7 Danh từ Đại từ nhân xưng 9 3.2 (%)
2.2. Hiện tượng chuyến loại giữa các thực từ
2.2.1 Chuyến loại giữa danh từ và động từ 2.2.1.1. Chuyến loại từ danh từ sang động từ
Các danh từ chuyến loại lâm thời sang động từ thường là danh từ chỉ công cụ chuyển loại thành động từ chỉ hoạt động dùng công cụ ấy: như x e , k i ệ u , c á n g . . . , hoặc danh từ chỉ vật liệu như : m u ố i , s ơ n , t h ị t . . . chuyển sang ĐT sử dụng nguyên liệu ấy. Ngoài ra còn có các danh từ có thể chuyển hóa thành động từ như: thuốc mem, thuốc thang, rau cháo, cơm nước, chợ búa, thịt cá, bạn bè, cờ bạc, rượi chè, quà cáp, thuốc xái, lê lạt...
Ví dụ:
“Nói xong, cụ súc miệng, và rửa quàng cái mặt, rồi đội khăn, mặc áo. ông Tham thây vậy y hỏi:
- Thưa ông, cháu có lòng nào như thế! Ông đừng tưởng vậy mà oan cháu. Bây giờ ông đi đâu?
- Tôi đi về. Ông bà xử với tôi thế này thì tôi còn mặt mũi nào mà ở nữaỉ
- Khố lắm! Vợ chồng cháu có điều gì không phải, thì ông là người trên, ông cứ mắng chửi, sao ông lại đế tâm làm vậy?
- Thôi tôi xin quan ông quan bà đùng nói khéo. Đồ đếuỉ Tao thề rằng từ nay tao không ho hàng gì với vợ chồng nhà mày nữa!
(Mất cái ví - Nguyễn Công Hoan) Ta có thể thấy đoạn trích trên, được tác giả lấy đề tài nhỏ nhặt, đời thường đó là chuyện m ấ t c á i v í . Từ loại h ọ h à n g là từ loại danh từ tống hợp ( h a y t o n g
t h ể ) , nhưng khi tác giả đặt vào ngữ cảnh của đoạn trích trên thì danh từ đã chuyển loại thành động từ. Hiện tượng chuyển loại này có tác dụng nhấn mạnh sự dứt khoát cắt đứt tình nghĩa họ hàng của ông cụ đối với vợ chồng nhà ông Tham. Cái ví tiền bị mất, họ đã nghi ngờ cho nhiều người trong gia đình từ con ở, đến lái xe, rồi đến khách khứa đến chơi trong nhà...
Tác giả sử dụng hiện tượng chuyển loại này góp phần tạo ra tình thế của câu chuyện. Vì những đồng tiền nhỏ nhặt mà họ đem tình cảm h ọ h à n g thân thích ra nghi ngờ, phần nào đã bộc lộ rõ bộ mặt vì đồng tiền của cái xã hội đểu cáng.
2.2.1.2. Chuyến loại từ động từ sang danh từ.
Qua khảo sát ngữ liệu chúng tôi nhân thấy có một số lượng khá lớn động từ (ĐT) chuyển hóa thành danh từ (DT), có thể chia ra làm nhiều loại nhưng về cơ bản chúng ta có thế chia ra làm hai loại chính:
+ Loại thứ nhất là chuyển loại tương đối ở đây, động từ thường kết họp với các hư từ như : c á i (cái lo), s ự ( sự đi lại)... tiêu biểu cho loại này ta có thể xét ví dụ sau:
“ Sự yên lãng trầm tich đến nỗi Thanh trở nên nghẹn họng; mãi mãi chàng mới cất được tiếng lên gọi khẽ...
...Trên trường kỉ, ngọn đèn con và cải điếu cũ kĩ. Con mèo già tròn mình năm bên cạnh, mắt lỉm dim trong sự bình yên và nhàn nhã ”
(Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam)
Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng, đã hé lộ kín đáo bi kịch đời người mà người đọc phải đọc kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm, và đặc biệt Thạch Lam đã vận dụng triệt để thành công của nghệ thuật chuyến loại lâm thời của từ ngữ tiếng Việt. Các động từ chỉ trạng thái của con người: y ê n l ặ n g , t r ầ m t ị c h , b ì n h y ê n , n h à n n h ã nhưng khi được đưa vào trong văn cảnh, những động từ này kết hợp với hư từ s ự , chúng đã chuyến thành danh từ.
Sự tĩnh lặng của không gian chính là nơi mát mẻ tu dưỡng tâm hồn chàng trai Thanh. Đối với một số người về thăm quê hương như là một nghĩa vụ thì đối với một người thanh niên trẻ như Thanh thì mỗi phút giây được về với quê hương chính là những phút giây khiến chàng bình yên thanh nhản nhất của cuộc đời. Tránh xa cuộc sống ồn òa của nơi đô thị náo nhiệt chàng thanh niên luôn mong muốn được về với quê hương với bến bờ hạnh phúc trong tâm hồn anh ấy. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa. Thanh về quê có một cảm giác thanh bình yên ổn đến thế và dường như không còn vướng bận bất cứ điều gì của cuộc sống nhộn nhịp ngoài kia mà chỉ còn biết thả hồn vào thiên nhiên và cảnh vật.
+ Loại thứ hai là chuyển loại tuyệt đối hoàn toàn ( v í d ụ : K h á n g c h i ế n , c ả i c á c h , đ ạ i b i ê u , n g h ị q u y ê t , t h a m l u ậ n , h ỉ v ọ n g . . . )
Tiêu biếu cho loại này ta có thể xét ví dụ sau:
Gậm một khôi căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. Khỉnh lũ người kia ngạo mạn, ngấn ngơ, Giương mắt bé diễu oai linh rùng thẳm, Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Đe làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
(Nhớ rừng - Thế Lữ)
C ă m h ờ n là động từ chỉ trạng thái tâm lý của người nhưng khi miêu tả tâm trạng của con hố trong vườn bách thú thì tác giả lại vận dụng hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ vào trong câu thơ và kết hợp với m ộ t k h ố i tạo thành cụm danh từ m ộ t k h ố i c ă m h ờ n . Con hố được thi sĩ nói đến với sự cảm thông và ngưỡng mộ. Chúa sơn lâm lúc này đây, đang trong cảnh tù hãm vô cùng cay đắng, uất ức, căm hờn đã tích tụ, đã chứa chất thành một khối khó có thể giải thoát được. Con hổ không căm hờn uất ức, cay đắng sao được khi bản thân đang bị lũ
người giương mắt bé chế giễu, trở thành thứ đồ chơi, với cặp báo vô tư lự trong vườn bách thú. Thế Lữ đã thể hiện tâm trạng cay đắng, căm hờn của con hổ mất tựu do một cách đầy ám ảnh.
Đây là sự thành công của tác giả khi nhân hóa con vật, có tình cảm, cảm xúc như con người. Nó chính là hiện thân của con người, những người con cách mạng mang trong mình tâm trạng phẫn uất với thời thế bất công. Tâm trạng tủi nhục, đau đớn, uất hận... của con hổ khi nhớ rừng đồng điệu với bi kịch của nhân dân ta đang rên xiết trong xích xiềng nô lệ. Nhớ rừng là sự khao khát sống, khao khát tự do, khao khát hạnh phúc của nhân vật trữ tình. Nó còn như là một lời nhắn gửi kín đáo, thiết tha về tình yêu quê hương đất nước, xứ sở. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là giá trị của tự do và hình tượng con hố nhớ rừng là sự thể hiện tuyệt vời cho tư tưởng vĩ đại ấy.
Hiện nay ta cũng thường gặp trường họp động từ chỉ hoạt động cảm nghĩ, nói năng, sai khiến, đòi hỏi ( t h ư ờ n g l à t ừ h a i â m t i ế t ) . . . chuyến loại thành danh từ theo cách chuyển loại hoàn toàn như : s u y n g h ĩ , t ỉ n h t o á n . . .
Đoạn trích dưới đây tiêu biểu hiện tượng chuyển loại này:
Sang năm mới, chúng ta phải cô găng thỉ đua hơn nữa, cô găng vượt những khó khăn đế tranh lấy nhiều thắng loi hơn nữa.
Ngoài ra còn có một số động từ chỉ hoạt động chuyển thành danh từ đơn vị như : Đ ã b ó _ h a i b ó r a u , Đ a n g s á n h h a i s á n h n ư ớ c .
Ta cần chú ý là có một số từ rất khó phán đoán là danh từ chỉ công cụ chuyển hóa sang động từ chỉ hành động sử dụng công cụ đó và ngược lại v í d ụ n h ư : c ư a , đ ụ c , b à o . . . Nguyễn Kim Thản (1997) thiên về ý kiến cho rằng đó là động từ chuyển hóa sang danh từ, bởi vì ông cho rằng trước đó người ta đã phải lao động và thao tác bằng những công cụ thô xơ khác.
2.2.2 Chuyển loại giữa động từ và tính từ
Ví dụ dưới đây là ví dụ tiêu biểu cho hiện tượng chuyển loại từ động từ sang tính từ:
- c h a y (ĐT) —> Nó bán hàng rất c h a v ( T T )
- Hạnh phúc màu hoa huệ Nhớ nhung màu hoa lau Biệt li màu rách xé Lãng quên đâu cỏ màu
(Màu - Chế Lan Viên)
R á c h x é là từ chỉ hành động làm cho vật gì đó rách ra, không còn nguyên vẹn như ban đầu. Nói đến r á c h x é thì ai cũng cho là động từ nhưng trong trường hợp này thì Chế Lan Viên lại sử dụng từ ngữ theo cách chuyển loại. Hạnh phúc hay nhớ nhung tác giả đều cho rằng nó có màu giống hoa huệ, hoa lau những loài hoa này đều có màu trắng, liệu có ai biết được màu của b i ệ t l i . Hạnh phúc, nhớ nhung, biệt li rồi lãng quên đây là những cung bậc cảm xúc của tình yêu giữa con người với con người. B i ệ t l i m à u r á c h x é , biệt li, xa cách khiến cho con tim yêu tan nát, đau khố nhưng không có màu nào diễn tả được thì tác giả đã coi sự
b i ệ t l i có màu r á c h x é . R á c h x é chuyển loại lâm thời từ động từ sang tính từ để chỉ tính chất màu sắc, đây chính là sự thành công của tác giả khi vận dụng ngôn ngữ một cách tinh tế, sắc bén. Nó đã tạo ra dấu ấn riêng của thơ Chế Lan Viên, thơ trí tuệ, và giàu cảm xúc.
2.2.2.2 Tính từ chuyến loại sang động từ
Hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ loại chuyển từ tính từ sang động từ ta cũng bắt gặp. Tính từ là các phụ từ chỉ ý nghĩa thời - thể: Đ ã , t ừ n g , v ừ a , m ớ i , đ a n g , s ẽ , s ắ p . . .
“...Nơi máu đỏ tâm hôn ta thấm đất Nay dạt rào đã chín trải đầu xuân... ”
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, tràn đầy hạnh phúc. Trái ngọt đầu xuân là những trái thơm ngon, chín mọng, ở đây tính từ c h í n chỉ trạng thái của sự vật hiện tượng, nhưng kết họp đằng trước phụ từ chỉ ý nghĩa thời - thể
“ đ ã ” , tính từ sẽ chuyến hóa thành động từ. Mùa xuân mang đến cho vạn vật, cho đất nước những hoa thơm trái ngọt, đ ã c h í n mang lại cho người đọc cảm giác ngọt ngào. Hiện tượng chuyển loại lâm thời từ tính từ sang động từ, tạo nên sự vận động mạnh mẽ trong nội lực tiềm tàng của sự vật, mang lại sức sống mới cho cuộc sống.
Cùng là tính từ c h í n nhưng khi chuyển loại thành động từ thì đoạn trích sau lại có hiệu quả khác:
... Khu vườn xưa cố sẩm uất, mùa nào cũng có những loài hoa đang nỏ, những trải cây đang chín, nhưng luôn luôn tỏa sáng thẩn thải yên tĩnh và khoảng đạt giông như một tự do nội tâm...
(Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Hoa, trái cũng là những sản vật của thiên nhiên ban tặng, vạn vật có sự xoay vần hết x a n h rồi đến c h í n và t r á i c h í n là điều ngọt ngào nhất của mẹ thiên nhiên. C h í n là tính từ chỉ trạng thái của sự vật, hiện tượng, nhưng khi kết họp với phụ từ chỉ ý nghĩa thời-thể đ a n g , lúc này tính từ c h í n đã chuyển hóa thành động từ chỉ vận động của sự vật. Nó không còn là c h í n đơn thuần nữa mà là
đ a n g c h í n tạo sự vận động mạnh mẽ trong quá trình. Việc sử dụng hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt tạo nên thành công trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng một cách sinh động, tạo ra sự lôi cuốn đối với độc giả.
Hiện tượng chuyển loại từ tính từ sang động từ, ta còn bắt gặp tính từ miêu tả màu sắc như đỏ, vàng, xanh khi chuyển loại thành động từ chúng sẽ có sắc thái
khác so với lúc còn là tính từ. Các ví dụ dưới đây tiêu biểu cho kiểu chuyển loại này:
“Lả bàng đang đỏ ị])ngọn cây.
sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời Mùa đông còn hết em ơi
Mà con én đã gọi người sang xuân! Xuân ơi xuân chọn hướng nào
Vui đầy miền Вас hay vào miền Nam ? ngoài trời nắngđỏoỵ cành cam
Chắc trong ấy nấng xanh lam ngọt dừa.”
(Tiếng hát sang xuân 12/1/1966 - Tố Hữu) Mùa xuân vốn là bạn muôn đời của thi nhân. Từ lâu, xuân đã trở thành đề tài quen thuộc của thi ca dân tộc. Nói đến mùa xuân - mùa đẹp nhất trong năm, mỗi nhà thơ bằng phong cách riêng thể hiện vẻ đẹp riêng của xuân tươi đẹp, trẻ trung, tràn trào nguồn nhựa sống. Trong quan niệm của người phương Đông, giữa con người (tiểu vũ trụ) và vũ trụ luôn có một sự tương thông. Trong mối giao cảm sâu sắc, mùa xuân đã trở thành một hình tượng nghệ thuật mà thi nhân gửi gắm vào trong đó nỗi niềm sâu kín.
Trong đoạn thơ trên xuất hiện từ đ ỏ chỉ màu sắc, tươi tắn, rực rỡ thuộc từ loại tính từ. Neu đ ỏ ( 2) thuộc tính từ chỉ màu sắc của nắng n g o à i t r ờ i n ắ n g đ ỏ c à n h c a m là màu rất đẹp, thì ở từ đ ỏ ( ] ) ở đây có sự chuyến loại lâm thời, nó miêu tả cảnh vật đang thay lá chuyến màu sang xuân. L á b à n g đ a n g đ ỏ n g ọ n c â y , mùa xuân sang vạn vật đều thay đối, cảnh sắc đông qua, xuân về có nhiều sự vận động đ ỏ ở đây kết họp với phụ từ chỉ ý nghĩa thời - thể đ a n g chỉ sự vận động của thiên nhiên. Nó làm cho câu thơ có sự vận động chuyến hóa không
ngừng. Đ a n g đ ỏ ở đây không còn chỉ màu sắc nữa mà chỉ cả một quá trình giao mùa, miêu tả sự biến chuyển biến của thời tiết từ đông sang xuân, tạo nên không gian rộng lớn giàu hình ảnh, tràn đầy sức sống, mùa đông qua mùa xuân đến sẽ làm cho đời tràn đầy nhựa sống.
Hoặc ở đoạn thơ sau màu sắc cũng có sự chuyến loại ví dụ như:
Láng giềng đã đỏ đèn đâu? Chờ em ăn giập miếng giẩu, em sang!...
(Chờ nhau - Nguyễn Bính)
Lời thơ là lời trách yêu của cô gái với chàng trai L á n g g i ề n g đ ã đ ỏ đ è n đ â u , đ ỏ vốn thuộc từ loại là tính từ chỉ gam màu sắc nóng, rực rỡ nhưng khi kết họp với phụ từ đ ã thì đã xuất hiện hiện tượng chuyển loại của từ chuyển từ tính từ sang động từ. Cô gái trách chàng trai sao vội vàng vậy? Nhưng chính cô, cô còn vội vàng hon. Các cụ ngày xưa thường nói: V ừ a g i ậ p m i ế n g t r ầ u m à đ ã . . . ý nói đến sự nhanh chóng. Có thể miếng trầu chưa kịp giập, mà cũng có thể miếng trầu đã giập lâu rồi. Nhà thơ không nói, cô gái không nói nhưng tất cả chúng ta đều hiểu rằng với cô, thời gian để giập miếng trầu là đã quá lâu rồi, đây chính là sự tinh tế trong cách chọn lọc từ ngữ của tác giả khi thế hiện tình yêu mãnh, liệt nhưng tế nhị của cô gái Việt.
2.2.3. Chuyến loại giữa tính từ và danh từ
2.2.3. ì. Chuyên loại lâm thời từ danh từ sang tính từ
Những danh từ chuyến hóa sang tính từ thường sử dụng phép ấn dụ, tức là lấy tên gọi của một sự vật có tính chất cụ thể nào đó để biểu thị tính chất trừu tượng.
Đoạn văn dưới đây là ví dụ tiêu biểu cho hiện tượng chuyển loại lâm thời từ danh từ sang tính từ:
...Thỉnh thoảng, tôi vân còn gặp trong những ngày nắng đem áo ra phơi, một sắc ảo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa... Và ở đây, một lần nữa, sông hương
quả thực là Kiều, rất Kiều trong cái nhìn, thẳm thiết tình người của tác giả Từ ấy....
(Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Ta có thể thấy các tù x u a , K i ề u thuộc từ loại danh từ. K i ề u là người con gái đẹp tài sắc vẹn toàn, cầm, kì, thi, họa đều đủ cả là nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng. X ư a là thuộc về quá khứ, những thời đã qua đã có từ rất lâu, nhưng ở các danh từ này, khi kết họp đằng trước nó các trợ từ chỉ mức độ r ấ t ,
chuyển loại lâm thời thành tính từ. Nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp mĩ miều của con sông Hương r ấ t x ư a , r ấ t K i ề u , con sông Hương mang một vẻ đẹp mĩ miều, trầm mặc, cổ kính nhưng dịu dàng, thơ tình, những vẻ đẹp này ta không thể bắt gặp ở bất kì con sông nào khác mà chỉ ở sông Hương mới có. Dưới ngòi bút và các sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh trau chuốt của Hoàng Phủ Ngọc Tường sông Hương quả thật là x ư a , l à K i ề u .
Hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ trong hoạt động giao tiếp, ta con bắt gặp nhiều trong nhiều trường hợp khác ví dụ như trong câu văn sau: