MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................. 3 5. Giả thuyết khoa học ..................................................................................... 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 3 7. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4 8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4 9. Cấu trúc khóa luận ....................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 5 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 5 1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 5 1.1.2. Một số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học ......................................... 5 1.1.3. Phương pháp trò chơi học tập ................................................................. 7 1.1.3.1. Nguồn gốc của trò chơi ......................................................................... 7 1.1.3.2. Ý nghĩa của phương pháp trò chơi học tập ............................................ 8 1.1.3.3. Một số yêu cầu khi lựa chọn, tổ chức trò chơi học tập ........................... 9 1.1.3.4. Cách xây dựng một trò chơi học tập .................................................... 10 1.1.3.5. Một số lưu ý khi xây dựng trò chơi học tập .......................................... 10 1.1.3.6. Cách tổ chức một trò chơi học tập ....................................................... 11 1.1.3.7. Sự khác biệt giữa trò chơi thường trong thực tế và trò chơi với tư cách là phương pháp dạy học ................................................................................... 11 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 12 1.2.1. Mục tiêu của phân môn Lịch sử ............................................................ 12 1.2.2. Đặc điểm phân môn Lịch sử ................................................................. 12 1.2.3. Đặc điểm nội dung SGK phân môn Lịch sử lớp 4 ................................. 14 1.2.4. Thực trạng việc sử dụng phương pháp trò chơi của giáo viên tiểu học trong quá trình dạy học phân môn Lịch sử .................................................... 15 1.2.4.1. Mục đích khảo sát ................................................................................ 16 1.2.4.2. Đối tượng khảo sát .............................................................................. 16 1.2.4.3. Nội dung khảo sát ................................................................................ 16 1.2.4.4. Các phương pháp điều tra khảo sát ..................................................... 16 1.2.4.5. Phân tích kết quả ................................................................................. 16 1.2.4.6. Đánh giá chung về thực trạng.............................................................. 19 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1................................................................................. 21 CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ .................................................................................. 22 2.1. Vị trí của phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Lịch sử ...... 22 2.2. Một số đặc điểm của trò chơi trong quá trình dạy học ở tiểu học ........ 23 2.3. Những loại trò chơi thường được sử dụng để dạy học ở tiểu học ......... 24 2.4. Các loại trò chơi trong dạy học phân môn Lịch sử và cách sử dụng .... 26 2.4.1. Trò chơi đóng vai ................................................................................... 27 2.4.1.1. Tìm hiểu về trò chơi đóng vai .............................................................. 27 2.4.1.2. Cách thức tiến hành trò chơi đóng vai ................................................. 27 2.4.1.3. Ví dụ minh họa: Bài 24: “Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long” (Lịch sử 4) ........................................................................................................ 27 2.4.2. Trò chơi ô chữ ....................................................................................... 28 2.4.2.1. Tìm hiểu về trò chơi ô chữ ................................................................... 28 2.4.2.2. Cách thức tiến hành trò chơi ô chữ ...................................................... 28 2.4.2.3. Ví dụ minh họa: Bài 5: “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo” (Lịch sử lớp 4) ......................................................................................... 29 2.4.3. Trò chơi Bảy sắc cầu vồng “Đi tìm sự kiện” ......................................... 30 2.4.3.1. Tìm hiểu về trò chơi “Đi tìm sự kiện” .................................................. 30 2.4.3.2. Cách thức tiến hành trò chơi “Đi tìm sự kiện” .................................... 31 2.4.3.3. Ví dụ minh họa: Bài 25: “Quang Trung đại phá quân Thanh” (Lịch sử 4) ...................................................................................................................... 31 2.4.4. Trò chơi “Điền sơ đồ trống’’ ................................................................. 31 2.4.4.1. Tìm hiểu về trò chơi “Điền sơ đồ trống’’ ............................................. 31 2.4.4.2. Cách thức tiến hành trò chơi “Điền sơ đồ trống” ................................ 31 2.4.4.3. Ví dụ minh họa: Bài 1: “Nước Văn Lang” (Lịch sử lớp 4) .................. 32 2.4.5. Trò chơi “Điền lược đồ trống” .............................................................. 32 2.4.5.1. Tìm hiểu về trò chơi “Điền lược đồ trống” .......................................... 32 2.4.5.2. Cách thức tiến hành trò chơi “Điền lược đồ trống” ............................ 33 2.4.5.3. Ví dụ minh họa: Bài 16: “Chiến thắng Chi Lăng” (Lịch sử lớp 4) ....... 33 2.4.6. Trò chơi “Hái hoa” ............................................................................... 34 2.4.6.1. Tìm hiểu về trò chơi “Hái hoa” ........................................................... 34 2.4.6.2. Cách thức tổ chức trò chơi “Hái hoa”................................................. 34 2.4.6.3. Ví dụ minh họa .................................................................................... 34 2.4.7. Trò chơi “Theo dòng lịch sử” ............................................................... 35 2.4.7.1. Tìm hiểu về trò chơi “Theo dòng lịch sử” ............................................ 35 2.4.7.2. Cách thức tiến hành trò chơi “Theo dòng lịch sử” .............................. 35 2.4.7.3. Ví dụ minh họa .................................................................................... 36 2.5. Điều kiện để tổ chức trò chơi cho học sinh trong quá trình dạy học phân môn Lịch sử ........................................................................................... 38 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2................................................................................. 39 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................. 40 3.1. Những vấn đề chung ................................................................................ 40 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ............................................................ 40 3.1.2. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................... 40 3.1.3. Phạm vi thực nghiệm ............................................................................. 40 3.1.4. Điều kiện thực nghiệm .......................................................................... 40 3.1.5. Thời gian thực nghiệm .......................................................................... 40 3.1.6. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 40 3.1.7. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................. 40 3.1.8. Chuẩn bị thực nghiệm ........................................................................... 41 3.2. Quy trình thực nghiệm ............................................................................ 41 3.3. Phân tích kết quả ..................................................................................... 42 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................. 44 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ............................................................................ 46 1. Kết luận ....................................................................................................... 46 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
NGUYỄN THỊ NGỌC
BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO (5 - 6 TUỔI) THÔNG QUA CÁC BÀI ĐỒNG DAO VỚI CÁC CHỦ ĐIỂM Ở TRƯỜNG MẦM NON
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
SƠN LA, NĂM 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
NGUYỄN THỊ NGỌC
BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO (5 - 6 TUỔI) THÔNG QUA CÁC BÀI ĐỒNG DAO VỚI CÁC CHỦ ĐIỂM Ở TRƯỜNG MẦM NON
Chuyên ngành: Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm Văn học
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Hoàng Yến
SƠN LA, NĂM 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Yến, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu cho đến khi khóa luận được Hội đồng khoa học nghiệm thu
Xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng QLKH và QHQT, Thư viện, Ban chủ nhiệm Khoa Tiểu học - Mầm non Trường Đại học Tây Bắc và các bạn sinh viên lớp K50 ĐHGD Mầm non đã tạo điều kiện cho em học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này
Xin cảm ơn các cô giáo và các cháu mẫu giáo 5 - 6 tuổi Trường Mầm non Chiềng Ban – Mai Sơn - Sơn La và Trường Mầm non Sơn Ca - Thuận Châu - Sơn La đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành khóa luận đúng thời gian
Sơn La, tháng 05 năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5
6 Phạm vi nghiên cứu 6
7 Giả thuyết khoa học 6
8 Phương pháp nghiên cứu 6
9 Đóng góp của đề tài 6
10 Cấu trúc của đề tài 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8
1.1 Cơ sở lý luận 8
1.1.1 Cơ sở tâm lý học 8
1.1.2 Văn học đối với giáo dục trẻ mầm non 9
1.1.3 Đồng dao đối với việc giáo dục trẻ mầm non 12
1.1.4 Vai trò của đồng dao đối với việc làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn 17 1.2 Cơ sở thực tiễn 18
1.2.1 Khảo sát điều tra 18
1.2.2 Phân tích kết quả điều tra 19
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA CÁC BÀI ĐỒNG DAO VỚI CHỦ ĐIỂM Ở TRƯỜNG MẦM NON 23
2.1 Biện pháp sưu tầm các bài đồng dao theo chủ đề dạy học ở trường mầm non 23
2.2 Biện pháp đọc diễn cảm đồng dao kết hợp với đàm thoại, giảng giải nội dung 27
2.3 Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh, băng đĩa, video,…) 30
Trang 62.4 Biện pháp cho trẻ sử dụng đồng dao khi tham gia các trò chơi 33
2.4.1 Trò chơi với việc làm giàu vốn từ 33
2.4.2 Biện pháp cho trẻ sử dụng đồng dao khi tham gia các trò chơi 35
2.5 Biện pháp chủ động sáng tạo ra “Đồng dao mới” 38
CHƯƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM 42
3.1 Mục đích thể nghiệm 42
3.2 Thời gian, đối tượng và địa bàn thể nghiệm 42
3.3 Điều kiện và tiêu chí thể nghiệm 42
3.4 Nội dung thể nghiệm 43
3.5 Kết quả thể nghiệm 43
Tiểu kết 44
KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân,
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Giáo dục mầm non đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam Phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành và toàn xã hội dưới
sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước
Bước vào thế kỉ XXI, trước những yêu cầu mới của đất nước và của giáo dục mầm non, chương trình chăm sóc - giáo dục mẫu giáo ở Việt Nam đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập về mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ Điều đó đòi hỏi chương trình cần có những cải tiến, đổi mới
Nghị quyết lần thứ II - BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nêu rõ mục tiêu giáo dục của giáo dục Mầm non đến năm 2000 là
“Phát triển bậc mầm non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi Bảo đảm hầu hết trẻ 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo chuẩn bị vào lớp 1”
Đồng thời, nghị quyết cũng đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục Mầm non đến năm
2020 là “Xây dựng và phát triển bậc học Mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ trong các gia đình”
Từ năm 1963, ngành Giáo dục mầm non đã có những chương trình thử nghiệm nhằm đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu cải cách chương trình giáo dục mầm non Năm 1966, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình Giáo dục mầm non chính thức có nhiều môn học để giúp trẻ phát triển trên các lĩnh vực như nhận thức, thể chất, đạo đức… Để đáp ứng những yêu cầu bức thiết của tình hình mới, ngày 21/01/1978, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành
“Chương trình giáo dục mẫu giáo” còn gọi là “Chương trình cải tiến” áp dụng
trên phạm vi cả nước Lần này, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục mầm non, chủ trương đi sâu cải tiến rõ rệt nhận thức của ngành là phải có nội dung đào tạo, giáo dục trẻ dựa trên những tri thức của môn học tự nhiên, xã hội, nghệ thuật
nhằm giáo dục trẻ em một cách toàn diện Trong đó môn học Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học được xem là phương tiện chính trong lĩnh vực phát triển
ngôn ngữ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
Cơ sở khoa học của việc đổi mới hoạt động giáo dục mầm non xuất phát từ
quan điểm “Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo đang trong thời kì tiền thao tác, các chức
Trang 8năng sinh lý và tâm lý chưa phân hóa rõ rệt” Do vậy, trẻ chưa lĩnh hội kiến
thức khoa học theo các môn học riêng biệt mà chỉ có thể tiếp nhận kiến thức khoa học trong đó có văn học dưới hình thức tích hợp các môn học theo từng chủ đề và chủ điểm Hệ thống chủ đề thể hiện mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ về nhận thức, thể lực, ngôn ngữ, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm xã hội
1.2 “Văn học dân gian là nguồn suối không cạn của văn học dân tộc,
nguồn suối trong sạch đó là ngọn nguồn của sự sáng tạo mà mỗi con người đều tìm về cội nguồn đó” [5.1] Đặc biệt, đồng dao là món ăn tinh thần không thể
thiếu đối với trẻ thơ Trong cuộc sống cũng như trong chương trình giáo dục ở nhà trường mầm non, những bài đồng dao thường được trẻ tiếp nhận một cách hào hứng, thích thú Trẻ thường hát xướng lên các bài đồng dao trong những lúc vui chơi, bản thân việc “đọc” đồng dao cũng là một hình thức chơi, những trò chơi dân gian đó được nhiều trẻ yêu thích Qua đó đồng dao góp phần phát triển thể chất, cung cấp và trau dồi những kiến thức về thế giới xung quanh, nuôi dưỡng nhân cách trẻ, mở ra cho trẻ một chân trời nghệ thuật ngôn từ, đem đến những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ tốt đẹp
Đối với trẻ mầm non, đồng dao có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách Ngay từ thuở lọt lòng các trẻ đã được nghe những tiếng hát
ru ầu ơ của bà, mẹ và những người thân xung quanh Rời khỏi lòng mẹ, đứa trẻ theo anh, theo chị bước sang một môi trường văn hóa khác mang tính chất cộng đồng, cùng chơi cùng hát những khúc đồng dao Lúc này những khúc đồng dao
có thể coi như một sự tiếp nối những khúc hát ru để gắn bó đứa trẻ với gia đình, làng xóm, quê hương, bạn bè Nếu trước đây đứa trẻ chỉ biết tiếp nhận tiếng hát
ru của mẹ một cách thụ động thì nay đã có thể chủ động tìm trò để chơi, tìm câu
để hát và bước đầu làm quen với sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng Có thể nói những bài đồng dao là dòng sữa ngọt ngào thấm vào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ Từ đó, giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp, yêu quê hương, yêu cuộc sống của
mình Nhà sư phạm Xukhômlinski đã tổng kết: “Tuổi thơ không thể thiếu âm nhạc cũng không thể thiếu trò chơi và truyện cổ tích Thiếu những cái đó trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo”[13.7] Tuy nhiên, cũng cần nhận thức đúng đắn
một thực tiễn rằng: hiện nay, cuộc sống phát triển theo hướng hiện đại hoá mạnh
mẽ đã tác động không nhỏ đến nhu cầu vui chơi, giải trí, nhu cầu thưởng thức văn học, âm nhạc của trẻ Phần lớn trẻ được tiếp xúc với những phương tiện, thiết bị học, chơi hiện đại, tiện lợi và trở nên say mê chúng Đối với các em, những câu chuyện cổ tích, những bài đồng dao, những trò chơi dân gian đôi khi nhạt dần tính hấp dẫn Câu hỏi đặt ra cho các nhà giáo dục và các bậc cha mẹ là làm thế nào để lưu lại trong tâm hồn trẻ những nét đẹp, những giá trị độc đáo
Trang 9của bản sắc văn hoá dân tộc?; làm thế nào để cuốn hút trẻ tham gia vào việc giao tiếp trong môi trường của văn hoá, văn học dân gian để các em biết và yêu một nền nghệ thuật dân tộc? Vấn đề mang tính tầm vóc nhưng không phải chỉ được giải quyết trên tầm vĩ mô Nó bắt đầu từ chính những việc cụ thể, thiết yếu nhất Chẳng hạn, dạy cho trẻ biết đọc, biết hát đồng dao, biết chơi và yêu thích các trò chơi dân gian Chính vì những lý do trên mà việc đưa các tác phẩm đồng dao vào chương trình giáo dục mầm non và quan tâm đến các phương pháp dạy đồng dao cho trẻ là hết sức cần thiết
1.3 Lứa tuổi 5 - 6 tuổi là lứa tuổi cuối cùng của tuổi mẫu giáo, là giai đoạn
then chốt để trẻ tới trường phổ thông, là bước ngoặt trong cuộc đời trẻ Vì thế cần chuẩn bị tốt các mặt tâm lí để trẻ sẵn sàng đi học trong đó ngôn ngữ là thành phần cốt yếu Khi sử dụng ngôn ngữ, các từ ngữ chỉ có giá trị khi nó có chứa đựng nội dung, bởi vậy việc cung cấp cho trẻ hiểu nội dung của từ là điều cần thiết Việc dạy trẻ nhằm tăng số lượng từ trong các trường nghĩa để có điều kiện lựa chọn là việc hết sức cần thiết Nếu vốn từ ít thì khả năng lựa chọn sẽ bị hạn hẹp và hiệu quả dùng từ sẽ giảm, số lượng từ đó cũng chưa đủ để trẻ thể hiện được chính xác những nội dung phức tạp, tinh tế mà cuộc sống đòi hỏi Chính vì vậy cần có kế hoạch để vừa làm tăng chất lượng sử dụng từ vừa mở rộng vốn từ cho trẻ
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp làm
giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) thông qua các bài đồng dao với các chủ điểm ở trường mầm non” nhằm tìm hiểu vai trò vị trí quan trọng của đồng
dao đối với việc làm giàu vốn từ cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn; từ đó đề xuất một
số biện pháp cơ bản làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua các bài đồng dao
ra các biện pháp cụ thể để phát triển vốn từ cho trẻ thông qua các bài đồng dao Ngôn ngữ là tài sản quý báu của văn minh nhân loại Ngôn ngữ là điểm mốc then chốt giúp cho nhiều công trình nghiên cứu được tỏa sáng Không
Trang 10những vậy ngôn ngữ có sức hút mạnh mẽ, lôi cuốn sự tham gia nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học, từ những lĩnh vực khác nhau: Triết học, tâm lí học, ngôn ngữ học, giáo dục học, xã hội học,…Vai trò phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ lâu được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Có thể kể đến các tác giả như:
Borodis.A.M với cuốn: Phương pháp phát triển tiếng cho trẻ em (NXBGD
Matxcơva - 1974)
Xôkhin với tác phẩm: Phương pháp phát triển lời nói trẻ em (NXBGD
Matxcơva - 1979)
E.Ti.Khêiva với tác phẩm: Phát triển ngôn ngữ trẻ em (NXBGD - 1997)
Các tác giả: Phedorenco.L.P, Phomitreva.G.A, Lomarep.V.K cũng có những cuốn sách tương tự
Ngay từ những năm 80 của thế kỉ trước, chúng ta đã có những cuốn giáo trình đầu tiên về phương pháp phát triển lời nói trẻ em trong các trường đào tạo giáo viên mầm non:
Phan Thiều với cuốn: Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp 1 (NXBGD - 1973) Hay nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa (1997) về: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo (0 - 6 tuổi)
Các tác phẩm trên đều đề cập đến nội dung và các phương pháp nhằm hình thành và phát triển vốn từ ngữ cho trẻ Đây chính là cơ sở, là tiền đề cho các nhà khoa học sau này nghiên cứu, tìm tòi, khám phá về vấn đề ngôn ngữ của trẻ
Về đồng dao, một số công trình nghiên cứu từ việc sưu tầm tư liệu đồng dao dành cho trẻ em đã đi vào nghiên cứu ý nghĩa giáo dục của thể loại này đối
với trẻ em như cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt Nam của Nguyễn Thúy Loan, Trò chơi dân gian cho trẻ em dưới 6 tuổi của Trương Kim Oanh,
Lời đồng dao trong trò chơi cổ truyền của trẻ em của Phan Đăng Nhật (1992)
Các công trình này đều đi đến kết luận đồng dao có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em Trong bài Ca dao và
viết cho thiếu nhi tác giả Trần Đức Ngôn, Dương Thu Hương đã khẳng định: “Ca dao là đại bộ phận dành cho người lớn tuy nhiên tác giả dân gian khi sáng tác ca dao vẫn không quên trách nhiệm đối với thế hệ trẻ nên đã dành trọn một phần ca dao cho các em được gọi là đồng dao” [8.76] Cuốn Đồng dao với tuổi thơ tác giả
đã đề cập đến chức năng giáo dục của đồng dao với trẻ em “Đồng dao có tác dụng mạnh đối với trẻ em trước hết là nó giáo dục thái độ văn hóa đối với hai
Trang 11mối quan hệ chủ yếu của con người đó là con người với thiên nhiên và con người với xã hội” Đây là những vấn đề hết sức quan trọng đối với sự hình
thành, phát triển nhân cách con người [11.122,123]
Qua khảo cứu các bài viết, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài chúng tôi đã nhận thấy như sau:
Các công trình nghiên cứu đã đánh giá căn bản về vai trò của đồng dao đối với trẻ em Những đánh giá này cho thấy sự cần thiết đưa các bài đồng dao có giá trị vào chương trình giáo dục trẻ ngay từ bậc học mầm non
Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu riêng về phương pháp làm giàu vốn từ cho trẻ mầm non thông qua các bài đồng dao Nhận ra khoảng
trống đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Biện pháp làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) thông qua các bài đồng dao với các chủ điểm ở trường mầm non
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu một số cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài nghiên cứu Xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao vốn từ cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) thông qua các bài đồng dao với các chủ điểm ở trường mầm non
Tổ chức thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp
Xử lí kết quả nghiên cứu
5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) thông qua các bài đồng dao ở một số trường mầm non
5.2 Khách thể nghiên cứu
Nhóm trẻ 5 - 6 tuổi của trường Mầm non Chiềng Ban - Mai Sơn - Sơn La Nhóm trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Sơn Ca - Thuận Châu - Sơn La
Trang 126 Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn và khuôn khổ đề tài, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu các biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn làm giàu vốn từ thông qua các bài đồng dao (ở đây là những bài ca đồng dao quen thuộc, gần gũi, phù hợp với tâm lý và trình độ tiếp nhận của trẻ mẫu giáo lớn)
7 Giả thuyết khoa học
Trên thực tế, đồng dao chưa được chú trọng đúng mức và giảng dạy đúng hướng, sáng tạo để giúp trẻ mẫu giáo lớn làm giàu vốn từ, tiếp nhận một cách
có hiệu quả thể loại văn học dân gian này Nếu các biện pháp chúng tôi đưa ra được áp dụng một cách triệt để sẽ góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của việc dạy đồng dao
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài; hệ thống hóa các vấn đề khái quát trong tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1 Phương pháp quan sát
8.2.2 Phỏng vấn, trao đổi với giáo viên, học sinh
8.2.3 Sử dụng phiếu điều tra
8.2.4 Phân tích, tổng hợp
9 Đóng góp của đề tài
Sự thành công của đề tài sẽ bổ sung một số biện pháp làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) thông qua các bài đồng dao với các chủ điểm ở trường mầm non Đề tài hoàn thành sẽ được lưu trữ tại thư viện trường Đại học Tây Bắc, là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Mầm non khoa Tiểu học - Mầm non và những người quan tâm đến vấn đề này
10 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo nội dung của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.2 Cơ sở lý luận
1.2 Cơ sở thực tiễn
Trang 13Chương 2: Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi) thông qua các bài đồng dao với các chủ điểm ở trường mầm non
2.1 Biện pháp sưu tầm các bài đồng dao ca theo chủ đề dạy học ở trường mầm non
2.2 Biện pháp đọc diễn cảm đồng dao kết hợp với đàm thoại, giảng giải nội dung
2.3 Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh, băng đĩa,video,…) 2.4 Biện pháp hướng dẫn trẻ sử dụng đồng dao khi tham gia các trò chơi
2.5 Biện pháp chủ động sáng tạo ra “Đồng dao mới”
Chương 3: Thể nghiệm sư phạm
3.1 Mục đích thể nghiệm
3.2 Thời gian đối tượng và địa bàn thể nghiệm
3.3 Điều kiện và tiêu chí thể nghệm
3.4 Nội dung thể nghiệm
3.5 Kết quả thể nghiệm
Trang 14NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Ở độ tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi), nhân cách của trẻ tiếp tục hình thành và phát triển mạnh mẽ với những đặc điểm nổi bật sau:
Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng để giúp trẻ điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực của qui tắc xã hội Đồng thời, ý thức bản ngã còn cho phép trẻ thực hiện các hoạt động một cách chủ quan Nhờ đó, quá trình tâm lý mang tính chủ động rõ rệt Cuối tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ có tốc
độ phát triển nhanh về số lượng và chất lượng Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ biết
tự giác hướng sự chú ý của mình vào đối tượng nhất định Cho nên, mỗi một đối tượng được tiếp nhận trong thời kỳ này đều có tác động sâu sắc đối với sự phát triển nhân cách và trí tuệ của trẻ
Sức tưởng tượng, khả năng ghi nhớ của trẻ mẫu giáo lớn ngày càng có tính chủ định so với trẻ ở lứa tuổi nhỏ hơn Trong sự phát triển các hoạt động ý chí của trẻ mẫu giáo lớn có thể thấy được liên kết chặt chẽ giữa ba mặt: thứ nhất là
sự phát triển tính mục đích của hành động, thứ hai là sự xác lập mối quan hệ giữa hành động và động cơ, thứ ba là tăng vai trò điều chỉnh của ngôn ngữ trong việc thực hiện hành động
Giai đoạn 5 - 6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ lứa tuổi mầm non Ở giai đoạn này những cấu tạo tâm lý đặc trưng của con người được hình thành ở giai đoạn trước vẫn tiếp tục được phát triển mạnh Với sự giáo dục của người lớn, những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thiện một cách tốt đẹp về mọi phương diện hoạt động tâm lý (nhận thức, tình cảm, ý chí), để hình thành việc xây dựng
cơ sở nhân cách ban đầu của con người
Trang 15Tóm lại, lứa tuổi mầm non, nhất là độ tuổi 5 - 6 là lứa tuổi rất nhạy cảm với cái đẹp và luôn khao khát được tiếp xúc, khám phá cái đẹp phong phú, đa dạng trong cuộc sống Đồng dao là một thể loại văn học dân gian có khả năng đáp ứng nhu cầu này của trẻ Tuy nhiên, trẻ lứa tuổi mầm non thường hát xướng lên các bài đồng dao trong những lúc vui chơi đơn thuần chỉ để giải trí, mà chưa phát huy hết được vai trò to lớn của chúng trong việc phát triển ngôn ngữ đặc biệt là việc làm giàu vốn từ Có nhiều trẻ hát, đọc các bài đồng dao thuộc lòng
mà không hiểu nội dung ý nghĩa của các từ ngữ trong các bài đồng dao đó Chính vì vậy, các cô giáo mầm non đều cần phải hiểu những đặc điểm tâm lý rất
cơ bản của trẻ, có như thế thì mới có thể phát huy được sức mạnh của văn học nói chung, đồng dao nói riêng trong việc giáo dục trẻ thơ
1.1.2 Văn học đối với giáo dục trẻ mầm non
1.1.2.1 Đặc điểm tiếp nhận văn học của trẻ mầm non
Tiếp nhận văn học gián tiếp: Ở lứa tuổi 5 - 6, trẻ chưa biết đọc mà mới chỉ dừng lại ở việc nhận biết chữ cái và tập ghép chữ thành tiếng nên việc cảm thụ tác phẩm văn học chủ yếu qua khâu trung gian là cô giáo Với tư cách là người đọc trực tiếp rồi đọc, kể lại cho trẻ nghe, cô giáo là người giúp trẻ tiếp cận với tác phẩm, hiểu nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, có những ấn tượng sâu đậm về
thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học
Cảm nhận văn học mang đậm màu sắc xúc cảm: Tuổi mẫu giáo là thời kỳ nhạy cảm với những “cái đẹp” Có thể coi đây là thời kỳ phát triển đầy mới mẻ và mạnh mẽ của những xúc cảm thẩm mỹ đối với thế giới xung quanh Khác với người lớn, sự tiếp nhận văn học vừa mang tính cảm xúc vừa chịu sự chi phối của lí tính, trẻ em tiếp nhận văn học hoàn toàn cảm tính Khi nghe cô giáo đọc thơ hay kể chuyện trẻ tập trung cao độ vào giọng đọc, kể cũng như cử chỉ, nét mặt, cảm xúc của cô giáo rồi dần biến thành cảm xúc của mình Trẻ thích thú với những câu chuyện vui, xúc động với những câu chuyện buồn Trẻ cũng nhăn mặt khi nghe kể
về những nhân vật độc ác, mỉm cười khi nghe kể về những nhân vật ngốc nghếch,
có những hành động hài hước; có khi trầm tư suy nghĩ, lo âu, hồi hộp muốn biết
tình huống tiếp theo xảy ra như thế nào
Tiếp nhận văn học ít bị ràng buộc bởi lý trí và kinh nghiệm mà chứa đựng
khả năng tưởng tượng mạnh mẽ: “Đối với trẻ em, những gì làm xúc động mạnh
mẽ là phương tiện duy nhất để làm cho trí tưởng tượng và tính nhạy cảm phải hoạt động” [1.14] Giàu tưởng tượng là thuộc tính của trí tuệ, gắn liền với năng
lực hiểu biết của trẻ Trong quá trình quan sát trẻ hấp thụ những ấn tượng từ thực tại, cải biến chúng và tạo ra một cách hiểu, cách cảm thụ đầy đủ và sâu sắc
Trang 16hơn trong nhận thức của mình Trí tưởng tượng được trẻ vận dụng trong tiếp nhận văn học là để đi sâu, mở rộng và thanh lọc đời sống cảm xúc của mình, nhận ra cái mới trong mối quan hệ tưởng như khó gắn kết lại Qua đó làm nảy
sinh khát vọng và khả năng sáng tạo của trẻ khi tiếp xúc tác phẩm văn học
Cảm nhận văn học ngây thơ và triệt để: Tiếp nhận ngây thơ đối với tác
phẩm văn học vì trẻ còn rất ít vốn kiến thức khoa học cũng như kinh nghiệm thực tiễn Nên những gì được nói đến trong trang sách đều được trẻ tin tưởng tuyệt đối Trẻ cũng tiếp nhận triệt để tác phẩm văn học vì trong chương trình giáo dục mầm non văn học và âm nhạc là những bộ môn được đưa vào sớm nhất
để giáo dục trẻ Nên lượng tri thức có trong các tác phẩm văn học được lựa chọn giới thiệu cho trẻ được trẻ tiếp nhận một cách triệt để nhằm hình thành và phát
triển trí tuệ, tâm hồn, tình cảm
1.1.2.2 Văn học đối với giáo dục trẻ mầm non
Nhu cầu thưởng thức văn học của trẻ mầm non: Ngay từ thưở ấu thơ, trẻ
em đã được tiếp xúc với văn học, qua lời hát ru của bà, của mẹ, qua những câu chuyện kể về thế giới thần tiên, qua những vần thơ chứa bao điều kì diệu về cuộc sống xung quanh Rất tự nhiên, văn học thấm sâu vào tâm hồn các em Và nghe hát ru, nghe kể chuyện, đọc thơ trở thành một trong những nhu cầu cần thiết đối với cuộc sống của trẻ Khi trẻ đến trường, việc giới thiệu văn học cho trẻ được nâng lên một vị trí cao hơn, với một mục tiêu rõ ràng và phương pháp bài bản hơn Điều đó càng khiến cho văn học trở thành một món ăn tinh thần
không thể thiếu của trẻ
Văn học đối với việc giáo dục trẻ mầm non: Trong số các loại hình nghệ thuật, văn học là loại hình nghệ thuật đặc biệt, có vai trò to lớn không gì thay thế được trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em Nhà
phê bình văn học Nga V.G.Bielinxki từng nói: “Một tác phẩm viết cho thiếu nhi
là để giáo dục mà giáo dục là một sự nghiệp vĩ đại vì nói quyết định số phận con người” [15.79] Là loại hình nghệ thuật ngôn từ, văn học có khả năng đi vào
lòng người một cách tự nhiên và sâu sắc Đối với trẻ em, văn học nói chung, các tác phẩm văn học thiếu nhi nói riêng càng có khả năng tác động trực tiếp, sâu
sắc tới đời sống tâm hồn của trẻ
Việc cho trẻ em lứa tuổi mầm non làm quen với tác phẩm văn học từ lâu đã được đặt ra như một nội dung vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non Văn học đóng vai trò là phương tiện, đồng thời cũng mang các nội dung nhằm:
Trang 17Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non: Phát triển ngôn ngữ là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu trong giáo dục mầm non, đặc biệt là giáo dục mẫu giáo Bởi lẽ ngôn ngữ gắn liền với tư duy, nếu trẻ không được trang bị một vốn ngôn ngữ nhất định, trẻ không thể tăng cường, rèn luyện khả năng tư duy khoa học, chuẩn bị cho việc theo học ở trường phổ thông sau này Các sáng tác văn học
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển và làm phong phú ngôn ngữ cho trẻ Bằng các hình tượng nghệ thuật, văn học mở ra và giải thích cho trẻ cuộc sống xã hội và thiên nhiên, thế giới tình cảm và các quan hệ qua lại của con người Nó làm phong phú những xúc cảm, phát triển trí tưởng tượng và đưa đến cho trẻ những hình tượng tuyệt diệu của ngôn ngữ dân tộc Đồng thời, vốn ngôn ngữ được sử dụng một cách nghệ thuật trong các tác phẩm cũng giúp trẻ thành thạo các phát âm, mở rộng vốn từ, đặc biệt là từ ngữ sử dụng theo phong cách nghệ thuật; giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, nâng cao khả năng diễn đạt (diễn đạt vấn đề một cách sinh động, giàu hình ảnh, giàu tính tạo hình
và tính biểu cảm)
Phát triển nhận thức cho trẻ mầm non: Cũng như hầu hết các nội dung
giáo dục khác trong chương trình giáo dục mầm non, phát triển nhận thức cho trẻ có vị trí hết sức quan trọng và cần thiết Mục tiêu mở rộng và nâng cao nhận thức cho trẻ mầm non được thực hiện thông qua nhiều hoạt động khác nhau Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một hoạt động hữu hiệu giúp trẻ mở rộng, nâng cao nhận thức về cuộc sống xung quanh Những bài thơ, những câu chuyện đã giúp các trẻ mở rộng tầm nhìn và sự hiểu biết về thế giới
tự nhiên, thế giới động vật, thực vật…; giúp trẻ biết được tên gọi, những đặc tính, những quan hệ và những ý nghĩa của chúng đối với con người; giúp trẻ hiểu biết về cuộc sống của con người và những điều cơ bản trong mối quan hệ giữa con người với con người Có thể nói, với chức năng phản ánh cuộc sống, văn học thiếu nhi như “những cuốn sách giáo khoa” đầu tiên giúp trẻ nhận thức
và hiểu biết về thế giới xung quanh
Phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non: Văn học luôn đem đến cho trẻ những
hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng; gợi mở trong các em những xúc cảm thẩm mỹ tốt đẹp, hình thành thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn Tiếp xúc với tác phẩm văn học là các em được tiếp xúc với cả một thế giới bao la đầy âm thanh và màu sắc với những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động, muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên và cuộc sống Trẻ em lứa tuổi mầm non có một đời sống tâm hồn ngây thơ, chưa có những trải nghiệm cá nhân, sự nhận thức về thế giới xung quanh chủ yếu dừng ở mức cảm tính, gắn với cái cụ thể trước mắt Chính vì thế, vẻ đẹp lấp lánh của ngôn từ nghệ thuật và sức tưởng tượng phong phú của các nhà văn trong tác
Trang 18phẩm văn chương là cơ sở để khơi gợi trong tâm hồn các em những rung cảm
thẩm mỹ đẹp đẽ và sâu sắc
Phát triển tình cảm xã hội cho trẻ mầm non: Trẻ thơ rất nhạy cảm, dễ rung
động Các em chủ yếu sống và cư xử với tất cả các đối tượng xung quanh bằng tình cảm Đặc biệt, trẻ khác với người lớn ở chỗ thường bộc lộ thái độ trước một hiện tượng, một sự việc trong cuộc sống một cách rõ ràng: yêu - ghét, vui - buồn, thích - không thích Vì vậy, giáo dục lòng nhân ái cho con người hữu hiệu nhất là bắt đầu giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thơ Một trong những phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ có giá trị độc đáo là văn học Những bài học đạo đức, nhân văn được gửi gắm trong thế giới hình tượng nghệ thuật của tác phẩm sẽ tác động một cách tự nhiên mà sâu sắc đến tình cảm của trẻ Một tấm gương về lòng hiếu thảo, về tình yêu thương và ý thức trách nhiệm đối với người thân, đối với mọi người xung quanh sẽ cho các bé bài học quý giá về nhân cách làm người Từ đó hình thành ở trẻ một đời sống tình cảm phong phú, nhạy bén, tinh tế
Phát triển thể chất cho trẻ mầm non: Văn học ngoài chức năng phục vụ
nhu cầu học tập của các em, còn là yếu tố hữu cơ của các trò chơi sinh hoạt, đưa trẻ vào thế giới của trò chơi nhẹ nhàng, có nhịp điệu làm cho trò chơi trở nên hấp dẫn Từ đó phát triển ở trẻ thể chất khỏe mạnh, linh hoạt Khi trẻ chơi chính là lúc các vận động cơ được phát triển, khả năng tai nghe cũng được vận dụng linh hoạt gợi ra những phản ứng vận động của cơ thể (thay đổi nhịp tim mạch, sự tuần hoàn máu, hô hấp và dãn nở cơ) Trong khi chơi, trẻ không những phối hợp các động tác đi lại vững vàng chạy nhảy nô đùa mà còn có những động tác khó: Lộn cầu vồng, nhảy lò cò… Nhưng trẻ vẫn kết hợp tay chân một cách nhịp nhàng
Qua văn học trẻ không chỉ được học một cách thuần túy mà còn được chơi được vận động, kết hợp nhịp nhàng giữa chân và tay Vì thế sự định hướng trong không gian, sự lôgic ngôn ngữ bên trong với động tác bên ngoài càng hoàn thiện, giúp trẻ phát triển cân đối hài hòa, có đủ sức khỏe, là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ
1.1.3 Đồng dao đối với việc giáo dục trẻ mầm non
1.1.3.1 Một số vấn đề chung về đồng dao
Gắn liền với những kỉ niệm sâu sắc về thời thơ ấu của mỗi người dân Việt Nam không chỉ có những bài hát ru, mà còn có những bài hát do chính các em hát Đó là những bài “hát vui chơi” Nội dung những bài hát vui chơi là những
Trang 19nhận xét, những ý nghĩa và cảm xúc ngây thơ về thế giới tự nhiên, về đời sống con người và đời sống xã hội:
1 Trời mưa, Quả dưa vẹo vọ,
Con ốc nằm co, Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn
2 Con mèo mà trèo cay cau, Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa, Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo
Những bài hát vui chơi của trẻ em có khi gắn liền với những trò chơi nhất định, cho nên trong những trường hợp ấy còn gọi là những “bài hát trò chơi” Những bài hát trò chơi, hay những “trò chơi có bài hát” là một sinh hoạt của các
em Cho nên đây là một trong những bộ phận tại thành cái mà chúng ta gọi là
“văn học dân gian thiếu nhi”
1.1.3.2 Đồng dao đối với việc giáo dục trẻ mầm non
Đồng dao là những câu vè, ngắn gọn có vần điệu nhịp điệu được trẻ con thích và hát trong khi chơi, trong sinh hoạt cộng đồng [13.30]
Ngày xưa ở trong các gia đình đứa con từ lọt lòng đến 3 tuổi được trực tiếp hưởng thụ tiếng hát ru khi nằm trong lòng mẹ nhưng từ 3 tuổi trở đi phần lớn đứa con không còn trực tiếp hưởng thụ tiếng hát ru, lời nói nựng của mẹ nữa Rời khỏi lòng mẹ, đứa trẻ theo anh, theo chị bước sang một môi trường văn hóa khác mang tính chất cộng đồng, cùng chơi cùng hát những khúc đồng dao Lúc này những khúc đồng dao có thể coi như một sự nối tiếp những khúc hát ru để gắn bó đứa trẻ với gia đình, làng xóm, quê hương, bạn bè Nếu trước đây đứa trẻ tiếp nhận tiếng hát ru của mẹ một cách thụ động thì nay đã có thể chủ động tìm trò để chơi, tìm câu để hát và bước đầu làm quen với sinh hoạt văn hóa mang
tính cộng đồng
Đặc điểm của đồng dao:
- Đặc điểm của đồng dao dễ nhận ra trước tiên là có vần điệu rõ ràng nên dễ thuộc, dễ hát: “Mèo già ăn trộm / Mèo ốm phải đòn / Mèo con phải vạ / Con quạ đứt cành / Đòn gánh có mấu / Củ ấu có sừng / Bánh chưng có lá / Con cá có vây”
Trang 20Những câu trong bài đồng dao thường lặp đi lặp lại theo chu kì một cách
tự nhiên:
Bồ các là bác chim ri Chim ri là dì sáo sậu Sáo sậu là cậu sáo đen Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
- Ngôn ngữ đồng dao nhiều khi kì quặc chắp vá một cách ngẫu nhiên:
Nu na nu nống Cái cống nằm trong Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật Phật ngồi phật khóc Con cóc nhảy ra…
- Lôgic của đồng dao là lôgic của trò chơi, không theo lôgic hiện thực, trái với lôgic thực tế, đảo ngược với lôgic cuộc đời, nhiều khi không thể giải thích nổi:
Trời làm một trận mưa rào Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô Thóc giống đuổi chuột trong bồ Đong đong cân cấn đuổi bò ngoài ao…
hay: Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng Hùm nằm cho lợn liếm lông Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi
Những đặc điểm đó của đồng dao rất gần với đặc điểm của trò chơi Do đó người ta coi đồng dao như trò chơi, nó thể hiện đặc tính ngộ nghĩnh của trẻ nhỏ nên được các em ưa thích
Nội dung của đồng dao:
Trang 21Tuy ý nghĩa của nhiều câu đồng dao có khi không rõ ràng, thậm chí vô nghĩa, nhưng không phải vì thế mà đồng dao không có nội dung gì Thực ra nội dung của đồng dao rất phong phú, nó phản ánh nhiều mặt của cuộc sống mà chủ yếu là ở nông thôn
- Rất nhiền bài đồng dao phản ánh những hiện tượng trong thiên nhiên hết
sức phong phú giúp trẻ hiểu, gắn bó với môi trường xung quanh:
Mây kia sinh ở đằng đông Mây hóa ra rồng mây hiện ra mưa
Có khi mây kéo như cờ
Mây phẳng như tờ mây lại kéo sang
Có khi mây đỏ mây vàng Mây xanh mây tím ngổn ngang đầy trời
Tiếng con sáo sậu gọi cậu gọi cô Tiếng con cồ cồ gọi cô gọi chú Tiếng con tu hú gọi chú gọi dì Mau mau tỉnh dậy mà đi ra đồng
- Đồng dao phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người đầy xúc cảm yêu thương, sâu nặng tình người, thường là thông qua thân phận của cái tôm cái tép, con cò con vạc, cái bống cái bang, bằng con mắt nhân cách hóa của trẻ thơ
Cái cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê Thăm cha thăm mẹ, cò về thăm anh
Thổi cơm nấu nước cả nhà cùng ăn Nhà bống có khách sang chơi Cơm bưng nước rót cho vui lòng bà
Chức năng của đồng dao:
Trang 22- Dùng để ru trẻ em: Ru trẻ ngủ chủ yếu là nhiệm vụ của những người mẹ,
người bà, nhưng ở nông thôn những đứa trẻ là anh, là chị trong gia đình cũng có nhiệm vụ ru em bé ngủ khi người lớn vắng nhà Những lời đồng dao nghe rất ngô nghê, nhưng với giai điệu hát ru, trẻ nhỏ cũng đưa em bé của mình vào giấc ngủ ngon lành:
- Dùng trong khi chơi: Nhân dân ta có một kho tàng trò chơi dân gian hết
sức phong phú mà điều đặc biệt thú vị là phần lớn trò chơi đều đi kèm với lời đồng dao rất ngộ nghĩnh làm tăng thêm sự cuốn hút của trò chơi đối với trẻ em Những trò chơi đó được truyền tụng từ đời này sang đời khác cho đến ngày nay,
như trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”, “Chi chi chành chành”, “Rồng rắn lên mây”,
“Trồng nụ trồng hoa”, “Thả đỉa ba ba”
Tác dụng của đồng dao đối với trẻ mầm non: Đồng dao có tác động giáo dục mạnh mẽ đối với trẻ em, trước hết là nó giáo dục thái độ văn hóa đối với hai mối quan hệ chủ yếu của con người: con người - thiên nhiên, con người - xã hội
- Giáo dục tình yêu đối với thiên nhiên: Đồng dao gợi nên ở các em nhỏ
tình yêu hồn nhiên đối với cái ong cái kiến, con cò con vạc, con trâu con nghé; cây cỏ, chim chóc qua các bài gọi nghé của trẻ mục đồng, qua những bài giới thiệu các loài chim muông, hoa quả,…
- Giáo dục lòng nhân ái: Đồng dao gợi lên ở trẻ tình yêu đối với ông bà,
cha mẹ, bà con xóm làng; đồng cảm với những người có cảnh ngộ éo le, sẵn lòng giúp đỡ những người nghèo khổ, tàn tật Có thể nói là đồng dao là những bài học đạo đức rất nhẹ nhàng mà hấp dẫn đối với các em nhỏ
- Nhưng nhiều hơn hết đồng dao với tính hài hước của nó đã mang lại cho trẻ em những niềm vui sướng vô tư, nụ cười sảng khoái Hơn nữa chính tính hài hước hóm hỉnh của đồng dao đã bồi đắp cho trí tuệ của trẻ thêm thông minh, sắc
Trang 23sảo Trẻ không những tiếp nhận những điều hợp lí mà còn phát hiện ra những
điều phi lí không đúng với cuộc sống bình thường, trẻ biết tiếp nhận văn hóa không chỉ ở những mệnh đề xuôi mà ngay cả ở ngững mệnh đề ngược với logic Trong mớ bong bong lộn xộn đó của sự vật mà lại biết lần ra chân lí thì mới thật
là giỏi thật là tài
- Đồng dao có giá trị rất to lớn trong đời sống văn hóa của trẻ em ngày xưa
và nó vẫn có thể còn nguyên giá trị đối với trẻ em chúng ta trong thời đại ngày nay, nếu chúng ta biết thổi vào đó luồng gió mới của thời đại Với tinh thần đó nhiều nhạc sĩ đã phổ nhạc cho những khúc đồng dao cổ làm cho nó sống dậy một cách sinh động hơn, mới mẻ hơn và hấp dẫn hơn
1.1.4 Vai trò của đồng dao đối với việc làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn
Ngôn ngữ là kho tàng trí tuệ của loài người Nó chứa đựng và làm sống dậy những thành tựu do xã hội loài người xây dựng nên Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi sự suy nghĩ là công cụ của tư duy Vốn từ ngữ cá nhân phản ánh năng lực tư duy, năng lực trí tuệ của cá nhân đó Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và cả Việt Nam đã chứng minh lợi ích của việc can thiệp vào lứa tuổi mầm non là rất to lớn và lâu dài Có thể thấy ngôn ngữ của trẻ chủ yếu được phát triển bằng con đường trực quan cụ thể, cảm giác và tri giác là quá trình đầu tiên của quá trình nhận thức Sự nhận thức về sự vật càng phong phú thì số lượng từ ngữ ngày càng dồi dào và sâu sắc
Khi đứa trẻ đã lớn, nhận thức của trẻ phát triển Trẻ không chỉ dừng lại ở những nhận thức về sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ mà còn muốn biết
cả về những điều trẻ không trực tiếp nhìn thấy, trẻ muốn biết về quá khứ, tương lai Muốn biết về công việc của người lớn, của cha mẹ, muốn hiểu về chú bộ đội,
về Bác Hồ kính yêu…
Khi đã có một vốn ngôn ngữ nhất định, trẻ sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt những hiểu biết, những suy nghĩ, những cảm xúc của mình Trẻ hiểu được lời chỉ dẫn của người lớn, của cô giáo thì các hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy của trẻ được chính xác, kích thích trẻ tích cực hoạt động, kích thích trẻ nói từ đó
sự hiểu biết của trẻ ngày càng được nâng lên
Trẻ dùng ngôn ngữ để đặt ra muôn vàn câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng, thể hiện thái độ, tình cảm yêu, ghét… Biểu hiện bằng ngôn ngữ giúp cho nhận thức của trẻ được củng cố sâu sắc hơn, tạo cho trẻ được sống trong môi trường có các hoạt động giao tiếp, trên cơ sở đó nảy sinh nhiều suy nghĩ sáng tạo mới
Trang 24Mặt khác với những tri thức đơn giản gần gũi đồng dao gợi lên tình yêu hồn nhiên của trẻ em đối với con ong, cái kiến, con cò, con vạc, con trâu, con nghé… Các bài hát gọi mẹ gọi nghé của trẻ mục đồng, bài hát giới thiệu các loài chim muông, hoa quả hoặc những sự vật xung quanh (đồ dùng để làm ruộng, đồ dùng trong nhà, trong bếp…) vừa là đồng dao vừa là một kiểu bài hát trong trong trò chơi, các em theo lời hát mà chỉ ra sự vật Những bài đồng dao trong trò chơi cung cấp cho trẻ những kiến thức về xã hội Trẻ tập đi mua bán, tập làm nhà cửa, tập cưỡi trâu, cưỡi ngựa trong tưởng tượng Có những bài hát chỉ về nghề nghiệp trong xã hội có phân công và có cả những bài hát chế giễu những thói hư tật xấu Nổi bật lên là những chủ điểm về đồng áng và cày cấy, đối với
em gái là kiến thức về nữ công gia chánh Trong khi chơi các em tiếp thu những điều hay lẽ phải, rèn luyện những thói quen cần thiết cho cuộc sống hiện nay và sau này một cách tự nhiên và thoải mái Chính vì thế đồng dao với những đặc trưng vốn có của nó rất phù hợp với đặc điểm của trẻ lứa tuổi mẫu giáo nói chung, mẫu giáo lớn nói riêng
Đồng dao có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ đặc biệt là làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn Những bài đồng dao giúp mở rộng vốn từ cho trẻ về môi trường tự nhiên (thế giới động vật, thế giới thực vật, các hiện tượng tự nhiên), môi trường xã hội, Thông qua đó giúp trẻ hiểu nghĩa của một
số từ ngữ, cách sử dụng chúng trong những hoàn cảnh khác nhau
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Khảo sát điều tra
1.2.1.1 Mục đích điều tra
Quá trình điều tra nhằm tìm hiểu:
Thực trạng trình độ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở hai trường Mầm non: Trường Mầm non Chiềng Ban - Huyện Mai Sơn và Trường Mầm non Sơn Ca - Thị trấn Thuận Châu - Sơn La
Thực trạng nhận thức của giáo viên đối với việc làm giàu vốn từ cho trẻ thông qua các bài đồng dao giảng dạy trong trường Mầm non, cho đối tượng trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)
Thực trạng việc lập kế hoạch, xây dựng biện pháp dạy làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các bài đồng dao của giáo viên
Mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo lớn tại hai trường mầm non trên khi học đồng dao
Trang 251.2.1.2 Khách thể điều tra
16 giáo viên đang dạy lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Chiềng Ban - Mai Sơn - Sơn La và Trường Mầm non Sơn Ca - Thuận Châu - Sơn La
65 trẻ 5 - 6 tuổi học tại Trường Mầm non Chiềng Ban và Trường Mầm non Sơn Ca
1.2.1.3 Thời gian điều tra
Từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 4 năm 2013
1.2.1.4 Phương pháp điều tra
Phương pháp sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến
Phương pháp quan sát, trao đổi, trò chuyện
Dùng toán xác suất thống kê xử lý kết quả thu được
1.2.2 Phân tích kết quả điều tra
1.2.2.1 Thực trạng dạy đồng dao cho trẻ mẫu giáo lớn
1.2.2.1.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên trong việc sử dụng đồng dao
ở các trường mầm non
Chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến 16 giáo viên đang công tác tại Trường Mầm non Sơn Ca - Thuận Châu và Trường Mầm non Chiềng Ban - Mai Sơn - Sơn La Tổng hợp ý kiến của giáo viên qua phiếu trưng cầu ý kiến chúng tôi nhận thấy:
* Đối với câu hỏi 1: ‘‘ Theo cô đồng dao có vai trò như thế nào đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ mầm non’’, có 11/16 giáo viên
(chiếm 68,75%) cho rằng: đồng dao có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá
trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo lớn, 5/16 giáo viên
(chiếm 31,25%) cho rằng đồng dao có vai trò quan trọng trong việc hình thành
và phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo lớn
Kết quả trên cho thấy, phần lớn các giáo viên đã xác định được tầm quan trọng của đồng dao trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo lớn
* Đối với câu hỏi 2: ‘‘Theo cô, có cần thiết đưa ca đồng dao vào sử dụng trong trường mầm non cho đối tượng mẫu giáo lớn không ?’’, có 14/16 giáo viên (chiếm 87,5%) cho rằng đưa đồng dao vào sử dụng ở trường mầm non là một
Trang 26việc rất cần thiết, 2/16 giáo viên (chiếm 12,5%) cho rằng sử dụng đồng dao là cần thiết
* Đối với câu hỏi 3: ‘‘Theo cô, đồng dao có vai trò như thế nào đối với việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn ?’’, có 4/16 giáo viên (chiếm 25%) cho
rằng đồng dao có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển vốn từ cho
trẻ mẫu giáo lớn, có 12/16 giáo viên (chiếm 75%) cho rằng đồng dao có vai trò
quan trọng đối với việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn
* Đối với câu hỏi 4: ‘‘Để làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua đồng dao, các cô đã sử dụng những phương pháp nào giúp trẻ tiếp nhận thể loại này?’’, có 10/16 giáo viên (chiếm 62, 5%) đã sử dụng phương pháp đọc diễn cảm, có 4/16 giáo viên (chiếm 25%) đã sử dụng phương pháp đưa trẻ vào trò chơi, 2/16 giáo viên (chiếm 12,5%) đã sử dụng phương pháp trao đổi, gợi mở Chưa có giáo viên sử dụng tổng hợp tất cả các phương pháp trên
1.2.2.1.2 Thực trạng việc dạy đồng dao cho trẻ mẫu giáo lớn
* Thuận lợi của giáo viên
Giáo án thể hiện nội dung dạy học đồng dao khá đầy đủ chi tiết
Nhìn chung, trong giờ học đồng dao, trẻ có hứng thú với bài học
* Khó khăn của giáo viên
Do cơ sở vật chất tại hai trường này chưa đầy đủ nên giáo viên còn thiếu đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy đồng dao
Giáo viên cũng thiếu nguồn tài liệu tham khảo về mảng đồng dao và ít được tham gia các lớp, khoá tập huấn nâng cao nghiệp vụ sư phạm
Trình độ học sinh chưa đồng đều Đa phần học sinh là người dân tộc thiểu
số, khả năng nói tiếng phổ thông còn hạn chế nên việc dạy ca đồng dao cho các
Trang 27Biện pháp chủ động sáng tạo ra “Đồng dao mới”
Trong đó, biện pháp thứ nhất là chủ đạo, biện pháp thứ hai sử dụng hạn chế
do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn có hạn và trình độ học sinh chưa đồng đều, biện pháp thứ ba phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ tuy nhiên lại chưa được giáo viên quan tâm đúng mức Như vậy kết quả trên cho thấy việc giáo viên sử dụng các biện pháp làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua các bài đồng dao chưa thường xuyên về mặt thời gian, còn hời hợt, chưa thực sự đào sâu, tìm tòi, sáng tạo về nội dung
Nhiệm vụ đặt ra là phải xây dựng được những biện pháp cụ thể, phù hợp với đặc trưng của thể loại, sáng tạo để giáo viên có thể hứng thú và dễ dàng đưa đồng dao đến với trẻ, giúp trẻ mở rộng được vốn từ một cách có hiệu quả
1.2.2.2 Kết quả khảo sát
Qua các kết quả khảo sát điều tra đã được phân tích trên đây, tại các trường mầm non mà chúng tôi khảo sát đa phần các giáo viên đều có trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên, có lòng yêu nghề, có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng việc dạy thể loại đồng dao cho trẻ mẫu giáo lớn Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và việc hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn “học” các bài đồng dao nói riêng Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp cụ thể của giáo viên để nâng cao chất lượng làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các bài đồng dao tại hai trường này còn bộc lộ những hạn chế Mặt khác, số lượng trẻ mỗi lớp mẫu giáo lớn tương đối đông (30 - 35 trẻ/ 1 lớp), vì thế việc tổ chức hướng dẫn trẻ “học” các bài đồng dao gặp rất nhiều khó khăn, bởi số lượng trẻ đông nên cô khó bao quát hết ; trẻ không tham gia vào hết được các hoạt động, ít được trải nghiệm… Như vậy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tiếp nhận đồng dao của trẻ mẫu giáo lớn Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các bài đồng dao cần đề ra được những biện pháp cụ thể, phong phú, sáng tạo, phù hợp hơn với đối tượng
Tiểu kết
Những cơ sở tâm lý học, nhu cầu tiếp nhận văn học, tiếp nhận thể loại đồng dao, vai trò của đồng dao đối với việc làm giàu vốn từ cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn là rất cần thiết và đem lại những hiệu quả giáo dục to lớn Từ những cơ
sở lý luận chung cũng có thể thấy một giờ học đồng dao của trẻ mẫu giáo lớn chỉ
Trang 28có thể đạt được hiệu quả tốt nhất khi đạt được mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ đặc biệt là việc giúp nâng cao vốn từ cho trẻ độ tuổi này Kết quả điều tra thực trạng dạy đồng dao cho trẻ mẫu giáo lớn tại Trường Mầm non Sơn Ca và Trường Mầm non Chiềng Ban cho thấy trên thực tế giáo viên chưa thực sự quan tâm sáng tạo trong việc dạy các bài đồng dao Vẫn còn tồn tại quan niệm ca đồng dao là tác phẩm từ thời quá khứ, việc gắn nó với các hoạt động thực tiễn gặp khó khăn Quan niệm này dẫn đến tình trạng giáo viên thường dạy chay đồng dao (chỉ dạy đọc), ít chú ý đến việc gắn nó với các biện pháp trực quan hoặc thực hành Vì vậy, hiệu quả tiếp nhận và chất lượng giáo dục đối với thể loại văn học này không cao
Những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên là những định hướng quan trọng để xây dựng các biện pháp làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các bài đồng dao một cách hữu hiệu nhất
Trang 29CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA CÁC BÀI ĐỒNG DAO VỚI CHỦ ĐIỂM Ở TRƯỜNG MẦM NON 2.1 Biện pháp sưu tầm các bài đồng dao theo chủ đề dạy học ở trường mầm non
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu mẫu một số bài đồng dao theo một số chủ
đề, chủ điểm quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non:
Chủ đề Bản thân
1 Bà còng đi chợ trời mưa Cái tôm cái tép đi đưa bà còng Đưa bà đến quãng đường đông Đưa bà về tận ngõ trong nhà bà Tiền bà trong túi rơi ra
Cái tôm nhặt được trả bà mua rau
2
Đi cầu đi quán
Đi bán lợn con
Đi mua cái xoong
Đem về đun nấu
Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà
Mua một con gà
Về cho ăn thóc Mua lược chải tóc Mua cặp cài đầu
Đi mau về mau Kẻo trời sắp tối
Ta chạy cho nhanh
Về xây cái bếp
Trang 30Chủ đề Thế giới động vật
1 Con vỏi con voi Cái vòi đi trước Hai chân trước đi trước Hai chân sau đi sau Còn cái đuôi
Đi sau rốt Tôi xin kể nốt
Cái chuyện con voi
2 Rì rà rì rà Đội nhà đi chơi Đến khi tối trời
Úp nhà lên ngủ Khi mặt trời mọc Lại thò đầu ra
3 Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim ri Chim ri là dì sáo sậu Sáo sậu là cậu sáo đen Sáo đen là em tu hú
Trang 312
Ve vẻ vè ve
Nghe vè cây trái
Dây ở trên mây
Là trái bắp nấu Hình thù xấu xấu
Là trái cà dê…
Đậu nành là anh dưa chuột Dưa chuột là ruột dưa gang Dưa gang là nàng dưa hấu Dưa hấu là cậu lúa ngô Lúa ngô là cô đậu nành
Chủ đề Trường mầm non của bé
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ
Trang 323
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cổng nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp
Xì xà xì xụp Ngồi thụp xuống đây
Một người hai chân
Hai người bốn chân
Ba người sáu chân
Bốn người tám chân
Chân gầy chân béo
Dệt vải cho bà Vải hoa vải trắng Đến mai trời nắng Đem vải ra phơi Đến mốt đẹp trời Đem ra may áo
Trang 33Tay vãi rau
Tay buông câu
Tay chặt củi
Tay đắp núi
Tay đào sông Tay cạo lông Tay mổ lợn Tay bắt vượn Tay bắt voi Tay bẻ roi
Tay đánh hổ
Chủ đề Quê hương đất nước, Hiện tượng tự nhiên
1 Thứ nhất là nắng tháng ba Tháng tư có nắng nhưng mà nắng non
Tháng năm nắng đẹp nắng giòn Tháng sáu có nắng bóng tròn về trưa
2 Sao hôm lóng lánh Sao mai lóng lánh Cuốc đã sang canh
Gà kia gáy rạng
2.2 Biện pháp đọc diễn cảm đồng dao kết hợp với đàm thoại, giảng giải nội dung
Đọc diễn cảm đồng dao là một biện pháp tích cực hóa vốn từ của trẻ Khi
cô giáo hướng dẫn trẻ tự đọc diễn cảm bài đồng dao, trẻ sẽ gọi tên, kể ra các đặc điểm của các loại hoa quả, con vật và đó là điều kiện để các từ ngữ ở trạng thái bị động chuyển thành chủ động, tích cực Sau khi hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm bài đồng dao cô cần đàm thoại, giảng giải để giúp trẻ hiểu được nội dung của bài đồng dao
Đàm thoại là phương pháp giáo viên sử dụng các câu hỏi có mục đích, có định hướng, có kế hoạch trước để trao đổi với trẻ, giúp trẻ hiểu và cảm nhận tác phẩm một cách sâu sắc và có hệ thống Các câu hỏi có tác dụng hướng sự
Trang 34chú ý của trẻ tới đối tượng cần nhận thức, dạy trẻ biết quan sát đối tượng một cách tổng thể cũng như quan sát tỉ mỉ các đặc điểm, tính chất các mối quan hệ của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên Các câu hỏi cũng đồng thời kích thích trẻ nói, gọi tên hoặc mô tả các đối tượng quan sát Qua đó vốn từ của trẻ ngày càng được mở rộng hơn Trong quá trình trao đổi, cô giáo cần hướng sự chú ý của trẻ vào vấn đề mấu chốt, tránh sa đà Cô giáo không ép buộc trả lời câu hỏi của trẻ nhưng cần hướng câu trả lời của trẻ vào nội dung của bài đồng dao Đàm thoại với trẻ, cô giáo không chỉ giúp trẻ tự tin, độc lập nói lên những suy nghĩ, cảm nhận riêng của mình về bài đồng dao, mà còn giúp các cháu tranh luận, trao đổi với nhau về một ấn tượng, một sự cảm nhận mà chúng đã tiếp thu được từ tác phẩm Trẻ không chỉ trao đổi với cô mà còn trao đổi trong nhóm bạn bè, tức chúng được chia sẻ với nhau Cô giáo nên coi mình là một thành viên ở trong nhóm chứ không phải là người đứng cao hơn để áp đặt trẻ Vai trò tích cực của tập thể trẻ sẽ giúp cô giáo giải quyết được nhiệm vụ và mục đích đặt ra trong quá trình đàm thoại Cô nên cố gắng động viên để tất cả các trẻ cùng tham gia vào đàm thoại Cần chú ý sao cho câu hỏi đa dạng, buộc trẻ trả lời bằng các từ loại khác nhau: Hỏi về tên gọi, đặc điểm, tính chất, công dụng, hoạt động,… của đối tượng có trong bài đồng dao
Ví dụ: Câu hỏi về các loại hoa quả, cây cối, con vật: cây gì đây?, đây là con gì?, đây là quả gì?
Câu hỏi về công dụng của đồ vật: …để làm gì?
Trong quá trình đàm thoại cô cũng nên kết hợp với giảng giải khi phát hiện ra những chi tiết mà trẻ chưa hiểu hoặc chưa rõ để kịp thời điều chỉnh nhận thức của trẻ Tuy nhiên, nếu trẻ trả lời sai, cô cũng không nên nhận xét một cách “thẳng thắn” quá, làm trẻ cảm thấy “mất hứng” thậm chí xấu hổ với bạn bè Cô có thể khéo léo phân tích, động viên trẻ suy nghĩ thêm Thực tế cho thấy, trẻ không bao giờ thờ ơ với thái độ trước những câu trả lời của chúng Cô giáo nên động viên, khuyến khích, đặc biệt là phải tỏ thái độ tôn trọng, tin tưởng ở trẻ Như thế mới có thể tạo nên sự kích hoạt cảm xúc và tư duy của trẻ Giá trị của việc đàm thoại còn là nâng cao sự hứng thú của trẻ trong quá trình tiếp xúc với văn học
Sẽ là sai lầm nếu chúng ta bắt trẻ nghe một bài đồng dao và đọc thuộc một bài đồng dao đó mà không hiểu gì về nội dung của câu chuyện đó Việc đọc diễn càm bài đồng dao cho trẻ nghe cần kết hợp cần kết hợp chặt chẽ với quá trình giảng giải và đàm thoại với trẻ Điều đó sẽ giúp cho trẻ có thái độ nhận thức đối với bài tác phẩm Như vậy, nguyên tắc chung là trước khi cho trẻ đọc
Trang 35diễn cảm bài đồng dao, cô phải giúp trẻ nắm được nội dung chính của tác phẩm chuẩn bị tâm thế cho trẻ để trẻ có thể cảm thụ tác phẩm được tốt
Việc giảng giải, chủ yếu là giải thích các từ mới, từ khó có thể được tiến hành trước hoặc ngay trong quá trình cô giáo đọc, kể tác phẩm cho trẻ nghe Những từ mới, từ khó nếu không được giải thích cụ thể, trẻ sẽ khó có thể hiểu được tác phẩm Nhưng nếu cô không tìm được cách giải thích đơn giản và dễ hiểu nhất, trẻ sẽ càng thấy rối tung lên Cô có thể giải thích gắn với lời đọc diễn cảm
Cần phải chú ý, đồng dao là thể loại thuộc tác phẩm trữ tình Thể loại này khác với các thể loại văn học khác chúng có đặc trưng riêng về nội dung và thể thơ Đồng dao chủ yếu theo thể thơ 4 chữ:
Về cơ bản khi đọc diễn cảm và hướng dẫn trẻ đọc đồng dao giáo viên phải đảm bảo các bước, các yêu cầu như xác định giọng điệu cơ bản, ngữ điệu, cách ngắt giọng thơ ca, ngắt giọng tâm lý, nhịp điệu, cường độ giọng đọc Nhưng vì đồng dao có những đặc trưng riêng, đa phần các bài ca đều có nội dung phản ánh hoặc gắn với các trò chơi của trẻ nhỏ, có sắc thái vui tươi, hồn nhiên nên giọng đọc diễn cảm của cô và trẻ cần nhanh, sôi nổi, nhí nhảnh, vui tươi
Từ việc đọc diễn cảm đồng dao theo đặc trưng thể loại, giáo viên cần kết hợp chặt chẽ và linh hoạt với các biện pháp đàm thoại giảng giải nội dung tác phẩm cho trẻ hiểu và thấm sâu vào trong môi trường nghệ thuật của bài ca Cách giải thích có thể linh hoạt kết hợp với lời giảng giải của cô và các phương tiện trực quan làm tăng tính chất thuyết phục cũng như tạo được niềm hứng thú của trẻ
Trang 36Chẳng hạn bài đồng dao:
Ve vẻ vè ve
Nghe vè cây trái
Dây ở trên mây
Là trái bắp nấu Hình thù xấu xấu
Là trái cà dê…
Cô có thể cho trẻ xem hình ảnh của các loại trái cây trong bài đồng dao (đậu rồng, đu đủ, mít, bắp, cà dê,…) cho trẻ đoán tên của các loại trái cây đó, hỏi trẻ về đặc điểm của chúng nhằm khơi gợi hứng thú và giúp trẻ củng cố nội dung bài đồng dao
2.3 Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh, băng đĩa, video,…)
Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn là thời kì đang hình thành và phát triển ngôn ngữ với các bước phát triển về mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp Do đó, việc tri giác âm thanh của các từ, phát âm các từ của trẻ phát triển mạnh và hoàn chỉnh dần, theo sự phát triển và khả năng nhận thức của trẻ về các sự vật hiện tượng mà các từ ngữ biểu thị và hoàn thiện bộ máy phát âm Mặt khác, ở mỗi lứa tuổi trẻ có một số lượng từ nhất định Số lượng từ của trẻ tăng dần theo lứa tuổi của trẻ Muốn cho trẻ lĩnh hội được những từ ngữ thì phải gắn liền với việc trình bày các vật thể ra trước mắt để được quan sát, được nghe, chính vì vậy mà
từ ngữ đi vào trí não trẻ cùng một lúc thông qua cơ chế tập trung, được lặp đi lặp lại nhiều lần bằng thính giác và trong ý thức của trẻ
Trẻ mầm non học từ mới không phải bắt buộc bằng câu hỏi: “từ này có nghĩa là gì?”, mà bằng câu hỏi: “cái này gọi là gì?”, việc học từ không thể tách rời vật thể Đặc biệt trong giai đoạn đầu, đối với nhiều trẻ nhiều khi từ và vật thể
chỉ là một Điều này phản ánh đặc điểm tư duy trực quan của trẻ mầm non
Sử dụng các phương tiện trực quan trong việc sử dụng đồng dao ở các trường mầm non là phương pháp đặc biệt quan trọng và có hiệu quả, bởi nó phù hợp với tư duy trực quan hình tượng của trẻ Vừa nghe cô giáo đọc diễn cảm bài đồng dao, vừa được tiếp xúc với biểu tượng trực quan, trẻ sẽ hình thành những biểu tượng mới, qua đó, khả năng tri giác của trẻ cũng phát triển, và đó cũng chính là tiền đề để thúc đẩy tư duy phát triển Việc sử dụng trực quan còn gợi ở