Ví dụ: Hiện tượng chuyên loại Hiện tượng đông âm Cái c ư a / đang c ư a gô Hòn Con ngựa đ á con ngựa đ á Con ngựa đ á / tính khí đ á lắm đ á không đ á con ngựa ------------------------------------------■*----------7- Tuy nhiên, chúng khác nhau vê bản chât: Ở hiện tượng chuyển loại, từ được xem xét là một từ nhưng khi thì được dùng với đặc điểm của từ loại này, khi thì được dùng với đặc điểm của từ loại hoặc tiểu loại này, khi thì được dùng với đặc điểm của từ loại hoặc tiểu loại khác. Giữa các từ/tiểu loại đó có mối liên hệ nhất định; ta có thể lập thành hệ thống chuyển nghĩa và chuyển loại đó. Chẳng hạn, ở ví dụ trên ta dễ dàng nhận thấy mối liên hệ giữa công cụ và hành động thực hiện bằng công cụ ấy (cái c ư a —> đang c ư a gỗ), giữa vật thể và đặc trưng của vật thể (hòn đ ả —» tính khí đ á lắm). Còn hiện tượng đồng âm, đó là những từ khác nhau, ngẫu nhiên có hình thức ngữ âm trùng nhau, ta không thể tìm thấy mối liên hệ nào về ngữ nghĩa giữa chúng, nghĩa của chúng không thể lập thành hệ thống. Ví dụ : Từ đá chỉ chất liệu (ngựa bang đá) với từ đá chỉ hành động (ngựa đá) nói trên. Ớ hiện tượng chuyển loại, ta có thế thấy mối liên hệ ngữ nghĩa trong cách gọi tên (như mối liên hệ giữa hoạt động và công cụ, vật và đặc trang của vật, cái chứa đựng và cái được chứa đựng...) còn ở hiện tượng đồng âm không có mối liên hệ này. Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng cùng một hình thức ngữ âm của từ có thể vừa có hiện tượng đòng âm vừa có hiện tượng chuyển loại. Ví dụ: (hòn) đá và đá (bóng) là đồng âm nhưng (hòn) đả và (tính tình rất đá) là chuyến loại DT —> TT. Và nếu có hiện tượng chuyển loại thì tất yếu có hiện tượng chuyển nghĩa nhưng không ngược lại. Ví dụ: Xét từ đ á trong h ò n đ á và t í n h t ì n h r ấ t đ á , có chuyển loại DT -> TT và đồng thời có chuyển nghĩa. Nhưng đ á trong h ò n đ ả và n ư ớ c đ ả hoặc trong đ ả b ó n g và g à đ ả n h a u hay b ị b ồ đ ả thì chỉ có chuyến nghĩa, mà không có chuyển loại ( đ á trong h ò n đ ả và n ư ớ c đ á đều cùng là DT không đếm được; đ ả trong đ ả b ỏ n g và g à đ ả n h a u đều cùng là ĐT chỉ hoạt động). 1.3.2 • Hiện tượng chuyến loại của từ vói hiện tượng đồng âm và hiện • ơ «/ • • • 9 о • tượng nhiều nghĩa Từ đồng âm, đa nghĩa đều có đặc điểm chung là : - Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm đều có hình thức âm thanh giống nhau - Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm thường dễ nhầm lẫn: Ví dụ: -Từ "ba”: (1) bố : Ba tôi rất thích đọc bảo. (2) số ba: số ba là con so không may mắn. Hiện tượng chuyển loại của từ là hiện tượng một từ có thể đảm nhiệm vai trò của hai, ba từ loại khác nhau. Chang hạn, từ k h ỏ k h ă n trong hai câu dưới đây: Việc khai thác than hiện nay rất khó khăn, (khó khăn là tính từ) Những khó khãn trong sản xuất nông nghiệp (khó khăn là danh từ) Mượn chiếc cángi củĩi thương đế cáng 2 người đi bệnh viện [dẫn theo 6] {cáng] là danh từ, cáng2 là động từ) Từ những ví dụ nêu trên, có thể nhận thấy về một phương diện nào đó, từ chuyển loại cũng giống các từ đồng âm (thể hiện rõ quy luật tiết kiệm). Tuy nhiên, hai loại từ này hoàn toàn khác nhau. Như đã thấy, trong các từ đồng âm sự trùng hợp về ngữ âm giữa các từ này chỉ là ngẫu nhiên, nghĩa của các từ này hoàn toàn khác nhau. Trong khi đó, các từ chuyển loại có mối liên hệ với nhau về nghĩa. Cụ thể, trong các ví dụ dưới đây: M u a m u ố i Ị v ề m u ố i 2 d ư a : m u ố i Ị chỉ “tinh thể trắng, có vị mặn, được tách từ nước biển dùng để ăn”, m u ố i 2 chỉ “hoạt động cho muối vào thịt cá, rau quả để giữ được lâu hoặc làm thức ăn chua”. Hai nghĩa nói trên của từ m u ố i được chuyển theo phương thức hoán dụ (lấy nguyên liệu để chỉ hoạt động sử dụng nguyên liệu) Từ sự phân tích trên đây, ta có thể khẳng định, từ chuyển loại và từ đồng âm không đồng nhất với nhau. Hai loại từ này có sự khác biệt rõ rệt: giữa các từ chuyển loại có thể xác lập được mối liên hệ về nghĩa, còn các từ đồng âm không có mối quan hệ về nghĩa. Một điếm khác biệt nữa giữa từ đồng âm và từ chuyến loại đó là, đối với các từ chuyến loại, người ta có thế xác lập được cơ chế chuyến loại. Hiện tượng chuyển loại giữa các từ xảy ra theo những hướng nhất định. Chẳng hạn: C á i c à y — > cày ruộng ' C á i c u ố c —► c u ố c đ ấ t > Danh từ chuyển thành động từ C á i b ơ m —► đ a n g b ơ m Đ a n g b ó r a u —> h a i b ó m u Đ a n g g á n h c ủ i ^ > h a i g á n h c ủ i Đ a n g n ắ m c ơ m —> h a i n ắ m c ơ m Ngoài những điểm khác Động từ chuyển thành danh từ biệt nói trên, giữa hiện tượng chuyển loại và hiện tượng đồng âm còn có một điểm khác biệt nữa, đó là hiện tượng chuyến loại được xem như một p h ư ơ n g t h ứ c c ấ u t ạ o í ù \ nghĩa là nó có khả năng tạo tù’ mới tù’ tù’ đã có bằng cách giữ nguyên vỏ ngữ âm của từ cũ, tạo ra nghĩa mới dựa vào mối liên hệ với nghĩa cũ. Trong khi từ đồng âm không phải là phương thức tạo từ. Sự trùng lặp về hình thức ngữ âm của các từ đồng âm, như đã nói chỉ là tình cờ, ngẫu nhiên mà thôi. Cuối cùng, về phạm vi, hiện tượng chuyển loại thường xảy ra giữa hai từ loại, thậm chí trong phạm vi một từ loại cũng có hiện tượng chuyến tiểu loại. Trong khi đó, hiện tượng đồng âm có thể xảy ra với nhiều từ loại khác nhau. Chẳng hạn, các trường họp đồng âm dưới đây thuộc nhiều từ loại khác nhau: K í n h t r ê n n h ư ờ n g d ư ớ i (tính từ) Kính viễn vọng (danh từ) Tiết trời rất ấm. (tính từ) cậu ấm (danh từ) Đàn chim là xuống thấp, (động từ) Cô ấy là giáo viên, (quan hệ từ) Quần là ảo lượt (danh từ) Trông nỏ hiền hiền là. (tình thái từ) Chuyển tiểu loại trong phạm vi một từ: 2 c á n h t a y (danh từ chỉ bộ phận) 2 t a y h ả o h á n (danh tù’ chỉ đơn vị) N ó m ỉ m c ư ờ i , (động từ nội động) Cười người hôm trước hôm sau người cười, (động từ ngoại động) Vậy còn hiện tượng chuyến loại và hiện tượng nhiều nghĩa thì sao? Những ví dụ phân tích về hiện tượng chuyển loại nói trên cho phép ta rút ra kết luận: giữa hiện tượng chuyển loại và hiện tượng nhiều nghĩa có mối liên hệ với nhau. Cụ thế: các nghĩa của từ nhiều nghĩa và các nghĩa của từ chuyển loại có mối liên hệ với nhau. Người ta có thể xác lập được các phương thức chuyển nghĩa giữa các nghĩa trong từ nhiều nghĩa và các nghĩa của tù’ chuyển loại (mà hai phương thức chuyển nghĩa cơ bản là ẩn dụ và hoán dụ). Tuy nhiên, ta cũng không nên đồng nhất từ nhiều nghĩa và từ chuyển loại. Như ta biết, sự chuyển đổi từ nghĩa gốc sang nghĩa chuyển của các từ nhiều nghĩa có thể không làm thay đổi đặc điểm từ loại của từ, nhưng đối với tù’ chuyển loại thì không chỉ biến đổi về nghĩa mà còn biến đổi đặc điểm từ loại. Đối với các từ chuyển loại, sự chuyển đổi về nghĩa và sự biến đổi về đặc điểm từ loại của từ diễn ra đồng thời và chi phối lẫn nhau. Đe dễ hình dung về những điểm khác biệt giữa từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và từ chuyển loại, chúng tôi tổng hợp những vấn đề đã trình bày qua bảng dưới đây: Các diện so sánh Định nghĩa Từ nhiều nghĩa Từ đồng âm phương Từ chuyển loại Là nhiêu từ giông Là một từ nhưng có Là một từ nhưng đảm nhau về hình thức nhiều nghĩa. Ví dụ: nhiệm vai trò của hai, Mối liên ngữ nghĩa Cơ chế hệ ngữ âm. Ví dụ: h ạ t i m ũ i dọc d ừ a , ba từ loại khác nhau. t á o và h ạ t 2 mũi dao, m ũ i Ví dụ: m u a m u ố i j , kiểm lâm t h u y ề n ... - Các nghĩa khác nhau, - muốỈ dưa 2 Các nghĩa có Các nghĩa có môi liên môi liên hệ hệ với nhau. Ví dụ: không có mối với nhau tạo muốỈỊ chỉ liên thành hệ với “tinh thể hệ trắng, có vị mặn, dùng nhau. Ví dụ: thống. Ví dụ: để ăn, m u ố i 2 chỉ hoạt hạtj Các nghĩa của động cho muối vào thịt (táo) chỉ bộ phận từ m ũ i bên trong của chỉ những sự được lâu hoặc làm quả; vật khác nhau thức ăn chua. hat2 tuy cá, rau quả để giữ (kiếm lâm) nhưng đều có chỉ vị chung nét quản lí của nghĩa hình đơn Không ngành giải kiểm Do thích dáng phương được bằng cơ chế chuyển chuyển nghĩa. thành. nghĩa thức Xác lập được cơ chế tạo chuyển loại. Phương thức tạo từ Phạm vi Là phương thức tạo từ. Xảy ra với nhiêu từ Trong nội bộ một từ. Xảy ra với hai từ loại; thậm chí một từ loại. *Tiểu kết Trong chương này chúng tôi đã trình bày một số vấn đề lí thuyết làm cơ sở để giải quyết đề tài. Đó là những vấn đề giao tiếp nói chung và từ loại nói riêng. Trong chương này chúng tôi đã đi sâu về vấn đề chuyển loại của từ, phân biệt chuyển loại của từ trong ngôn ngữ và chuyển loại lâm thời của từ trong hoạt động giao tiếp. CHƯƠNG 2 MIÊU TẢ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN LOẠI LÂM THÒI CỦA TỪ TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIÉP 2.1 Kết quả thống kê, phân loại Đe tài đã khảo sát được 281 từ chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp. Dựa vào mục đích, chúng tôi phân loại hiện tượng chuyển loại của từ trong hoạt động giao tiếp như sau: Bảng thống kê số tự chuyển loại lâm thời trong các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại. STT Tiêu chí phân ỉoạỉ Tông (%) số 1 Danh từ - ỳ Động từ 47 16.7 (%) 2 Động từ -> Danh từ 97 34.5 (%) 3 Động từ - ỳ Tính từ 2 0.7 (%) 4 Tính từ - ỳ Động từ 43 ì5.3 (%) 5 Tính từ ->Danh từ 23 8.1 (%) 6 Danh từ Tính từ 21 7.4 (%) 7 Danh từ Đại từ nhân xưng 9 3.2 (%) 8 Danh từ - ỳ Hư từ 11 3.9 (%) 9 Động từ -> Hư từ, và Hư từ - ỳ Động từ 28 9.9 (%) 2.2. Hiện tượng chuyến loại giữa các thực từ 2.2.1 Chuyến loại giữa danh từ và động từ 2.2.1.1. Chuyến loại từ danh từ sang động từ Các danh từ chuyến loại lâm thời sang động từ thường là danh từ chỉ công cụ chuyển loại thành động từ chỉ hoạt động dùng công cụ ấy: như x e , k i ệ u , c á n g . . . , hoặc danh từ chỉ vật liệu như : m u ố i , s ơ n , t h ị t . . . chuyển sang ĐT sử dụng nguyên liệu ấy. Ngoài ra còn có các danh từ có thể chuyển hóa thành động từ như: thuốc mem, thuốc thang, rau cháo, cơm nước, chợ búa, thịt cá, bạn bè, cờ bạc, rượi chè, quà cáp, thuốc xái, lê lạt... Ví dụ: “Nói xong, cụ súc miệng, và rửa quàng cái mặt, rồi đội khăn, mặc áo. ông Tham thây vậy y hỏi: - Thưa ông, cháu có lòng nào như thế! Ông đừng tưởng vậy mà oan cháu. Bây giờ ông đi đâu? - Tôi đi về. Ông bà xử với tôi thế này thì tôi còn mặt mũi nào mà ở nữaỉ - Khố lắm! Vợ chồng cháu có điều gì không phải, thì ông là người trên, ông cứ mắng chửi, sao ông lại đế tâm làm vậy? - Thôi tôi xin quan ông quan bà đùng nói khéo. Đồ đếuỉ Tao thề rằng từ nay tao không ho hàng gì với vợ chồng nhà mày nữa! (Mất cái ví - Nguyễn Công Hoan) Ta có thể thấy đoạn trích trên, được tác giả lấy đề tài nhỏ nhặt, đời thường đó là chuyện m ấ t c á i v í . Từ loại h ọ h à n g là từ loại danh từ tống hợp ( h a y t o n g t h ể ) , nhưng khi tác giả đặt vào ngữ cảnh của đoạn trích trên thì danh từ đã chuyển loại thành động từ. Hiện tượng chuyển loại này có tác dụng nhấn mạnh sự dứt khoát cắt đứt tình nghĩa họ hàng của ông cụ đối với vợ chồng nhà ông Tham. Cái ví tiền bị mất, họ đã nghi ngờ cho nhiều người trong gia đình từ con ở, đến lái xe, rồi đến khách khứa đến chơi trong nhà... Tác giả sử dụng hiện tượng chuyển loại này góp phần tạo ra tình thế của câu chuyện. Vì những đồng tiền nhỏ nhặt mà họ đem tình cảm h ọ h à n g thân thích ra nghi ngờ, phần nào đã bộc lộ rõ bộ mặt vì đồng tiền của cái xã hội đểu cáng. 2.2.1.2. Chuyến loại từ động từ sang danh từ. Qua khảo sát ngữ liệu chúng tôi nhân thấy có một số lượng khá lớn động từ (ĐT) chuyển hóa thành danh từ (DT), có thể chia ra làm nhiều loại nhưng về cơ bản chúng ta có thế chia ra làm hai loại chính: + Loại thứ nhất là chuyển loại tương đối ở đây, động từ thường kết họp với các hư từ như : c á i (cái lo), s ự ( sự đi lại)... tiêu biểu cho loại này ta có thể xét ví dụ sau: “ Sự yên lãng trầm tich đến nỗi Thanh trở nên nghẹn họng; mãi mãi chàng mới cất được tiếng lên gọi khẽ... ...Trên trường kỉ, ngọn đèn con và cải điếu cũ kĩ. Con mèo già tròn mình năm bên cạnh, mắt lỉm dim trong sự bình yên và nhàn nhã ” (Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam) Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng, đã hé lộ kín đáo bi kịch đời người mà người đọc phải đọc kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm, và đặc biệt Thạch Lam đã vận dụng triệt để thành công của nghệ thuật chuyến loại lâm thời của từ ngữ tiếng Việt. Các động từ chỉ trạng thái của con người: y ê n l ặ n g , t r ầ m t ị c h , b ì n h y ê n , n h à n n h ã nhưng khi được đưa vào trong văn cảnh, những động từ này kết hợp với hư từ s ự , chúng đã chuyến thành danh từ. Sự tĩnh lặng của không gian chính là nơi mát mẻ tu dưỡng tâm hồn chàng trai Thanh. Đối với một số người về thăm quê hương như là một nghĩa vụ thì đối với một người thanh niên trẻ như Thanh thì mỗi phút giây được về với quê hương chính là những phút giây khiến chàng bình yên thanh nhản nhất của cuộc đời. Tránh xa cuộc sống ồn òa của nơi đô thị náo nhiệt chàng thanh niên luôn mong muốn được về với quê hương với bến bờ hạnh phúc trong tâm hồn anh ấy. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa. Thanh về quê có một cảm giác thanh bình yên ổn đến thế và dường như không còn vướng bận bất cứ điều gì của cuộc sống nhộn nhịp ngoài kia mà chỉ còn biết thả hồn vào thiên nhiên và cảnh vật. + Loại thứ hai là chuyển loại tuyệt đối hoàn toàn ( v í d ụ : K h á n g chiến, cải cách, đại biêu, nghị quyêt, tham luận, hỉ vọng...) Tiêu biếu cho loại này ta có thể xét ví dụ sau: Gậm một khôi căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. Khỉnh lũ người kia ngạo mạn, ngấn ngơ, Giương mắt bé diễu oai linh rùng thẳm, Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, Đe làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi. (Nhớ rừng - Thế Lữ) C ă m h ờ n là động từ chỉ trạng thái tâm lý của người nhưng khi miêu tả tâm trạng của con hố trong vườn bách thú thì tác giả lại vận dụng hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ vào trong câu thơ và kết hợp với m ộ t k h ố i tạo thành cụm danh từ m ộ t k h ố i c ă m h ờ n . Con hố được thi sĩ nói đến với sự cảm thông và ngưỡng mộ. Chúa sơn lâm lúc này đây, đang trong cảnh tù hãm vô cùng cay đắng, uất ức, căm hờn đã tích tụ, đã chứa chất thành một khối khó có thể giải thoát được. Con hổ không căm hờn uất ức, cay đắng sao được khi bản thân đang bị lũ người giương mắt bé chế giễu, trở thành thứ đồ chơi, với cặp báo vô tư lự trong vườn bách thú. Thế Lữ đã thể hiện tâm trạng cay đắng, căm hờn của con hổ mất tựu do một cách đầy ám ảnh. Đây là sự thành công của tác giả khi nhân hóa con vật, có tình cảm, cảm xúc như con người. Nó chính là hiện thân của con người, những người con cách mạng mang trong mình tâm trạng phẫn uất với thời thế bất công. Tâm trạng tủi nhục, đau đớn, uất hận... của con hổ khi nhớ rừng đồng điệu với bi kịch của nhân dân ta đang rên xiết trong xích xiềng nô lệ. Nhớ rừng là sự khao khát sống, khao khát tự do, khao khát hạnh phúc của nhân vật trữ tình. Nó còn như là một lời nhắn gửi kín đáo, thiết tha về tình yêu quê hương đất nước, xứ sở. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là giá trị của tự do và hình tượng con hố nhớ rừng là sự thể hiện tuyệt vời cho tư tưởng vĩ đại ấy. Hiện nay ta cũng thường gặp trường họp động từ chỉ hoạt động cảm nghĩ, nói năng, sai khiến, đòi hỏi ( t h ư ờ n g l à t ừ h a i â m t i ế t ) . . . chuyến loại thành danh từ theo cách chuyển loại hoàn toàn như : s u y n g h ĩ , t ỉ n h t o á n . . . Đoạn trích dưới đây tiêu biểu hiện tượng chuyển loại này: Sang năm mới, chúng ta phải cô găng thỉ đua hơn nữa, cô găng vượt những khó khăn đế tranh lấy nhiều thắng loi hơn nữa. Ngoài ra còn có một số động từ chỉ hoạt động chuyển thành danh từ đơn vị như : Đ ã b ó _ h a i b ó r a u , Đ a n g s á n h h a i s á n h n ư ớ c . Ta cần chú ý là có một số từ rất khó phán đoán là danh từ chỉ công cụ chuyển hóa sang động từ chỉ hành động sử dụng công cụ đó và ngược lại v í d ụ n h ư : c ư a , đ ụ c , b à o . . . Nguyễn Kim Thản (1997) thiên về ý kiến cho rằng đó là động từ chuyển hóa sang danh từ, bởi vì ông cho rằng trước đó người ta đã phải lao động và thao tác bằng những công cụ thô xơ khác. 2.2.2 Chuyển loại giữa động từ và tính từ 2.2.2.1 Động từ chuyến loại sang tính từ Ví dụ dưới đây là ví dụ tiêu biểu cho hiện tượng chuyển loại từ động từ sang tính từ: - c h a y (ĐT) —> Nó bán hàng rất c h a v ( T T ) - Hạnh phúc màu hoa huệ Nhớ nhung màu hoa lau Biệt li màu rách xé Lãng quên đâu cỏ màu (Màu - Chế Lan Viên) R á c h x é là từ chỉ hành động làm cho vật gì đó rách ra, không còn nguyên vẹn như ban đầu. Nói đến r á c h x é thì ai cũng cho là động từ nhưng trong trường hợp này thì Chế Lan Viên lại sử dụng từ ngữ theo cách chuyển loại. Hạnh phúc hay nhớ nhung tác giả đều cho rằng nó có màu giống hoa huệ, hoa lau những loài hoa này đều có màu trắng, liệu có ai biết được màu của b i ệ t l i . Hạnh phúc, nhớ nhung, biệt li rồi lãng quên đây là những cung bậc cảm xúc của tình yêu giữa con người với con người. B i ệ t l i m à u r á c h x é , biệt li, xa cách khiến cho con tim yêu tan nát, đau khố nhưng không có màu nào diễn tả được thì tác giả đã coi sự b i ệ t l i có màu r á c h x é . R á c h x é chuyển loại lâm thời từ động từ sang tính từ để chỉ tính chất màu sắc, đây chính là sự thành công của tác giả khi vận dụng ngôn ngữ một cách tinh tế, sắc bén. Nó đã tạo ra dấu ấn riêng của thơ Chế Lan Viên, thơ trí tuệ, và giàu cảm xúc. 2.2.2.2 Tính từ chuyến loại sang động từ Hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ loại chuyển từ tính từ sang động từ ta cũng bắt gặp. Tính từ là các phụ từ chỉ ý nghĩa thời - thể: Đ ã , t ừ n g , v ừ a , mới, đang, sẽ, sắp... Ví dụ: “...Nơi máu đỏ tâm hôn ta thấm đất Nay dạt rào đã chín trải đầu xuân... ” (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) Mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, tràn đầy hạnh phúc. Trái ngọt đầu xuân là những trái thơm ngon, chín mọng, ở đây tính từ c h í n chỉ trạng thái của sự vật hiện tượng, nhưng kết họp đằng trước phụ từ chỉ ý nghĩa thời - thể “ đ ã ” , tính từ sẽ chuyến hóa thành động từ. Mùa xuân mang đến cho vạn vật, cho đất nước những hoa thơm trái ngọt, đ ã c h í n mang lại cho người đọc cảm giác ngọt ngào. Hiện tượng chuyển loại lâm thời từ tính từ sang động từ, tạo nên sự vận động mạnh mẽ trong nội lực tiềm tàng của sự vật, mang lại sức sống mới cho cuộc sống. Cùng là tính từ c h í n nhưng khi chuyển loại thành động từ thì đoạn trích sau lại có hiệu quả khác: ... Khu vườn xưa cố sẩm uất, mùa nào cũng có những loài hoa đang nỏ, những trải cây đang chín, nhưng luôn luôn tỏa sáng thẩn thải yên tĩnh và khoảng đạt giông như một tự do nội tâm... (Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường) Hoa, trái cũng là những sản vật của thiên nhiên ban tặng, vạn vật có sự xoay vần hết x a n h rồi đến c h í n và t r á i c h í n là điều ngọt ngào nhất của mẹ thiên nhiên. C h í n là tính từ chỉ trạng thái của sự vật, hiện tượng, nhưng khi kết họp với phụ từ chỉ ý nghĩa thời-thể đ a n g , lúc này tính từ c h í n đã chuyển hóa thành động từ chỉ vận động của sự vật. Nó không còn là c h í n đơn thuần nữa mà là đ a n g c h í n tạo sự vận động mạnh mẽ trong quá trình. Việc sử dụng hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt tạo nên thành công trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng một cách sinh động, tạo ra sự lôi cuốn đối với độc giả. Hiện tượng chuyển loại từ tính từ sang động từ, ta còn bắt gặp tính từ miêu tả màu sắc như đỏ, vàng, xanh khi chuyển loại thành động từ chúng sẽ có sắc thái khác so với lúc còn là tính từ. Các ví dụ dưới đây tiêu biểu cho kiểu chuyển loại này: “Lả bàng đang đỏ ị])ngọn cây. sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời Mùa đông còn hết em ơi Mà con én đã gọi người sang xuân! Xuân ơi xuân chọn hướng nào Vui đầy miền Вас hay vào miền Nam ? ngoài trời nắngđỏoỵ cành cam Chắc trong ấy nấng xanh lam ngọt dừa.” (Tiếng hát sang xuân 12/1/1966 - Tố Hữu) Mùa xuân vốn là bạn muôn đời của thi nhân. Từ lâu, xuân đã trở thành đề tài quen thuộc của thi ca dân tộc. Nói đến mùa xuân - mùa đẹp nhất trong năm, mỗi nhà thơ bằng phong cách riêng thể hiện vẻ đẹp riêng của xuân tươi đẹp, trẻ trung, tràn trào nguồn nhựa sống. Trong quan niệm của người phương Đông, giữa con người (tiểu vũ trụ) và vũ trụ luôn có một sự tương thông. Trong mối giao cảm sâu sắc, mùa xuân đã trở thành một hình tượng nghệ thuật mà thi nhân gửi gắm vào trong đó nỗi niềm sâu kín. Trong đoạn thơ trên xuất hiện từ đ ỏ chỉ màu sắc, tươi tắn, rực rỡ thuộc từ loại tính từ. Neu đ ỏ ( ) thuộc tính từ chỉ màu sắc của nắng n g o à i t r ờ i n ắ n g 2 đ ỏ c à n h c a m là màu rất đẹp, thì ở từ đ ỏ ( ] ) ở đây có sự chuyến loại lâm thời, nó miêu tả cảnh vật đang thay lá chuyến màu sang xuân. L á b à n g đ a n g đ ỏ n g ọ n c â y , mùa xuân sang vạn vật đều thay đối, cảnh sắc đông qua, xuân về có nhiều sự vận động đ ỏ ở đây kết họp với phụ từ chỉ ý nghĩa thời - thể đ a n g chỉ sự vận động của thiên nhiên. Nó làm cho câu thơ có sự vận động chuyến hóa không ngừng. Đ a n g đ ỏ ở đây không còn chỉ màu sắc nữa mà chỉ cả một quá trình giao mùa, miêu tả sự biến chuyển biến của thời tiết từ đông sang xuân, tạo nên không gian rộng lớn giàu hình ảnh, tràn đầy sức sống, mùa đông qua mùa xuân đến sẽ làm cho đời tràn đầy nhựa sống. Hoặc ở đoạn thơ sau màu sắc cũng có sự chuyến loại ví dụ như: Láng giềng đã đỏ đèn đâu? Chờ em ăn giập miếng giẩu, em sang!... (Chờ nhau - Nguyễn Bính) Lời thơ là lời trách yêu của cô gái với chàng trai L á n g g i ề n g đ ã đ ỏ đ è n đ â u , đ ỏ vốn thuộc từ loại là tính từ chỉ gam màu sắc nóng, rực rỡ nhưng khi kết họp với phụ từ đ ã thì đã xuất hiện hiện tượng chuyển loại của từ chuyển từ tính từ sang động từ. Cô gái trách chàng trai sao vội vàng vậy? Nhưng chính cô, cô còn vội vàng hon. Các cụ ngày xưa thường nói: V ừ a g i ậ p m i ế n g t r ầ u m à đ ã . . . ý nói đến sự nhanh chóng. Có thể miếng trầu chưa kịp giập, mà cũng có thể miếng trầu đã giập lâu rồi. Nhà thơ không nói, cô gái không nói nhưng tất cả chúng ta đều hiểu rằng với cô, thời gian để giập miếng trầu là đã quá lâu rồi, đây chính là sự tinh tế trong cách chọn lọc từ ngữ của tác giả khi thế hiện tình yêu mãnh, liệt nhưng tế nhị của cô gái Việt. 2.2.3. Chuyến loại giữa tính từ và danh từ 2.2.3. ì. Chuyên loại lâm thời từ danh từ sang tính từ Những danh từ chuyến hóa sang tính từ thường sử dụng phép ấn dụ, tức là lấy tên gọi của một sự vật có tính chất cụ thể nào đó để biểu thị tính chất trừu tượng. Đoạn văn dưới đây là ví dụ tiêu biểu cho hiện tượng chuyển loại lâm thời từ danh từ sang tính từ: ...Thỉnh thoảng, tôi vân còn gặp trong những ngày nắng đem áo ra phơi , một sắc ảo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa... Và ở đây, một lần nữa, sông hương quả thực là Kiều, rất Kiều trong cái nhìn, thẳm thiết tình người của tác giả Từ ấy.... (Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường) Ta có thể thấy các tù x u a , K i ề u thuộc từ loại danh từ. K i ề u là người con gái đẹp tài sắc vẹn toàn, cầm, kì, thi, họa đều đủ cả là nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng. X ư a là thuộc về quá khứ, những thời đã qua đã có từ rất lâu, nhưng ở các danh từ này, khi kết họp đằng trước nó các trợ từ chỉ mức độ r ấ t , chuyển loại lâm thời thành tính từ. Nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp mĩ miều của con sông Hương r ấ t x ư a , r ấ t K i ề u , con sông Hương mang một vẻ đẹp mĩ miều, trầm mặc, cổ kính nhưng dịu dàng, thơ tình, những vẻ đẹp này ta không thể bắt gặp ở bất kì con sông nào khác mà chỉ ở sông Hương mới có. Dưới ngòi bút và các sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh trau chuốt của Hoàng Phủ Ngọc Tường sông Hương quả thật là x ư a , l à K i ề u . Hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ trong hoạt động giao tiếp, ta con bắt gặp nhiều trong nhiều trường hợp khác ví dụ như trong câu văn sau: “ S a n t h ì b â y g i ờ đ ã n h à q u ê đ ặ c . Y đ ã h a i c o n . ” (Sống mòn - Nam Cao) n h à q u ê là danh từ tổng hợp ( h a y t o n g t h ể ) chỉ sự vật và kết hợp với phụ từ đ ã nhằm nhấn mạnh cái sự nhà quê, quê mùa nghèo khổ của nhân vật. Lúc này, danh từ đã được chuyển hóa thành tính từ chỉ phẩm chất của nhân vật ( n g h è o n à n , q u ê m ù a ) . Chuyển loại gắn với chuyến nghĩa là một hiện tượng phổ biến mà ta thường bắt gặp trong văn chương. Trong truyện Nam Cao, bản thân người trí thức cũng lâm vào bi kịch trong lối sống mòn của bản thân. Nam Cao đã phản ánh trung thực cuộc sống mòn mỏi, bế tắc của tầng lớp trí thức tiếu tư sản, đồng thời phản ánh một xã hội đen tối ngột ngạt trước thảm hại chiến tranh đế quốc. Và nhân vật San một người trí thức bảnh bao bây giờ cũng trở nên an phận thủ thường không còn ước mơ hão huyền nữa, dường như cái ước mơ đó đã bị thui chột dần dần khi gánh nặng gia đình, cơm áo gạo tiền đè lên vai. Ngay cả danh từ chỉ địa danh, như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh... Khi đi vào văn chương cũng sẽ có trường họp chuyển loại thành tính từ, ví dụ dưới đây sẽ giúp chúng ta làm rõ được điều này: Bà, một người Huế rất Hà Nôi mà tôi cứ quen miệng gọi là cô như hổi nào. (Mệ Huế - Nguyễn Tuân) Nguyễn Tuân là con người tài hoa, uyên bác cho nên cách sử dụng từ ngữ của ông trong viết văn cũng rất tài hoa và nghệ thuật. H à N ộ i là danh từ chỉ địa danh, Hà Nội là nơi chứa linh hồn của đất Việt, là nơi có những con người thanh lịch, lịch sự ngay cả trong cách ăn nói, cũng như trong đời sống. Ở câu văn trên, Nguyễn Tuân sử dụng hiện tượng chuyến loại lâm thời của từ tiếng Việt, chuyến danh từ sang tính từ chỉ tính chất, phẩm chất của sự vật. H à N ộ i ở đây dường như là tất cả những cái gì đẹp đẽ nhất của con người Hà Nội, của Tràng An nghìn năm văn hiến tồn tại trong người con đất Huế mà Nguyễn Tuân cảm nhận được. Kèm theo đó là sự nhấn mạnh phụ từ r ấ t càng khắng định thêm phấm chất của người Hà Nội. Việc sử dụng hiện tượng chuyến loại lâm thời của từ, từ danh từ chuyến sang tính từ như vậy đã làm cho người đọc cảm nhận được phấm chất Hà Nội luôn hiện hữu trong con người Huế, trong người c ô mà Nguyễn Tuân rất tôn trọng, kính yêu. Sử dụng hiện tượng chuyển loại lâm thời từ DT sang TT là sự thành công trong cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Tuân, tạo nên câu văn rất linh hoạt và tinh tế và sắc bén. Ngoài các ví dụ trên ta còn thấy trong khấu ngữ cũng xuất hiện, hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ trong hoạt động giao tiếp đoạn hội thoại dưới đây sẽ giúp ta hiếu hơn về hiện tượng chuyến loại này: Bà Nghị dõng dạc gọi xuống nhà dưới: - Đứa nào lên nhà học mời ông giáo xuống đây cho taoỉ Đồng ho trên tủ thong thả đánh mười một tiếng. Giấy cót số ra xoe xòe. Bà Nghị tươi cười nói với ông Nghị: - Sao bây giờ mới mười một giờ? Hay là đồng hò nhà ta chạy sai? Ỏng Nghị rung đùi, vuốt chồm râu tây cong vắt trên mép ngậm tăm - Bà quê lắm ỉ Đồng hồ của Tây làm ra có bao giờ sai? Bây giờ mười một giờ là đủng. Nhà ta ăn cơm khi sớm. (Tắt đèn - Ngô Tất Tố) Ở đoạn trích trên từ q u ê loại là DT định danh có thể là q u ê h ư ơ n g hay q u ê q u á n nhưng trong câu mà Nghị Quế ông nói với Nghị Quế bà là B à q u ê l ắ m ! thì q u ê ở đây đã chuyển từ danh từ sang tính từ chỉ sự lạc hậu, kém hiểu biết, đồng thời còn mang ý chê bai cái sự quê mùa của bà Nghị Quế không hiểu cái đồng hồ tây hoạt động như thế nào mà còn nói là n ó c h ạ y s a i . Ta có thể thấy ẳn sâu trong cái sự chê bai ấy, là sự tha hóa của những con người trong cùng tầng lớp với nhau, sự học đòi tây hóa khiến cho con người ta xa cách nhau. Bằng cái nhìn tinh tế, chi tiết của mình, Ngô Tất Tố tái hiện cuộc sống của người nông dân, cũng như mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội, một xã hội đầy bất công trước Cách mạng Tháng 8/1945. Có thế nói trong đời sống, trong giao tiếp cũng như trong văn học ta thường xuyên bắt gặp hiện tượng chuyển loại từ, từ danh từ sang tính từ hơn là từ động từ sang tính từ. Danh từ đã thu hút một số lượng khá lớn từ chuyển loại ở nhiều từ loại khác sang, nhất là động từ và tính từ. 2.2.3.2 Chuyến loại lâm thời từ tính từ sang danh từ: Một số TT có thể chuyển loại thành DT theo kiểu chuyển loại tương đối kết hợp với từ cái, sự, những như: cái đẹp, cái hay, cái tốt, sự khỏe mạnh, sự mệt nhọc, những vui sướng, những đắng cay tủi nhục... Ví dụ như: - Bắt chước anh Ảnh, em cũng lim dim mắt suy nghĩ. (tính từ) - Tôi định nói với anh Nhâm những suy nghĩ (danh từ) vừa rôi của tôi nhưng lạỉ thôi. (Triệu Bôn) - Tôi còn nhiêu khó khăn (tính từ) lăm chưa vượt qua được. - Tôi khó khăn (danh từ) lắm mới thuyết phục được cháu Nhơn để tôi trở về nhà khách một mình. Trong văn chương ta thường bắt gặp nhiều trường họp TT chuyển sang DT ví dụ như bài thơ sau: “Bẩy ong giong ruốỉ trăm miền Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa. Nối rừng hoang với biến xa Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào. Neu hoa có ở trời cao Thì bẩy ong cũng mang vào mật thơm. ” (Hành trình của bầy ong - Nguyễn Đức Mậu) Bầy ong đã giữ gìn được vẻ đẹp của thiên nhiên để ban tặng con người, làm cho cuộc sống của con người thêm hạnh phúc. Ong đi rong roi trăm miền tìm ra những điều ngọt đế mang vào mật thơm. “ N g ọ t n g à o ” là từ chỉ tính chất cảm nhận bằng vị giác, vị ngọt gây cảm giác dễ chịu. Khi nói đến từ ngọt ngào, bất cứ ai cũng đều xem nó là một tính từ thế nhưng trong khố thơ trên đặt ngọt ngào trong quan hệ ngữ đoạn thì ngọt ngào lại không phải là tính từ. Trong trường hợp cụ thế này, “ngọt ngào” không còn là tính từ nữa mà đã chuyển loại thành danh từ. Đây là hiện tượng chuyển loại lâm thời để tạo hiệu quả trong giao tiếp. Ngọt ngào ở đây đã được danh hóa. Thông thường, khi muốn danh hóa một động từ hay một tính từ nào đó, người ta thường kết hợp động từ, tính tù' vói một trong các từ sau: N ỗ i , n i ề m , s ự , c u ộ c , c á i , c o n , t í n h , v i ệ c . . . Trong khố thơ trên tác giả viết là Đ ấ t n ơ i đ â u c ũ n g t ì m r a n g ọ t n g à o thì việc xác định từ loại cho n g ọ t n g à o không quá khó khăn. Nhưng ở đây, do quy định về số lượng âm tiết trong câu thơ mà tác giả không danh hóa n g ọ t n g à o một cách thông thường mà n g ọ t n g à o vẫn được coi là một danh từ. Việc xác định từ loại cho n g ọ t n g à o trong trường hợp cụ thể này không dễ dàng và nó làm nên cái hay cho câu thơ, thể hiện cái tài của nhà thơ. Đoạn văn sau cũng là ví dụ tiêu biếu cho hiện tượng chuyến loại lâm thời của từ, chuyển từ tính từ sang danh từ: Những TT chỉ đặc điểm của sựu vật hiện tượng, đôi khi cũng có sự chuyển loại nhằm tạo nên âm hưởng nhịp điệu cho câu văn câu thơ, ví dụ như bài ca dao dưới đây: Ví dụ: Hạnh phúc thay mỗi ngày vui như tết Trên c a o x a n h bom đạn lặng im (Chào năm 2000 - Tố Hữu) C a o và x a n h là hai từ chỉ tính chất. Nói đến cao và xanh thì ai cũng nghĩ là hai tính từ. C a o , x a n h vốn là hai thuộc tính c a o và x a n h của bầu trời, chúng ghép lại với nhau đế chỉ địa điếm - bầu trời. Nhưng trong trường hợp này thì cao và xanh được coi là một danh từ. Hiện tượng chuyển loại trong các trường hợp vừa nêu chỉ xuất hiện trong những câu thơ, câu văn cụ thể, chúng không được ghi lại trong ngôn ngữ. Đó là hiện tượng chuyến loại lâm thời trong lời nói. 2.2.4 Chuyến loại danh từ thành đại từ nhân xưng Hầu hết danh từ thân tộc trong tiếng Việt { t r ừ c á c t ừ v ợ , c h ồ n g , d â u , r ể và k ị , c h ắ t , c h ú t ) được dùng làm đại từ xưng hô ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Nhóm danh từ chỉ chức danh như: T h ủ t r ư ở n g , G i ả o s ư , T i ế n s ĩ , B á c s ĩ . . . thường được dùng thay cho từ đại từ nhân xưng ngôi thứ hai. Riêng ba từ t h ầ y , c ô , v ú được dùng như danh từ thân tộc. Đại từ nhân xưng hoặc những danh từ xưng hô chuyển hóa thành động từ thường đi từ một đến hai cặp đối xứng nhau : m à y t a o , a n h a n h e m e m , ông ông con con... Ví dụ: “Ba giờ chiều, đại đội trưởng Ngoạn và chính trị viên Quánh đến kiếm tra ỉại quân số và vũ khí của trung đội trước khi cả đại đội lên đường tập kích cứ điếm 671. Xem xong dây thủ pháo cài trên thắt lưng tôi, đại đội trưởng bông nheo nheo mắt, hất hàm hỏi: Mấy ngày rồi đồng chỉ chưa tam? 3 1 Tôi dập chân đứng theo tư thế nghiêm , dõng dạc trả lời người đồng hương xứ gom Bát Tràng của mình: - Báo cáo thủ trưởng! Tôi vừa tam hồi nãy ạỉ Nghe tôi trả lời, Ngoạn khẽ lắc đầu, sải bước xuôi theo hướng gió đi về phía cuối hàng quân. Mặt anh sa sẩm, cặp lông mày rậm nhíu xệch về một bên. Trong khi đó, chính trị viên Quánh dùng lại trước mặt thẳng Giới, hỏi khẽ: - Còn anh? Giới không hiếu thủ trưởng định hỏi mình về điều gì, nó lúng búng trong miệng: - Bảo cảo, tôi, tôi...đã sẵn sàng!” (Đất vuông - Nguyễn Quốc Văn) Từ t h ủ t r ư ở n g trên đây thuộc từ loại danh từ, nhưng khi đạt vào văn cảnh thì đã được thay đối chuyến loại lâm thời thành đại từ nhân xưng ở ngôi thứ hai. T h ủ t r ư ờ n g là người lãnh đạo, là đại đội trưởng, nên thay vì gọi tên của đại đội tưởng thì những thành viên trong đội sẽ quen gọi địa vị của đại đội trưởng là t h ủ t r ư ở ỉ í g nhằm bộc lộ rõ thái độ kính trọng, thiêng liêng dành cho cấp trên, người đồng đội của mình, trong chiến tranh giữa cái sống và cái chết thì tình đồng đội luôn là thiêng liêng, là cao đẹp. Sự đoàn kết, kính trọng lẫn nhau cũng là một lợi thế của quân ta khi kháng chiếng chống giặc ngoại xâm. Hay trong trường hợp dưới đây, hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ cũng tạo ra một cảm xúc riêng cho người đọc: Ví dụ: May quá thầy giáo ạ. Mưa bất ngờ làm chủng tôi không kịp trở tay. (Bùi Nguyên Khiết, "Chuyện một con bê”, Tuyến tập truyện viết cho thiếu nhỉ từ sau Cách mạng thảng Tám, Nxb GD 1999, tr. 191). 4 2 T h ầ y g i á o là chỉ chức danh, là người làm nghề dạy học nói chung, là người mang kiến thức truyền đạt lại cho bào thế hệ măng non đất nước. Bất cứ ai lớn lên và trưởng thành đều có người thầy, người cô giáo dìu dắt, dạy dỗ. Nó là một danh từ chỉ chức danh nhưng khi đặt vào ngữ đoạn trên thì t h ầ y g i á o lại không còn là một danh từ nữa mà trong trường hợp này t h ầ y g i á o được đặt ở vị trí là một đại từ nhân xưng nhằm thế hiện sự kính trọng, kính ne của người nói đối với người nghe. Đây là hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt để tạo hiệu quả cao trong giao tiếp. 2.3. Hiện tượng chuyển loại từ thực từ thành hư từ (hư hóa) Có những thực từ tiếng Việt qua quá trình ngữ pháp hóa đã trở thành hư từ. Chẳng hạn động từ chỉ hường vận động như: r a , v à o , l ê n , x u ố n g , v ề , l ạ i , s a n g q u a . . . hoặc những từ chỉ vị trí như: ở , t r ê n , t r o n g , t r ư ớ c , g i ữ a , c ạ n h , b ê n . . . rất có thể cũng trải qua quá trình ngữ pháp hóa để rồi được sử dạng với tư cách của quan hệ từ. Việc thực từ chuyển sang hư từ là xu thế chung của nhiều loại ngôn ngữ chứ không riêng gì chỉ mình tiếng Việt. Ví dụ: “Từ chiến khu xa Nhớ vềm (phó từ chỉ hướng)áỉ ngại Lấy chồng đời chiến bỉnh Mấy người đi trở lại Ngỡ khi mình không về Thì thương người vợ bé bỏng chiều quê.... ” (Màu tím hoa sim - Hữu Loan) “Bảy năm ỵể(2) (QHT) trước, em mười bảy Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng Xuân Dục, Đoài Đông hai cảnh lúa Bữa thì em tới bữa anh sang. ” 4 3 (Núi đôi - Vũ Cao) “Ve” là từ chỉ sự trở lại chỗ của mình, quê hương cũ của mình hay được coi như quê hương, gia đình mình thì ở đây từ v ề trong câu q u a n ử a đ ờ i p h i ê u d ạ t c o n l ạ i v ề ú p m ặ t v à o s ô n g q u ê được xem như một động từ chỉ hành động trở về, trở lại của người con xa quê sau bao năm xa nửa đời người thì lại được trở về quê hương yêu dấu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Nhưng trong trường khác: “ T ừ c h i ế n t r ư ờ n g x ư a Nhớ vể(i) áỉ ngại” v ề ( i ) vốn dĩ được đặt vị trí là động từ nhưng trong trường hợp này thì v ề được biểu thị như chỉ phạm vi hay phương hướng và được coi như một phó từ chỉ hướng ( n h ớ v ề đ â u ? , n h ớ v ề a i ? , n h ớ v ề c á i g ì ? ) . Ở trong trường hợp này xuất hiện, hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ để tạo ra sự thành công trong hoạt động giao tiếp. Thực từ không chỉ chuyển loại thành phó từ mà có khi nó còn chuyển loại thành quan hệ từ ví dụ như: “ B ả y n ă m v ề ( ) t r ư ớ c e m m ư ờ i b ả y ” . 2 Nếu như từ loại gốc của v ề là động từ thì ở trường hợp này v ề đã chuyển loại thành quan hệ từ chỉ quãng thời gian nhất định, đây chính là sự thành công của mỗi tác giả khi sử dụng hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ vào trong hoạt động giao tiếp. 2.3.1 Danh từ chuyển ỉoại thành hư từ Khi tham gia giao tiếp ta có thể bắt gặp một số trường hợp chuyến loại lâm thời của từ tiếng Việt như danh từ chuyển loại lâm thời thành hư từ. Có thể dựa vào các dấu hiệu hình thức sau để nhận diện những trường hợp danh từ khiếm khuyết chuyển loại thành quan hệ từ: - Khi danh từ đó dùng sau từ chỉ hướng và trước thành tố phụ chỉ đích. - Khi được dùng để đưa một danh từ làm thành tố phụ. 4 4 - Nhiều khi ta cũng bắt gặp hiện tượng danh từ chuyển loại thành thán từ. Các từ như: t r ờ i , c h ú a , k h ỉ , c h ó . . . có thể đưa danh từ làm thành tố phụ. Ví dụ: a. Chủng đốt nhà, cướp củữịi) của(2) chúng tôi. b. Trời ơi! Sao lại thế này. c. Khỉ thật, có thê thôi mà tớ tìm mãi không ra. Trong ví dụ a “ c ủ a ( ] ) ” là danh từ chỉ tài sản những “cỉỉíỉ ( ) ” lại là từ 2 chỉ quan hệ sở hữu. Điều này cho thấy danh từ “của” bị hư hóa thành quan hệ từ “сш” chỉ mối quan hệ sở thuộc. Ớ ví dụ b và с thì t r ờ i , k h ỉ là danh từ sự vật đơn thể nhưng khi được đặt vào trong văn cảnh thì đã được chuyển loại thành thán từ chứa trong đó những cảm xúc riêng lẻ của người phát ngôn. 2.3.2. Động từ chuyển loại thành quan hệ từ Đây là loại thường gặp những động từ như: c h o , v ề , ở , n ê n , thường được dùng chuyển loại thành quan hệ từ Ta thấy có hiện tượng một hư từ được dùng với đặc điểm ngữ pháp của nhiều hư từ khác nhau. Thành thử có thể nói, trong tiếng Việt không chỉ có hiện tượng chuyển loại giữa các thực từ với nhau mà còn có hiện tượng chuyến loại giữa thực từ với hư từ. Ví dụ: Xin cho mây che đủ phận người, Xin cho tôi một sáng trời vui, Xin cho tỏi đến tận nụ cười... ” (Xin cho tôi - Trịnh Công Sơn) 4 5 Ta nhận thấy từ c h o ở trên trong đoạn lời bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thuộc từ loại là động từ. C h o ở đây như là lời cầu xin, khẩn thiết của tác giả muốn gửi đến cuộc đời. Tác giả muốn cầu xin cuộc sống hãy ban những điều tươi sáng, tốt đẹp đến con người, đến những kiếp sống bé nhỏ trên trần thế. Nhưng cùng trong một lời bài hát ta lại thấy có sự chuyển loại lâm thời của từ c h o ở trong đoạn thơ dưới đây: Cho tôi xỉn xây lại chuyên tình Cho tôi đi nâng dậy hòa bình Cho tôi đi qua tận gập ghềnh Từ động từ c h o đã chuyển hóa lâm thời thành quan hệ từ một cách linh hoạt, khiến cho người đọc, người nghe không bị nhàm chán, mà tác giả vẫn thể hiện được ẩn ý, cũng như tâm từ tình cảm của mình vào trong từng lời thơ, từng lời nhạc. Thật diệu kỳ ỉà mùa đông phương Nam Muốn gửi cho em một chút nắng vàng Thương cái rét của thợ cày thợ cấy Nên cứ muốn chia năng đêu ra ngoài ấy Có tình thương tha thiết của trong này (Gửi nắng cho em - Phạm Tuyên ) C h o là động từ chỉ hoạt động nhưng khi đặt vào đoạn thơ trên thì động từ cho lại chuyển loại thành hư từ. Nhưng khi xét nhiều trường hợp, ta có thể bắt gặp nhiều hư từ chuyển loại thành động từ, nó tạo cho câu văn, câu nói có ngữ điệu riêng của người phát ngôn khi tham gia giao tiếp. Đây chính là sự thành công của hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp. 4 6 Ví dụ: Ông clạy thế nào con cũng xỉn vâng. (Tắt đèn - Ngô Tất Tố) V â n g là tình thái từ, nhưng dưới ngòi bút chân thật của Ngô Tất Tố thì tình thái từ đã thực hiện chức năng chuyển loại thành động từ. Tuy X i n v â n g thể hiện sự đồng ý, kính cẩn của chị Dậu, nhưng vẫn chứa trong đó là sự gượng ép, bắt buộc. Ví dụ: Mợjr đi. (Oan tà rroằn - Nguyễn Công Hoan) Lý trưởng da một tiếng dài. (Tắt đèn - Ngô Tất Tố) ...Ông quay lại, à một tiếng rất thiếu tự nhiên. (Bước đường cùng - Nguyễn Công Hoan) Ta có thể thấy các tình thái từ: ừ , d ạ , à , ơ i , n h ỉ , n h é . . . là cái tình thái từ mang sắc thái trung tính nhưng khi đặt từng tình thái từ này vào những văn cảnh khác nhau thì chúng lại có thể chuyển loại thành ĐT biểu thị sự đồng ý hay từ chối. Chẳng hạn như từ ừ , ở ví dụ trên thì từ ừ lúc này không còn là tình thái từ nữa, mà nó chuyến loại lâm thời thành ĐT biếu thị sự đồng ý, mong muốn người khác đồng ý. 2.3.3. Chuyển loại giữa hai hư từ Trong tiếng Việt ngoài hiện tượng chuyển loại giữa các thực từ với nhau thì ta vẫn bắt gặp hiện tượng chuyển loại giữa các hư từ. Ví dụ: -Trời đã tối mà đường lại khó Đi đâu roi cũng nhớ về quê hương, (quan hệ từ) - Đây là cơ hôi đế tăng cường hiếu biết lẫn nhau. ( phó từ) —► Mất cả chì lẫn chài, (quan hệ từ) 2.3.4.2 Chuyến loại giữa phó từ và trợ từ. Do bố sung cho danh từ, động từ, tính từ ý nghĩa về lượng, thời gian, mức độ, sự tiếp diễn... nên hiện tượng chuyển loại từ phó từ thành trợ từ cũng là một hiện tượng khá phổ biến của từ loại tiếng Việt. 4 8 Ví dụ: - Tôi đâu có ngờ. (phó từ) -ỳ Em nói thế không đủng đâu! (trợ từ) Bác đã đi rồi sao bác ơi (phó từ) 4 9 Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời. (Bác ơi - Tố Hữu) Đ ã là phụ từ chỉ ý nghĩa thời-thể, nó không phải là thành tố chính trong câu nhưng nó là một phụ từ rất quan trọng làm nên sẽ thái tình cảm trong giao tiếp. 2.3.4.3 Chuyến quan hệ từ thành trợ từ Không chỉ có phụ từ chuyến loại thành trợ từ mà ở một số quan hệ từ, ta cũng gặp sự chuyển loại thành trợ từ. Ví dụ: - Hãy luôn nghĩ đến tươỉĩg lai tươi sảng. (Quan hệ từ) —► Khó khăn lắm, đến ông ấy cũng bó tay. (Trợ từ) - Neu mưa thì ở nhà. (quan hệ từ) —> Thì ai mà chang biết. (Trợ từ) Tiễu kết Một vấn đề cần chú ý là ta cần phải cố gắng phân biệt được rõ các từ loại của tiếng Việt để tránh đẫn đến sự nhầm lẫn trong việc xác định từ loại tiếng Việt và từ đó mới xác định được hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ. Sau mới phân tích được hiệu quả nghệ thuật của việc áp dụng hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt. Chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt, là một trong những cách thức hiệu quả nhất tạo từ mới trong tiếng Việt. Việc làm rõ các hiện tượng về chuyến loại lâm thời của từ và thấy được hiệu quả nghệ thuật của hiện tượng chuyển loại sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy, và học tập tiếng Việt KẾT LUẬN 5 0 Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời. Trước hết phải khẳng định rằng, chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt góp phần làm phong phú vốn từ tiếng Việt không chỉ về từ loại mà còn tạo ra các hiệu quả nghệ thuật tu từ. 1 .Hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt chủ yếu xảy ra ở các từ loại là động từ, danh từ, tính từ, đại từ, và các tiếu loại của hư từ. Luận văn góp phần làm sáng tỏ lí thuyết về hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ trong hoạt động giao tiếp. 2. Đe tài khẳng định hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ, góp phần cao hiệu quả biểu đạt của tác phấm văn chương. Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể vận dụng vào thực tiễn giảng dạy từ tiếng Việt, cũng như trong giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường. Hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ diễn ra ở giữa các thực từ với thực từ, hư từ với hư từ, thực từ với hư từ và ngược lại. Nhưng nhìn chung thì trong toàn bộ hệ thống vốn từ tiếng Việt, hiện tượng chuyển loại lâm thời giữa các thực từ với nhau là phố biến hơn cả. Các từ được hành thành theo phương thức chuyển loại này vì thế chiếm số lượng cao hơn. 3. Ket quả khảo sát hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp của luận văn này là tư liệu cụ thể và toàn diện về các mặt khác nhau của hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt. Có thể góp phần làm sinh động và hiến minh cho những vấn đề lý thuyết từ loại nói chung và hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt được dạy trong chương trình Việt phổ thông. 5 1 Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời. 4. Mỗi một dân tộc có một nến văn hóa riêng. Cũng như các ngôn ngữ khác, qua chức năng phản ánh, tiếng Việt đã thể hiện rõ những nét đặc trưng của đời sống tâm lý-tình cảm của người Việt một cách tế nhị và độc đáo. Đồng thời cho thấy thiên hướng tư duy của người Việt thiên về tư duy hình tượng, cảm giác, hành động, trực quan-đây là vấn đề rất lí thú. Muốn làm rõ được điều này chúng ta cần phải có những khảo sát và phân tích cụ thể trên cơ sở việc thống kê, phân loại các kiếu chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp, và ít nhiều qua so sánh đối chiếu với các ngôn ngữ khác về hiện tượng chuyến loại lâm thời của từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp. Do tính phức tạp của vấn đề, khả năng của chúng tôi lại có hạn, công việc khảo sát thống kê phân loại với một luận văn tốt nghiệp đại học chỉ được thực hiện trên một thời gian eo hẹp. Vì vậy, những điều đặt ra như trên là hướng và cũng là mong muốn của tác giả đề tài này sẽ được tiếp tục nghiên cứu khi có điều kiện. 5 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Thị Ân, Nguyễn Thị Ly Kha (2009), T i ế n g V i ệ t g i ả n y ế u , NXB Giáo dục. [2] Lê Biên, Từ loại tiếng Việt. [3] Hoàng Văn Hoành (1998), T ừ t i ế n g V i ệ t . [4] TS. Đỗ Thu Hương, Phân biệt hiện tượng chuyến loại của từ với hiện tượng đông âm và hiện tượng nhiêu nghĩa. [5] Bùi Minh Toán (2010), N g ữ p h á p t i ế n g V i ệ t , NXB Đại học sư phạm. [6] Bùi Minh Toán (2004), T i ế n g V i ệ t t h ự c h à n h , NXB Đại học sư phạm. [7] Bùi Minh Toán (1999), T ừ t r o n g h o ạ t đ ộ n g g i a o t i ế p t i ế n g V i ệ t , NXB giáo dục. [8] Trương Văn Trình, Nguyễn Hiến Lê (1963), K h ả o l u ậ n v ề n g ữ p h á p V i ệ t Nam. [9] Nguyễn Văn Tu (1978), Từ và vốn từ Tiếng Việt hiện đại. [10] Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt. [11] Nhóm trí thức Việt (2012), N g u y ễ n B í n h t h ơ v à đ ờ i , NXB Văn học. [12] Tuyến tập thơ tình Xuân Diệu (2008), NXB Văn học. [13] Tuyển tập Nguyễn Minh Châu (2012), NXB Văn học. [14] T u y ể n t ậ p N a m C a o , NXB Văn học. [15] T u y ể n t ậ p t h ơ H ồ C h í M i n h (2008), NXB Văn học. [16] T u y ể n t ậ p t h ơ H à n M ặ c T ử (2008), NXB Văn học. [17] T u y ể n t ậ p N g u y ễ n T u â n (2012), NXB Văn học. [17] T u y ể n t ậ p V ũ T r ọ n g P h ụ n g (2011), NXB Văn học. [18] Tuyến tập truyện ngắn hay Việt Nam (1998), NXN Văn học. [19] Tuyển tập 100 bài thơ tình chọn lọc, NXB Văn học. [20] T u y ể n t ậ p t h ơ t ì n h t i ề n c h i ế n (2004), NXB Văn hóa thông tin. [21] T h ơ T ế H a n h (2008), NXB Văn học. Kết quả thống kê, phân ỉoạỉ STT Hiện tượng Ví dụ chuyển loại 1 từ - H ô m t h ì r ư ợ i c h è l ỉ n h đ ì n h , h ô m t h ì c ò ' Danh chuyển bạc tâp nập. loại sang động từ - Tao thề rang từ nay tao không họ hàng gì với vợ chồng nhà mày nữa. (Mất cái ví - Nguyễn Công Hoan) - Tôi định nói với anh Nhâm những suy nghĩ vừa của tôi nhưng lại thôi. (Triệu Bôn) Xe ơi, chầm chậm chùng giây phút Kẻo n ữ a r ồ i đ â y l ạ i k h á t k h a o ỉ (Tiếng hát đi đàyTố Hữu) - Thôi tôi xỉn quan ông quan bà đừng nói khéo. Đỗ đếu! Tao thề rằng từ nay tao không họ hàng gì với vợ chồng nhà mày nữa! (Mất cái ví - Nguyễn Công Hoan) Trên Tây Bắcỉ Oi mười năm Tây Bắc Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng. (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) Xe ơi, chầm chậm chùng giây phút Kẻo 2 o ỉộ i(Tiếng từ - nCữoan r ồc ái iđ âc yh ăl nạ gi kchóá, t bk àh aĐ v ề ghát i à đit hđày ì đ- ê Động chuyển loại t â m t r í v à o m ô t v i ê c , m ô t v ỉ ê c t a c h o l à t ừ sang danh từ t h i ê n : C á i viêc khóc ma (Chuyên xe tình - Nguyễn Tuân) - Nguyên nửa muôn vào ngôi trong xe, nửa muôn mãi ở bộ xe đế xe đế được ngắm đầy đủ một cái đẹp tơi tả, đĩ thõa pha trộn lẫn vào cái lằng lộn của một bộ máy lởn muốn ngốn đế cả một dải đường đỏ nhiều đoạn thắm như gạch cua bể. (Chuyến xe tình - Nguyễn Tuân) - Trước cái thải độ nhã nhặn và biêt điều này, anh Vân đáp bằng cái gật đầu, chìa tay ra nhận và nói: - Đe lần sau bác sang, tôi gọi cho mấy vỉa nữa đến, rồi ta lại sẽ có dịp được chia hương hỏa với nhau. (Cạm bẫy người- Vũ Trọng Phụng) - Tôi mới có một mảng rất đang yêu cả tỉnh thẩn lân xác thịt nhưng phải cải hơi đảng giận là có cải đức lớn trong sự tiêu tiền. (Cạm bẫy người - Vũ Trọng Phụng) - Hỡi đôi cát trăng rung rinh nắng Hỡi vườn dưa đỏ ngọt lành. ( Mẹ tơm - Tố Hữu) - Những luồng run ray rung rinh lá Đôi nhảnh khô gầy sương mỏng manh. (Đây mùa thu tới - Xuân Diệu) - Đe nơi ấy tháng ngày tôi lấn tránh Những ưu phiền đau khố với buồn lo! (Những sợi tơ hồng - Chế Lan Viên) - Đã hết mùa chinh chiến cũ. (Đôi mắt người Sơn Tây- Quang Dũng) - Thê là cũng như những buỏỉ sáng khác một cái buôn rầu , chán nản, nặng nề ở đâu đến đè nén lấy tâm hồn ...Roi sự nghèo nàn đến đem theo những cái nhục nhằn, kho sở, đem theo những ngày đói rét... ...Chàng nhớ lại cái thất vọng không vay được tiền, đôi con mất buôn râu đăm đuôi... ...Chàng thấy một sự đói vô cùng như trong đời chàng chưa thấy bao giờ... ...Còn mong gì đó là một sự không thật, một giấc mộng nữa... ...Nhưng tại sao lại có thêm một sự đau đớn nữa?... ...Tại sao Mai lại làm sự khốn nạn ấy nhím giờ... ...Một cái chán nản, mênh mông tràn ngập cả người, Sinh lấy hai tay ôm mặt, củi đầu khóc nức nở... (Đói - Thạch Lam) - Liên nghĩ đến sự trơ trọi của đời mình... ... Liên cảm thây một nôi tủi cực mênh mang tràn ngập cả người, một nôi thương tiếc vô hạn. (Tối ba mươi - Thạch Lam) - Sự hoạt động rực rờ và nhiều màu... ... Em Lân đã lên học trường tỉnh, sự tốn kém lại tăng thêm... (Cô hàng xén - Thach Lam) - ...Tất cả những sự uất ức, yêu thương chàng nói ra cả... ... Một nôi đau đớn, nghẹn ngào đưa lên chen ngang cô họng. (Trong bóng tối buổi chiều - Thạch lam) -Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả t h ự c l à K i ề u , r ấ t K i ề u t r o n g c á i nhìn t h ẳ m thiết tình người của tác * 9 í(rri\ Ẵ g i ả l ừ ã y ... (Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường) - Đ ư ờ n g l ê n t h ă m t h ắ m m ộ t chia phôi. 3 Động chuyển từ loại (Tây tiến - Quang Dũng) - Chạy (ĐT) —> Nó bán hàng rât chạy (TT) - sang tính từ Hạnh phúc màu hoa huệ Nhớ nhung m à u h o a l a u B i ệ t l y m à u rách x é L ã n g q u ê n đ â u c ó m à u (Màu - Chế Lan Viên) 4 Tính từ chuyển - N a y d a t d à o đ ã chín t r á i đ ầ u x u â n . . . ” loại sang động (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) từ - N g h e mênh mang s ứ c k h ỏ e của trăm loài. (Tâm tư trong tù) - Dân công đỏ đuốc từng đoàn. (Việt Bắc - Tố Hữu) - “Lá bàng đang đỏ ịiỹĩgọn cây (Tiếng hát sang xuân 12/1/1966 - Tố Hữu) - ... Ớ n g ã r ẽ n à y , s ô n g H ư ơ n g đ ã chí tình t r ở l ạ ỉ t ì m K i m T r ọ n g c ủ a n ó . . . (Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường) - M â y t h ô i hông ỉả c ũ n g t h ô i xanh . . . M ô n g đ a n g xanh h ó a b ơ p h ờ . ... N h ư n g l ò n s a n h đ ã bình thản l a i r ồ i (Dang dở -Thâm Tâm) - C h ắ c đ ã thanh bình r ô n t i e n s c a . (Đôi mắt người Sơn Tây- Quang Dũng) - M ẹ đ à o h â m t ừ t h u ở t ó c c ò n xanh N a y m ẹ đ ã phơ phơ đ ầ u b ạ c . (Đất quê ta mênh mông - Bùi Minh Quốc) - Đ ã xa r ồ i h ì n h b ó n g y ê u k i ề u . (Em đâu rồi - Nguyễn Quang Trung) - Với mảnh trời xanh hồ Hale Lá bàng chớm đỏ trước hè. (Hát trọn lời ru - Lê Tú Lệ) - Mẹ giờ tuốỉ ngoại sáu mươi C ò n xanh n g ọ n k h ó i b ê n t r ờ i c h ờ c o n (Hoàng hôn nhớ - Nguyễn Đình Chiến) - Áo kia giờ đã cũ rồi Rỉếng ta thương mến thương người dửng d u n g (Mùa xuân đánh rơi tình yêu - Nguyễn Thị Hồng Ngát) - N à n g đ ã đảm đang n u ô i c ả m ộ t n h à . . . (Cô hàng xén - Thạch Lam) -Nòi tre đâu chịu mọc cong C h ư a l ê n đ ã nhọn n h ư c h ô n g l ạ t h ư ờ n g (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy) - Khu vườn xưa cố sầm uất, mùa nào cũng có những loài hoa đang nở, những trải cây đang chín... (Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường) - Cải năm đỏi củ dong riềng luộc sượng Cứ nghe thơm mùi huệ trắng, h ư ơ n g t r ầ m (Đò lèn - Nguyễn Duy) Từ những năm đau thương chiến đấu Đã ngòỉ lên nét mặt quê hương. (Đất nước - Nguyễn Đình Thi) 5 Tính từ chuyển loại Hạnh phúc thay môi ngày vui như tết Trên cao xanh bom đạn lặng im. sang danh từ Tôi định nói với anh Nhâm những s u y n g h ĩ (danh từ) vừa rồi của tôi nhưng lại thôi. Tôi k h ó k h ă n (danh từ) lắm mới thuyết phục được cháu Nhơn để tôi trở về nhà khách một mình. - Nào đâu những đ ê m v à n g bên bờ suối. (Nhớ rừng- Thế Lữ) - Một đi bảy nối ba chìm T r ă m c a y n g à n đ ẳ n g c o n t i m h é o d ầ n (Lỡ bước sang ngang - Nguyễn Bính) - Đâu biết lần đi một lỡ làng. (Hai sắc hoa ti gôn- T.T.K.H) -Chiều hoang tím có chiều hoang biết Chiều hoang tím thêm màu da diết. (Màu tím hoa sim - Hữu Loan) Này em hát khúc tương tư Ngâm khẽ em ơi nhẹ nhẹ lời (Một đêm đàn lạnh trên sông Huế - Văn Cao) -Tâm trí tôi giãn ra như một cây tre uôn cong trở lại cái thẳng thắn lủc thường (Sợi tóc - Thạch Lam) -Nghĩ đến đây, Diên thấy nao nao trong lòng một điều lo sợ thấm dẩn vào tâm can chàng cùng một ỉ úc với sự chán nản. (Trong bóng tối buối chiều - Thạch Lam) - Đ ấ t n ơ i đ â u c ũ n g t ì m r a n g ọ t n g à o (Hành trình của bầy ong - Nguyễn Đức Mậu) -Chăng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha. (Đất nước “Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm) 6 Danh chuyển sang tính từ từ Q u a n p h ụ m ầ u l à m ộ t n g ư ờ i c ó n h i ê u c á i loại đ ặ c b i ệ t . (Nguyễn Công Hoan) “Bà, một người Huế rất Hà Nội mà tôi cứ quen miệng gọi là cô như hồi nào. ” (Mệ Huế - Nguyễn Tuân) San thì bấy giờ đã nhà quê đặc. Y đã hai c o n (Sống mòn- Nam Cao) - Bà quê lắm! (Tắt đèn- Ngô Tất Tố) - Khỉ hè gọi đá xôn xao trong dạ đả Thoảng tí gió, gợn màu mây, nhạt tí nắng, ửng. (Cành phong lan bể - Chế Lan Viên) -Thỉnh thoảng, tôi vân còn gặp trong những ngày nắng đem áo ra phơi, một sắc [...]... của từ trong hoạt động giao tiếp CHƯƠNG 2 MIÊU TẢ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN LOẠI LÂM THÒI CỦA TỪ TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIÉP 2.1 Kết quả thống kê, phân loại Đe tài đã khảo sát được 281 từ chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp Dựa vào mục đích, chúng tôi phân loại hiện tượng chuyển loại của từ trong hoạt động giao tiếp như sau: Bảng thống kê số tự chuyển loại lâm thời trong các tác... xuất hiện, hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ Từ ví dụ trên cho ta thấy ngoài việc mở rộng vốn từ ra thì hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ trong hoạt động giao 1 5 tiếp còn góp phần làm tăng sự phong phú, đa dạng cho phương tiện biểu đạt Đây cũng là biểu hiện của quy luật tiết kiệm trong ngôn ngữ Phân biệt hiện tượng chuyến loại và hiện tượng chuyến loại lâm thời của từ trong hoạt động giao tiếp: ... chuyển loại của từ trong ngôn ngữ và hiện tượng chuyển loại lâm thòi của từ trong lòi Hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ loại tiếng Việt là một hiện tượng phổ biến trong ngôn ngữ, là một trong các phương thức cấu tạo từ có khả năng sản sinh rất cao Bản chất của hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp là sử dụng vỏ âm thanh có sẵn tạo ra các loại đơn vị mới mang... văn học Việt Nam hiện đại STT Tiêu chí phân ỉoạỉ Tông (%) số 1 Danh từ - ỳ Động từ 47 16.7 (%) 2 Động từ -> Danh từ 97 34.5 (%) 3 Động từ - ỳ Tính từ 2 0.7 (%) 4 Tính từ - ỳ Động từ 43 ì5.3 (%) 5 Tính từ ->Danh từ 23 8.1 (%) 6 Danh từ Tính từ 21 7.4 (%) 7 Danh từ Đại từ nhân xưng 9 3.2 (%) 8 Danh từ - ỳ Hư từ 11 3.9 (%) 9 Động từ -> Hư từ, và Hư từ - ỳ Động từ 28 9.9 (%) 2.2 Hiện tượng chuyến loại giữa... tạo từ Xảy ra với nhiêu từ Trong nội bộ một từ Xảy ra với hai từ loại; thậm chí một từ loại *Tiểu kết Trong chương này chúng tôi đã trình bày một số vấn đề lí thuyết làm cơ sở để giải quyết đề tài Đó là những vấn đề giao tiếp nói chung và từ loại nói riêng Trong chương này chúng tôi đã đi sâu về vấn đề chuyển loại của từ, phân biệt chuyển loại của từ trong ngôn ngữ và chuyển loại lâm thời của từ trong. .. sự vận động mạnh mẽ trong quá trình Việc sử dụng hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt tạo nên thành công trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng một cách sinh động, tạo ra sự lôi cuốn đối với độc giả Hiện tượng chuyển loại từ tính từ sang động từ, ta còn bắt gặp tính từ miêu tả màu sắc như đỏ, vàng, xanh khi chuyển loại thành động từ chúng sẽ có sắc thái khác so với lúc còn là tính từ Các... trong hoạt động giao tiếp ta còn phải phụ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phong cách giao tiếp *Tóm lại: Chúng ta cần phân biệt hiện tượng chuyến loại ốn định trong ngôn ngữ với hiện tượng chuyến loại chỉ có tính chất lâm thời trong điều kiện và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, đặc biệt, ít phổ biến và thường mang tính chất tu từ 1.2.3 Một số hiện tượng. .. L2.3.2 Hiện tượng chuyển loại từ thực từ thành hư từ Ta thấy có hiện tượng một hư từ được dùng với đặc điểm ngữ pháp của nhiều hư từ khác nhau Thành thử có thế nói, trong tiếng Việt, không chỉ có hiện tượng chuyến loại giữa các thực từ mà còn có hiện tượng chuyến loại giữa các hư từ Ta có thể thấy các kiểu chuyển loại giữa các hư từ ( t h ư ờ ì ĩ g g ặ p ) như sau: - Chuyển phụ từ thành quan hệ từ So... và ngữ pháp của từ được hiện thực hóa Do tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ, nên một từ cóthể mang đặc ngữ nghĩa, ngữ pháp của nhiều từ loại hoặc tiểu loại Mỗi lần sử dụng trong câu, đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của m ộ t trong số n từ loại ấy được hiện 1 4 điểm thực hóa Hiện tượng chuyển loại của từ là sự chuyển hóa từ ở phạm trù từ loại hoặc tiếu loại này sang phạm trù từ loại hoặc tiểu loại khác với... m c ư ờ i , (động từ nội động) Cười người hôm trước hôm sau người cười, (động từ ngoại động) Vậy còn hiện tượng chuyến loại và hiện tượng nhiều nghĩa thì sao? Những ví dụ phân tích về hiện tượng chuyển loại nói trên cho phép ta rút ra kết luận: giữa hiện tượng chuyển loại và hiện tượng nhiều nghĩa có mối liên hệ với nhau Cụ thế: các nghĩa của từ nhiều nghĩa và các nghĩa của từ chuyển loại có mối liên

Ngày đăng: 30/09/2015, 08:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w